Bước tới nội dung

Thủ Đức

10°49′36″B 106°45′39″Đ / 10,826561°B 106,760897°Đ / 10.826561; 106.760897
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thủ Đức (thành phố))
Thủ Đức
Thành phố thuộc
thành phố trực thuộc trung ương
Thành phố Thủ Đức
Biểu trưng
Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới: Chợ Thủ Đức, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Xa lộ Hà Nội, Cảng Cát Lái, Đền thờ vua Hùng trong Khu du lịch Suối Tiên, Tượng đài chiến thắng tại khu di tích Căn cứ Vùng Bưng 6 xã

Biệt danhThành phố phía Đông
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
Thành phốThành phố Hồ Chí Minh
Trụ sở UBND168 Trương Văn Bang, phường Thạnh Mỹ Lợi
Phân chia hành chính34 phường
Thành lập
  • 1911: Quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định
  • 1975: Huyện Thủ Đức, Sài Gòn - Gia Định
  • 1997: Quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9
  • 2021: Thành phố Thủ Đức
Đại biểu Quốc hội
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDHoàng Tùng[1]
Chủ tịch HĐNDNguyễn Phước Hưng[2]
Chủ tịch UBMTTQTrần Hữu Phước[3]
Chánh án TANDNguyễn Thành Vinh[4]
Viện trưởng VKSNDQuách Thanh Giang[5]
Bí thư Thành ủyNguyễn Hữu Hiệp[6]
Địa lý
Tọa độ: 10°49′36″B 106°45′39″Đ / 10,826561°B 106,760897°Đ / 10.826561; 106.760897
MapBản đồ thành phố Thủ Đức
Thủ Đức trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Thủ Đức
Thủ Đức
Vị trí thành phố Thủ Đức trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Thủ Đức trên bản đồ Việt Nam
Thủ Đức
Thủ Đức
Vị trí thành phố Thủ Đức trên bản đồ Việt Nam
Diện tích211,56 km²[7]
Dân số (2022)
Tổng cộng1.207.795 người[7]
Mật độ5.724 người/km²
Khác
Mã hành chính769[8]
Biển số xe59-B1, 59-X1, 50-X1, 59-X2, 59-X3, 59-X4, 59-XB
Websitetpthuduc.hochiminhcity.gov.vn

Thủ Đức là một thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Tiền thân của thành phố Thủ Đức là huyện Thủ Đức cũ trước khi bị chia tách thành ba quận cũ là Quận 2, Quận 9quận Thủ Đức vào năm 1997. Cuối năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thành phố Thủ Đức trên cơ sở sáp nhập lại ba quận này.[7] Ngày 1 tháng 1 năm 2021, Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 chính thức có hiệu lực[7], Thủ Đức trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.[9]

Thủ Đức nằm ở cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ như: Đường Võ Nguyên Giáp – Xa lộ Hà Nội, Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, Đại lộ Phạm Văn ĐồngQuốc lộ 1K. Ngoài ra, tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên chạy dọc theo Xa lộ Hà Nội trên địa bàn thành phố cũng đang trong quá trình hoàn thiện.[10]

Hiện nay, thành phố Thủ Đức đang được chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư xây dựng thành một đô thị sáng tạo tương tác cao.[11][12]

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Thủ Đức nằm ở phía đông Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:

Thành phố có diện tích 211,56 km², dân số năm 2019 là 1.013.795 người[7], mật độ dân số đạt 4.792 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Thủ Đức có 34 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 34 phường: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình Chiểu, Bình Thọ, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tam Bình, Tam Phú, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, Thủ Thiêm, Trường Thạnh, Trường Thọ.

Danh sách các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Thủ Đức
Tên Diện tích (km²) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km²)
Phường (34)
An Khánh 4,02 26.639 6.626
An Lợi Đông 3,60 1.215 337
An Phú 10,21 28.559 2.797
Bình Chiểu 5,41 80.802 14.935
Bình Thọ 1,21 16.903 13.969
Bình Trưng Đông 3,31 31.825 9.614
Bình Trưng Tây 2,05 31.021 15.132
Cát Lái 6,69 18.156 2.713
Hiệp Bình Chánh 6,47 107.426 16.575
Hiệp Bình Phước 7,65 133.206 3.806
Hiệp Phú 2,25 26.713 11.872
Linh Chiểu 1,41 24.137 17.118
Linh Đông 2,94 43.204 14.695
Linh Tây 1,36 23.406 17.210
Linh Trung 7,06 51.816 7.339
Linh Xuân 3,87 63.815 16.326
Tên Diện tích (km²) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km²)
Long Bình 17,61 25.414 1.454
Long Phước 2,44 12.836 525
Long Thạnh Mỹ 12,06 43.987 3.647
Long Trường 12,66 27.932 2.206
Phú Hữu 11,88 28.207 2.374
Phước Bình 0,98 17.935 18.301
Phước Long A 2,37 40.070 16.907
Phước Long B 5,88 75.224 12.793
Tam Bình 2,17 28.901 13.318
Tam Phú 3,09 30.743 9.949
Tân Phú 4,45 57.626 12.949
Tăng Nhơn Phú A 4,19 41.089 9.806
Tăng Nhơn Phú B 5,28 39.139 7.412
Thạnh Mỹ Lợi 13,25 23.305 1.758
Thảo Điền 3,73 20.507 5.497
Thủ Thiêm 3,31 2.176 657
Trường Thạnh 9,85 26.061 2.645
Trường Thọ 4,99 48.467 9.712

