Bước tới nội dung

Thảo luận Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào/Lưu 2

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lưu 1 Lưu 2 Lưu 3 Lưu 4 Lưu 5

Đặt lại vấn đề tiêu chuẩn đưa vào

Tôi xin đặt lại vấn đề này: theo tôi, phần này có lẽ là thừa vì trong Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia đã đề cập đến những tiêu chuẩn để chọn lọc thông tin đưa vào Wikipedia. Vẫn theo tôi thì một bách khoa toàn thư như Wikipedia là một cơ sở dữ liệu khổng lồ về bề rộng cũng như bề sâu nên có lẽ đặt vấn đề "những gì KHÔNG nên đưa vào" thì hợp lý hơn là "những gì nên đưa vào" vì gần như toàn bộ kiến thức của nhân loại nếu được trình bày theo phong cách bách khoa và theo kiểu Wikipedia (trung lập, khách quan, sở hữu cộng đồng, vô vụ lợi) thì không có lý do gì mà không được đưa vào. Không phải vì sự việc đó, con người đó, hành động đó là xấu xa, v.v mà không đưa vào mà cách viết thế nào để con người hiểu biết thêm về một khía cạnh nào đó (trong kiến thức không có biên giới và không có những cấm đoán tìm hiểu). Wikipedia sẽ là điểm hay ở chỗ thông tin luôn luôn cập nhật, luôn luôn hướng đến hoàn thiện và có những chi tiết nào đó, những thông tin mới nào đó mà ngay cả những bách khoa toàn thư kiểu cổ điển hàng đầu có thể không có. Đó mới là con người, là cuộc sống. Tôi xin nói vắn tắt như vậy và đề nghị chúng ta biểu quyết bỏ phương pháp Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào xem lại kỹ và thống nhất sử dụng tiêu chuẩn trong Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia để đánh giá những thông tin gì mới được đưa vào. Mong chờ ý kiến các bác. Nguyễn Thanh Quang 15:05, ngày 28 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Trước đây thì chuẩn mực Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia cũng đã có trong nuyên bản Anh ngữ nhưng nó vẩn dẫn tới việc tranh cãi (như các bài Yến Vy, các bài về cá nhân bất đồng chính kiến ở VN, và một số bài không đáng được đăng) -> Lý do chính của tiêu chuẩn này là đưa ra 1 chuẩn cụ thể riêng đ/v các bài viết đặc thù có thể chỉ có trong phiên bản Wiki tiếng Việt nhằm giới hạn bớt các bài viết về các đề tài quá nhỏ hay không đáng đem ra đăng và nhằm giảm bớt các tranh cãi/thảo luận và vote vô ích. (Tiêu chuẩn đo này đã được áp dụng để xóa nhiều bài rồi đấy).
Việc muốn xóa đổi hay không là tùy theo đa số, nhưng trước đây đa số đã chấp thuận, nếu muốn đổi nên có lý do cụ thể hơn (thí dụ như vote để xóa bỏ tiêu chuẩn nào đó thì cần xem lại xem trước đây anh đã có vote hay chưa, nếu chưa thì có thể cộng thêm tên anh vào và đếm xem!
Tôi cho rằng nếu đưa ra các tiêu chí đưa vào như hiện tại thì tôi có thể chỉ ra rất nhiều bài hiện tại có thể xóa được (một trong nhiều lý do: dùng cách đếm Google/Yahoo/ etc. hit chỉ có tính minh họa chứ không đảm bảo tính chính xác và học thuật). Còn nếu thêm vào tiêu chuẩn đưa vào thì thêm đến bao giờ cho đủ vì những gì nên cho vào nhiều hơn rất nhiều những gì không nên cho vào. Còn lại vấn đề chủ yếu nằm ở cách trình bày bài thế nào cho phù hợp với Wikipedia bách khoa. Còn nếu tranh cãi thì tôi cho rằng nó là tốt vì giúp con người hiểu thế giới này là rộng lớn lắm và chẳng hề làm sứt mẻ gì một số người (trong đó có tôi;) Nếu trước đây tôi chưa vote thì bây giờ xin phép là người đầu tiên vote xóa phương pháp này và sửa chữa và dùng một phiên bản của phương pháp Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia phù hợp theo tình trạng hiện tại của cộng đồng Wikipedia tiếng Việt. Wikipedianly yours:) Nguyễn Thanh Quang 15:17, ngày 28 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Anh Quang có thể xem lại số vote trước đây và cộng một cho bên xóa:-)
Có lẽ viết càng nhiều càng mơ hồ, xin cụ thể hơn: Thí dụ mấy bài viết về các "nhân vật" quá ít người biết tới mà lại thiếu nội dung thông tin hay thông tin chưa đủ chất lượng thì rất khó phân định. Ngoài ra, dùng tiêu chuẩn này để xóa bỏ các bài có tính "quảng cáo" nhưng lại viết trong giọng văn "bách khoa". Số hits trung bình của các search engine là "thước đo" chuẩn mà được nhiều nơi dùng để tìm thấy "tính phổ biến" (popularity ) của một bài viết và dùng nó để đánh giá "the interesting level of users about an article". Như vậy là tùy theo ý kiến chung của mọi người thôi cứ việc làm theo nguyên tắc dân chủ và tôn trọng nhau và tránh các lối đánh giá kiểu "hai hay ba xu". Vả lại hãy nên phân tích cụ thể dẹp bỏ nó thì Wiki được lợi gì để nó được lợi/hại gì? Đây không phải là tiêu chuẩn đủ mà chỉ là điều kiện cần. Như vậy hãy cứ làm theo ý kiến chung vậy. Nếu bỏ ra cân thấy cái gì tốt mà đa số đồng ý thì làm theo.
À quên, nếu có thể điều chỉnh cho Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia được tốt hơn cụ thể hơn mà không cần thêm bớt tiêu chuẩn gì hết thì có lẽ không ai phản đối đâu... chính là người viết cái chuẩn mực này cần phải đọc và lọc cho kĩ xem điều chỉnh như thế nào. Thôi tôi nhiều lời lắm rồi chúc may mắn. LĐ
Popularity is not a synonym of quality. Hơn nữa link popularité không có tính dân chủ (thử search tên chủ tịch Quốc hội Lào hiện nay xem ra được bao nhiêu hit). Nếu dùng Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào thì Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia sẽ đóng vai trò gì? Có gì mâu thuẫn ko? Trong Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia có nói về vấn đề quảng cáo, tự quảng cáo, và tuyên truyền; nếu cần thiết sẽ cụ thể hóa hơn theo yêu cầu cộng đồng. Nguyễn Thanh Quang 15:48, ngày 28 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Encyclopædia Britannica

