Bước tới nội dung

Thảo luận Thành viên:Yongle

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Minhlinh36 trong đề tài Về xoá ở bài Nhà Minh

Hoan nghênh

[sửa mã nguồn]
Xin chào Yongle!

Wikipedia tiếng Việt đến nay đã có 1.293.963 bài, đó là kết quả đóng góp quý báu của rất nhiều thành viên trong Wikipedia, mà mọi người đều bắt đầu như bạn. Bạn đã khởi đầu rất tốt và mong rằng bạn sẽ mang đến những đóng góp có giá trị cho quyển bách khoa toàn thư mở này.

Mời bạn giới thiệu về bản thân tại trang thành viên:Yongle.
Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã ~~~~!.

Bạn hãy nhớ các nguyên tắc
không viết những gì không bách khoa,
không truyền lên hình ảnh thiếu nguồn gốc,
không vi phạm quyền tác giả.

Đầu tiên bạn nên mạnh dạn
thử mọi liên kết mà bạn muốn,
thử sửa bài thoải mái tại đây,
đề nghị giúp đỡ của bất cứ ai.

Những chỉ dẫn có ích: các câu thường hỏi, cách viết bài mới, soạn thảo bài, trình bày bài, sách hướng dẫn.
Welcome to the Vietnamese Wikipedia, and thank you for registering! If you do not speak Vietnamese, feel free to use our guestbook for non-Vietnamese speakers.

Lời khuyên cuối cùng, bạn hãy làm lần lượt: thử, đọc, hỏi rồi hẵng viết. Chúc bạn thành công.

  Avia (thảo luận)--08:59, ngày 30 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tên các bài về hoàng đế nhà Minh

[sửa mã nguồn]

Tôi tạm đổi lại các bài như Hoàng đế Sùng Trinh về tên cũ Minh Tư Tông. Vì hai lí do:

  1. Thống nhất về quy tắc đặt tên với các bài khác trong thể loại Hoàng đế nhà Minh
  2. tôi không thây thể loại hoàng đế nào lại có quy tắc đặt tên là Hoàng đế XYZ, wikipedia cũng nên có một quy ước nào đó thống nhất một chút.

Nếu bạn muốn thay đổi các kiểu đặt tên bài vua Trung Quốc hiện hành, mời bạn tham khảo các bài hiện có tại Thể loại:Hoàng đế Trung Quốc và bàn với các thành viên hay tham gia chủ đề lịch sử Trung Quốc, Thành viên:Trungda chẳng hạn, để thống nhất một quy tắc đặt tên.

Cảm ơn bạn. Tmct (thảo luận) 11:30, ngày 1 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bạn nên có sự thảo luận trước khi tự ý chuyển đổi tên bài viết về các vua nhà Minh như hiện nay. conbo trả lời 01:35, ngày 5 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin trả lời ý kiến của bạn:

Các vua Minh không hoàn toàn được biết đến như vậy. Các niên hiệu Thiên Khải hay Long Khánh không quen thuộc như miếu hiệu của mấy ông này. Minh Thái Tổ hay nghe hơn Hồng Vũ, Minh Thành Tổ hay nghe hơn Vĩnh Lạc. Trường hợp của Vạn Lịch, có lẽ vì câu chuyện cổ tích Đồng tiền Vạn Lịch của Việt Nam mà người Việt Nam thấy quen hơn Minh Thế Tông. Các vua nhà Minh chưa hoàn toàn có sự "quen gọi bằng niên hiệu" như các vua nhà Thanh: Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, Hàm Phong thì đúng là dễ nhớ là ai hơn là các miếu hiệu. Tôi xem một số sách sử (khá quy mô) của các sử gia Trung Quốc hiện đại soạn: "Đời tư các vị hoàng đế", "Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc" thì các vua Minh vẫn hay được gọi bằng miếu hiệu hơn: Anh Tông, Quang Tông, Hiến Tông, Nhân Tông...

Dường như theo xu hướng của Trung Quốc, các vua Việt Nam về sau này (nhà Nguyễn) cũng chỉ đặt 1 niên hiệu duy nhất, không thay đổi nhiều như thời Nguyên (Trung Quốc) hay nhà Hậu Lê (VN) trở về trước và do đó cũng hay được gọi bằng niên hiệu hơn.

