Nguyễn Xiển
Nguyễn Xiển | |
---|---|
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 15 tháng 7 năm 1960 – 19 tháng 4 năm 1987 26 năm, 278 ngày |
Tổng Thư ký Đảng Xã hội Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 1956 – 22 tháng 7 năm 1988 |
Kế nhiệm | giải thể |
Vị trí | Việt Nam |
Chủ tịch Ủy ban Địa cầu quốc tế Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 1960 – 1976 |
Vị trí | Bắc Việt Nam |
Bộ trưởng Bộ Cứu tế Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 20 tháng 9 năm 1955 – 27 tháng 5 năm 1959 3 năm, 249 ngày |
Tiền nhiệm | không có (thành lập) |
Kế nhiệm | không có (giải thể) |
Nhiệm kỳ | 6 tháng 1 năm 1946 – 19 tháng 7 năm 1992 46 năm, 195 ngày |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 27 tháng 7 năm 1907 Vinh, Nghệ An, Liên bang Đông Dương |
Mất | 9 tháng 11, 1997 Hà Nội, Việt Nam | (90 tuổi)
Nơi ở | số 1 Tràng Tiền, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội |
Đảng chính trị | Đảng Xã hội Việt Nam |
Vợ | Nguyễn Thúy An |
Con cái | Giáo sư Nguyễn Toán Nhà báo Nguyễn Lưu |
Học vấn | Cử nhân |
Alma mater | Trường Quốc học Vinh Trường Trung học Bảo hộ-Trường Bưởi Đại học Toulouse |
Tặng thưởng | Tập tin:Hochiminh Order.png |
Nguyễn Xiển (27/7/1907–1997), đồng thời cũng là một chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Tổng Thư ký Đảng Xã hội Việt Nam (1956–1988) và Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam (từ năm 1960 đến 1987).
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Ông sinh ngày 27 tháng 7 năm 1907 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nho học lâu đời. Thuở nhỏ, ông học tại trường Tiểu học, Trung học ở Vinh. Hồi còn học ở trường Quốc học Vinh (Nghệ An) ông đã là học sinh xuất sắc, đậu bằng Thành chung rồi ra Hà Nội học trường Bưởi.
Năm 1926, do tham gia cuộc bãi khoá để tang Phan Chu Trinh cho nên ông đã bị đuổi học và bị cấm thi tú tài bản xứ. Nhưng ông cùng một số bạn bãi khoá quyết chí tự học, đỗ đầu tú tài Tây ở Hà Nội và đoạt học bổng sang Pháp học Trường Đại học Toulouse (Pháp) và đã đỗ cử nhân.
Năm 1932, ông về nước, không nhận làm quan ở Huế mà ra Hà Nội dạy học.
Từ năm 1937 ông chuyển sang ngành khí tượng thủy văn. Năm 1941 ông phụ trách Đài khí tượng Phù Liễn Đông Dương tại tỉnh Kiến An hiện đại nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Trong thời gian này ông cùng hợp tác với Hoàng Xuân Hãn nghiên cứu về lịch và lịch Việt Nam, và cùng các ông Hoàng Xuân Hãn, Đặng Phúc Thông, Nguyễn Duy Thanh, Nguyễn Đình Thuỵ, Nguỵ Như Kon Tum ra báo Khoa học phát hành cả Đông Dương, với mục đích truyền bá ý tưởng và phương pháp khoa học, xây dựng văn hoá mới cho quốc dân về phương diện khoa học.
Hoạt động chính trị
[sửa | sửa mã nguồn]Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hành chính Bắc bộ kiêm Giám đốc Nha khí tượng.
Năm 1946, ông được bầu làm Phó Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam.
Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam liên tục từ khoá I đến khoá VIII; Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II[1], III, IV,V,VI; Phó Chủ tịch Quốc hội khoá VII.
Từ sau ngày Toàn quốc kháng chiến (ngày 19 tháng 12 năm 1946), ông làm công tác khoa học giáo dục và trở thành một trong những người đầu tiên xây dựng ngành đại học Việt Nam.
Từ năm 1955 đến 1959, ông làm Bộ trưởng Cứu tế xã hội.[2]
Từ năm 1960 đến 1976, ông làm Giám đốc Nha Khí tượng Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban địa cầu quốc tế Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban khoa học kỹ thuật nhà nước.