Ngoài ra, để dễ quản lý và làm các thủ tục hành chính, Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Thủ Đức còn chia thành phố ra làm ba khu vực: 1, 2, 3 - tương ứng với địa giới của Quận 2, Quận 9Quận Thủ Đức cũ. Trụ sở Công an, Tòa án Nhân dân, UBND của những quận trước đây được gọi chung là thành phố Thủ Đức.[13]

Hiện nay, Thủ Đức là 1 trong 8 thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ có phường, không có xã trực thuộc (cùng với Bắc Ninh, Từ Sơn, Đông Hà, Thủ Dầu Một, Dĩ An, Vĩnh Long, Sóc Trăng).

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa danh Thủ Đức được cho là lấy từ tên hiệu "Thủ Đức" của ông Tạ Dương Minh (còn gọi là Tạ Huy). Ông là người Hoa nằm trong phong trào "phản Thanh phục Minh", bị truy đuổi phải di cư sang Việt Nam và thần phục nhà Nguyễn. Người ta cho rằng ông có công lao với vùng đất này thời mới khai hoang lập ấp khoảng năm 1679–1725.[14]

Lịch sử hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời phong kiến

[sửa | sửa mã nguồn]
Đình thần Bình Đức ở phường Tam Phú (ảnh chụp năm 2014)
  • Năm Mậu Dần (1698), Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu điều vào "kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố thành hai huyện: lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên (Biên Hòa), lấy xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (Gia Định)".[15]
  • Năm 1808, vua Gia Long đổi dinh Trấn Biên thành trấn Biên Hòa, huyện Phước Long được nâng lên thành phủ gồm 4 huyện là Bình An, Phước Chánh, Long Thành và Phước An. Năm 1832, vua Minh Mạng đổi trấn Biên Hòa thành tỉnh Biên Hòa. Năm 1837, vua cho lập thêm phủ Phước Tuy và 2 huyện Ngãi An và Long Khánh.
  • Trước khi thực dân Pháp chiếm Miền Đông Nam Kỳ, địa bàn vùng đất Thủ Đức ngày nay tương ứng với phần lớn huyện Ngãi An thuộc phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa và tổng Long Vĩnh Hạ thuộc huyện Long Thành, phủ Phước Tuy, tỉnh Biên Hòa. Huyện Ngãi An bao gồm 5 tổng với 51 thôn: An Bình (10 thôn), An Điền (9 thôn), An Thổ (10 thôn), An Thủy (14 thôn), Chánh Thiện (8 thôn). Riêng tổng Long Vĩnh Hạ có 12 thôn.

Thời Pháp thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Với Hòa ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế nhượng hẳn 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp làm thuộc địa. Chính quyền thực dân Pháp chia 3 tỉnh này thành 13 thành các hạt thanh tra (inspection), do các viên chức Pháp ngạch thanh tra các công việc bản xứ (inspecteur des affaires indigeânes) đứng đầu, nhưng tạm thời vẫn giữ cơ cấu phủ huyện cũ.

Sau khi chiếm được toàn bộ Nam Kỳ, năm 1868, chính quyền thực dân Pháp bãi bỏ các đơn vị hành chính phủ, huyện, phân chia lại toàn bộ cõi Nam Kỳ. Các hạt thanh tra về sau cũng được đổi thành hạt tham biện (arrondissement), do các Chánh tham biện (administrateur) người Pháp đứng đầu. Tuy vậy, chính quyền thực dân Pháp vẫn giữ lại cơ cấu hành chính cấp thấp như tổng, thôn.

Trên địa bàn tỉnh Gia Định cũ (đến ngày 16 tháng 8 năm 1867 đổi tên thành tỉnh Sài Gòn), chính quyền Pháp thành lập tuần tự các đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có Khu thanh tra Sài Gòn và thành phố (Ville) Sài Gòn.

Nhà Hội đồng xã cạnh chợ Thủ Dức vào đầu thế kỷ 20, công trình này hiện không còn

Ngày 29 tháng 10 năm 1866, khu thanh tra Sài Gòn nhận thêm phần đất của khu thanh tra Ngãi An giải thể nhập vào (khu thanh tra này thành lập từ ngày 14 tháng 3 năm 1866, trên địa bàn huyện Ngãi An cũ thuộc phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa; lúc bấy giờ huyện này đã giải thể, địa bàn nhập vào huyện Bình An cùng phủ từ năm 1862). Khi nhập vào khu thanh tra Sài Gòn, huyện Ngãi An còn bốn tổng trực thuộc (An Bình, An Điền, An Thổ, An Thủy); riêng tổng Chánh Thiện giải thể vào ngày 29 tháng 10 năm 1866, địa bàn nhập vào các tổng kế cận. Đến ngày 9 tháng 10 năm 1868, huyện Ngãi An tách ra lập khu thanh tra độc lập, mang tên gọi là khu thanh tra Thủ Đức; nhưng đến ngày 30 tháng 12 năm 1868, lại giải thể tái nhập vào khu thanh tra Sài Gòn.

Năm 1871, các thôn đổi thành làng. Năm 1874, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn (Ville de Saigon). Tòa tham biện hạt Sài Gòn chuyển từ trung tâm thành phố Sài Gòn đặt tại làng Bình Hòa,[16] tại vị trí ngày nay là trụ sở Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh.

Năm 1911, tỉnh Gia Định được chia thành bốn quận: Thủ Đức, Nhà Bè, Gò VấpHóc Môn.

Năm 1939, quận Thủ Đức có 6 tổng với 43 làng:

  • Tổng An Bình gồm 6 làng: An Đông Xã, An Phú, Bình Khánh, Bình Trung, Đông Phú, Thạnh Mỹ Lợi
  • Tổng An Điền gồm 7 làng: Bình Quới Đông, Bình Thái, Bình Thọ, Linh Chiểu Trung, Linh Chiểu, Trường Thọ, Xuân Hiệp
  • Tổng An Thành gồm 6 làng: Long Tân, Phú Hữu, Phước Trường, Tân Điền, Trường Khánh, Trường Lộc
  • Tổng An Thổ gồm 8 làng: Bình Chánh, Bình Chiểu, Bình Đức, Bình Đường, Bình Phú, Bình Triệu, Đông An, Dĩ An
  • Tổng An Thủy gồm 10 làng: Bình Thắng, Bình Thung, Đông Tác, Đông Yên, Hòa Hiệp, Phong Phú, Tăng Phú, Tân Hóa, Tân Nhơn, Tân Ninh
  • Tổng Long Vĩnh Hạ gồm 6 làng: Ích Thạnh, Long Thuận, Long Hòa, Mỹ Thạnh, Phước Hòa, Thái Bình.

Năm 1945, giải thể tổng An Thành, các làng thuộc tổng này sáp nhập vào hai tổng An Bình và Long Vĩnh Hạ cùng quận.

Thời Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ tỉnh Gia Định thời Việt Nam Cộng hòa

Năm 1955, quận Thủ Đức có 19 làng:

  • Tổng An Bình có 5 làng: Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Phú Hữu, An Phú và An Khánh Xã
  • Tổng An Điền có 4 làng: Linh Xuân Thôn, Phước Long Xã, Linh Đông Xã và Tăng Nhơn Phú
  • Tổng An Thổ có 3 làng: An Bình Xã, Hiệp Bình Xã và Tam Bình Xã
  • Tổng An Thủy có 3 làng: Bình An, Đông Hòa Xã và Tân Đông Hiệp
  • Tổng Long Vĩnh Hạ có 4 làng: Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Long Phước Thôn và Long Bình.

Sau năm 1956, các làng gọi là xã. Quận lỵ Thủ Đức đặt tại xã Linh Đông Xã.

Năm 1957, giải thể tổng An Thổ của quận Thủ Đức; xã An Bình Xã thuộc tổng này sáp nhập vào tổng An Thủy, hai xã còn lại: Hiệp Bình Xã và Tam Bình Xã nhập vào tổng An Điền. Như thế lúc nảy tổng An Thủy có 4 xã, tổng An Điền có 6 xã. Cắt tổng Long Vĩnh Hạ với bốn xã: Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Long Phước Thôn và Long Bình, cùng tổng An Thủy với bốn xã: Bình An, An Bình Xã, Đông Hòa Xã và Tân Đông Hiệp, chuyển sang thuộc quận Dĩ An, tỉnh Biên Hòa. Như thế quận Thủ Đức còn 11 xã.

Năm 1962, quận Dĩ An trả lại tổng Long Vĩnh Hạ với bốn xã: Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Long Phước Thôn và Long Bình cho quận Thủ Đức. Như thế lúc này quận Thủ Đức có 15 xã.

Từ năm 1962, chính quyền Việt Nam Cộng hòa bỏ dần, đến năm 1965 bỏ hẳn cấp hành chính tổng, các xã trực tiếp thuộc quận.

Năm 1966, do cắt xã An Khánh Xã nhập vào Đô thành Sài Gòn nên quận Thủ Đức còn 14 xã. Địa bàn xã An Khánh Xã cũ được chia thành 2 phường: An Khánh và Thủ Thiêm cùng thuộc quận 1 của Đô thành Sài Gòn. Đầu năm 1967, lại tách 2 phường: An Khánh và Thủ Thiêm lập Quận 9 (quận Chín) thuộc Đô thành Sài Gòn.