Nhưng tôi cũng để ý thấy, dường như các vua bị phế hay "mất nước", do ít khi được đặt miếu hiệu (có nhiều trường hợp vì không ai đặt cho), nên thường "bị" gọi bằng tên như Mạc Mậu Hợp, Quang Toản hoặc nếu được tôn trọng hơn một chút sẽ được gọi bằng niên hiệu - có người được thêm chữ đế, có người không - như Trùng Quang Đế, Chiêu Thống hay Cảnh Thịnh (khi Quang Toản được "tôn" lên). Ta thấy rằng, dù các triều Lý, Trần, Lê, Mạc có hầu hết các vua hay được gọi bằng miếu hiệu hơn, nhưng đến các vua mất nước của các triều đại này vẫn được (hay "bị") gọi bằng cách "khác" như vậy. Trường hợp của Lê Cung Hoàng gọi bằng thuỵ hiệu mà ko có miếu hiệu - hoặc bằng niên hiệu là Thống Nguyên đế, Lý Chiêu Hoàng cũng không giống 8 vua Lý "Tổ, Tông" trước đó.

Tôi muốn nói dài dòng vậy để giải thích cho trường hợp của 1 ông vua mất nước khácMinh Tư Tông - vì sao ông còn hay được gọi là Sùng Trinh. Có lẽ ông là trường hợp hiếm thấy mà 1 vua mất nước vẫn có tới 2 miếu hiệu (Nghị Tông nữa) mà không bị gọi bằng "Hậu Chủ", "Mạt Chủ", "Mạt Đế"...

Nếu căn cứ vào sự quen thuộc, sẽ có ông gọi bằng miếu hiệu, có ông lại gọi bằng niên hiệu; còn nếu để cho thống nhất thì sẽ có 1 vài ông có cái tên bài gọi bằng tên không quen thuộc. Như nhà Tây Sơn của Việt Nam, Nguyễn HuệQuang Trung có độ phổ biến ngang nhau, nhưng Nguyễn Nhạc thì phổ biến hơn Thái Đức đế; hay Mạc Mậu Hợp phổ biến hơn Sùng Khang hay Thuần Phúc. Hoặc nhà Trần của Trung Quốc, vua khai quốc thì tên bài là Trần Bá Tiên (quen hơn Trần Vũ đế) còn vua kế tục thì Trần Văn đế, Trần Tuyên đế. Chúng ta xây dựng wiki nên hướng tới sự quen thuộc hơn.

Tóm lại là các vua Minh, trừ Sùng Trinh và Vạn Lịch, nói chung vẫn được biết đến bằng miếu hiệu. Với Sùng Trinh, tên này và Minh Tư Tông được biết đến nhiều như nhau. Thêm chữ Hoàng đế không sai nhưng thật dài dòng bởi các vua của các triều đại khác (và cả nhà Minh nữa) đều không gọi theo cách như vậy khi đặt tên bài. Điều này tôi đã nói trong thảo luận:Minh Tư Tông. conbo và GV đã bàn đúng. Tôi đề nghị dùng tên như hiện nay là Minh Tư Tông, nếu đổi sang niên hiệu thì là Sùng Trinh, không nên thêm 2 chữ Hoàng đế.--Trungda (thảo luận) 09:08, ngày 5 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhưng tiếng Trung và tiếng Việt (tuyệt đại đa số các vua khác) thì đã không như vậy.--Trungda (thảo luận) 02:28, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Về xoá ở bài Nhà Minh

[sửa mã nguồn]

Hôm 20/1/2008 tôi có thấy bạn thay đổi lớn ở bài Nhà Minh, tôi đã hồi sửa và sau đó nghĩ rằng bạn đang chỉnh sửa lại và cải thiện lại bài nên lại hồi sửa lại như phần bạn đã làm. Cho đến hôm nay tôi nhận thấy bài này vẫn chưa có sự thay đổi ở bài này.

Xin vui lòng giải thích về sự thay đổi lớn như trên được không? Nếu như không có sự thay đổi nào trong 1, 2 ngày tới thì có lẽ hoặc một thành viên nào đó, hoặc tôi có thể lùi lại phần sửa đổi của bạn.

Minhlinh36 (thảo luận) 06:32, ngày 21 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời