Bước tới nội dung

Đường Mai Chí Thọ, Thành phố Hồ Chí Minh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đường Mai Chí Thọ
Cầu Cá Trê Lớn tại đại lộ Mai Chí Thọ
Tên trước đâyĐường mới Thủ Thiêm T13
Một phần củaĐại lộ Đông – Tây
Dài6,385 m
Rộng100m
Vị tríPhường Thủ ThiêmAn Lợi ĐôngAn KhánhAn Phú, Thành phố Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Ga tàu điện ngầm gần nhất 2  Ga Thủ Thiêm, Ga Bình Khánh, Ga Bệnh viện Quốc Tế, Ga Cung Thiếu nhi
Đầu TâyĐường hầm sông Sài Gòn, Thủ Đức
Đầu ĐôngĐường Võ Nguyên Giáp tại Ngã ba Cát Lái, Thủ Đức
Xây dựng
Khởi công31 tháng 1, 2005
Hoàn thiện20 tháng 11, 2011
(13 năm, 2 tháng, 1 tuần và 1 ngày)

Đường Mai Chí Thọ hay Đại lộ Mai Chí Thọ là một tuyến đường trục của Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối cửa ngõ phía đông với trung tâm thành phố.[1] Đường này là một phần của Đại lộ Đông – Tây dài 22 km từ ngã ba Cát Lái (thành phố Thủ Đức) đến Quốc lộ 1 (huyện Bình Chánh).[2][3]

Đường Mai Chí Thọ nằm trên địa bàn thành phố Thủ Đức, có chiều dài toàn tuyến là 6,385 km, điểm đầu tại đường hầm sông Sài Gòn và điểm cuối là nút giao thông Cát Lái giao với đường Võ Nguyên Giáp.[4] Mặt cắt ngang của đường có chiều rộng bình quân 100 m, đáp ứng 10–14 làn xe.[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường Mai Chí Thọ là tuyến đường mới, vốn là hạng mục thuộc gói thầu "xây dựng hầm vượt sông Sài Gòn và đường mới Thủ Thiêm" của Dự án Đại lộ Đông – Tây, được triển khai xây dựng từ năm 2005.[5] Trong đó, đoạn từ hầm sông Sài Gòn đến khu vực Giồng Ông Tố được làm mới hoàn toàn, đây vốn là đường T13 trong quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm; đoạn còn lại từ Giồng Ông Tố đến nút giao Cát Lái là một đoạn Liên tỉnh lộ 25 cũ (nay là đường Nguyễn Thị Định) được mở rộng.[6]

Ngày 15 tháng 8 năm 2010, thành phố đưa vào sử dụng đoạn đường từ nút giao Cát Lái đến Liên tỉnh lộ 25B (nay là đường Đồng Văn Cống), tuy nhiên sau đó tại khu vực nút giao với đường Lương Định Của (nay có tên là nút giao An Phú) đã xuất hiện tình trạng trồi nhựa, các đơn vị liên quan đã phải lên phương án khắc phục.[7] Ngày 20 tháng 11 năm 2011, hầm vượt sông Sài Gòn và toàn bộ tuyến đường mới Thủ Thiêm được thông xe.[2] Ngày 8 tháng 8 năm 2012, theo Quyết định số 34/2012/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, công trình đường mới Thủ Thiêm chính thức mang tên là đường Mai Chí Thọ như hiện nay.[4]

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu năm 2015, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây chính thức thông xe toàn tuyến.[8] Cao tốc này có điểm đầu giao với đường Mai Chí Thọ và hai con đường khác là Lương Định Của, Nguyễn Thị Định tại nút giao An Phú. Nút giao này sau đó đã trở thành khu vực thường xuyên bị ùn tắc, một trong những nguyên nhân được cho là do các phương tiện phải dừng đèn đỏ rất lâu mới có thể qua được nút giao.[1][9] Để xóa điểm ùn tắc này, vào ngày 29 tháng 12 năm 2022, thành phố đã khởi công dự án xây dựng nơi đây thành một nút giao thông khác mức với hầm chui và cầu vượt.[10]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “TP HCM muốn xây nút giao 3 tầng ở cửa ngõ phía Đông”. Tạp chí Giao thông vận tải. 3 tháng 8 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.
  2. ^ a b c “Thông xe hầm Thủ Thiêm và toàn tuyến Đại lộ Đông Tây”. Báo điện tử Chính phủ. 23 tháng 11 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.
  3. ^ Lê Quân, Trương Khởi (20 tháng 4 năm 2015). “Những công trình giao thông hiện đại nhất Sài Gòn”. Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.
  4. ^ a b “Quyết định số 34/2012/QĐ-UBND về việc đặt tên đường mang tên Đồng chí Phạm Văn Đồng, Mai Chí Thọ, Trần Văn Giàu do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành”. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.
  5. ^ Phan Anh (10 tháng 10 năm 2005). “TP HCM điều chỉnh thiết kế dự án Đại lộ Đông - Tây”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.
  6. ^ “Quyết định số 622/QĐ-TTg năm 2000 về việc phê duyệt đầu tư Dự án xây dựng đại lộ Đông – Tây thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.
  7. ^ Quốc Hùng (13 tháng 8 năm 2011). “Thông xe hầm Thủ Thiêm: Phải đảm bảo tuyệt đối an toàn”. Báo Sài Gòn Giải Phóng điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.
  8. ^ Ngọc Ẩn (8 tháng 2 năm 2015). “Chính thức thông xe toàn tuyến TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.
  9. ^ Đỗ Loan (5 tháng 3 năm 2022). “TP.HCM: Nỗi ám ảnh ùn tắc nút giao An Phú khi nào chấm dứt?”. Báo Giao thông. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.
  10. ^ Thu Dung, Lê Phan (29 tháng 12 năm 2022). “Khởi công mở rộng nút giao thông An Phú, xóa điểm nghẽn 'căng thẳng' nhất TP.HCM”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.