Bước tới nội dung

Thảo luận Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào/Lưu 1

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lưu 1 Lưu 2 Lưu 3 Lưu 5

Tiêu chuẩn cho bài viết về cá nhân, nhóm người, hay đề tài xã hội nhân văn

Thưa các bạn, Tôi hiệu là Làng Đậu, chuyên gia về computer hiện công tác cho HP. xin gửi đến tất cả các bạn một tâm sự sau đây: Hôm qua tôi rất buồn vì 1 anh bạn là tiến sĩ về nanotech tham gia viết WiKipedia, vưà viết thư cho tôi ngỏ ý cho rằng trang Wiki không đủ bảo đảm chất lượng các bài viết về đề tài mà tôi ghi trên. Anh ta có đưa tên vài cá nhân được nêu trong tự điển và cho rằng đó là chưa hợp lý. (buồn là vì tôi là nguời giới thiệu anh ta cái Wiki này) Tôi có vào xem lại phần tên cuả các nhân vật Việt Nam và vài tổ chức nhỏ. Một câu hỏi đơn giản nảy sinh:

Tại sao lại nảy ra quá nhiều cuộc tranh cãi

... mà kết quả cuối cùng chỉ thường làm những thành viên tham gia buồn lòng và có thể dẫn đến chia rẽ hay từ bỏ không tiếp tục tham gia Wiki ?

Theo tôi, có thể có nhiều lý do nhưng tạm thời tôi đưa ra hai lý do tôi phân tích thấy:

  • Về chủ quan:
    1. Ai cũng có cảm tính và có lập trường chính trị riêng kể cả những bạn tự xem là ghét chính trị (như tôi chẳng hạn). Thường thì cái gì đi ngược với lòng yêu thích hay lập trường cuả mình thì mình có xu hướng chống lại nó thay vì cho rằng đó là một tồn tại khách quan. Xu hướng này là một loại bản năng tự nhiên. Tuy nhiên, theo tôi nếu 1 hiện tượng khách quan không được đa số người dùng thì sớm hay muộn sẽ bị đào thải.
    2. Ranh giới cuả sự hiểu và phân định về một từ điển chưa được rõ ràng: Đây vừa là khách quan mà cũng vừa là chủ quan: thật sự một nhân vật tồi tệ khét tiếng vẩn có quyền bình đẳng để có tên trong một tự diển, nếu như nó thoả điều kiện nào đó (thí du Hitler, hay vua Lê Long Đĩnh).
  • Về khách quan:
    1. Chúng ta chưa thực sự có đủ bài viết về các cá nhân cuả lịch sử và nhất là cuả lịch sử cận đại và hiện đại. Do đó, đôi khi chỉ cần một bài viết về 1 nhân vật A mà theo đánh giá cuả cá nhân người đọc là yếu hơn hay không xứng đáng hơn các cá nhân X,Y,Z thì dĩ nhiên một cảm tưởng rõ ràng là: Wiki đã xử sự không công bằng. Về việc này thì tôi là người phát triển nhiều công việc theo xu hướng open source nên tôi rõ: vấn đề không phải là công bằng mà là vấn đề ở chổ nguồn mở hoàn toàn phụ thuộc vào người tham gia tự do. Ngay cả các phần mềm cũng vậy, có nhiều thiết bị rất nhỏ nhặt không đáng kể bằng các thiết bị quan trọng hơn nhưng vẩn được hỗ trợ bởi vì đã có người viết mã cho nó. Trong khi đó, các thiết bị quan trọng hơn nhiều lần lại chưa được hỗ trợ bởi chỉ vi` lẽ các mã nguồn chưa có hay nó chưa thực sự "lái" được cái hardware cho mã mở.
    2. Đồng ý các phương pháp bỏ phiếu kiểu "giữ" hay "chống" là dân chủ nhưng nó chỉ dân chủ trong nội bộ những người tham gia bỏ phiếu nó khó là một đại diện cho toàn bộ Wiki hay toàn bộ người đọc giả vào đây xem. Do đó, biện pháp này chỉ nên dùng khi nó có thêm những điều kiện ràng buộc nào đó bảo đảm cho sự công minh.
    3. Ngày xưa, việc viết một bách khoa tự điển ngoài các yếu tố lựa chọn chủ quan cuả nhóm thực hiện,họ còn bị một chi phối quan trọng khiến cho họ phải cắt bỏ ít nhiều dữ liệu hay các đề tài cuả nhóm người soạn tự điển: đó là các hạn chế về vật chất, hạn chế về in ấn và ngay cả hạn chế về điều kiện chính trị xã hội hay phong tục tập quán riêng không cho phép,... Nhưng ngày nay lại khác: kho dữ liệu có thể chưá hàng nghìn lần nhiều hơn khối lượng cuả 1 bách khoa toàn thư in giấy đồng thời con người có thể biết được thông tin cuả toàn nhân loại, các ranh giới hạn chế đã giảm thiểu nhiều. Vì vậy, việc mở rộng các danh mục trong 1 từ điển bách khoa là tất yếu. Vấn đề là mở đến mức nào cho vừa.
    4. Theo tôi chính sự khiếm khuyết sau đây là then chốt, giải được nó sẽ giải quyết gần như trọn vẹn vấn đề: Chúng ta hoàn toàn thiếu những tiêu chuẩn khách quan để chấm điểm cho một bài viết về 1 cá nhân hay một tổ chức là hội đủ điều kiện để đăng trên bách khoa Wiki

Vậy nên tôi đề nghị hãy thống nhất với nhau 1 tiêu chuẩn chung. Trong này, tạm thời tôi xin mạn phép đề nghị như sau - Các con số chỉ là phỏng định có thể chỉnh lại ít nhiều cho hợp:

Yêu cầu tối thiểu để 1 nhân vật (hay tổ chức) được đem vào Wiki

Sau đây là tiêu chuẩn (version 1.2) để lọc một bài viết khỏi Wiki hoàn toàn không chịu ảnh hưởng cuả cảm tình hay lập trường chính trị. Điều chỉnh lại ngày 21 tháng 5 năm 2005. Mặc dù tiêu chuẩn này không phải là tuyệt hảo nhưng khi đưa ra tiêu chuẩn chúng ta hoàn toàn tránh khỏi mọi tranh cải vô ích và không nhất thiết phải giải thích lí lẽ cho bất kì ai có các tư tưởng xung đột.