Năm 1956, ông làm Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam và giữ chức này cho đến khi đảng này giải thể năm 1988. Được mời, nhưng ông đã từ chối làm đơn xin gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam (nhắc đến trong cuốn Giáo sư Nguyễn Xiển: Cuộc đời và Sự nghiệp, 2007 [3]).
Ông còn là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa I, khóa II.[4],[5] Ông mất ngày 9 tháng 11 năm 1997, hưởng thọ 90 tuổi.
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]Nguyễn Xiển sinh ra trong một gia đình nghèo có 4 anh chị em ruột, 2 gái, 2 trai. Cụ Nguyễn Thị Lạc là chị cả, đã góp sức nuôi Nguyễn Xiển ăn học cho đến khi về nước. Anh trai của Nguyễn Xiển là Cụ Nguyễn Bành, liệt sĩ trong kháng chiến chống Pháp.[6]
Phu nhân của Nguyễn Xiển là Cụ Nguyễn Thúy An (1907 - 1998), người Hà Nội, nổi tiếng về "Nữ công gia chánh"; mất sau ông đúng 100 ngày.
Con trai cả của Nguyễn Xiển là Nguyễn Toán - Giáo sư.
Con rể của Nguyễn Xiển là Nguyễn Hy Hiền (tức Lê Tâm), Giáo sư, Nguyên Ủy viên Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước; và Đỗ Quốc Sam (1929-2010), Giáo sư, Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiệu trưởng Đại học Xây dựng Hà Nội
Con dâu Nguyễn Xiển là Bà Đặng Kim Chi, Giáo sư, Tiến sĩ; nguyên phó viện trưởng viện KH&CN Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Bà là con của Giáo sư Đặng Vũ Hỷ và là cháu ngoại của Thượng thư Phạm Quỳnh.[7]
Giải thưởng và tôn vinh
[sửa | sửa mã nguồn]- Huân chương Sao Vàng [8]
- Huân chương Hồ Chí Minh
- Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996 về các công trình khoa học: Đặc điểm khí hậu miền Bắc Việt Nam và Tập bản đồ khí hậu miền Bắc Việt Nam (1968)
- Tên ông đã được đặt cho một con đường thuộc phường Trần Thành Ngọ, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng[9]; và một phần đường vành đai 3 chạy qua phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam và Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Trong quận 9, tpHCM có một con đường chạy qua từ Long Thuận, Nguyễn Duy Trinh qua thẳng Đồng Nai.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2012.
- ^ “Website Thủ tướng Chính phủ”. Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ. Truy cập 11 tháng 3 năm 2015.
- ^ Giáo sư Nguyễn Xiển: Cuộc đời và Sự nghiệp, 2007, Nhà xuất bản Hội nhà văn xuất bản kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư Nguyễn Xiển.
- ^ “Gioi thieu Mat tran To quoc Viet Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2013.
- ^ “Gioi thieu Mat tran To quoc Viet Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2013.
- ^ Sơ khảo Phả Họ Nguyễn - Bến Đền Vinh - Hà Nội, năm 2004.
- ^ [1] Lưu trữ 2009-12-09 tại Wayback Machine Nữ Giáo sư nghiên cứu môi trường làng nghề
- ^ Lâm Hiển (1 tháng 4 năm 2011). “Lễ truy tặng Huân chương bậc cao cho nguyên Lãnh đạo QH, các cơ quan của QH”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022.
- ^ [2][liên kết hỏng] Đường Nguyễn Xiển (thuộc phường Trần Thành Ngọ - quận Kiến An) - Trang Website Sở Xây dựng Hải Phòng.
- Sinh năm 1907
- Mất năm 1997
- Người Vinh
- Học sinh trường Bưởi
- Nhà giáo trường Bưởi
- Nhà khí tượng học Việt Nam
- Giáo sư Việt Nam
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa II
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa III
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa IV
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa V
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VIII
- Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
- Thứ trưởng Việt Nam
- Đảng Xã hội Việt Nam
- Người nhận giải thưởng Hồ Chí Minh
- Huân chương Hồ Chí Minh
- Huân chương Sao Vàng
- Người họ Nguyễn tại Việt Nam