Năm 1972, lập xã Phước Bình thuộc quận Thủ Đức. Như thế quận Thủ Đức có 15 xã. Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận Thủ Đức gồm 15 xã trực thuộc: Tam Bình Xã, Long Bình, Long Phước Thôn, Long Thạnh Mỹ, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Phú Hữu, An Phú, Linh Xuân Thôn, Phước Long Xã, Linh Đông Xã, Long Trường, Tăng Nhơn Phú, Hiệp Bình Xã, Phước Bình.

Trước năm 1975, quận Thủ Đức có diện tích khoảng 200 km², gồm 15 xã với dân số là 184.989 người.[17]

Huyện Thủ Đức (1975–1997)

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập. Theo nghị quyết ngày 9 tháng 5 năm 1975 của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam thành phố Sài Gòn – Gia Định, huyện Thủ Đức được thành lập trên cơ sở toàn bộ quận Thủ Đức cũ thời Việt Nam Cộng hòa.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn – Gia Định). Theo đó, Quận 9 (quận Chín) bị giải thể, hai phường trực thuộc chuyển thành hai xã: Thủ Thiêm và An Khánh nhập vào huyện Thủ Đức cùng thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Thủ Đức trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, gồm thị trấn Thủ Đức và 16 xã: An Khánh, An Phú, Bình Trưng, Hiệp Bình, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long, Tam Bình, Tăng Nhơn Phú, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm.

Ngày 14 tháng 2 năm 1987, theo Quyết định số 33-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng[18], huyện Thủ Đức thành lập thêm một số xã mới như sau:

  • Chia xã Tam Bình thành ba xã lấy tên là xã Tam Bình, xã Tam Phú và xã Linh Đông
  • Chia xã Tăng Nhơn Phú thành ba xã lấy tên là xã Tăng Nhơn Phú, xã Hiệp Phú và xã Tân Phú
  • Chia xã Linh Xuân thành hai xã lấy tên là xã Linh Xuân và xã Linh Trung
  • Chia xã Hiệp Bình thành hai xã lấy tên là xã Hiệp Bình Phước và xã Hiệp Bình Chánh.

Từ đó, huyện có thị trấn Thủ Đức và 22 xã: An Khánh, An Phú, Bình Trưng, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Đông, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long, Tam Bình, Tam Phú, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm.

Quận Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9 (1997–2020)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bến phà Thủ Thiêm phía Quận 2 (ảnh chụp năm 2005)
Trung tâm quận Thủ Đức cũ nhìn từ máy bay (ảnh chụp năm 2013)

Ngày 6 tháng 1 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 03-CP[19]. Theo đó, giải thể huyện Thủ Đức để thành lập 3 quận mới là quận Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9.

  • Quận Thủ Đức được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Thủ Đức và 7 xã: Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông, Linh Trung, Linh Xuân, Tam Bình, Tam Phú; một phần diện tích và dân số của 3 xã: Hiệp Phú, Phước Long, Tân Phú. Sau khi thành lập, quận Thủ Đức có 4.726,5 ha diện tích tự nhiên và 163.394 người, gồm 12 phường trực thuộc.
  • Quận 2 được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của 5 xã: An Khánh, An Phú, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi và Thủ Thiêm. Sau khi thành lập, Quận 2 có 5.020 ha diện tích tự nhiên và 86.027 người, gồm 11 phường trực thuộc.
  • Quận 9 được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của 7 xã: Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Tăng Nhơn Phú, Long Phước, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình; phần diện tích và dân số còn lại của 3 xã: Hiệp Phú, Phước Long, Tân Phú. Sau khi thành lập, Quận 9 có 11.362 ha diện tích tự nhiên và 126.220 người, gồm 13 phường trực thuộc.

Đến năm 2019:

  • Quận Thủ Đức có 47,80 km² diện tích tự nhiên và 532.377 người, gồm 12 phường: Bình Chiểu, Bình Thọ, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Tam Bình, Tam Phú, Trường Thọ.
  • Quận 2 có 49,79 km² diện tích tự nhiên và 171.311 người, gồm 11 phường: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình An, Bình Khánh, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, Thủ Thiêm.
  • Quận 9 có 113,97 km² diện tích tự nhiên và 310.107 người, gồm 13 phường: Hiệp Phú, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Trường Thạnh.

Thành phố Thủ Đức (2021–nay)

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021)[7]. Theo đó:

  • Thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức
  • Sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của phường An Khánh vào phường Thủ Thiêm
  • Thành lập phường An Khánh (mới) trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của hai phường Bình An và Bình Khánh.

Sau khi thành lập, thành phố Thủ Đức có 211,56 km² diện tích tự nhiên và 1.013.795 người, gồm 34 phường trực thuộc.

Quá trình hình thành thành phố Thủ Đức

[sửa | sửa mã nguồn]

Phát biểu tại buổi lễ công bố Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 31 tháng 12 năm 2020, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết, bên cạnh các thành tựu phát triển kinh tế mà Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được sau năm 2010 thì một vấn đề cơ bản đang đặt ra là tính vượt trội của tốc độ tăng trưởng của kinh tế thành phố so với cả nước trong giai đoạn này đã giảm mạnh mà chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả. Ông dẫn chứng số liệu: bình quân giai đoạn 2001–2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố cao hơn cả nước là 1,65 lần, song năm 2011 chỉ còn 1,17 lần và bình quân giai đoạn 2011–2019 chỉ cao hơn 1,2 lần.[20]

"Điều này đặt ra hai nhiệm vụ cho phát triển lâu dài của thành phố: hoàn thiện cơ chế tài chính - ngân sách và tạo ra động lực mới cho tăng trưởng dựa trên thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0. Động lực mới này phải được hình thành trên cơ sở: tạo tương tác có hiệu quả cao giữa các yếu tố nền tảng của cách mạng công nghiệp 4.0 và xác định địa bàn nào cho phép có sự tương tác đó hiệu quả cao nhất", ông Nhân nói.[20]

Cảng Cát Lái (ảnh chụp năm 2014)

Cũng theo ông Nhân, trong quá trình phát triển hơn 20 năm, Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức đã tạo nên các hạ tầng kỹ thuật và xã hội quan trọng cho phát triển kinh tế thời kỳ 4.0, nhưng lại nằm rời rạc ở ba quận, không có quy hoạch thống nhất, chính sách thống nhất, quản lý nhà nước thống nhất, do đó không phát huy được tác dụng tổng hợp để tạo ra một trung tâm tăng trưởng mới cho kinh tế thành phố.[20][21]

Qua hội thảo quốc tế được tổ chức ở thành phố vào năm 20182019, Thường vụ Thành ủy đã thống nhất chủ trương xây dựng một khu đô thị sáng tạo tương tác cao trên địa bàn ba quận này. Thành phố đã chủ động tổ chức thành công thi tuyển quốc tế về ý tưởng thiết kế quy hoạch khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía đông thành phố. Các công ty tư vấn quốc tế có uy tín đã khẳng định: Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức đã có nhiều tiền đề quan trọng để hình thành một khu đô thị sáng tạo, tương tác cao, nếu được quy hoạch hợp lý, bổ sung các cấu phần còn thiếu, sẽ trở thành một trung tâm kinh tế 4.0 của thành phố, là hạt nhân cho phát triển kinh tế của thành phố và khu vực Đông Nam Bộ.[20][21]

Theo lãnh đạo thành phố, để khu đô thị sáng tạo tương tác cao phát huy tác dụng thì nó phải được quản lý về mặt nhà nước bởi một đơn vị hành chính chứ không thể thuộc ba quận. Do đó, việc sáp nhập ba quận thành một đơn vị hành chính mới có một quy hoạch thống nhất, một hệ thống chính sách thống nhất và một chính quyền quản lý thống nhất là nhu cầu cần thiết.[20][21]

Ngày 14 tháng 8 năm 2020, Văn phòng Chính phủ ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đồng ý thực hiện chủ trương thành lập thành phố Thủ Đức.[22]

Ngày 10 tháng 11 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 1568/TTg-CN về việc công nhận kết quả rà soát, đánh giá khu vực dự kiến thành lập thành phố Thủ Đức là đô thị loại I trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh[23][24]. Tuy nhiên, hiện nay Thủ Đức vẫn chưa chính thức trở thành đô thị loại I do chưa được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận. Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng đề án đề nghị công nhận thành phố Thủ Đức là đô thị loại I để trình Thủ tướng Chính phủ.[25]

Đô thị sáng tạo tương tác cao

[sửa | sửa mã nguồn]

Ý tưởng về khu đô thị sáng tạo do ông Nguyễn Thiện Nhân, lúc bấy giờ Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khởi xướng, hướng đến xây dựng đô thị thông minh, có chất lượng sống, dựa trên nền tảng về thể chế, lợi thế kinh tế, cơ sở hạ tầng thành phố đã có, gồm khu công nghệ cao (Quận 9); làng đại học hơn 80.000 sinh viên, giảng viên (quận Thủ Đức); khu đô thị mới, trung tâm tài chính Thủ Thiêm (Quận 2).[26]

Năm 2018, thành phố đã tổ chức cuộc thi tuyển quốc tế "Ý tưởng quy hoạch phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh", thu hút nhiều chuyên gia quốc tế tham dự[27][28]. Ngày 23 tháng 11 năm 2019, UBND TP.HCM đã trao giải nhất cho đề án của liên danh hai công ty Sasaki – enCity đến từ MỹSingapore.[29][30]

Toàn cảnh Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhìn từ Bitexco Financial Tower (ảnh chụp năm 2015)
Nhà điều hành Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại phường Linh Trung (ảnh chụp năm 2006)

Theo ý tưởng quy hoạch của đội Sasaki – enCity thì khu đô thị này sẽ bao gồm 6 trọng điểm sáng tạo[29][31], cụ thể:

  1. Khu công nghệ cao (SHTP) với định hướng trở thành trung tâm sản xuất tự động hóa, ngôi nhà của nền công nghiệp thế kỷ 21 tại Việt Nam
  2. Khu Đại học Quốc gia TP.HCM: trong đó Đại học Quốc gia TP.HCM cung cấp một quần thể giáo dục đào tạo trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về ngành công nghệ thông tin, cùng với một trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, từ đó mở rộng khả năng hợp tác liên ngành trong nghiên cứu, thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu và ứng dụng.
  3. Khu tài chính Thủ Thiêm với tầm nhìn trở thành trung tâm công nghệ tài chính của khu vực: hạ tầng giao thông sẽ ưu tiên người đi bộ và tàu điện ngầm kết nối tất cả các khu vực quan trọng; lối đi ở bờ sông và sân các nhà thờ kết nối đường phố, thông suốt cho các hoạt động nghệ thuật, văn hóa, mua sắm.
  4. Rạch Chiếc - trung tâm thể thao và sức khỏe của Đông Nam Á: sẽ hình thành khu sản xuất đồ thể thao, các trung tâm sáng tạo, chăm sóc sức khỏe và kiến tạo một không gian rộng lớn xung quanh sân vận động để hội tụ; nhắm tới việc khai thác xu hướng ngày càng phổ biến của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và kinh doanh thể thao tại Đông Nam Á
  5. Khu Tam Đa - trung tâm công nghệ sinh thái và khu đô thị có khả năng chống chịu cao: là trung tâm sáng tạo trong thiết kế và vận hành công nghệ sinh thái, cũng như thúc đẩy du lịch sinh thái; những khu vườn mưa, khu trường đại học, các trục chính phát triển và khu vực ven biển ngập mặn tạo môi trường phù hợp cho đổi mới nông nghiệp cũng như du lịch sinh thái.
  6. Khu Trường Thọ - nơi định hình như một đô thị tương lai: áp dụng những ý tưởng độc đáo và có tính cách mạng nhất về công nghệ, với tầm nhìn trở thành một mô hình cho sự tích hợp công nghệ vào đời sống thường nhật và phòng trưng bày đô thị của tương lai; được cải tạo từ khu cảng hiện hữu với hệ thống không gian mở có nhiều chức năng đa dạng; tại đây cũng sử dụng vành đai giao thông khép kín để kết nối các khu vực khác nhau, dễ tiếp cận đến từng ngóc ngách, ưu tiên người đi bộ.

Cùng với việc thành lập thành phố Thủ Đức, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã phối hợp với đơn vị tư vấn (liên danh công ty Sasaki – enCity) hoàn chỉnh dự thảo của đề án hình thành và phát triển khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông TP.HCM[32]. Theo đó, đề án xác định các trung tâm đổi mới sáng tạo gồm: Khu đô thị mới Thủ Thiêm - Trung tâm công nghệ tài chính; Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc - Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc; Khu công nghệ cao - Trung tâm sản xuất tự động hóa và Khu công viên khoa học; Khu Đại học Quốc gia thành phố - Trung tâm công nghệ thông tin và công nghệ giáo dục; Khu Tam Đa, Long Phước - Trung tâm công nghệ sinh thái; Khu Trường Thọ - Đô thị tương lai; Trung tâm kết nối giao thông Vùng Đông Nam Bộ, Khu cảng quốc tế Cát Lái; Trung tâm khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam.[33]

Với hệ thống giao thông được đầu tư phát triển đồng bộ, thuận lợi để kết nối, hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh lân cận, khu vực này được đánh giá rất thuận lợi để phát triển hệ thống mới hạ tầng đô thị, hạ tầng dịch vụ, đặc biệt là ngành logistics phân phối, vận chuyển hàng hóa bằng cách kết nối luồng vận chuyển đa phương thức bao gồm hàng hải (cụm cảng Cái Lái - Phú Hữu), đường sắt, đường bộ (cảng ICD Long Bình đang thực hiện, bến xe miền Đông mới) và đường thủy nội địa.[12]

Hệ sinh thái khởi nghiệp tại khu vực đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, có sự tham gia của nhiều trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó, Khu công nghệ cao và Khu Đại học Quốc gia TP.HCM có vị trí chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo của Khu đô thị sáng tạo.[12]

Khu công nghệ cao hiện đã thu hút thành công hơn 10 tập đoàn, công ty công nghệ vào đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao như Intel, Nidec, Jabil, Sonion, Sanofi, Nanogen, FPT, Nipro, Datalogic, Samsung... với hàm lượng giá trị tạo ra từ nghiên cứu và phát triển trong cơ cấu giá trị sản phẩm vượt gấp nhiều lần so với sản phẩm từ các khu công nghiệp cả nước.[12]

Khu Đại học Quốc gia TPHCM có cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá hiện đại, tập trung 12 trường đại học, Viện nghiên cứu, cũng là nơi thu hút nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ trên địa bàn TP.HCM mà còn kết nối với các tỉnh Bình Dương, Bình PhướcBà Rịa – Vũng Tàu.[12]

Hiện nay, khu vực này đã cơ bản hình thành khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. Mặt bằng hạ tầng đã sẵn sàng cho đầu tư quy mô lớn với chức năng chính là trung tâm thương mại - tài chính quốc tế, dịch vụ và dân cư hiện đại.[12]

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

quốc lộ 1đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đi qua. Ngoài ra còn có dự án đường vành đai 3 vùng đô thị TP.HCM đi qua đang được xây dựng.

Đường sắt

[sửa | sửa mã nguồn]

đường sắt Bắc Nam đi qua với nhà ga duy nhất là ga Bình Triệu.

Đường phố

[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm các đường đặt tên số, và các tên chữ dưới đây:

Hệ thống đường sắt đô thị

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến số 1: (Quận Bình Thạnh) ← Ga Thảo Điền - Ga An Phú - Ga Rạch Chiếc - Ga Phước Long - Ga Bình Thái - Ga Thủ Đức - Ga Khu Công nghệ cao - Ga Đại học Quốc Gia - (Thành phố Dĩ An (Bình Dương))

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Thủ Đức là nơi tập trung rất nhiều trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là ở Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Thủ Đức là nơi đặt trụ sở của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh ĐHQG TPHCM, Thủ Đức còn có các cơ sở giáo dục đại học sau:

Các trường đại học, học viện

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Địa chỉ Website Ghi chú
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh 97 Man Thiện, P. Hiệp Phú [2] Cơ sở Thủ Đức
Phân hiệu Học viện Thanh thiếu niên tại TP. Hồ Chí Minh 261 Hoàng Hữu Nam, P. Tân Phú [3]
Phân hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải tại Thành phố Hồ Chí Minh 450–451 Lê Văn Việt, P. Tăng Nhơn Phú A [4]
Trường Đại học An ninh nhân dân Km18 Xa lộ Hà Nội, P. Linh Trung [5] Lưu trữ 2022-07-07 tại Wayback Machine
Trường Đại học Cảnh sát nhân dân 179A Kha Vạn Cân, P. Linh Tây [6] Địa điểm đào tạo số 2
Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Xa lộ Hà Nội, P. Hiệp Phú [7] Cơ sở Thủ Đức
Đường D1, P. Long Thạnh Mỹ Cơ sở Hitech Park
Trường Đại học FPT Lô E2A-7, đường D1, Khu Công nghệ cao, P. Long Thạnh Mỹ [8] Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh Số 10 đường số 12, P. An Khánh [9] Cơ sở 2
Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh 48 Đặng Văn Bi, P. Bình Thọ [10] Cơ sở Thủ Đức
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh 123 Quốc lộ 13, P. Hiệp Bình Chánh [11] Cơ sở 2
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 56 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu [12]
Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Đường 60CL, Khu đô thị Cát Lái, P. Cát Lái [13]
Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn 11 Tống Hữu Định, P. Thảo Điền [14] Cơ sở Thảo Điền
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 1 Võ Văn Ngân, P. Linh Chiểu [15]
Trường Đại học Tài chính – Marketing B2/1A đường số 385, P. Tăng Nhơn Phú A [16]
306 Võ Văn Hát, P. Long Trường
Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 51 Quốc Hương, P. Thảo Điền [17] Trụ sở chính
288 Đỗ Xuân Hiệp, P. Phước Long Cơ sở 2
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Khu phố 6, P. Linh Trung [18] Trụ sở chính
Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh [19]
Trường Đại học Bách khoa Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh [20] Thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Công nghệ Thông tin [21]
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên [22]
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [23]
Trường Đại học Quốc tế [24]
Trường Đại học Kinh tế – Luật [25]

Trường cao đẳng

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên trường Địa chỉ Website Ghi chú
Trường Cao đẳng An ninh mạng iSPACE 240 Võ Văn Ngân, P. Bình Thọ [26]
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức 53 Võ Văn Ngân, P. Linh Chiểu [27]
Trường Cao đẳng Công thương Thành phố Hồ Chí Minh 20 Tăng Nhơn Phú, P. Phước Long B [28]
Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn 1 Đoàn Kết, P. Bình Thọ [29] Cơ sở Thủ Đức
Trường Cao đẳng Hàng hải II 232 Nguyễn Văn Hưởng, P. Thảo Điền [30]
Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thủ Đức 17 đường 8, P. Linh Chiểu
Trường Cao đẳng Nghề Thành phố Hồ Chí Minh 19A đường số 17, P. Linh Chiểu [31] Cơ sở 2
Trường Cao đẳng Thủ Thiêm Thành phố Hồ Chí Minh 145 Lê Văn Thịnh, P. Bình Trưng Đông [32]
Trường Cao đẳng Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh 190 Võ Văn Ngân, P. Bình Thọ [33]