Điều kiện cần để 1 cá nhân hay một tổ chức có thể được đem vào Wiki

Thoả mãn 1 trong các điều sau

  • Phải đưọc nhắc tới trong các sử liệu trong nước hay ngoài nước. Trường hợp này phải ghi rõ nguồn sử liệu hợp lệ, được công nhận chứ không phải sử liệu ma. Hoặc nhân vật tổ chức này đã được chính thức đưa vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục chính qui cuả quốc gia.
  • Nếu không, thì đã lập một thành tích kỉ lục nào đó tầm cở quốc gia được công nhận chính thức(xem thêm trang kỉ lục Guiness như là một hướng dẩn thế nào là kỉ lục vàchỉ xét cấp quốc gia thay vì cấp thế giới).
  • Trường hợp không có sử liệu và cũng không lập một kỉ lục được công nhận nào thì xét thoả mãn 1 trong các theo các tiêu chuẩn phụ sau:
    1. Có ít nhất 1 tổ chức quốc tế biết tới (hay công nhận) cá nhân hay tổ chức hay nhóm này. Tổ chức quốc tế phải đủ lớn và được định nghĩa là hợp lệ nếu nó có ít nhất 2 thành viên cấp quốc gia, hay tổ chức đó được Liên Hợp Quốc công nhận, hay tổ chức đó có hơn 50,000 thành viên cuả hơn 2 nước.
    2. Nếu không có tổ chức quốc tế nào thì Phải thoả mản một trong các điều dưới đây:
      • Nếu cá nhân hay tổ chức đó là cuả 1 chính phủ chỉ định thì người đó hay tổ chức đó phải thuộc hệ thống hành pháp, tư Pháp, hay lập pháp đứng đầu cấp tỉnh trở lên (tỉnh trưởng).
      • Nếu các nhân hay tổ chức đó thuộc một đảng phái chính trị: thì người đó phải nằm trong hệ thống lãnh đạo cấp tiểu bang hay lãnh đạo trung ương trở lên.
      • Nếu chỉ là cá nhân hay tổ chức ngoài các điều trên thì cá nhân đó phải đã hay đang thuộc vào thành phần lãnh đạo và cơ quan đó phải có hơn 20,000 thành viên (hoặc hơn 1/100 tổng dân số cuả quốc gia mà tổ chức đó sở tại).
    3. Trường hơp các tiêu chuẩn vẩn không thoả mãn thì dưạ vào máy truy tìm dữ liệu để điều tra: Hiện tại lớn nhất thế giới là hệ thống www.google.com. Dùng tên cuả cá nhân, tổ chức đó làm từ khoá (từ khoá này phải có dạng "<tên>" OR "<tên Anh ngữ>"
      • Cho các tổ chức và cá nhân ở các nước đã có phát triển về ngành tin hoc số lượng người dùng máy tính trên 20% (Đài Loan, Nam Triều Tiên, Nhật,...) nếu số lượng dữ liệu hits hơn 12,000 thì đủ điều kiện cho vào từ điển.
      • Cho các tổ chức và cá nhân ở các nước chưa phát triển về ngành tin hoc (Việt, Lào, Bangladesh, ...) nếu số lượng dữ liệu hits trên 1000 thì dủ điều kiện cho vào từ điển.
    4. Trường hợp vẩn không thoả mãn, nhưng vẩn có thành viên muốn đưa vào từ diển thì các thành viện ở đây mới tham gia bỏ phiếu nếu được đa số 2/3 chấp thuận thì bài đó chính thức được lưu giữ.

Các con số và điều kiện đã được chỉnh lại cho hợp lí hơn sau khi bàn thảo. Các bạn có thể thêm hay bớt nếu cần. Nếu không còn sưã chưã gì nưã thì đề nghị 1 anh (cũng hơi lạ là chưa có chị nào) trong ban quản trị viết lại và giải thích thành văn bản để không còn có một tranh chấp làm tổn thương bất kì ai.


Tôi chỉ mong có được một tiêu chuẩn công bằng tối thiểu và hoàn toàn khách quan không dính dáng gì tới cảm tính hay chính trị. Với 1 tiêu chuẩn như vậy, sẽ không có hay giảm thiểu tối đa sự tranh chấp và không không làm tổn thương bất kì ai.

Tôi hy vọng ban quản trị (các admin và anh tổng quản trị xem xét qua ý kiến này). Vì tương lai lớn mạnh cuả một từ điển mở, kính xin quí vị vui lòng tham gia điều chỉnh cái tiêu chuẩn cho chính xác hơn và xử dụng nó triệt để tránh mọi trường hợp lạm dụng do ý đồ riêng và tránh được việc đưa vào hay bỏ qua một nhân vật hay tổ chức mà đáng lẽ phải ở đúng chổ cuả nó.

trân trọng

Làng Đậu

User:Nhanvo

Nhân có tâm sự của bác Võ Quang Nhân. Tôi cũng xin có đôi lời. Thực sự tôi cũng đã tâm huyết với WikipediA và trở thành con nghiện Wikipedia từ lúc nào không biết. Nhưng có một điều làm tôi và rất nhiều những bạn bè cảm thấy trở ngại ghê gớm là một số cá nhân và tổ chức muốn sử dụng Wikipedia vào mục đích chính trị và diễn đàn tự do... mà không phải là để xây dựng Bộ từ điển bách khoa. Tôi đồng ý khi đối với một số sự kiện lịch sử đương đại có thể đưa thông tin nhiều chiều và quyền phán quyết thuộc về bạn đọc, nhưng điều đó không phải là để những bài Lịch sử Việt Nam, Việt Nam mà phần lịch sử đương đại chiếm phần lớn. Trong khi các nhân vật lịch sử Việt Nam còn thiếu trầm trọng thì một số cá nhân mới mẻ lại chau chuốt chi li. Tương lai của Wikipedia phụ thuộc về bạn đọc và phụ thuộc thế hệ trẻ. Mong rằng mọi ng hãy đọc kỹ Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia trước khi post. Cũng hy vọng admin và các sysop khác đồng tình với những thay đổi để Wikipedia trở thành Từ điển Bách khoa với đúng mục đích của nó. Tôi ủng hộ việc áp dụng các điều kiện tiền đề như bác Nhân đưa ra để chúng ta có thể loại bỏ các bài viết không theo mục đích bách khoa. Việc ra đi của nhiều thành viên cũng như sự ngần ngại không tham gia của đa số giới trí thức là một điều mà tập thể tự quản lý Wikipedia chúng ta phải suy nghĩ. Những cái mà tôi và các bạn đang xây dựng xin đừng để cá nhân hay tổ chức nào đó lợi dụng theo các mục đích chính trị. Vietbio 18:26, 12 tháng 5 2005 (UTC)
Wikimedia là một tổ chức độc lập, không dưới sự điều khiển của đảng phái nào. Thái độ của các bài viết tùy thuộc vào thái độ của các thành viên tham gia. Vì thế, tôi thấy nếu ai có thấy không trung lập thì càn nên gia nhập để làm cân bằng thái độ thay vì bỏ chạy. Về các tiêu chuẩn được đề ra, tôi đồng ý, nhưng tôi thấy số hit trên Google là 100000 là quá đáng. Xin cứ Google tên một người Việt nổi tiếng nào đi, tôi bảo đảm là không có hơn 100000 viết về người đó trên mạng. Nguyễn Hữu Dụng 23:32, 12 tháng 5 2005 (UTC)
Đây ko phải từ điển giấy mà đầy đủ ngay được. Nếu google ra có hơn 100000 hits thì cũng không gấp đưa vào Wikipedia lắm. Chính thông tin có ít lại càng nên giới thiệu ở đây. Tôi vừa google 3 chữ "Trần Hưng Đạo" có 64300 hits, mọi người thấy sao? Mà đó là kể cả tên đường Trần Hưng Đạo nữa!! Avia 02:52, 13 tháng 5 2005 (UTC)

Nhanvo viết Hôm qua tôi rất buồn vì 1 anh bạn là tiến sĩ về nanotech tham gia viết WiKipedia, vưà viết thư cho tôi ngỏ ý cho rằng trang Wiki không đủ bảo đảm chất lượng các bài viết về đề tài mà tôi ghi trên. Anh ta có đưa tên vài cá nhân được nêu trong tự điển và cho rằng đó là chưa hợp lý.

Tôi nghĩ là người bạn của Nhanvo đã không hiểu cả mục đích lẫn cách làm việc của Wikipedia (đây không là một điều đáng ngạc nhiên vì lối làm việc "mở" và "cộng đồng" hãy còn quá mới với rất, rất nhiều người). Hoặc người bạn của Nhanvo phải tìm hiểu lấy, hoặc Nhanvo phải giải thích cho ông ấy là:

  • Người có thể bảo đảm chất lượng (quality) của bài viết chính là người viết, và những người cộng tác nếu có. Ông ấy viết hay thì bài sẽ có chất lượng cao, nếu không thì nó sẽ thấp. (Còn những người phá thì đã có các sysop để ý.)
  • Nếu người viết sợ rằng các người cộng tác có thể thay đổi và làm sai hay hạ thấp chất lượng của một bài, người viết đó cần phải giữ trong tâm của mình vài quan điểm Wikipedia sau đây:
    1. Một bài viết không là sở hữu của một người (hay vài người) mà thuộc vào toàn thể cộng đồng
    2. Triết lý Wikipedia là triết lý "dung hòa", lối làm việc Wikipedia là lối làm việc để đạt được consensus, do đó sự thảo luận trong các cộng tác thật hoàn toàn cần thiết để tránh các "bút chiến" sửa đi sửa lại
    3. Trong khi thảo luận, vài người có thể quá nóng và làm sự thảo luận đó thành một cuộc cãi nhau không có lý, nhưng những người nghĩ ra lối làm việc theo kiểu consensus này cũng đã để ý đến việc đó. Do đó chúng ta có qui luật là tôn trọng nhau trong khi thảo luận.

Bất cứ người nào cho rằng sự tôn trọng bản quyền là tuyệt đối (do đó không muốn ai sửa bài mình viết) hay, vì sở thích, cảm thấy mình chỉ có thể viết một mình hay cảm thấy để đạt được consensus thì quality bị hy sinh... thì không nên tham gia vào Wikipedia. (Những người này sẽ thích hợp hơn trong một môi trường có kỷ luật top-down như là một từ điển bách khoa cổ điển hơn -- Britannica chẳng hạn.)

Mekong Bluesman 03:14, 13 tháng 5 2005 (UTC)

Khai triển ý: Tôi google 3 chữ "Trần Hưng Đạo" có 64 300 hit, mọi người thấy sao? Mà đó là kể cả tên đường Trần Hưng Đạo nữa!! Rất nhiều!! Tôi chắc chắn là số trang nói về danh nhân Trần Hưng Đạo có không tới 20 % của số 64 300. Nếu yêu cầu 100 000 hit thì trong Wikipedia có lẽ chỉ còn lại 1 người thôi, tôi hoàn toàn nghiêm túc đấy. Nhưng vấn đề không phải con số cụ thể. Vấn đề là đây ko phải từ điển giấy mà đầy đủ ngay được, mà thậm chí không bao giờ có thể xenm là hoàn hảo, luôn luôn phải bổ sung mới, Wikipedia tiếng Anh cũng vậy thôi, mà họ có cả thế giới đóng góp vô. Nếu google ra có hơn 100 000 hay 10 000 hit thì cũng không gấp đưa vào Wikipedia lắm, từ từ rồi cũng có người viết. Chính thông tin có ít lại càng nên giới thiệu ở đây. Nhưng đó là chủ quan của tôi, user khác cho là nên viết trước những mục quan trọng, phổ quát, vân vân... xin tuỳ bạn. Đây là bách khoa toàn thư mở, tự do... kia mà. Dĩ nhiên Wikipedia không phải là chỗ đăng quảng cáo, ví dụ mục từ Nguyễn Danh Tú bị xoá là công bằng. Còn đặt ra tiêu chuẩn ràng buộc thì tôi e là chỉ còn lại những danh nhân mà ai cũng biết. Mà cái này nhiều người đã bàn bên [1] tôi xin dừng lại. Avia 03:32, 13 tháng 5 2005 (UTC)
Tôi thấy dùng google hits để định giá trị lịch sử của một nhân vật là một cách định giá yếu nhất. Trước nhất nó sẽ nghiêng (bias) cho những nhân vật cận đại và phổ thông (tôi chắc là, trong lãnh vực âm nhạc, có nhiều hits cho Britney Spears hơn là cho Josephine Baker, nhiều cho Céline Dione hơn cho Dame Kiri Te Kanawa). Thứ hai, khi chúng ta hiểu cách làm việc của bộ máy tìm kiếm của Google, chúng ta sẽ biết ngay là giá trị cho bởi Google chỉ là một giá trị tại một thời điểm. Nhiều khi nó không có một "giá trị thật" (inherent value) nào ngoại trừ "giá trị gán ghép" (perceived value) được người khác cho.
Một trong những điều hay của lối làm việc theo kiểu Wikipedia là cách dùng consensus. Consensus có thể dùng theo nghĩa "positive" (tích cực) của nó -- đó là chủ động đề nghị, hay bỏ phiếu, về giá trị của một mục đề. Consensus cũng có thể dùng theo nghĩa "negative" (tiêu cực) -- đó là không thèm để ý đến những mục đề quá rõ là chỉ có một giá trị nhỏ' mà trường hợp Nguyễn Danh Tú là một. Có nhiều bài viết về vài nhân vật và tổ chức gần đây tôi nhận thấy người viết có mục đích dùng Wikipedia tiếng Việt làm diễn đàn cho họ. Nhưng họ rất khôn và che giấu mục đích bằng cách lợi dụng sự "mở" của cộng đồng này. Nếu chúng ta tiếp tục tranh cãi hay thảo luận thì họ càng có lý do để làm thêm. Do đó, tôi đề nghị là đừng để ý đến họ: đừng cho họ thêm diễn đàn để họ có dịp viết thêm, đừng cho họ thêm tai của chúng ta để họ có lý do để nói thêm...
Mekong Bluesman 08:26, 13 tháng 5 2005 (UTC)

