Bước tới nội dung

Thảo luận Thành viên:Viethavvh/Lưu 01

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Viethavvh trong đề tài Thiếu Lâm danh gia

Welcome

Xin chào Khương Việt Hà,

Lần trước bạn đã có tài khoản Vietha; chắc là bạn quên mật khẩu rồi? Nếu bạn đã đăng ký địa chỉ email, bạn có thể có chức năng gửi lại mật khẩu qua email. Rất vui lại được hợp tác với bạn. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:45, ngày 29 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Mời bạn xem một số liên kết có ích cho bạn:

Bạn nên tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù là viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về quyền tác giả. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ.

Mời bạn tự giới thiệu về bản thân trên trang thành viên của mình tại Thành viên:Viethavvh/Lưu 01. Trang này dành cho thông tin và tiện ích cá nhân trong quá trình làm việc với Wikipedia.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:47, ngày 29 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Để đổi tên thành viên từ Viethavvh thành Khương Việt Hà, bạn cần nhờ các thành viên có quyền hành chính viên (hiện tại chỉ có 3 người là Nguyễn Xuân Minh, Nguyễn Hữu Dụng, Cao Xuấn Hiếu) thực hiện việc đó. Ngoài ra, bạn vừa đổi trang Thành viên:Viethavvh thành Khương Việt Hà và như thế trang đó bị hiểu là một bài viết trong không gian chính của Wikipedia và có thể bị xem xét dưới Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào. Vương Ngân Hà 11:09, ngày 9 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chào anh Thế Trung. Trước kia tôi có đăng ký thành viên vietha. Sau khi bỏ một thời gian quá dài không vào wiki, rồi sau thỉnh thoảng vào lại không đăng nhập nên toàn bị lưu IP khi sửa đổi bài, thế là tôi quyết định đăng ký thành viên là viethavvh do quên béng là mình đã đăng ký trước đó. Tôi quyết định bỏ tên đăng ký vietha, nhưng cũng lâu quá không biết cách phản hồi thông tin cho anh nên chưa nhờ các anh quản trị được. Từ đầu năm đến giờ tôi thường xuyên vào wiki với nick viethavvh hơn (sửa, viết bài) và cũng nhờ đó học thêm được nhiều về wiki (nhưng tất nhiên chưa thành thạo lắm, cũng phải từ từ thôi). Mong các anh xóa giùm tên đăng ký thành viên vietha của tôi đã đăng ký trước đó. Mọi bài viết, sửa của tôi sau này sẽ chỉ dùng nick viethavvh mà thôi. Cảm ơn anh nhiều. Viethavvh 10:29, ngày 10 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vĩnh Xuân Quyền

Chào anh, tôi thấy anh rất am hiểu về môn phái này, tôi đề nghị anh viết thêm bài Vịnh Xuân Quyền được chứ, cần viết về lịch sử ra đời và hệ thống kỹ thuật của môn phái một cách chung nhất, sau đó tạo 1 tiểu thể loại về môn phái, sẽ bao gồm nhiều bài viết về các chi phái (VXQ VN) cũng là 1 chi phái). Thân ái! --silvi 12:12, ngày 9 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chào bạn, tôi cũng không rõ mình có am hiểu về Vĩnh Xuân Quyền như bạn nói hay không nữa. Ban đầu tôi có đi học Taekwondo 6 năm và đã lên đến huyền đai nhị đẳng, sau đó tôi bỏ và chuyển sang Vĩnh Xuân Quyền. Say mê môn này “như điếu đổ” nhưng quá trình học tập của tôi 6-7 năm qua bị gián đoạn vài lần. Trước kia tôi hay tham gia thảo luận Vĩnh Xuân Quyền tại forum 3M của http://home.vnn.vn và có thể nói là người đầu tiên đưa ra những thảo luận về môn này này trong mục “Rèn luyện” của forum đó, nhưng cũng lâu rồi tôi không tham gia. Đề nghị của bạn tôi sẽ đặc biệt lưu ý, nhưng tôi cũng không dám hứa trước vì bản tính cầu toàn nên khi tôi viết một mục từ sẽ hơi mất thời gian. Trân trọng!Khương Việt Hà 05:21, ngày 13 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chào em, anh đang cố gắng viết mục từ Vịnh Xuân Quyền như đã hứa với em, nhưng không chỉ vậy, viết còn như một sự trả ơn môn phái đã "dưỡng dục sinh thành" mình. Tuy nhiên, dù tập hợp được ít nhiều tư liệu, anh tự cảm thấy còn thiếu khá nhiều do những tư liệu ngày xưa anh viết, sưu tầm, lưu trong máy tính đã mất hết cách đây hơn 1 năm do ghost nhầm ổ cứng. Trước anh có gửi cho bạn bè, nay đang tìm cách liên hệ để tập hợp lại cái mà anh đã biên soạn. Hiện mới chỉ thi thoảng vào viết bổ sung được tí ti. Đầy đủ anh sẽ lại viết tiếp. Khương Việt Hà 02:20, ngày 18 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đổi tên

