Thảo luận Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Việt
Thêm đề tàiNhững nguồn có tranh cãi
[sửa mã nguồn]Tạp chí nước Đức
[sửa mã nguồn]Tạp chí nước Đức có phải là nguồn tự xuất bản? Theo ThiênĐế98 thì đây là "nguồn yếu" ([1]). Nếu đã yếu thì đối với những bài viết tiểu sử người sống có nên loại bỏ ngay ra khỏi bài? B nhắn gửi 16:20, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)
- @Buiquangtu: Thiên Đế đã bảo là nguồn yếu rồi mà sao bạn vẫn thêm vào danh sách này? [2] Bổ sung nguồn vào danh sách trong khi chính mình cũng không biết nguồn đó có đáng tin cậy hay không, là vô trách nhiệm. BăngTỏa (thảo luận) 17:20, ngày 29 tháng 12 năm 2020 (UTC)
Đây là blog, không phải đơn vị xuất bản. DangTungDuong (thảo luận) 17:35, ngày 29 tháng 12 năm 2020 (UTC)
RFA?
[sửa mã nguồn]Đài Á Châu tự do nhằm mục đích chống phá chính quyền hiện hành ở những nước nó hướng đến. Thiên lệch như vậy theo tôi khó có thể xếp vào "đáng tin cậy". Caruri (thảo luận) 17:06, ngày 29 tháng 12 năm 2020 (UTC)
- @Caruri: Mục đích chính thức của đài này không hề nhắc đến việc "chống phá" mà là "đem lại thông tin xác thực và kịp thời". "Chống phá" là do các tổ chức chỉ trích RFA gán cho nó. Mặt khác, các nguồn với mục đích chính thức là "tuyên truyền đường lối, chính sách" của Đảng cầm quyền trong nước hiện hành vẫn được sử dụng như thường. Tôi nghĩ nên xét về việc nó có đội ngũ biên tập viên rõ ràng, có trụ sở rõ ràng, và có được các nguồn khác xem là nguồn đáng tin cậy hay không, hay hơn là các mục đích chính thức hay không chính thức của nó. NHD (thảo luận) 17:39, ngày 29 tháng 12 năm 2020 (UTC)
- Tự do ngôn luận là điều cần thiết, và thông tin trái chiều là điều cần được ủng hộ. Ở đây, bản thân RFA là một đơn vị lâu năm và có sản phẩm phát hành rõ ràng. Điều quan trọng đối với Wikipedia là thông tin xác thực và sản phẩm phát hành có được lượng khách hàng nhất định. RFA thỏa mãn. Còn nội dung nào "chống phá" là tùy góc nhìn người biên tập. DangTungDuong (thảo luận) 17:48, ngày 29 tháng 12 năm 2020 (UTC)
Các nguồn doanh nghiệp
[sửa mã nguồn]Bản thân tôi thỉnh thoảng vẫn sử dụng các nguồn doanh nghiệp như Elle, L'Officiel,... vì đó gần như là nguồn duy nhất của về thời trang do những người am hiểu về chủ đề này viết nên. Đây vốn là các tòa báo lớn trên thế giới, tuy nhiên phiên bản tiếng Việt thì nội dung hầu hết đều tự tổng hợp (có cả "tự sướng"), thậm chí cả quảng cáo. Mọi người có thể trao đổi thêm về việc sử dụng những nguồn này. DangTungDuong (thảo luận) 17:33, ngày 29 tháng 12 năm 2020 (UTC)
Nguồn công văn
[sửa mã nguồn]Khi nào thì được sử dụng nguồn công văn của chính phủ? Xem thêm Thảo_luận:Bùi_Văn_Cường#Về_công_văn_của_Đại_học_hàng_hải và Wikipedia:Tin_nhắn_cho_bảo_quản_viên#Bút_chiến_tại_bài_Bùi_Văn_Cường. B nhắn gửi 16:20, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)
[3] Cập nhật Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy
[sửa mã nguồn]Thông qua quy định để tập hợp các nguồn tiếng Việt uy tín cần phân định ở đây. A l p h a m a Talk 00:34, ngày 15 tháng 11 năm 2020 (UTC)
Bổ sung
[sửa mã nguồn]Tôi đã thêm những nguồn rất chính thống trong nước, và phân loại theo các đơn vị truyền thông của Nhà nước + Bộ + ban/ngành/đoàn thể + báo cấp tỉnh thành phố,... Danh sách báo cấp tỉnh còn rất dài, nhưng có thể tự hiểu được trong phạm vi này. Tôi thấy các doanh nghiệp truyền thông còn nhiều điều cần tranh cãi, ngay cả với VnExpress hay Zing vẫn có nhiều bài quảng cáo, không có nội dung, lá cải... Mong mọi người tiếp tục thảo luận. DangTungDuong (thảo luận) 16:37, ngày 29 tháng 12 năm 2020 (UTC)
- Những bài báo mang tính chất quảng cáo/PR/lá cải của VnExpress hay Zing (hay bất cứ báo nào trong danh sách này) nên được sàn lọc theo cách "case by case basis". Trong các trường hợp bình thường, các nguồn trong danh sách này nên được mặc định là có thể chấp nhận được. Đó cũng là "mục đích" của danh sách này, nếu không thì danh sách này hoàn toàn vô nghĩa. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:02, ngày 29 tháng 12 năm 2020 (UTC)
- @DangTungDuong: Hello anh, anh xóa nguồn tạp chí Forbes Việt Nam của em đi nhưng quan điểm của em là muốn giữ nó trong danh sách này. Mục đích của danh sách này là liệt kê những nguồn đáng tin cậy bằng tiếng Việt để mọi người có thể dựa vào đây an tâm viết bài, không nhất thiết chỉ bao gồm những nguồn do các cơ quan Việt Nam thành lập. Em nghĩ là các ấn phẩm quốc tế nhưng đã được xuất bản tại Việt Nam, viết bằng tiếng Việt, có tòa soạn, có đăng ký giấy phép với Bộ Thông tin & Truyền thông, không bị mang tiếng là lá cải hay lề trái/lề phải, và đặc biệt là có bản in giấy thì cũng đều là nguồn đáng tin cậy. BăngTỏa (thảo luận) 17:03, ngày 29 tháng 12 năm 2020 (UTC)
- Băng Tỏa Mình không xóa mà đẩy lên phần của bộ văn hóa (vì báo thuộc bộ) nhé bạn. DangTungDuong (thảo luận) 17:06, ngày 29 tháng 12 năm 2020 (UTC)
Không rõ có nên liệt kê nguồn theo dự án như bạn B liệt kê dự án Anime & Manga không. Lại còn liệt kê hết dự án của Wikipedia tiếng Việt vào đây nữa thì chỗ đâu ra cho đủ? Ai muốn thì tự vào dự án đó mà xem. BăngTỏa (thảo luận) 18:05, ngày 29 tháng 12 năm 2020 (UTC)
- Phiền quý thành viên DangTungDuong phân tích cho tôi rõ hơn tại sao hai nguồn baophapluat và PLO lại "không chính thống"? baophapluat trực thuộc Bộ Tư pháp còn PLO trực thuộc Sở Tư pháp TP.HCM. Không lẽ thông tin ghi trên các trang báo này đều là "giả mạo" chăng? ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 18:10, ngày 29 tháng 12 năm 2020 (UTC)
Nguyenhai314 Tôi động gì vào cái báo đó mà hỏi ? Quý với chả không quý ? DangTungDuong (thảo luận) 18:18, ngày 29 tháng 12 năm 2020 (UTC)
- Rất xin lỗi quý thành viên DangTungDuong vì đã không nói rõ dẫn đến hiểu lầm. Do vấn đề này không có gì to tát nên tôi chỉ có chút thỉnh cầu nhỏ để làm rõ hơn quyết định xóa đi hai trang web tôi thêm vào mà quý thành viên đã thực hiện. Nếu quý thành viên cho rằng hai wesite trên là những đường link "không chính thống" (như chính quý thành viên ghi trong tóm lược sửa đổi), tôi tự nguyện nhận sai sót về phần mình vì đã tự tiện thêm các đường link trên khi chưa có sự đồng ý của quý thành viên. Cá nhân tôi cảm thấy hổ thẹn vì trình độ non kém, học vấn chưa nhiều nên không thể sánh được với khối kiến thức cũng như tầm hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực báo chí mà quý thành viên sở hữu. Vì vậy, hy vọng quý thành viên hạ cố dành chút thời gian quý báu giải thích cho tôi được rõ hơn. Nếu có lời nào khiến quý thành viên phật lòng thì cho tôi xin lỗi trước. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 06:19, ngày 30 tháng 12 năm 2020 (UTC)
@DangTungDuong: Anh ơi, thời báo này https://thoibaokinhdoanh.vn/ có cơ quan chủ quản là Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thì có phải là nguồn đáng tin cậy chưa anh nhỉ? Em không rành nên mong anh cho ý kiến giúp em ạ? BăngTỏa (thảo luận) 18:44, ngày 29 tháng 12 năm 2020 (UTC)
Đề nghị
[sửa mã nguồn]Đề nghị các bạn khi thêm nguồn vào danh sách cần có một số nhận xét đi kèm (ví dụ chủ đề, các thảo luận về độ tin cậy của nguồn liên quan). Nếu các bạn cứ thích thì thêm, không thích thì bỏ thì cũng sẽ chẳng ai quan tâm đến cái danh sách này nữa đâu. B nhắn gửi 18:13, ngày 29 tháng 12 năm 2020 (UTC)
- Ai không quan tâm thì kệ họ. Danh sách này vẫn có giá trị của nó. Mỗi nguồn đều phải thảo luận thì biết bao giờ mới xong? Cứ việc thêm nguồn uy tín thoải mái. Nguồn nào có người phản đối thì đem ra đây (trang thảo luận) để thảo luận và tìm đồng thuận nguồn đó có uy tín hay không. Thêm nguồn tào lao thì rất dễ bị người khác bác bỏ bằng những luận điểm mạnh, lúc đó người thêm sẽ bị tắt đài. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:38, ngày 29 tháng 12 năm 2020 (UTC)
- Nếu không ai quan tâm thì dán ngay vào bản mẫu chào mừng thì thành viên mới ít nhiều cũng bấm vào để đọc. Lúc giải thích cho thành viên hiểu thế nào là nguồn tiếng Việt mạnh thì có thể dẫn liên kết tới danh sách để giải thích. нυấn roѕe có làм Tнì мớι có ăn 20:00, ngày 29 tháng 12 năm 2020 (UTC)
- Like Ý hay đó Truy Mộng. BăngTỏa (thảo luận) 20:48, ngày 29 tháng 12 năm 2020 (UTC)
- Nếu không ai quan tâm thì dán ngay vào bản mẫu chào mừng thì thành viên mới ít nhiều cũng bấm vào để đọc. Lúc giải thích cho thành viên hiểu thế nào là nguồn tiếng Việt mạnh thì có thể dẫn liên kết tới danh sách để giải thích. нυấn roѕe có làм Tнì мớι có ăn 20:00, ngày 29 tháng 12 năm 2020 (UTC)
Trang web Forbes Việt Nam
[sửa mã nguồn]Bên enwiki đã đồng thuận những bài trên forbes.com mà do contributor viết nên thì không đáng tin cậy, do không có ban biên tập kiểm duyệt (những nội dung do ban biên tập viết thì vẫn được coi là đáng tin cậy). Tôi không truy cập được trang web của Forbes Việt Nam nên không rõ có gặp tình trạng tương tự không. Nhờ các thành viên khác check giùm. Băng Tỏa 12:51, ngày 5 tháng 5 năm 2021 (UTC)
Trang elle.vn và elleman.vn là tạp chí hay mạng xã hội?
[sửa mã nguồn]Hiện tại nguồn elle.vn có trong "Danh sách nguồn đáng tin cậy" ở mục "Đơn vị trực thuộc doanh nghiệp tư nhân", tuy nhiên một người dùng vô danh đã xóa nguồn này khỏi 3 bài viết vì cho rằng là link spam. Phía dưới trang elle.vn và elleman.vn đều có thông tin: "Công ty TNHH Dịch vụ quảng cáo và truyền thông châu Á" và "Giấy phép thiết lập mạng xã hội [...]". Theo mọi người thì 2 trang web này có phải là tạp chí đáng tin cậy để sử dụng trên Wikipedia không? – Sugar2024 (thảo luận) 04:06, ngày 28 tháng 6 năm 2024 (UTC)
- Tôi thấy hai nguồn bạn nói trên không đủ tin cậy cho lắm. Xin mời @Nguyentrongphu cho ý kiến về hai nguồn trên. eunn (meta · phab) 04:17, ngày 28 tháng 6 năm 2024 (UTC)
- Đây là một trong số ít tạp chí về thời trang ở VN. IP muốn loại bỏ nguồn này thì mời log vào acc thật rồi tìm đồng thuận. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:48, ngày 28 tháng 6 năm 2024 (UTC)
Sputnik tiếng Việt?
[sửa mã nguồn]@Nguyentrongphu @SecretSquirrel1432 @Plantaest @Ayane Fumihiro @Băng Tỏa Không biết mọi người nghĩ sao về nguồn Sputnik tiếng Việt (với tên miền kevesko.vn) do chính phủ Nga sở hữu? Khác với nhiều tờ báo/hãng thông tấn do chính phủ quốc tế khác sở hữu gián tiếp hay trực tiếp thì Sputnik tiếng Việt lại không bị chặn ở Việt Nam. Cũng nên có phương án bổ sung vào danh sách này: hạn chế - cấm - đáng tin cậy? – Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 08:28, ngày 13 tháng 8 năm 2024 (UTC)
Nguồn này đã bị cấm ở nhiều quốc gia do có nhiều fake news. Tôi đã thêm nguồn này vào blacklist. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:12, ngày 13 tháng 8 năm 2024 (UTC)
Nguồn chính phủ
[sửa mã nguồn]Chắc cần ghi một câu gì đó đại loại "Các nguồn của chính phủ, các cơ quan thuộc chính phủ, do chính phủ và các cơ quan nhà nước phát hành đều là nguồn hợp lệ" cho nhanh gọn lẹ chứ liệt kê không nổi. Chính phủ VN có 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ, đều có trang web riêng và cơ quan ngôn luận riêng (báo hoặc tạp chí), tức khoảng 44 trang. Chưa tính các ủy ban bên Quốc hội. Chưa tính nhánh Tư pháp (tòa án tối cao và tòa án của 63 tỉnh thành). Chưa kể mỗi chính phủ địa phương đều có cổng thông tin điện tử riêng, có báo riêng, liệt kê hết hơn 120 trang không cần thiết lắm. Chưa kể các viện trong Thể loại:Viện nghiên cứu Việt Nam, tài liệu từ các viện này đều là nguồn hợp lệ (nếu không muốn nói là nguồn mạnh). Chưa tính Viện Kiểm sát các cấp. Chưa tính các cơ quan thuộc Mặt trận Tổ quốc (Đoàn TNCS, Hội Chữ thập đỏ...). – Băng Tỏa 00:07, ngày 29 tháng 9 năm 2024 (UTC)