Tôi chỉ xin nhắc: trường hợp Trần Hưng Đạo đã có ghi trong sử liệu trong nước lẫn ngoài nước. Như vậy theo tiêu chuẩn đầu tiên thì đề tài này đủ tiêu chuẩn rồi. không cần xét tới WEB page (Vả lại người thời đó chưa có phương tiện thông tin như Internet chứ nếu Internet hiện hữu lúc đó thì chắc chắn số records cuả ông còn cao hơn cuả Nguyễn Vũ Bình hay Nông Đức Mạnh nhiều lần:)

Còn nếu muốn kiếm đề tài Trần Hưng Đạo mà bỏ đi các tên đường phố ngày cả số nhà thì dùng từ khoá
"Trần Hưng Đạo" -đường -Đường -phố -Phố -"số nhà"

Cái tiêu chuẩn khi đưa ra tôi đã tính đến trường hợp các nhân vật lịch sử. Do đó chỉ cần nhân vật hay tổ chức thoả mãn 1 trong các điều khoản được ghi trong mỗi chấm đầu dòng. Google hits chỉ dành cho trường hợp các nhân vật hiện đại nổi lên quá nhanh chưa có sử liệu ghi kịp thì chỉ dựa vào đó đánh giá về "tầm mức được nhiều ngưòi biết tới" chứ không phải để truy cứu giá trị lịch sử cuả sự kiện hay người. Thí dụ một hiện tượng A mà trong WEB có hơn 100,000 record thì có nghĩa là hiện tưọng đó đã có khoảng hơn 1,000,000 người bìét tới thì dù muốn hay không nhân vật hay sự kiên này đã đủ đáng đưa vào từ điển không phải vì tầm mức lịch sử mà vì nó phổ biến thành 1 "hiện tượng" mà quá nhiều người biết. Đã thế thì nhiệm vụ cuả từ điển là giải thích hiện tượng đó chứ không phải bóp méo nó hay nâng niu nó. Theo tôi đây là thái độ trung lập cuả một từ điển.

Võ Quang Nhân 13:09, 16 tháng 5 2005 (UTC)

Nhưng nếu một nhân vật không có trong sử sách, tôi tin rằng họ sẽ không đủ điều kiện 100000 hits để vào vi.wikipedia. Rất ít tên người Việt hay từ tiếng Việt có nhiều hơn 100000 hit lắm. Dung Nguyen 23:29, 16 tháng 5 2005 (UTC)
  • Nông Đức Mạnh: 82000
  • Lê Khả Phiêu: 10100
  • "Trần Đức Lương" 19700
  • Đỗ Mười: 21300
  • Võ Văn Kiệt: 25700
  • Tôn Nữ Thị Ninh: 41700
  • mèo: 50000
  • chó: 99100
  • hổ: 96400
  • rắn: 81900
Anh Nhân đưa ra tiêu chuẩn là những gì có nhiều người biết thì đáng đưa vào từ điển. Tiêu chuẩn này đúng nhưng theo tôi là không đủ, vì tiêu chuẩn ấy đặc trưng cho những bộ từ điển hoàn chỉnh như Britannica hay World Book. còn Wikipedia lại khác căn bản, nó là từ điển sống, luôn luôn cập nhật. Vậy thì Wikipedia không chỉ có những gì phổ biến, mà còn nên có những cái mới, thậm chí đi trước người ta càng tốt. Nếu lấy số google hits làm chuẩn thì chúng ta sẽ chỉ chạy theo sau người ta. Avia 01:10, 17 tháng 5 2005 (UTC)

viết hơi dài xin đọc kĩ cho

Theo tôi, con số hit có thể chỉnh lại: 12000 Cho người ở xứ chưa (hay mới bắt đầu) phát triển về ngành công nghệ thông tin (như VN, Lào, Mông Cổ Cu ba,...) hạ xuống
còn các xứ đã phát triển về công nghệ thông tin (như Nga, Mỹ, Ấn, Đài, Nam Triều Tiên, và Trung Hoa) thì giữ nguyên; nhất là các nước dùng Anh ngữ. Rõ ràng là mình chỉ dùng số hit theo một mức độ tưong đối.

Về chó, mèo... sở dĩ nó nhiều hơn là vì hiện tượng "piggy" tức là tin tức đi kèm nhau đây là tổng số lượng tin về chó cuả cả nước! Chứ nếu anh kiếm riêng record cuả tên từng con xem "chó Ki Ki" hay "chó Lu" hay "mèo Lami" (để trong ngoặc kép để báo máy truy tìm là mình tìm nguyên văn) thì tôi tin chắc 1000% là tất cả đều dưới 100 record:) thí dụ anh kiếm thử chữ "chị" đi xem có dưới 100,000 thì đem tôi ra đánh và duổi khỏi Wiki vì tội phân tích không trung thực. Thực ra trong informatics người ta dùng hiện piggy cho việc đánh giá chung.

Hiện tại Google là cái phương tiện mạnh, độc lập, và nhanh nhất về truyền thông nên nếu không dùng nó thì tôi thấy khó kiếm được công cụ nào hỗ trợ nhanh hơn.

Có một "option" cũng khá mạnh: dựa vào các thông tin cuả các hãng thông tấn lớn (thì cũng nhanh lắm) Tuy nhiên có cái không tốt là các hãng thông tấn thường có lập trường chính trị riêng nên khó tránh khỏi bị lệch (thí dụ "hiện tượng" kinh koran cuả Ả Rập" vưà qua). Bởi vậy, nếu như các bạn có được một thước đo nào công bằng hơn thì hãy đề nghị thay thế cái Google.

Có thể dùng một cách nào đó: thí dụ thay vì google 1000 record thì chỉ cần 6 hảng thông tấn lớn (mà mình phải định nghiã) cùng đưa tin thì cũng đủ tiêu chuẩn!

Tôi chỉ nêu các thí dụ để mình thay đổi cho chính xác thôi chứ con số hit sẽ phải tuỳ nưã.

Chưa kể đây chỉ là điều kiện "cần" còn có tồn tại hay không 1 người nào đó chịu viết thành một bài và đăng lên Wiki lại là chuyện khác. Đây chỉ dùng để lọc bỏ bớt các bài viết dùng để lợi dụng Wiki cho ý đồ riêng tư cũng như để cho thấy tính khách quan cuả 1 tiêu chuẩn thôi. Tôi chỉ hy vọng các anh chị điều chỉnh lại cho hợp và tránh khỏi các tranh cãi vô ích cho các bài viết về nhân vật và các tổ chức về sau.

Còn nữa điều 4. trong cái tiêu chuẩn tạm nêu trên có ghi trường hợp nếu vẩn có người muốn viết 1 dề tài (mới và đi trước thời đại như bạn Avia muốn) thì vẩn có thể yêu cầu cho bỏ phiếu thuận cuả các thành viên trong ban quản trị. Như vậy quyền hành cuả ban quản trị là để đem thêm "tính người" vào chứ đâu có bỏ hoàn toàn.

Võ Quang Nhân 20:04, 17 tháng 5 2005 (UTC)

(tôi không hiểu sao cái Wiki nó lại cắt mất information? nên tôi phải copy lại)

Ý tôi khi nêu ra các ví dụ chó, mèo, v.v. là cho thấy ngay cả các từ thông dụng trong tiếng Việt cũng không có đủ 100000 hit. Tôi ủng hộ 12000 hit cho các nước phát triển. Dung Nguyen 21:03, 17 tháng 5 2005 (UTC)

Anh Võ Quang Nhân ạ, nếu cần bỏ phiếu xoá một mục từ nào đó thì không riêng các quản trị viên, mà tất cả các thành viên đều có quyền tham gia.

Xin hỏi khi đưa ra 1 con số, ví dụ 12000, chúng ta lấy gì làm căn cứ, Như ông Lê Khả Phiêu chỉ có 10000, vậy thì rất rất rất nhiều nhân vật đương thời còn ít nữa, lại phải bỏ phiếu suốt ngày. Thực ra những trường hợp tranh cãi đâu có nhiều, nói thẳng ra là chỉ có mấy ông Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình... nhiều lắm là ba chục người (căn cứ theo bài nghiên cứu của giáo sư Zachary Abuza, tóm lược trên BBC) vậy mà phải đưa ra tiêu chuẩn để làm phức tạp thêm.

Avia 01:58, 18 tháng 5 2005 (UTC)

Tôi nghĩ Avia đọc chậm lại 1 tí đi. Số 12000 vẩn không vưà cho nước ta thì dùng 6000 hay bất kì số nào vưà phải. Các nhân vật và tổ chức ỏ vùng mà tin hoc đã mạnh thì con số 12000. còn trong nước thì số này phải hạ xuống nhiều. Một chuẩn mực phảio dựa trên statistic chú không thể nói miệng. Chỉ vì đây là sơ thảo nên phải điều chỉnh.
Vấn đề không phải là 1 cá nhân ông A hay B. Vấn đề ở chổ bạn có đủ khách quan và độc lập hay không? Nêú chỉ dựa vào ý kiến hiện tại cuả những người tham gia thảo luận thì không có gì đáng để bàn nhưng nếu về lâu về dài... Có nhiều nghìn người khác vào đọc...Bạn có tin chắc là ý kiến cuả bạn để loại bỏ 1 bài là khách quan hay không hay l chỉ do con tim cuả bạn nói lên ?
Tôi không thấy cái tiêu chuân nó phức tạp vì hết hơn 95% là không cần cứu xét tới nó. Về giáo sư này hay GS nọ ra ý kiến thì đó là ý kiến tham khảo. Bạn có chắc chắn 100% là ý kiến cuả GS mà bạn nêu là không có ảnh hưởng xu hướng chính trị riêng sau lưng không?
Tôi không nghĩ "Nguyễn Vũ Bình" Chỉ có 30 chục người biết tới. Cái này tôi biết rõ là anh chỉ dựa vào các nguồn tin tiếng Việt còn tiếng nước ngoài thì sao tôi cho anh biết con số cuả Ông này lên đến khoảng 10000 cho các thứ tiếng khác nhau Như vậy có đủ tin rằng ông này được nhiều người trên thế giới biết tới hay không là tuỳ ở Avia vậy! (Còn Nông Đức Mạnh là hơn 29,000 trang). Một ý kiến cuả tôi mà không bao giờ anh kiểm chứng được thì có lẽ vài triệu người biết tới "Nguyễn Vũ Bình" và ông Nông Đức Mạnh" thì chắc hơn 50,000,000. Ngay cả người ít nghe tin tức như tôi mà vẩn còn nghe mấy cái tên này trên tất cả các đài truyền thông không cứ gì đài có tiếng nói Việt Nam. Vấn đề ở chổ là mình ghét 1 người hay tổ chức thì mình muốn lọai bỏ hay mình nên để với sự kiểm nghiệm lại thật chẽ cuả các tiêu chuẩn vô vị lợi và kiểm lại các sự kiện được nêu trong 1 bài là đúng hay sai. Nếu sai thì có thể loại bỏ đi các chi tiết không trung thực. Và ngược lại, ngưòi mình thích thì mình cứ đưa vào cho mọi người kiểm soát.
Đây là cũng lơi cuối cuả tôi, không thể mất nhiều thì giờ bàn cãi mà không tới đâu nưã. Xin các bạn chỉ việc ghi rõ tán thành hay phản đối và lấy đa số bi^ểu quyết. Riêng con số hit sẽ chỉnh lạitheo đề nghị là 8000 cho các nước chậm tiến.
Tôi không muốn biến sự bàn cảì cuả người khác thành sự bàn cãi vô ích ở đây cho mọi người và cuả tôi:).
TB: Khi kiếm số trang viết về 1 tổ chức hay một nhân vật bằng Anh ngữ và Việt ngữ thì tối thiểu sẽ tìm ra theo công thức thí dụ dùng từ khoá "Lê Chí Quang" OR "Le Chi Quang" thi Con số tìm được cho Lê Chí Quang là 11,300
Dĩ nhiên, công thức trên sẽ thiếu các record trong tiếng Hoa, Nhật, Ả Rập... Dông thời sẽ thiếu tên viết theo lối ngược (Quang, Le Chi chẳng hạn) nhưng số này khá nhỏ có thể bỏ qua.
Ui chao tui wên, con số đúng cuả Le khả Phiêu là 10,800
Võ Quang Nhân 19:08, 18 tháng 5 2005 (UTC)