Tôi nghĩ, và tôi có thể sai, là mọi người biết bộ bách khoa toàn thư Encyclopædia Britannica lớn và nổi tiếng. Do đó nếu một người không có trên Wikipedia và có ít Google hit, nhưng có mục từ của riêng mình trong Encyclopædia Britannica thì có được mang vào không? Mekong Bluesman 03:45, ngày 10 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi tán thành, nhưng không chỉ riêng Britannica, mà nên thêm vài bộ bách khoa toàn thư tầm cỡ nữa, ví dụ Большая советская энциклопедия (Đại Bách khoa toàn thư Xô viết). Avia 04:02, ngày 10 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đó là việc dĩ nhiên và chúng ta phải xem từng bộ bách khoa và từng trường hợp. Ngay trong đầu tôi lúc này có La Rousse và các bách khoa tiếng Đức (Brockhaus Enzyklopädie), tiếng Tây Ban Nha (Enciclopedia universal ilustrada europeo-americana)... Tôi nghĩ là các tiếng Đông Á thì chúng ta không phải suy nghĩ vì lịch sử Việt Nam có nhắc đến các người thuộc văn hóa Đông Á. Mekong Bluesman 04:07, ngày 10 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Each encyclopedia may content some different records so it define brand name of those! So, no exception for wiki ?!@##$
Hopefully, you give out the particular names so that we consider those cases! (If you can give out also records from all other famous encyclopedic also a good way to go!)
LD

Trường hợp cá nhân được tổ chức quốc tế công nhận

Tôi đề nghị sửa điều lệ phần "Trường hợp không có sử liệu và cũng không lập một kỉ lục được công nhận nào thì xét thoả mãn 1 trong các tiêu chuẩn phụ sau: Có ít nhất 1 tổ chức quốc tế biết tới (hay công nhận) cá nhân hay tổ chức hay nhóm này." Vì có thể hiểu nhầm biết tới (hay công nhận) thành cá nhân chỉ cần là thành viên của 1 hiệp hội / tổ chức quốc tế (ví dụ Thảo luận:Thanh Thanh mà theo tôi phải là được tổ chức này tôn vinh 1 danh hiệu nào đó cho hoạt động / sản phẩm của cá nhân này. Vietbio 20:09, ngày 13 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý, nếu chỉ là thành viên thì chưa nói lên điều gì cả.--Sparrow 22:13, ngày 27 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tiêu chuẩn cho các cơ sở giáo dục tại Việt Nam

Các cấp hành chính cao (như vùng, bang, tỉnh, quận...) thì được mang vào Wikipedia theo như tiêu chuẩn của Wikipedia tiếng Việt hiện nay; các cấp thấp thì nên chỉ được mang vào khi có thêm một giá trị văn hóa, lịch sử, kinh tế... đặc biệt (thí dụ, làng Greenwich, làng Bát Tràng...). Cho đến thời điểm này thì tiêu chuẩn này có vẻ được mọi người công nhận (ngoại trừ các người cố ý phá hoại).

Tôi muốn đưa ra một đề nghị tương tự cho trường hợp các trường, các cơ sở giáo dục. Chỉ các trường đại học được chấp nhận (accredited) mới nên được mang vào (không phải vì tôi mở một vài cours và gọi chúng là Đại học Mekong Bluesman mà tôi có thể viết một bài cho "đại học" đó). Các trường college, cao đẳng, chuyên ngành cũng nên theo tiêu chuẩn đó. Các trường thấp hơn (trung học và tiểu học) thì phải có thêm các giá trị đặc biệt khác (thí dụ, trường Lycée du Protectorat hay Trường Bưởi hay Trung học Chu Văn An, Lycée Albert Sarrault, Lycée Jean-Jacques Rouseau, các trường trung học nữ đầu tiên của Việt Nam... vì giá trị lịch sử của chúng).

Mọi người nghĩ sao?

Mekong Bluesman 23:17, 7 tháng 8 2006 (UTC)

Các trường Đại học thì rất rất nhiều, như Apple đã tính sơ qua là chỉ riêng Hà Nội đã có ít nhất 44 trường, chưa kể cao đẳng, trung cấp. Và hiện nay con số vẫn tiếp tục tăng. Như vậy, việc hạn chế các trường cấp 3, cấp 2, cấp 1.. có phải là để ngăn sự áp đảo các thể loại khác hay là lý do nào khác tôi chưa rõ. Nhưng rõ ràng là với điều kiện do MB đưa ra ở trên, số lượng bài viết về các trường ĐH, Cao Đẳng, chuyên ngành vẫn sẽ rất rất nhiều.
Theo tôi, với các trường Đại học thì tiêu chuẩn đưa vào Wikipedia là đã hoạt động trên 20 năm. Còn các trường không phải là Đại học thì phải có giá trị lịch sử (đã tồn tại từ trước năm 1975) hoặc đã có thành tích đặc biệt trong việc giáo dục học sinh như: có nhiều học sinh được giải thưởng cấp quốc gia trở lên và có số lượng giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia nhiều.
Casablanca1911 02:32, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Nhiều học sinh đạt giải thưởng, giáo viên dạy giỏi nhiều... Ôi... Tôi không phủ nhận cái đó là đáng kể, nhưng nhiều bao nhiêu là đc? không khéo lại sa vào bệnh thành tích nữa... Avia (thảo luận) 03:58, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Ý của tôi là trước mắt, nên lấy điều kiện là học sinh và giáo viên đã được giải thưởng và thành tích cấp quốc gia trở lên cơ mà. Cũng không nhiều trường đâu (cả cấp 1,2,3). Casablanca1911 04:06, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Giải quốc tế thì không nhiều, còn giải quốc gia... Casa có biết mỗi năm có bao nhiêu học sinh đoạt giải quốc gia không đã? Avia (thảo luận) 07:10, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Hì hì, có thể biết, số học sinh được nhiều nhưng chỉ tập trung trong một số trường thôi. Danh sách các trường có học sinh đoạt giải quốc gia hàng năm (theo cấp) không khác nhau là mấy đâu. Có phải vậy không, Avia ? Casablanca1911 07:16, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Tiêu chuẩn cho sản phẩm

Tôi không biết là các bài viết ở Wikipedia có tiêu chuẩn đưa vào cho sản phẩm hay thương hiệu nào đó không nhỉ ? Hay bất cứ sản phẩm nào, thương hiệu nào cũng được đưa vào ? Ví dụ như bài Nem nướng bà Hùng Đà Lạt liệu có thể có mặt ở Wikipedia được không ? Casablanca1911 09:56, 20 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi thấy bên enwiki có những tiêu chuẩn cụ thể cho từng đề mục (tên bài), ví dụ như en:Wikipedia:Notability (people). Cũng có thể hiểu được lý do mà Mekong Bluesman ngạc nhiên vì Wikipedia tiếng Việt có số lượng edit bài lớn (trên 300.000 sửa đổi) là do các luật, quy định ở Wiki tiếng Việt chưa đầy đủ (tôi nghĩ chắc có thể chỉ bằng 1/10 so với bên enwiki), còn những quy định đã có rồi thì cũng không được chấp nhận hoàn toàn, vì vẫn có người muốn có ngoại lệ cho các quy định đó, và do vậy, việc tranh luận và sửa đổi rất nhiều. Casablanca1911 17:19, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Đa số 2/3?

4. Trường hợp vẩn không thoả mãn, nhưng vẩn có thành viên muốn đưa vào từ điển thì các thành viên ở đây mới tham gia bỏ phiếu nếu được đa số 2/3 chấp thuận thì bài đó chính thức được lưu giữ.

Tôi nêu lại ý kiến trước đây: sao lại yêu cầu đến 2/3? các biểu quyết khác chỉ cần quá 1/2 thôi mà.

Avia (thảo luận) 04:04, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi nghĩ là yêu cầu đến 2/3 là tối thiểu. Còn nếu khi biểu quyết cho kết quả quá 1/2 thì khi đó, tiêu chuẩn của chúng ta đã lỗi thời, và cần phải sửa, vì có đến hơn nửa số thành viên không đồng ý tiêu chuẩn hiện tại. Casablanca1911 04:20, 22 tháng 8 2006 (UTC)
Không chắc vậy, người ta chỉ bỏ phiếu cho 1 trường hợp ngoại lệ thôi. Khi nào có nhiều ngoại lệ mới cần xem lại tiêu chuẩn. Avia (thảo luận) 07:00, 22 tháng 8 2006 (UTC)
Vì nó là một việc biểu quyết có thể nói là "kháng luật hiện hành" cho nên cần có số phiếu cao, nếu chỉ biểu quyết cho 1 việc mà chưa có quy định rõ ràng thì chỉ cần quá 1/2. Casablanca1911 07:20, 22 tháng 8 2006 (UTC)
Đồng ý là số phiếu cần 2/3 trong vòng 1 tuần. Tránh trường hợp sử dụng việc thảo luận và biểu quyết trên Wikipedia để là "nóng" internet. Vietbio 22:42, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Lần đầu tiên áp dụng biểu quyết giữ bài mới thấy con số 2/3 hóa ra mâu thuẫn với một quy định khác vẫn áp dụng lâu nay. Chỉ có cách sửa thành 1/2 mới nhất quán được. Avia (thảo luận) 02:59, 28 tháng 8 2006 (UTC)

Lại nói về số hit (nhà văn)

Kết quả search "hồ anh thái": 723 hit [1] Hu hu... Avia (thảo luận) 08:11, 24 tháng 8 2006 (UTC)

Mục từ Hồ Anh Thái đã trên Wikipedia tiếng Pháp.[2]203.160.1.43 08:17, 24 tháng 8 2006 (UTC)Nguyen Duc Khanh
Điều tôi muốn nói là theo bảng tiêu chí hiện tại của Wikipedia tiếng Việt thì nhà văn Hồ Anh Thái cũng không đạt! Avia (thảo luận) 08:33, 24 tháng 8 2006 (UTC)
Bổ sung thêm cho bạn Avia một nhà văn nữa là Lê Lựu. Từ khoá "Lê Lựu" cho ra 754 kết quả.[3]
Nếu có bài viết về Lê Lựu chắc cũng bị xoá thôi!
Nhân tiện nói về Hồ Anh Thái tôi cũng xin trích dẫn ra đây câu nói của ông, cũng có liên quan phần nào đến nội dung bình chọn. "...Tôi lại chỉ nhìn thấy một sự trớ trêu: đất nước 80 triệu dân mà một cuốn sách mỗi năm bán được mấy nghìn bản đã có thể là hiện tượng phát hành. Đấy, nhà văn cứ viết về điều ấy đi, sẽ lại có thêm những truyện cười khác..." [4]. Casablanca1911 09:08, 24 tháng 8 2006 (UTC)
Nếu tôi hiểu không nhầm, câu này có ý rằng "một nước mà trình độ dân trí thế này, đọc ít thế này, đáng buồn quá." chứ không phải rằng "phát hành một năm mấy nghìn bản là thường quá, có người còn phát hành được nhiều hơn nhiều ấy chứ" (thực tế là ai, sách nào phát hành được quá mấy nghìn bản/năm?). Tmct 09:26, 24 tháng 8 2006 (UTC)
Ôi, bạn đừng nói như vậy, số lượng sách tiêu thụ không hề ít, doanh thu các cửa hàng sách khá cao, các cửa hàng sách vẫn tiếp tục mọc lên, nhà tôi gần cửa hàng sách, hôm nào cũng đông nghịt người ra vào mua sách. Không những mua ban ngày mà cả đến tối, đến trước 10 giờ vẫn có người đi mua sách. Còn phần thảo luận tôi đã viết ở trên rồi, bạn chưa dọc à. Tôi trích lại xuống đây "Do vậy, nên có thời gian nữa, đợi đến khi người ta công bố số sách bán ra được bao nhiêu, doanh thu như thế nào đã (đây là tiêu chí duy nhất cho việc lựa chọn nhân vật này vì hiện nay, giá trị tác phẩm đã không xét đến). Đợi đến khi nó bán chạy trên 3 triệu bản như cuốn "Tứ quái TKKG" hay bán chạy như cuốn "Phong nhũ phì đồn", hay như hai cuốn nhật ký liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc (400 ngàn bản trong vòng nửa năm).... thì tôi sẽ là người đầu tiên ủng hộ tác giả này, bất kể quy định hiện hành của Wikipedia như thế nào". Casablanca1911 09:38, 24 tháng 8 2006 (UTC)
Bạn cứ đếm số đầu sách bán chạy đi. Dù sao thì trong trích dẫn mà bạn đưa ra cũng nói rất rõ về thực tế phát hành sách ế ẩm và ý của nhà văn Hồ Anh Thái. Tôi cũng không có nhu cầu hỏi chính Hồ Anh Thái xem tôi có hiểu đúng ý ông ấy hay không.
Tôi xin hết ý kiến về chuyện Hồ Anh Thái nói gì - quá xa với chủ đề chính của thảo luận
Tmct 09:51, 24 tháng 8 2006 (UTC)
Tôi chỉ nói nốt với bạn là hằng ngày trung bình trên thị trường sách Việt có vài đầu sách được xuất hiện và cuốn "Bóng đè" cũng đã từng được xuất bản là gần 20.000 cuốn. Như vậy là bạn không thể nói rằng thực tế việc phát hành sách ế ẩm được. Casablanca1911 10:09, 24 tháng 8 2006 (UTC)
Thiết nghĩ bạn Casablanca1911 có ác cảm với tác phẩm thì cũng không nên đánh tráo khái niệm như vậy. TKKG có 60 tập, phát hành trong cả năm trời, do một NXB lớn của Nhà nước phát hành. Hai cuốn nhật ký thời chiến có yếu tố tuyên truyền cổ động chính trị (được TW Đoàn đặt mua làm quà tặng).
Còn tác phẩm của TTT thì không như vậy. Nội dung tp không có bài học tuyên truyền, sách lại chỉ có 1 tập duy nhất. Vậy mà Trang được trả tiền tác quyền cho 3000 bản [5] trong vòng có 2 tháng (tính từ ngày phát hành đến ngày Trang viết bài kia) thì đó là một doanh số cao. Với tình hình in lậu tràn làn ở Việt Nam, chỉ một công ty in tỉnh lẻ như công ty in Thái Nguyên đã in nối đến 6 triệu bản sách [6], có thể hiểu rằng lượng phát hành sách của TTT trên thực tế còn cao hơn con số 3000 kia nhiều.
Coco 10:20, 24 tháng 8 2006 (UTC)
Bạn lại lẫn lộn mục đích của thảo luận ở mục này là về cái gì rồi. Mục đích thảo luận với Tmct là về nộidung câu nói của Hồ Anh Thái. Còn việc sách của bạn Trang xuất bản bao nhiêu cuốn theo như bạn ấy nói ở trang trên, thì tôi không quan tâm, nếu quan tâm thì tôi quan tâm đến số lượng do lời của chính nhà xuất bản đó viết ra hoặc trang báo khác viết ra. Casablanca1911 11:15, 24 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi đề nghị sửa Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào, nếu không ta sẽ phải xóa những bài đã có hoặc đợi cho đến khi các vị ấy có đủ hit hoặc được truy tặng "giải thưởng nhà nước" thì mới được đưa vào.;)

Tmct 08:54, 24 tháng 8 2006 (UTC)

Vũ Đình Liên không chỉ là nhà thơ mà con là nhà giáo nhân dân danh hiệu cao quý nhất của nhà giáo Việt Nam, quá đủ tiêu chuẩn đưa vào.--Bùi Dương 10:12, 24 tháng 8 2006 (UTC)
Sửa hay không và sửa như thế nào cũng sẽ lại cần biểu quyết tiếp. Nhưng đề nghị tập trung vào bài này. Không thể đến lúc quan tòa đọc bản "xét xử" thì mọi người lại đề nghị sửa lại luật pháp. Mà việc khôi phục bài đã xóa rất dễ và đơn giản ý mà. Nếu bị xóa, mà tiêu chuẩn đưa vào được thống nhất với các tiêu chí "hạ thấp" hơn hay bổ sung thêm tiêu chí mới, thì bài đủ tiêu chuẩn sẽ được khôi phục thôi. Casablanca1911 09:15, 24 tháng 8 2006 (UTC)
Quan tòa có thể vẫn phải phán quyết dù thấy luật lạc hậu, rồi kiến nghị sửa sau. Nhưng chúng ta có cần cứng nhắc như vậy không? Đã thấy tiêu chuẩn lạc hậu vẫn xóa bài TTT, xóa đến Lê Thương v.v... rồi bàn sửa tiêu chuẩn, rồi phục hồi bài?! Avia (thảo luận) 10:06, 24 tháng 8 2006 (UTC)
Thực sự là chưa thể xác định ngay bây giờ tiêu chuẩn có lạc hậu hay không, Avia. Chúng ta lại cần có một thảo luận dài dằng dặc nữa về tiêu chuẩn mới, nhưng tốt nhất là đừng lẫn lộn với trang biểu quyết của bài này. Tiêu chí Avia đưa ra cho phần "giữ" bài ở trên cũng có nhiều vấn đề cần thảo luận đấy, thôi để thảo luận vào đúng chỗ của nó sau. Việc gì cũng cần có thứ tự thực hiện của nó. Casablanca1911 11:04, 24 tháng 8 2006 (UTC)

Kết quả search "Sử Hy Nhan" + "Sử Hi Nhan" = 14 + 2 = 16 (trong đó có 4 hit thuộc Wiki). Ông này thông tin ít (1 bài thơ, 1 cuốn sách sử không biết có phải của ông này không), thiếu nguồn dẫn chứng (đỗ tiến sĩ, làm quan), thậm chí có thông tin còn trái với Đại Việt sử kí toàn thư (đỗ trạng nguyên vào vị trí của Đào Sư Tích).

Tôi có nên đề nghị xóa bài này?

Tmct 08:30, 24 tháng 8 2006 (UTC)

Chúng ta sẽ dần dần phải xem xét đến các bài đó. Cho đến bây giờ những gì chúng ta gọi là tiêu chuẩn thường bị phá vỡ (cố tình hay không cố tình) mà trong 10 trường hợp chúng ta chỉ theo dõi được 4, 5; số còn lại đã lọt qua mà chúng ta không biết. Mekong Bluesman 08:36, 24 tháng 8 2006 (UTC)
Đúng vậy, những bài nào không đủ tiêu chuẩn mới được phát hiện ra sẽ cần phải có cuộc trưng cầu bỏ phiếu như bài này. Casablanca1911 08:45, 24 tháng 8 2006 (UTC)

Thảo luận đã sang đây, okie. Tôi thử xét trường hợp nhà văn Hồ Anh Thái đối chiếu với bộ tiêu chuẩn đưa vào:

  1. Chưa được đưa vào văn học sử hoặc sách giáo khoa, (ai có dẫn chứng mới xin bổ sung)
  2. Lập kỷ lục: không có
  3. Hội viên tổ chức quốc tế đủ lớn: cũng chưa
  4. Thuộc thành phần lãnh đạo chính quyền, đảng phái hay hội đoàn trong nước VN: HAT là Tổng thư ký Hội nhà văn Hà Nội, nhưng, nhưng... hội này làm sao có tới 20 ngàn hội viên đây
  5. Google [7]: 723 hits < 1000 hits

Đại khái như vậy thì hầu hết các nhà văn VN đương đại sẽ không có chỗ trong Wikipedia tiếng VIệt. Đã thấy là cần sửa đổi chưa nhỉ?

Avia (thảo luận) 01:20, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Nếu về Thể loại văn học nói chung, thì chúng ta có rất nhiều bài về các nhà văn thế giới mà đủ tiêu chuẩn. Còn Việt Nam, riêng số lượng các nhà văn mà có tác phẩm được đăng trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 cũng rất nhiều rồi. Nếu như vậy mà vẫn cần có thêm nữa, thì tôi đề nghị bổ sung thêm tiêu chí: "Đã từng đoạt giải thưởng của Hội nhà văn VN, Hội liên hiệp văn học nghệ thuật VN, Hội kiến trúc sư VN, Hội nghệ sĩ VN, Hội nhà báo VN..." hoặc thêm tiêu chí "Tác phẩm đã được xuất bản ở nước ngoài" (cả 2 tiêu chí này thì Hồ Anh Thái đều đủ điều kiện). Casablanca1911 02:00, 25 tháng 8 2006 (UTC)
Còn Lê Thương thì tính sao đây?
Ở nước ngoài chỉ cần tiêu chí "có khả năng bán chạy", hoặc có tiền thuê bao in ấn phát hành, là nhà xuất bản ok luôn. Tại sao xuất bản ở nước ngoài lại được đánh giá cao hơn trong nước?
Tmct 11:56, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Tmct à, bằng cấp ngoại có giá hơn:-D Avia (thảo luận) 07:27, 6 tháng 9 2006 (UTC)
Hề hề, thế thì phải ghi vào luật như vậy, không biết có phải phân loại các kiểu "ngoại" để phân biệt đẳng cấp giữa ngoại Somali và ngoại Mỹ không nhỉ? Xong lại phải có danh sách NXB được công nhận nữa chứ, vì thí dụ đến bằng PhD ở Mỹ còn có loại mua được cơ mà. Tmct 08:16, 6 tháng 9 2006 (UTC)

Nhà văn Phùng Quán bị vùi dập trong bao nhiêu năm không hề được giải thưởng hay có tư cách hội viên gì, số hit của ông ở Google cũng dưới 1000, nhưng không ai đề nghị xoá bài về ông cả. Mức độ nổi tiếng của ông được kiểm chứng thế nào? Rất khó nói. Vậy tại sao lại có người cứ bằng mọi cách cho rằng khó kiểm chứng mức độ nổi tiếng của Trần Thu Trang để xoá bài Trần Thu Trang trong Wiki? Vì họ thiếu thông tin về tình hình văn học nước nhà? Hay vì họ cố tình làm cho bản thân thiếu thông tin?Coco 12:20, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi thì ngạc nhiên là có những người tích cực hoạt động trên mạng mà nhất định không chấp nhận sự đánh giá của cư dân mạng, cứ đòi chứng chỉ của cây đa cây đề là những vị bô lão không quen thuộc với mạng. Avia (thảo luận) 07:27, 6 tháng 9 2006 (UTC)
Tiêu chí "được xuất bản ở nước ngoài" là thêm 1 tiêu chí để xét, vì tác phẩm nếu được xuất bản trong nước không thôi thì rất nhiều. "Được xuất bản ở nước ngoài" là một đòi hỏi cao hơn, cũng dựa trên việc nhiều người biết đến hơn (không chỉ người trong nước biết đến mà người ở nước ngoài cũng biết đến). Tất nhiên tiêu chuẩn đưa ra chỉ để quy định và xét cho việc đưa vào trong Wiki, chứ không phải để so sánh. Nếu để so sánh thì bất cứ tiêu chuẩn nào đưa ra cũng là việc coi thường một nhân vật, một tác phẩm không đủ tiêu chuẩn đó. Do vậy, không đưa ra tiêu chuẩn nào sẽ là việc không "đụng chạm" và không "phân loại" nhân vật hay tác phẩm nào cả.
@Coco: Về cách thảo luận, tôi nghĩ, không nên lấy một cái sai (hay phạm luật, hay không đủ tiêu chuẩn...) mà không thuộc về trách nhiệm của ai cả ở Wiki ra để bào chữa, bảo vệ cho việc một cái sai, cái không đủ tiêu chuẩn khác đang bị xem xét. Mọi việc đều có chỗ và có thời gian đúng lúc của nó. Còn bài TTT đã bị xóa không chỉ là chiều theo sở thích của một người thiếu thông tin văn học.
Casablanca1911 09:08, 6 tháng 9 2006 (UTC)

Lại hít nữa (không phải nhà văn)

Bác Hồ Xuân Hùng này đủ tiêu chuẩn hit này. Ai làm ơn cho biết ngoài số hit nhiều thì bác này có gì đặc biệt đây? Tmct 11:50, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Thực ra chỉ có 132 hít thôi [8]. Vì nếu xem kỹ kết quả của [9] thì có thể thấy 2.410 hít có rất nhiều hít trùng nhau. An Apple of Newton thảo luận 12:08, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Tiêu chuẩn Wiki nói đến "hit" chứ không nói đến "site" hay "page", cũng không nói rằng "các hit trong cùng một site/page" chỉ được tính một lần". Tiền lệ các bài được đếm hit đều không loại bỏ hit trùng. Tmct 12:11, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Cái này thì không đúng! Khi LĐ đếm thường là loại bớt các hit trùng -- chỉ đếm số các trang có đề cập tới 1 chủ đề. tuy nhiên, khi làm việc, có nhiều khi người đếm sơ xuất thôi. LĐ
Anh LĐ xem lại, nếu 1 site có nhiều page thì phải tính hết các page chứ (vì có nhiều bài, chứng tỏ chủ đề được quan tâm nhiều). Khi rút gọn, Google gộp lại, mỗi site tính 1 lần à. Avia (thảo luận) 07:35, 6 tháng 9 2006 (UTC)
Tham khảo en:Wikipedia:Search engine test- Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:35, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Lại hít nữa, lần này cụ Lê Khả Kế chỉ có hơn 600 hit [10]; Trong đó chủ yếu là liệt kê từ điển của cụ trong các danh sách tra cứu chứ chẳng mấy trang nói về bản thân cụ. Cụ cũng chẳng có cuốn sách nào được vào Wiki. Thế nhưng cụ lại viết tới mấy chục cuốn từ điển mà nhiều người tín nhiệm. Xóa cụ ra khỏi Wiki chắc? Tmct 21:09, 14 tháng 9 2006 (UTC)

Bạn Tmct ơi, thầy Lê Khả Kế được giải thưởng Hồ Chí Minh đó. Một người được giải thưởng Hồ Chí Minh cũng chỉ có 600 hit thôi.;)Coco 14:39, 15 tháng 9 2006 (UTC)

Đề xuất về tiêu chuẩn đưa vào cho bài về các "tác giả"

Để gỡ rối cho các mục về nhạc sĩ, nhà văn,...nói chung là câc tác giả. Tôi có một đề xuất như sau:

  • Nếu một tác phẩm đủ "nổi tiếng" hay "đặc biệt" để đưa vào Wiki thì tác giả của nó cũng sẽ đủ tiêu chuẩn để vào Wiki.

Xin nhấn mạnh, bản chất của tiêu chuẩn đưa vào là để đánh giá mức độ nổi tiếng của mục từ. Đề xuất của tôi dựa trên phát biểu rằng:

  • Nếu một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng và tác giả của nó đã xác định được thì tác giả của nó chắc chắn nổi tiếng không kém.

Nếu có ai phản đối đề nghị của tôi, đề nghị đưa ra các lý do để phản bác phát biểu trên, tránh thảo luận lạc ra ngoài phát biểu đó.

Tmct 12:55, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Đề nghị dung hòa: nếu tác phẩm được đưa vào thì tác giả ít nhất được đổi hướng đến tác phẩm nếu có một tác phẩm hoặc nói sơ qua trong thể loại chứa các tác phẩm của cùng tác giả, nếu có nhiều tác phẩm. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 13:16, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi cho rằng giải pháp của bạn Tttrung là hợp lý. Vì có tác giả chỉ nổi tiếng nhờ một tác phẩm duy nhất rồi không sáng tác nữa, tiểu sử của người đó đôi khi không có nhiều điều để nói.Coco 13:21, 5 tháng 9 2006 (UTC)
"Tác phẩm" nổi tiếng được vào Wikipedia mà "tác giả của tác phẩm" đó không/chưa được vào Wikipedia có nhiều precedent lắm, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học, toán học, tin học... -- có rất nhiều tài liệu tham khảo, sách, định lý... có dấu [[ và dấu ]] hai bên mà tên của tác giả không có các dấu đó. Trong lĩnh vực văn, thơ, nhạc... thì có vẻ ít hơn (tôi chưa kiểm chứng). Mekong Bluesman 19:34, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Tham khảo en:Wikipedia:Notability (people).- Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:00, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Theo tôi thì những trường hợp "tác phẩm" đã nổi tiếng, được đưa vào mà không có bài về "tác giả", đó thường là chưa được đưa vào. Nếu có người đưa vào và tương đối đủ thông tin thì không lý gì lại xóa đi. Ví dụ điển hình về tác giả nổi tiếng với 1 tác phẩm: Margaret Mitchell và Cuốn theo chiều gió, Felix d'Arvers với bài Sonnet d'Arvers, cũng có thể kể Đoàn Phú Tứ với bài Màu thời gian. Avia (thảo luận) 04:30, 6 tháng 9 2006 (UTC)

@Mekong, tôi đã giới hạn trong các tác phẩm "nghệ thuật" rồi. Các phát kiến và công trình khoa học thường có tính khách quan và ít nhiều có đời sống riêng của nó. Còn các tác phẩm nghệ thuật có tính cá nhân rất cao, nó như là một phần mở rộng (extension) của tác giả, có thể coi nó như một phần của con người tác giả.
Ý tôi là một tác phẩm đủ tiêu chuẩn có nghĩa là tác giả của nó đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, "đủ tiêu chuẩn đưa vào" không có nghĩa là "sẽ/phải có mặt ở Wiki", Vì nếu thông tin quá ít và bài dù không muốn vẫn thành ra "chất lượng kém" thì chắc chắn vẫn phải xóa hoặc không đưa vào từ đầu.
Tmct 08:11, 6 tháng 9 2006 (UTC)

Giải pháp đổi hướng tác giả tới tác phẩm không hợp lý, bởi hai khái niệm này liên quan nhưng khác nhau. Khi một tác phẩm nổi tiếng thì tất nhiên người đọc sẽ có nhu cầu tìm hiểu cả về tác giả và tác giả đó hoàn toàn có quyền có một bài riêng--Sparrow 09:27, ngày 9 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho cá nhân và tổ chức, chứ không phải áp dụng cho tác phẩm. Nếu cứ tác phẩm nào có mặt trên wiki thì tác giả của nó cũng được cho lên đây, thì wiki sẽ là nơi quảng bá tác phẩm, tác giả cho bất cứ ai. Vấn đề là Tiêu chuẩn đưa vào cho bài viết về tác phẩm hiện vẫn chưa có. Điều cần làm bây giờ là đặt ra tiêu chuẩn đưa vào wiki cho tác phẩm (cách nhanh nhất bây giờ là dịch từ en:Wikipedia:Notability (books). Casablanca1911 11:59, ngày 9 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đồng ý với Casa, trước mắt chúng ta cần tiêu chuẩn cho tác phẩm, sau đó sẽ là tiêu chuẩn cho tác giả. Tmct 10:37, ngày 11 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thế nào là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng ?

Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến nếu ai đó có tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thì có thể đưa vào Wikipedia, nhưng thế nào là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng ?.--Bùi Dương 13:37, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Đề xuất 0001: tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng là một tác phẩm mà khi đưa vào Wikipedia không bị ai phản đối hoặc có phản đối nhưng khi đưa ra biểu quyết xóa thì không xóa được theo quy định về biểu quyết xóa bài hiện hành của Wikipedia. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 13:41, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Sẽ có người hỏi tôi thế nào là quy định về biểu quyết xóa bài hiện hành của Wikipedia...- Trần Thế Trung | (thảo luận) 13:42, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Tham khảo thêm en:Wikipedia:Notability (books).- Trần Thế Trung | (thảo luận) 13:59, 5 tháng 9 2006 (UTC)
ok, đây là liên kết rất hữu ích, là căn cứ để giải quyết mâu thuẫn về Sách đưa vào.--Bùi Dương 15:01, 5 tháng 9 2006 (UTC)