Tổng lãnh sự quán các nước tại Thủ Đức

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Địa chỉ
 Áo 12/140 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền
 Malaysia 109 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền
 Thụy Điển 146-E15 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền
 Philippines 998 Đồng Văn Cống, phường Thạnh Mỹ Lợi

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Thành phố Thủ Đức có chủ tịch 41 tuổi”. Tuổi Trẻ Online. 22 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ “Ông Nguyễn Phước Hưng làm chủ tịch HĐND TP Thủ Đức”. Tuổi Trẻ Online. 22 tháng 1 năm 2021.
  3. ^ “Chính thức thành lập Đảng bộ TP Thủ Đức”. Tuổi Trẻ Online. 22 tháng 1 năm 2021.
  4. ^ “Ông Nguyễn Thành Vinh làm chánh án TAND TP Thủ Đức”. Tuổi Trẻ Online. 18 tháng 1 năm 2021.
  5. ^ “Ông Quách Thanh Giang làm viện trưởng Viện KSND TP Thủ Đức”. Tuổi Trẻ Online. 25 tháng 1 năm 2021.
  6. ^ “TP Thủ Đức có tân Bí thư”. Báo điện tử VnExpress. 12 tháng 7 năm 2022.
  7. ^ a b c d e f “Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh”. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  8. ^ Tổng cục Thống kê
  9. ^ 'Thành phố trong thành phố' đầu tiên có gì đặc biệt?”. Báo Thanh Niên. 25 tháng 12 năm 2020.
  10. ^ “Metro Số 1 lùi thời gian hoàn thành”. Báo điện tử VnExpress. 7 tháng 9 năm 2021.
  11. ^ “Thành phố Thủ Đức đang sở hữu 3 thế mạnh ít nơi có”. Sở Quy hoạch – Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. 16 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  12. ^ a b c d e f “Cần 41.660 tỷ đồng phát triển Đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông TPHCM đến năm 2025”. Trung tâm báo chí Thành phố Hồ Chí Minh. 26 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  13. ^ [1]
  14. ^ “Địa danh Thủ Đức có từ khi nào”. Báo điện tử VnExpress. 11 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  15. ^ Hội đồng Trị Sự Nguyển Phúc Tộc. Nguyễn Phúc tộc thế phả: thủy tổ phả, vương phả, đế phả. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1996. Tr. 149.
  16. ^ Nguyễn Đình Đầu, Địa danh Phú Nhuận, Tạp chí Xưa và Nay.
  17. ^ Huỳnh Minh. Gia Định xưa và nay. Sài Gòn: Tác giả xuất bản, 1973. Tr. 429.
  18. ^ “Quyết định 33-HĐBT năm 1987 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường của huyện Thủ Đức và các quận 6, 8, 10, 11 thuộc thành phố Hồ Chí Minh”. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  19. ^ “Nghị định 3-CP năm 1997 về việc thành lập quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 7, Quận 9, Quận 12 và thành lập các phường thuộc các quận mới - Thành phố Hồ Chí Minh”. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2020.
  20. ^ a b c d e “Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Thiện Nhân tại Lễ công bố Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14”. Trung tâm báo chí Thành phố Hồ Chí Minh. 31 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  21. ^ a b c “Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố quyết định thành lập thành phố Thủ Đức”. Báo Xây dựng. 31 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  22. ^ “Phó thủ tướng đồng ý chủ trương thành lập Thành phố Thủ Đức”. Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 17 tháng 8 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  23. ^ “Tờ trình số 589/TTr-CP ngày 11 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam.
  24. ^ “Chính phủ đồng ý kết quả rà soát đánh giá khu vực dự kiến thành lập TP Thủ Đức theo tiêu chí đô thị loại I”. Trang tin Điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. 11 tháng 11 năm 2020.
  25. ^ “Sở Xây dựng tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021”. Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh. 21 tháng 1 năm 2021.
  26. ^ “TP HCM xây dựng 'thung lũng silicon' ở ba quận khu Đông”. Báo điện tử VnExpress. 12 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  27. ^ “Cuộc thi tuyển quốc tế "Ý tưởng quy hoạch phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông TP.HCM". Sở Quy hoạch – Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. 11 tháng 12 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  28. ^ “Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông sẽ là "quả đấm kinh tế" của Thành phố Hồ Chí Minh”. Báo Xây dựng. 29 tháng 5 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  29. ^ a b “Đội Sasaki–enCity đoạt giải nhất về quy hoạch khu đô thị sáng tạo”. Tuổi Trẻ Online. 23 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  30. ^ “Khu công nghệ cao TP.HCM với định hướng là một phần thành phố sáng tạo”. Báo Xây dựng. 26 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  31. ^ “Khu đô thị sáng tạo ở TP HCM có 6 chức năng”. Báo điện tử VnExpress. 23 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  32. ^ “Chờ "cú hích" từ thành phố Thủ Đức”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ - Thành phố Hồ Chí Minh. 27 tháng 8 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  33. ^ “Đề án hình thành và phát triển Khu Đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TP.HCM”. Sở Quy hoạch – Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. 28 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021.