Rất tiếc tôi đã viết không chuẩn xác lắm khiến anh Võ Quang Nhân hiểu nhầm là tôi nói Nguyễn Vũ Bình nhiều lắm là ba chục người biết. Xin anh vui lòng đọc lại 1 lần nữa câu tôi viết: "Thực ra những trường hợp tranh cãi đâu có nhiều, nói thẳng ra là chỉ có mấy ông Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình... nhiều lắm là ba chục người (căn cứ theo...)", và xin đọc chậm lại 1 tí, sẽ hiểu đúng ý tôi là những trường hợp tranh cãi... nhiều lắm là ba chục người, tức là chỉ vì 30 trường hợp tranh cãi mà phải đặt ra tiêu chuẩn thì có đáng chăng? Nếu anh chịu khó nhìn qua bài viết của GS Abuza sẽ thấy ông này nói VN có 25 người đối lập, đấy là căn cứ con số 30 của tôi. Thực sự chỉ có tranh cãi về mấy ông ấy, còn những mục từ như Nguyễn Danh Tú thì bị biểu quyết xoá ngay, vì quá rõ là chưa có gì đáng đưa vô cả.
Về con số cụ thể, chẳng phải anh Nhân cũng đưa ra theo cảm tính và sẵn sàng sửa lại đó sao. Nếu tôi đề nghị con số 1000 cho các nước đang phát triển thì anh nói sao? Để thuyết phục hơn và có 1 con số khả dĩ tham khảo được, phiền anh Nhân thử đưa ra 1 trường hợp có thể tranh cãi, rồi google xem được bao nhiêu hits? (miễn các nhân vật đối lập, vì mấy ông này đã có các tổ chức quốc tế nói tới)

Tôi tạm rút biểu quyết phản đối, chờ anh trả lời.

Avia 07:52, 19 tháng 5 2005 (UTC)

Theo cá nhân tôi, chỉ có các nhân vật tạm coi là đối lập với chính quyền hiện nay là gây tranh cãi nhiều nhất (nhóm A), còn các nhân vật đã thuộc về lịch sử thì có thể gây tranh cãi ít nhiều song có lẽ ít căng thẳng hơn nhóm trên (nhóm B), do vậy vấn đề này có lẽ chỉ nên giới hạn đối với các nhân vật thuộc nhóm A.
Ví dụ, khi tôi tìm kiếm với cụm từ "Lê Văn Thịnh" thì rất ít, tại thời điểm hiện nay, có không quá 627 hits, còn nếu theo từ khóa "thái sư Lê Văn Thịnh" thì chỉ có 55 hits. Như vậy, theo tiêu chuẩn nào cũng không đạt. Tuy nhiên, thái sư Lê Văn Thịnh dưới thời nhà Lý là một người mà hiện nay giới sử học đã có cách nhìn đúng đắn hơn về ông. Điều này khá phù hợp với nhiều chi tiết lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, tài liệu viết về ông quá ít, do trước đây ông bị coi là nghịch thần, có ý định hãm hại vua (trong vụ án hồ Dâm Đàm - tức hồ Tây ngày nay) (một điều khá hoang đường là người ta lại dễ dàng tin là ông hóa thành hổ để định ăn thịt vua). Ngay cả Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ toàn thư 3, kỷ nhà Lý) chép về ông cũng rất sơ lược (chỉ có 3 đoạn ngắn) và có lẽ không đúng về sự kiện năm 1096. Nên biết rằng ông đỗ trạng nguyên năm 1075 và chỉ sau 10 năm đã trở thành Thái sư. Như vậy, không thể là một người tầm thường mà rất có tài-nhất là trong lĩnh vực kinh bang tế thế. Theo các phân tích gần đây, sự việc năm 1096 liên quan đến việc ông định cải cách chế độ quan trường cũng như định loại bỏ bớt đặc quyền sở hữu ruộng đất của quan lại, giống như Vương An Thạch bên Trung Quốc nên điều này làm cho giới quan lại lo sợ bị mất bớt quyền lực cũng như tài sản, kết quả là một trò bịp bợm để mưu hại ông. Vậy thì ông có xứng đáng có chỗ đứng trong Wikipedia tiếng Việt hay không?
Vương Ngân Hà 09:12, 19 tháng 5 2005 (UTC)

Thái sư Lê Văn Thịnh dù sao cũng có tên trong quốc sử rồi, vậy là đưa vào được. Tôi google để so sánh mức độ phổ biến của 4 nhân vật đương đại, trong đó 2 người không trực tiếp dính đến chính trị:

  • Lê Khả Phiêu: 10800, bỏ những kết quả trùng lặp còn 557
  • Lê Chí Quang: 11600, bỏ trùng lặp còn 392
  • Trần Văn Giao: 1770, bỏ trùng lặp còn 120
  • Tăng Minh Phụng: 859, bỏ trùng lặp còn 152

(khi dùng Google, xem trang kết quả cuối cùng sẽ có con số này)

2 người sau là bị án kinh tế, bị đưa ra xét xử khá là ồn ào, hậu quả họ gây ra khá là nghiêm trọng, thu hút sự chú ý của dư luận. Tuy nhiên theo thiển ý thì Trần Văn Giao chẳng qua là một tay đầu cơ và lừa đảo như vô khối tay khác, không đáng đưa vào; còn Tăng Minh Phụng là một nhà tư sản đã gây dựng được cơ ngơi lớn (may xuất khẩu và bất động sản), từng được báo chí trong nước và cả ngoài nước tung hô, có thể xét đưa vào từ điển.
Đại khái tham khảo như vậy thì xin lấy số hits sau khi bỏ những kết quả trùng lặp còn 100 được chăng?

Avia 10:26, 19 tháng 5 2005 (UTC)

Tôi không tranh luận nưã nhưng có lẽ nên giải thích thêm tí về ngành kỹ nghệ thông tin Internet.

Tôi cho rằng anh lại đánh giá chưa đầy đủ về vấn đề trùng lập: Nếu nói một đề tài đưọc người ta đăng lại hay trích 1 phần thì mình cho là trùng lặp hoàn toàn đúng nhưng loại bỏ sự trùng lặp trong việc đánh giá là sai. Vì sao? Có lẽ phải dùng các kiến thức thông tin dạng đơn giản hoá để giải thích như sau:

  1. Các trang WEB nước ngoài rất tôn trọng bản quyền cuả hảng đưa tin nên họ dăng lại nguyên văn hay trích lại do đó anh thấy nó ít. Dầu sao, việc này không hề ảnh hưởng chi đến "Nhân vật hay tổ chức A" đó được bao nhiêu người biết tới.
    Cái chính là, tôi thí dụ: trang WEB X có 10,000 độc giả cuả địa phương P(trong đó có m% sẽ để ý tới tin A), trang Y cuả điạ phương Q, có 15000 đọc giả (và khoảng n% sẽ để ý tới tin A) Cả hai trang X và Y bây giờ cùng đăng lại 1 tin A cuả hãng thông tấn Z. Như vậy, thử tính xem bao nhiêu người biết tới tin A ?. Trả lời câu này thì sẽ thấy mức độ tạm gọi là "nổi tiếng" cuả một người khi đánh giá qua các phương tiện truyền thông cần những gì!
  2. Ngay cả các trang khác nhau, liệu họ lấy tin tức từ đâu? Tôi không tin là họ có nhiều chổ khác nhau để lấy tin (thí dụ trường hợp cuả mấy ông bất đồng chính kiến cuả Việt Nam, theo tôi có lẽ chỉ có vài tổ chức như là phóng viên không biên giới, hội văn bút thế giới (hay quốc tế), hoặc giỏi lắm là vài phóng viên cuả vài hãng thông tấn là có thể tìm ra các nguồn tin về mấy ông đó. Như vậy, ngay cả 1 vài trăm tin mà Avia đã lọc ra, thì thu gom lại chỉ chừng có vài tin nguồn mà thôi!
  3. Hiện tượng càng "nóng" bao nhiêu thì nó được bùng lên trong Internet càng lẹ bấy nhiêu và dĩ nhiên nhiều khi chỉ cần 1 mẫu tin rất nhỏ cuả AP có thể sẽ được trích dịch, diển giải, hay đăng lại cuả nhiều ngàn trang WEB trên toàn thế giới. Và do đó, càng nhiều người biết, dùng máy truy tìm là để đánh giá mức độ "chú ý" cuả tất cả phương tiên truyền thông hiện tại về 1 "hiện tượng". Nghiã là đánh giá mức quan trọng cuả hiện tượng (và cuối cùng là mức độ nổi tiếng cuả hiện tượng đo.)
  4. Hôm nay chỉ có vài chục ngưòi trong nước, nhưng làm sao phân xử cho các tổ chức và nhân vật cuả hơn 160 nước trên thế giới đây ? Anh Avia vẩn muốn trang WEB này đi truớc cả thời đại nhưng nếu không có một tiêu chuẩn khách quan (ở ngoài con tim cuả mỗi cá nhân) thì làm sao cho phép tên cuả một tổ chức hay cá nhân nước ngoài vào trong Wiki này mà chưa chắc các thành viên quản trị cua Wiki đều biết tới họ. Nếu đem các tổ chức nhỏ xíu vào thì hoá ra Wiki quảng cáo cho họ và làm giảm uy tín Wiki còn nếu quá bảo thủ thì chắc... chỉ có các tổ chức tầm cở quốc tế là đáng đem vào wiki còn các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận và đặc biệt là các "hiện tượng" mà có đủ nhiều người biết tới thì lại không được để vào từ điển. Không xét tới công hay tội mà thoe tôi quan trọng hơn là tính trung thực cuả thông tin cho trong từ điển
  5. Tôi thú thật tôi cũng hơi bất ngờ khi tìm ra "Lê Chí Quang" cũng được nhiều nơi trên thế giới đăng tải tin về anh ta tương đương với "Trần Đức Lương". Nhưng không vì thế mà xoá bỏ mấy ông này hay nọ thay vì thêm vào các nhân vật bị thiếu. Sự "nổi tếng" này nằm ngoài ý tưởng cuả tôi.
  6. Về các nhân vật "cận đại" chắc chắn vì thời gian các ông này "nổi tiếng" chưa có phương tiên Internet, và nếu có cũng chưa phổ biến nên không nên dùng nó để đánh giá Mặc dù nhiều trường hợp nó vẩn OK (thí dụ: Hoàng Xuân Hãn có 1990 hits, "Thế Lữ" thì lên đến 4310 hits, còn "Bảo Long" (sau khi lọc bỏ những trang không nói về nhân vật lịch sử này) chỉ có 161 hit thôi Mặc dù ông này được in trên mấy con tem)

Đọc nhiều viết nhiều thi nhức đầu thêm, tôi mong có xong 1 tiêu chuẩn để loại bỏ các đề tài không đáng in trong Wiki thôi còn việc đó là ai, tổ chức nào hay hiện tượng gì thì tôi không thiết tới. Vả lại điều kiện này chỉ dùng đến sau khi các điều kiện khác đã hoàn toàn failed!

Về con số hit thì chỉ nên chỉnh nhưng không nhất thiết phải lọc sự trùng lặp-. Vì chính sự trùng lặp cho thấy mức độ quan trọng cuả hiện tượng (nên mới được người ta đem ra nhắc tới nhắc lui). Thực sự cái vấn đề tôi thấy ở đây là việc dùng Google chỉ nói lên được tính "Nổi tiếng" tầm cở toàn cầu chứ nó không đúng cho địa phương. Nghiã là số hits sẽ đo được độ rộng khắp cuả một hiện tượng nhưng không đo được độ rộng khắp trong nước Đại Cồ việt bởi vì nước Nam Ta còn quá nghèo nên không có quá 10% người xài Internet và do đó xử dụng Internet chỉ có thể đánh giá "vị trí cuả "hiện tượng" đối với nhiều nơi trên thế giới chứ không thể bên trong nội bộ xứ An Nam.

Dầu sao hy vọng trong tương lai, số người dùng Internet sẽ tăng nhanh.

Có lẽ dùng 3000 -> 5000 là số hits khả quan. Tôi sẽ thử vài nhân vật hiện đại nào chưa được các tổ chức quốc tế công nhận

  • "Tran Do": 8120
  • "Nguyen thi Lan Anh" 1180
  • "Phan Dien" 3370
  • "Bui Tin" 7160, chưa xem lại có trùng tên hay không?
  • "Nguyen van An" 19600
  • "Le Hoang Quan" (ông này lạ: Phó BT than`h uỷ TP HCM) 336
  • "Truong My Hoa" 4650 bà phó chủ tịch nước ít được người nước ngoài biết tới (bà ta ít đi công du!?) nhưng đâu có failed vì bà ta đã được tổ chức cấp quốc gia công nhận
  • "Nguyen Huu Tin" 653 ông này lạ (Phó chủ tịch UBND TP HCM?)

Trường hợp nếu không muốn dùng tiêu chuẩn này cho nhân vật trong nước thì hiện tại chưa có ai chống nó để áp dụng cho người nước ngoài. Anh Avia có định chống hay thuận để đánh giác các hiện tượng ngoài VN?

Võ Quang Nhân 17:04, 19 tháng 5 2005 (UTC)

Okie, tôi đồng ý không lọc bỏ kết quả trùng lặp nữa. Nhưng đề nghị số hít là 1000 thôi (dĩ nhiên đối với các nước đang phát triển).
Bây giờ nói tới một nhóm khác: 1 viên chức chính quyền địa phương có được đưa vào không (vì ông nào cũng được quốc gia công nhận!)? Có lẽ người đứng đầu 1 tỉnh (các nước XHCN như VN có 2 người: bí thư tỉnh uỷ + chủ tịch UBND tỉnh) là được, vì có giá trị tra cứu. Đối với cấp thấp hơn thì phải có thành tích (hoặc phản thành tích!) nổi bật cụ thể.
Với các đối tượng ngoài Việt Nam, tôi không coi trọng việc áp dụng tiêu chuẩn, chắc chả ai dùng Wiki tiếng Việt để quảng cáo cho một tổ chức ở bang Rhode Island chẳng hạn (cũng có thể, nhằm tăng số hits ?).
Avia 01:57, 20 tháng 5 2005 (UTC)

OK số 1000 là vưà chỉ sợ không có đủ người vô dữ liệu cho từ điển thôi.

Tui lại nghĩ ngay là anh sẽ đề cập chuyện này. Đúng vậy theo tôi không nên quá khe khắc:

Để cho đầy đủ hơn đề nghị xét theo 4 ngành: Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp, và Đảng Phái:

  1. Về Lập Pháp: Tất cả các nhân vật quốc hội cuả mọi thời gian nếu có dữ liệu thì nên cho vào. Từ cấp tỉnh/TP (trở lên) nếu có.
  2. Về Hành Pháp: Cấp tỉnh trở lên (Các Uỷ BAN Nhân Dân TP. và tỉnh)+ các bộ trưởng (hay tương tương bộ trưởng)
  3. Tư Pháp: Các Ông toà có chức vụ thẩm phán toà án TP/tỉnh trở lên. Riêng các luật sư thi Phải là luật sư có giỏi có tiếng được đăng tên trong các hãng thông tấn quốc gia hay quốc tế (vi dụ ông đã bào chưã thành công vụ O.J Simson cuả nước Mỹ)
  4. Về Đảng (Phái):
    Các nước đa đảng: chức vụ trong Đảng từ cấp tiểu bang trở lên.
    Đối với các nưuớc theo chế độ độc Đảng: toàn bộ nhân vật trong UB Trung Ương cấp quốc gia cuả mọi thời kì. (vì có thể họ có chức trong dảng nhưng lại không có ghế trong chính quyền)

Còn các nhân vật thấp hơn

  1. Theo tôi các nhân vật này cần được đánh giá bằng tiêu chuẩn thông thường. Nếu họ nổi tiếng thì tự động các hệ thống thông tin sẽ lên tên người này nhiều. Và theo đó mà xét.
  2. Riêng các tiêu chuẩn đưa ra bị thiếu 1 chút: Nếu 1 tổ chức hay cá nhân lập được một kỉ lục được công nhận cấp quốc gia thì cũng đủ đưa vào không cần xét tới các tiêu chuẩn nào nưã.

Cái khó ở đây là làm sao kiểm nghiệm được sự trung thực cuả các tên mới được viết vào để tránh lạm dụng trong tương lai.

Còn nưã anh Avia hơi chủ quan đấy,cái thị trường hơn 80 triêụ người Việt là không nhỏ đâu chẳng qua tại Wiki chưa đủ tầm cở để họ ngó tới thôi. Vả lại tiêu chuẩn là để dẹp bỏ hết các tranh luận bất hoà vô ích làm mất uy tín cuả Wiki chứ không nhắm vào ai hết.

Võ Quang Nhân 19:06, 20 tháng 5 2005 (UTC)

Như vậy tôi đã điều chỉnh lại cho hơp lý hơn. các bạn hy đọc tiêu đề đây để xem có ai thêm bớt gì nưã không. Võ Quang Nhân 13:31, 21 tháng 5 2005 (UTC)

Trung Quốc có 1,2 tỷ người, trong đó 87 triệu dùng Internet (<10%). Dung Nguyen 20:13, 21 tháng 5 2005 (UTC)

Tỉ lệ 40% là quá cao tôi ghi không đúng. 20% số người dùng computer thôi (và đã sửa lại) nhưng các khó là các statistic lại chỉ kiểm nghiệm Internet

Một điều nưã, là các tiêu chuẩn không có tính hồi tố (tức là nó chỉ áp dụng 1 lần cho 1 chữ tại một thời điểm và cũng không đem ra áp dụng lại cho các danh từ đã được mọi người bỏ phiếu (để tránh sự áp dụng luật 2 lần cho một đề tài tranh cãi vô ích)

về China như vậy thì tôi lầm. Đưa Trung Quốc xuống nước yếu về tin học mới đúng (không ngờ nước họ "to đùng" kinh tế lại đứng vị trí cao mà "tin học họ...ẹ quá". Dữ liệu anh cho là vào lúc nào? Mỗi năm họ thay đi rất nhanh.

Đây là dữ liệu trên Market Report

Over the last six months the numbers of computers connected to the Internet and the number of Chinese 'netizens' both rose by 29 percent to nearly 21 million and 60 million respectively

Nghiã là họ có 60 triệu người xài máy trong vòng có 6 tháng! Đó là chuyện cuả đầu năm 2003.

Còn đây là dữ liệu mới nhất: Cuối năm 2004. tôi trích từ bảng CNNIC data đăng trên [2] cuả trang China today.com chắc chắn là dữ liệu được công nhận

End of 2004 (Trung hoa có) 94 million (internet account), 41.69 million (computer nối mạng), 430,000 (WEB site), và 669,000 (domain)

Theo con số này (94 triệu) thì nó đã cao hơn con số 87 triệu một ít và tỉ lệ này tăng nhanh chóng mặt (vì nó chạy theo đà tăng quá lẹ cuả kinh tế TQ) Theo cái đà này chỉ cần đến cuối năm nay họ sẽ có đến hơn 20% thần dân biết dùng Internet.

Đề nghị xem lại điều 4: nếu đưa ra biểu quyết thì có cần đến 2/3 tán thành không. Hình như trước nay những vấn đề biểu quyết chỉ cần quá 1/2 thôi mà.

Avia 01:11, 21 tháng 6 2005 (UTC)