Có phải bạn muốn đổi tên đăng nhập của mình thành Thành viên:Khương Việt Hà hay không? Nếu bạn muốn, tôi có thể đổi tên đăng nhập của bạn thành tên này. Nguyễn Hữu Dng 16:21, ngày 9 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chào bạn! Vâng, tôi cũng thử đổi tên, do thấy có một số thành viên sử dụng được cả hai, ID và chính danh (ví dụ DHN và Nguyễn Hữu Dụng). Ý tưởng của tôi là nếu có ai nhấn vào link Khương Việt Hà, hay viethavvh thì đều dẫn tới trang thông tin thành viên nên tôi quyết định đổi tên. Cũng tưởng giống như khi tôi đổi mục từ Viện Văn học thành Viện Văn học Việt Nam, hay Viện Văn học (Việt Nam) thì các link đó đều tham chiếu đến Viện Văn học cả. Tuy nhiên, do chưa thạo wiki lắm nên hình như khi làm như vậy đối với tên thành viên thì không được, nhấn vào Khương Việt Hà thì lại thành việc viết một trang mới về cái ông Khương Việt Hà nào đó, chứ không phải là dẫn tới trang thành viên nữa, khổ thế. Tôi vẫn muốn dùng ID là viethavvh khi đăng nhập, nhưng lại muốn khi ký tên có thể ký bằng ID và/hoặc tên đầy đủ nếu cần. Vậy thì phải làm thế nào ạ? Đổi tên thành viên có đồng nghĩa với việc hủy tên viethavvh vốn có từ trước hay không? Tôi cũng chưa rõ lắm! Mong được bạn giải đáp trước khi tôi có quyết định đổi tên truy cập hay không. Cảm ơn bạn nhiều! Trân trọng! Viethavvh 10:29, ngày 10 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Việc này thì dễ thôi. Bạn có thể sửa chữ ký của mình trong trang Tùy chọn. Bạn có thể viết chữ ký như thế này: [[Thành viên:Viethavvh|Khương Việt Hà]]. Nguyễn Hữu Dng 07:21, ngày 11 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời
Bạn nên đổi chữ ký thành "Khương Việt Hà" vì nó sẽ tự động liên kết đến trang cá nhân của bạn. Nguyễn Hữu Dng 05:14, ngày 13 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

OK. Tôi copy luôn cái bạn hướng dẫn ở trên vào, đâm ra nó mới thành một chữ ký rất đặc dị. Để tôi thử lại. Cảm ơn bạn! Khương Việt Hà 05:25, ngày 13 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tiêu chuẩn đưa vào

Bạn vừa viết các bài liên quan tới các ông Trương Đăng DungPhan Trọng Thưởng. Tuy nhiên, cả hai ông này đều chưa đạt Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào. Vương Ngân Hà 13:47, ngày 12 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý với anh Vương Ngân Hà ở điểm này. Lưu Ly 13:49, ngày 12 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vâng, khi viết mục từ theo những liên kết ở mục từ Viện Văn học (Việt Nam), tôi cũng nghĩ rằng hai ông có thể chưa thỏa mãn các tiêu chuẩn đưa vào do còn đang tại chức. Nhưng sau khi đọc tiêu chuẩn đưa vào do Thành viên:Vương Ngân Hà link giúp, tôi hiểu rằng không đơn giản như tôi vẫn nghĩ. Các admin hoàn toàn có thể xóa bỏ 2 mục từ trên nếu không ai đưa ra được cứ liệu nào đủ khả năng thuyết phục (chẳng hạn như tiêu chuẩn được các tổ chức nước ngoài công nhận). Trân trọng! Khương Việt Hà 13:56, ngày 12 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Anh có thể viết thêm về những cống hiến của ông Trương Đăng Dung trong lãnh vực văn bản học được không? Cá nhân tôi cho rằng nên giữ ông ấy trong từ điển vì là người dịch Truyện Kiều ra tiếng Hung (cống hiến đặc sắc). Avia (thảo luận) 09:48, ngày 28 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý với anh, mặc dù sau khi viết hai ông đương nhiệm, bị nhắc nhở chưa đủ điều kiện, thấy ngại quá:). Mặc dù, riêng đối với Trương Đăng Dung, ông giữ một uy tín khá lớn trong giới, được đánh giá rất cao. Tôi sẽ lưu ý đặc biệt đề nghị của anh. Trân trọngKhương Việt Hà 12:00, ngày 28 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

IP bị cấm

Vương Ngân Hà cấm 203.160.1.43 với lý do sửa đổi linh tinh. Tôi không rõ kẻ nào đã xài IP này phá hoại. Cứ khi anh em định sửa cái gì đó mà quên chưa login toàn thấy bị cấm do "sửa đổi linh tinh" nghe mệt quá. Ở cơ quan tôi dùng ADSL định vào sửa cái gì đó thấy báo IP bị cấm, ở nhà dùng ADSL vào cũng bị cấm. Vậy thì tóm lại cái IP trên là ở đâu không rõ nữa? Khương Việt Hà

Một địa chỉ IP tại Việt Nam nói chung luôn luôn được nhiều người cùng sử dụng, tôi chỉ cấm những người nặc danh sử dụng IP này để sửa đổi phá hoại (xem lịch sử đóng góp của Thành viên:203.160.1.43 bài Vườn quốc gia Ba Bể với thời hạn 2 ngày. Hết hạn vào lúc 20:30 ngày hôm nay. Nếu anh cũng dùng chung IP này thì nên đăng nhập để tránh phiền toái.Vương Ngân Hà 12:25, ngày 14 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

OK. Cảm ơn anh đã phản hồi thông tin. Nhà tôi đăng ký ADSL của VNPN nên chắc dùng IP động. Tôi cũng không rõ tại sao ở nhà lần nào vào cũng là 203.160.1.43, mà ở cơ quan đăng ký ADSL của VNPT từ lâu lắm rồi, cũng thấy bị cấm vì là 203.160.1.43. Khương Việt Hà

Cảm ơn

Tôi đã đọc phần bạn giảng cho về cách phân chia các thời kỳ lịch sử. Tôi nghiên cứu về kinh tế học, nên trước đây chỉ biết mỗi cách phân chia lịch sử theo phương thức sản xuất (kiểu như chiếm hữu nô lệ,..., rồi cộng sản chủ nghĩa ấy). Nay nhờ bạn giảng cho, nên biết thêm. Cảm ơn bạn nhé.--Bình Giang 15:32, ngày 14 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xuất xứ từ wiki?

Trên http://diendan.maihoatrang.com/viewtopic.php?p=458054&sid=4a5d1d869c824d1d73cf93ea3e6639bd có thành viên đã lấy bài Vịnh Xuân Quyền tôi đang viết dở dang trên wiki để post lên. Sao vội vàng thế? Bình tĩnh đi! Vả lại, hình như wikipedia, do tính chất của sở hữu cộng đồng, có thể cho phép trích dẫn bài viết không hề ghi xuất xứ, dù chỉ là "xuất xứ từ vi.wikipedia.org"? Khương Việt Hà 03:45, ngày 18 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đúng vậy. Wiki cho phép điều này. Dẫu sao cuối cung người ta cung ghi là Theo Wiki. Lưu Ly
Héhé, ghi là theo wiki còn may đấy nhé. Một số bài của tôi còn bị typing gửi lên mạng nguyên văn chả ghi tên ai và nguồn đăng lần đầu tiên ở báo nào cơ. Xem chừng cái khái niệm bản quyền còn xa mới được dân mình hiểu. Mệt!Khương Việt Hà 09:21, ngày 20 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mệt thì giải lao tý đi. Và đọc cái này: Vì không ai "sở hữu" bất cứ phần nào của bất cứ bài viết nào, nếu bạn tạo hoặc sửa đổi bài viết, bạn không nên kí tên vào nó Sở hữu bài viết. Do đó bài viết được xem là sở hữu chung. Hè hè. Vậy thì ai đó dùng thì cứ dùng (dù sao mình viết mà có người dùng là dzui rồi). Rủi cho ông nào copy trong lúc bài viết đang bị phá hoại mà không dẫn nguồn wiki thì có mà tiêu đời.Lưu Ly 09:42, ngày 20 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Uh, cũng phải giải lao tí dzậy. Nhưng ở trên là tôi mở rộng đề tài một tí để bàn về vấn đề bản quyền ngoài wiki cơ. Ý tôi là đã từng có lúc "cay đắng ngậm ngùi" vì mình viết bài đăng trên báo/tạp chí ký tên đàng hoàng còn bị vậy. Trong nghề của tôi chuyện đó "nhạy cảm" ghê lắm, nó liên quan đến danh dự của người cầm bút, khái niệm "đạo văn" là cái gì khá ghê gớm. Còn...wiki thì, hehe, tất nhiên đó là sở hữu của toàn dân roài, ai tham gia cũng phải tự nguyện hiểu luật chơi thôi. Khương Việt Hà 16:47, ngày 20 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Có một vấn đề thế này: hiện nay tôi bắt đầu theo dõi những gì mình đưa lên wiki, bằng cách lập 2 file nhật ký lưu trên máy tính của mình: một file lưu những đoạn sửa đổi bài viết quan trọng, những bài viết mới tôi đưa lên wiki và một file lưu những nhận định quan trọng của bản thân trong các thảo luận. Xin phép được hỏi các quản trị viên: giả sử sau này tôi đưa những phần mà tôi đã đưa lên wiki đó vào các bài viết báo/tạp chí/sách của mình thì có vấn đề gì không? Có cần ghi rõ xuất xứ từ wiki hay không? Dĩ nhiên, khi hỏi như vậy, tôi chỉ giới hạn trong cái mà tôi đã đưa lên lần đầu tiên chưa được người khác sửa chữa, thêm bớt?Khương Việt Hà 04:20, ngày 6 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Anh post lên diễn đàn đó nhắc nhở họ cũng được. Tôi thấy anh có rất nhiều am hiểu về võ thuật cũng như có nhiều nhiệt huyết với võ thuật dân tộc, nếu như không ngần ngại, tôi đề nghị chúng ta xây dựng 1 dự án về võ thuật Việt nam trên WP tương tự như các dự án khác trên WP, trên dự án về võ thuật Viêt Nam, sẽ là loạt các bài viết giới thiệu về các võ phái cổ truyền trên khắp đất nước Việt nam, sưu tầm về các kỹ thuật đặc sắc của từng môn phái riêng nếu có thể. Chúng ta có thể làm việc theo nhóm, trong nhóm thành viên võ thuật (tương tự như nhóm thành viên thiên văn học vậy). Trước tiên anh có thể cho biết hiện tại anh đang sống và làm việc ở đâu? Và hãy trả lời tôi tại trang thảo luận thành viên của tôi nhé. À, bài Vĩnh xuân quyền anh viết rất chất lượng, anh có thể giải thích về 2 cái tên Vịnh Và Vĩnh được không?---silvi 06:35, ngày 18 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhắc nhở họ thì cũng khó. Nhiều bài của tôi cũng đã từng bị như vậy rồi. Đến cả Bộ Văn hóa Thông tin, rồi website lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản post bài của tôi lên ký tên một ai đó sưu tầm mà còn không ghi tác giả nữa là.

Phần giải thích tên Vĩnh và Vịnh tôi sẽ viết tiếp trong phần tên gọi môn phái. Thật ra cũng khá nhập nhèm giữa phần tên gọi và phần lịch sử, vì hai cái có liên quan với nhau khá nhiều. Tôi tạm chia như vậy nhưng trong quá trình viết sẽ điều chỉnh.

Đề nghị của em về việc thành lập nhóm thành viên rất hay, nhưng... không sợ thiếu nhiệt tình, chỉ sợ mình chưa đủ năng lực. Các võ phái VN thì nhìn chung những hiểu biết của tôi còn giới hạn, lại cả vấn đề thì giờ nữa. Tuy nhiên, chúng ta sẽ cố, và mỗi thành viên chỉ cần nhiệt tình cố gắng một chút là thành (dĩ nhiên là phải nhiều người cùng tham gia). Còn thú thật, tôi khá bận, mà chuyên môn lại là văn học Nhật Bản + văn học so sánh. Năm nay tôi định viết một số mục từ liên quan đến văn học, văn hóa, nhất là về Nhật Bản. À quên, còn câu hỏi của em, cũng ngại nhỉ, hiện tôi đang sống ở HN và làm việc ở Viện Văn học. Võ thuật đối với tôi là niềm say mê và cũng là cái nghiệp, như văn vậy!Khương Việt Hà 08:09, ngày 18 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nếu anh có nhiệt tình là rất quý rồi ạ, anh lại ở Hà nội, rất gần chỗ em đang ở ạ, em ở Xuân Mai, cách Hà nội 2 tuyến bus, có đôi lúc anh em mình rảnh rỗi về thời gian, em rất thích được trao đổi về các hiểu biết võ thuật ạ. -- silvi 09:59, ngày 19 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời
Hà hà. Bắt quả tang hai cô cậu đang tán gẫu. Định hẹn nhau để "so găng" đấy hả. Lưu Ly.

Xuân Mai phong cảnh trữ tình, dã ngoại thì thật thú vị. Ai lại "so găng" với phụ nữ bao giờ, nhất là các cô gái còn trẻ thế:). Thú thật mình vẫn thích nói chuyện với con gái về những chủ đề khác hơn là võ vẽ.Khương Việt Hà 07:04, ngày 20 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhờ hoàn thành giúp

Bạn và silvi đang chuẩn bị dự án ghê nhỉ. Tôi có việc muốn nhờ cả bạn và Silvi luôn, đó là giúp tôi hoàn thành ba bài Sumo, Aikido, và Karate. Hai bài đầu do tôi khởi tạo. Bài thứ ba tôi bổ sung một phần lớn. Cả ba đều là bài dịch. Tôi vốn muốn hoàn thành chúng. Nhưng đến phần về các kỹ thuật của ba môn thì tôi đành bó tay. Một miếng võ bẻ đôi không biết như tôi thì chịu chẳng hiểu tiếng Việt lẫn tiếng Anh khi đến phần rất chuyên ngành đó. Lúc nào rảnh rỗi, bạn và Silvi giúp tôi đi nhé. Để mấy bài đấy dở dang như hiện nay thật là thất lễ với người nào tìm đọc đến. Cảm ơn hai bạn nhiều. Bình Giang

Khó đấy, bàn về văn học đối với tôi có lẽ hợp hơn. Dự án thì nguyên là ý tưởng của silvi, chứ tôi vẫn thích làm việc tự do hơn, thấy cái gì thích thích thì lao vào làm. Hai bài KarateAikido tôi cũng đã từng sửa một ít đó chứ. Tuy nhiên, rảnh sẽ lại động đến nó tiếp, còn thú thật, như đã từng nói với silvi, nhiều khi cũng ko dám hứa trước điều gì.Khương Việt Hà 04:56, ngày 20 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Dòng trống

Phải xóa những dòng trống nó mới được. Tập làm quen mã wiki nha. Một lúc sẽ quen thôi. Lưu Ly 09:09, ngày 20 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đồng ý, cảm ơn bạn! Với sự giúp đỡ của các "chuyên gia", mỗi hôm tôi cũng biết thêm một tí. Lúc đó sửa mục từ Viện Văn học theo cách bạn hướng dẫn bằng cách cắm đầu cắm cổ copy ký tự #, lưu và... ko nhìn kết quả. Sau quay sang mục từ Viện Khoa học Xã hội Việt Namlàm tiếp mới phát hiện ra phải xóa bỏ dòng trống.

À mà chưa hiểu sao các bạn theo dõi những sửa đổi nhanh như vậy? Thông qua tùy chọn "Trang tôi theo dõi" có phải không bạn? Ngoài ra, tôi muốn chú thích vào tài liệu thì phải làm cách nào nhỉ? Xin giúp đỡKhương Việt Hà 09:55, ngày 20 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bạn có thể theo dõi các sửa đổi mới bằng cách vào trang Thay đổi gần đây. Xin hãy tham khảo Trợ giúp:Cước chú#Dùng phần mở rộng về tính năng chú thích. Nguyễn Hữu Dng 15:57, ngày 20 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lỗi lưu dữ liệu

Hôm nay, đang viết tiếp Vịnh Xuân Quyền, thử lưu thì wiki báo lỗi mất dữ liệu và đề nghị thử lại. Xin các thành viên giải đáp giùm lỗi vậy là tại sao ạ? Trân trọng!Khương Việt Hà 07:47, ngày 23 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chưởng môn hay trưởng môn

Thưa anh, trong tiếng việt như vốn kiến thức ít ỏi của em được biết thì người đứng đầu 1 môn phái nào đó gọi là võ sư chưởng môn, chứ không phải là võ sư trưởng môn ạ. Thân ái!--silvi 11:51, ngày 2 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Uh, cái này cũng hơi khó bàn, thực ra phải là "trưởng môn" mới đúng, cũng như trưởng ga, thủ trưởng v.v., chứ không thể là chưởng được (vì nghĩa Hán Việt "chưởng" là lòng bàn tay, nơi phát cái gọi là chưởng, truyện chưởng cũng với nghĩa như vậy). Từ điển tiếng Việt, 1998, tr 187 chỉ có từ chưởng chỉ "đòn đánh mạnh bằng tay" hay "truyện, phim thuộc loại truyện mô tả những chuyện tưởng tượng đánh nhau rất li kỳ bằng phép thuật phóng ra từ lòng bàn tay những sức mạnh ghê gớm". Từ điển này ko có từ Chưởng môn. Tại trang 1022 có những từ trưởng (với nghĩa người phụ trách chính, người đứng đầu một đơn vị tổ chức; và: yếu tố ghép trước hoặc sau để cấu tạo danh từ, có nghĩa là người cấp trưởng, ví dụ trưởng ban, hội trưởng, đại đội trưởng, trưởng nữ, trưởng nam, trưởng lão, trưởng tràng). Vậy với võ thuật, trưởng môn mới đúng, chứ không phải là chưởng môn. Từ chưởng môn là theo âm nói địa phương miền Nam ngày xưa không phân biệt được "tr" với "ch", nhưng khi viết trong văn bản phải là trưởng môn. Nếu dùng từ chưởng môn, dịch nôm na Hán Việt sẽ là "môn phái sử dụng đòn đánh bằng lòng bàn tay" Khương Việt Hà 07:00, ngày 3 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi tra lại Từ điển Hán Việt tái bản của Đào Duy Anh, NXB VHTT, H. 2003 trang 91, chữ "Chưởng" 掌 có những nghĩa sau: bàn tay, lấy tay mà đánh, chức mình giữ, tát tai người (có mấy từ tương tự: chưởng ấn:chức quan giữ ấn của vua, chưởng lý: quản lý). Gọi điển nhờ thằng bạn tra hộ từ điển Từ hải và từ điển Từ nguyên thì đều không có mục từ ghép "chưởng môn", và cả "trưởng môn" (cả hai từ này trong Từ điển tiếng Việt 1998 của tôi cũng ko có. Tuy nhiên cậu bạn giải thích rằng "chưởng", với nghĩa "chưởng" là lòng bàn tay, có thể khi ghép với "môn" nôm na còn được dịch là môn mình nắm trong tay. Gọi điện hỏi một TS ở Viện Ngôn ngữ học, ông ấy bảo từ "trưởng môn" (với nghĩa là trưởng bộ môn, ví dụ trưởng môn ngôn ngữ dân tộc trường Đại học Quốc gia chẳng hạn) là đúng. Tuy nhiên, sau khi check tìm lung tung, tôi lại nghiêng dần về khả năng trong võ thuật từ CHƯỞNG MÔN là đúng hơn, phổ dụng hơn. Còn các bộ môn khoa học hiện đại thì dùng từ TRƯỞNG MÔN là đúng hơn Xem thêm thảo luận ở đây: http://www9.ttvnol.com/forum/tiengviet/113952/trang-27.ttvn?v=1vpwgdrebb14zpg5nc5q&returnUrl= http://www9.ttvnol.com/forum/tiengviet/113952/trang-27.ttvn Khương Việt Hà 14:55, ngày 3 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thưa anh, như vậy từ nay chúng ta sẽ thống nhất rằng các bài viết về võ thuật trên wiki sẽ lấy từ chưởng môn để chỉ vị võ sư đứng đầu một môn phái chứ ạ?--silvi 11:55, ngày 4 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cũng được, nếu check google thì từ "chưởng môn" phổ biến hơn, nhưng "trưởng môn" cũng vẫn chiếm một lượng đáng kể. Điều cần nói ở đây là "chưởng môn" là một từ rất cổ, và hiện nay khi gọi người đứng đầu môn phái có thể gặp cả hai cụm từ, ví dụ "thầy chưởng môn Nguyễn Văn A phái Bình Định Gia" và "võ sư trưởng môn phái Bình Định Gia Nguyễn Văn A". Những cụm từ có gắn kết với một từ chỉ cương vị khác của người đó, ví dụ một ông sư, sẽ phải gắn với "trưởng", kiểu như: Chiêu Đức sư trưởng, sư trưởng môn phái Sa Long Cương Trương Thanh Đăng v.v. Thôi thì tạm thời ta cứ dùng theo thói quen.Khương Việt Hà 03:00, ngày 5 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Google hits

Có một điều lạ là cùng một mệnh đề, check google ở mỗi máy một khác, tôi ko rõ tại sao. Ví dụ, ở nhà tôi check google cho kết quả "chưởng môn" nhiều hơn hẳn "trưởng môn", ở cơ quan thì ngược lại, "chưởng môn" được 972, "trưởng môn" lại được 12300 hits.Khương Việt Hà 03:27, ngày 5 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Wiki hóa mục Tác động tại Việt Nam của tác phẩm Rừng Na Uy

Khương Việt Hà à, mặc dù nước Nhật còn có tên là xứ sở hoa anh đào, nhưng có nên dùng tên đó khá chính thức như bạn đã dùng ở mục này hay không? Còn nữa, gọi "nhà nghiên cứu đạo mạo mũ cao áo dài" e rằng hơi thể hiện tình cảm cá nhân, phải không nào?--Tò Mò 16:24, ngày 5 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

OK, tôi sẽ sửa lại. Mặc dù tôi cho rằng xứ sở hoa anh đào cũng vẫn có thể được dùng như một (mỹ danh), Phù Tang cũng vậy (văn bản chính thống vẫn nhắc đến nhiều mà), nhất là trong một mục từ và/hoặc câu có lặp lại một vài lần, nhưng thôi sửa cũng được. Còn nhà nghiên cứu xxxxxx thì đúng là sơ sót rồi. Chính lúc viết tôi cũng nghĩ nó hơi thể hiện chủ kiến cá nhân. Ko sao! Đôi khi viết hơi màu mè tí, dễ sửa thôi, haha, chắc lúc đó do vừa uống tí rượu hơi phê phêKhương Việt Hà 16:28, ngày 5 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mấy ý tôi định nói đến cũng giống như Tò Mò. Gọi Nhật là "xứ sở hoa anh đào" tất nhiên không sai, nhưng nghe hơi bay bướm, không hợp với từ điển bách khoa lắm. Thêm nữa, Wikipedia chỉ đưa thông tin thôi, còn nếu có nhận xét thì phải ghi rõ đó là nhận xét của ai, và tất nhiên đó phải là một người có tên tuổi. Ở bài này tôi nghĩ có thể ghi chú là "Tổng hợp các ý kiến của hội thảo..."--Sparrow 16:36, ngày 5 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời
À, tôi sửa lại phần đó nhưng tạm thời cứ giữ nguyên chữ "xứ sở hoa anh đào". Bởi vì, tôi nghĩ yêu cầu của mọi văn bản không chỉ là thông tin, kể cả wiki cũng vậy. Cách đưa thông tin cũng rất quan trọng. Vì chính khái niệm thông tin đã bao hàm cả cách đưa thông tin rồi. Tín, đạt, nhã (đáng tin cậy, hợp văn phong, và hay) luôn đúng cho mọi trường hợp. Thêm nữa, đây là mục từ về tác phẩm văn học, và... cuối cùng: như tôi đã nói khi trả lời Tò Mò, vì câu đó có lặp lại về Nhật Bản: thuần Nhật, và xứ sở hoa anh đào. Trân trọng. Xin vui lòng góp ý cho tôi nhưng cũng xin lượng thứ nếu tôi "phản biện"! Khương Việt Hà 05:28, ngày 6 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tổng hợp ý kiến của cả hội thảo thì ko đúng, vì đó là ý kiến của...riêng tôi. Chủ kiến cá nhân muốn xóa bỏ để đi đến trung lập cũng là cái khá khó khăn, vì mỗi lần chấp bút, hiển nhiên, văn đã là người rồi. Tuy nhiên, tôi đồng ý với ý kiến góp ý trên của 2 bạn, và đã cố gắng sửa lại mục từ một chút. Nếu vẫn chưa ổn lắm xin các bạn cứ vui lòng góp ý cho tôi tại đây, và tôi sẽ tiếp tục sửa tiếp!Khương Việt Hà 16:42, ngày 5 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bài thiệu

Lần trước bạn dịch bài thiệu của Hùng kê quyền hay lắm. Bạn dịch tiếp bài thiệu của Lão hổ thượng sơn đi.--Bình Giang 14:04, ngày 6 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Sẽ cố gắng. Tạm đợi tí nhéKhương Việt Hà 05:46, ngày 8 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Rượu

Nhà nghiên cứu văn học và võ thuật giờ nghiên cứu thêm cả rượu cơ đấy. Ghê quá. Nhưng mà đọc bài Cô nhắc xong mới thấy trước đây mình hiểu sai bét về thứ rượu này.--Tò Mò 13:40, ngày 7 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hèhè, đã bảo mà, tôi thích làm việc tự do, hứng cái gì thì làm cái nấy. Vả lại, rượu cũng là cái thú vì nó nằm trong ẩm thực, một trong những cái nghiện của tôi. Thân! Khương Việt Hà 13:41, ngày 7 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Video võ cổ truyền Việt Nam

Trong quá trình tìm tư liệu, tôi ngẫu nhiên lục được video của một số bài võ cổ truyền Việt Nam tại đây: http://tamlongnhanai.info/pro/?pro=tintuc&id=374, tra menu bên trái: Kungfu tuyệt vời / 10 phim quốc võ Việt Nam. Tiếc rằng bài do người nước ngoài biểu diễn với nền nhạc phim Trung Quốc nên khó có thể đưa làm tài liệu tham khảoKhương Việt Hà 18:48, ngày 13 tháng 4 năm 2007 (UTC).Trả lời

Thế chính thân kiềm dương mã

Em chưa học vịnh xuân bao giờ cả, nên không hiểu rõ về thế này. Nếu như anh có thể thì nên viết bài giới thiệu về thế tấn này. Ok? --silvi 04:58, ngày 14 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Giá đậu & gan lợn

Chào anh, cám ơn các đường link anh đã sưu tầm gửi cho tôi. Tất cả các website đó đều là những website đáng tin cậy. Tuy nhiên, đối với bài viết, hẳn anh dễ dàng nhận ra đều là những bài viết kiểu như khoa học thường thức, do người viết tự sưu tầm, tổng hợp và diễn giải theo ý hiểu của mình. Những bài đó hoàn toàn không có tính khoa học thực nghiệm từ một cơ sở nghiên cứu khoa học, một đơn vị y tế hay một cơ quan kiểm định thực phẩm. Tôi không phản đối việc phục hồi lại sửa đổi của anh nếu anh ko đồng ý với ý kiến của tôi. Nhưng nếu anh muốn bài viết Giá đỗ có tính khoa học thì nên tránh những cảnh báo không chuyên, điều này làm giảm chất lượng và độ tin cậy của độc giả với Wikipedia. Tôi gợi ý là anh có thể cung cấp 1 link ở phần liên kết ngoài và viết lại phần cảnh báo đó ở trang thảo luận của bài viết để phục vụ những bạn đọc muốn tìm hiểu thêm. Anh thấy thế nào? Vietbio 06:29, ngày 17 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Từ

Anh Việt Hà, anh la 1 người của viện văn học, em có 1 câu hỏi, muốn nhờ anh trả lời giúp. Đó là về chữ , nó mang những nghĩa nào ạ? chẳng hạn như trong các từ sĩ diện, sĩ phu, chiến sĩ, sĩ tử. Xin cảm ơn anh trước ạ.--silvi 10:55, ngày 19 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Em cảm ơn anh ạ, em hỏi từ này là vì thấy người ta hay dùng từ sĩ diện để trách nhẹ nhau. À anh ơi, người con trai Trung Quốc thường vỗ ngực nói nam tử hán đại trượng phu vậy con trai Việt Nam bọn anh thì khi vỗ ngực sẽ nói câu gì? chẳng nhẽ lại là nam tử việt đại trượng phu?---silvi 14:28, ngày 20 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Re: Viết lại lịch sử

Tiếng Pháp có câu Chaque un a son gout -- mỗi người có một ý thích, một lối nhìn... Mekong Bluesman 08:58, ngày 21 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bát quái côn

Sao bài Bát quái côn lại xếp vào thể loại võ Bình Định hả anh Hà? Việc Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam chọn bài này là việc đã xong rồi, thiết nghĩ không nên thắc mắc họ nữa. Nhưng dù sao, bài Bát quái côn như anh viết cho thấy nó rõ ràng là một bài võ của Tàu. Hà Nội ngày 25 tháng 4 năm 2007, Vũ Nhật Quang.

Tôi tạm thời bỏ thể loại Võ Bình Định, vì chưa được kiểm chứng. Ngoài ra, rất đáng tiếc là ko có tài liệu gì nhiều để tôi có thể trả lời bạn về vấn đề "Võ ta" hay "Võ Tàu" của bài. Ngay vấn đề "Võ ta" hay "Võ Tàu" nói chung, cũng đã bị đem ra mổ xẻ quá nhiều rồi. Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam cũng từng có những tranh cãi nảy lửa về vấn đề này trong ko chỉ bài Bát quái côn, mà cả một số bài khác thuộc 10 bài đã chọn. Khương Việt Hà 16:15, ngày 26 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xung quanh vấn đề về võ tàu và võ ta, theo tôi rất là khó mà phân biệt. Các bạn muốn thấy 1 sự khác biệt giữa 2 hệ thống này, cần phải có được 1 vồn hiểu biết về quyền pháp, qua đó khi quan sát 1 môn sinh có trình độ đi quyền thuần thục biểu diễn quyền thuật của ta và tàu thì mới thấy rõ sụ khác biệt đó. Có thể có 1 số đặc điểm khác biệt cơ bản về hình pháp, về tiến thoái, về lối sử dụng đòn công thủ,...bằng hiểu biết cỏn con của tôi, tôi chỉ biết có vậy. Còn theo quan điểm của riêng tôi, các bài quyền có nguồn gốc từ TQ mà được xếp vào võ ta, cũng không là quá quan ngại, vì cùng với thời gian và quá trình luyện tập, truyền dạy thì mặc dù cơ bản là quyền tầu, xong chúng đã được Việt hóa nhiều trong quá trình luyện tập. Nếu bạn để ý sẽ thấy theo lối truyền dạy quyền thuật thời xưa thì cùng 1 bài quyền sẽ rất nhiều dị bản qua qua trìng 1 người thầy truyền dạy cho các đệ tử khác nhau.--silvi 13:40, ngày 30 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hoa quyền

Anh Hà chắc hẳn thắc mắc về vấn đề bản quyền của bài viết này? Nguồn mà anh đưa ra là đúng, chúng ta tham khảo, kế thừa thôi, rất là khó khi viết được 1 bài mời về 1 võ phái mà không thông qua phỏng vấn trực tiếp võ sư của môn phái, cái công việc phỏng vấn đó là rất khó khăn vì chúng ta không có thẻ nhà báo, cũng không có điều kiện tìm gặp. Lỗi của em là không trích dẫn nguồn tham khảo. Còn nều như anh thấy là nó giống bài báo đó như đúc thì anh có thể treo biển bài cần xóa, hoặc nhờ 1 người quản lý xóa.--silvi 13:40, ngày 30 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vâng cái chuyện mà đi hỏi các cụ võ sư thì như anh nói đấy, trước đây khi còn chưa đi học đại học, em thường được sư phụ hoặc các anh đồng môn dẫn đi cho xem nhiều võ đường dạy võ, đến đó, đa phần các vị đứng giảng là còn trẻ, không biết nhiều, có gặp các cụ già thì ai cũng khăng khăng cho rằng võ của mình là nhất là vô địch. Họ làm như vậy cũng đễ hiểu thôi anh ạ, nếu anh đã từng đứng ở địa vị của họ chắc là anh sẽ hiểu thôi. Cái mà em muốn gợi ý là chúng ta thử sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng cách phát 1 loạt các câu hỏi định sẵn về gốc tích của 1 võ đường, chỉ yêu cầu họ trả lời thôi. Cái này cũng khó vì cần sự tham gia của nhiều cộng tác viên trên toàn quốc, chỉ như vậy chúng ta mới có được bản quyền về các bài viết mà chưa có website hay tờ báo nào đăng tải.--silvi 08:10, ngày 1 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

nếu anh muốn truyền hình ảnh hoặc âm thanh lên thì có thể vào phần truyền lên tập tin ngay ở cột bên trái ạ.--silvi 10:38, ngày 4 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Dự án/Võ thuật Việt Nam

Mời anh tham gia ký tên làm thành viên chính thức của Wikipedia:Dự án/Võ thuật Việt Nam. Trân trọng.--silvi 14:49, ngày 7 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Anh Hà. Thời gian tới, em đi phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức, em bị đứt dây chằng chéo trước chân phải, nên dự án về võ thuật này anh cố gắng bổ sung 1 mình nhé. Chúc anh mạnh khỏe và viết nhiều bài hơn về võ thuật. Nếu có thời gian nhớ ghe thăm em nhé. Em sẽ rất là vui.---Thắm

Hình ảnh

Bạn có thể tham khảo ở Trợ giúp:Hình ảnh để đưa ảnh vào trang cá nhân. Bạn cũng cần biết là hoàn toàn có thể có thành viên khác yêu cầu xóa hình của bạn với lý do đó hình cá nhân (Wikipedia không phải là nơi lưu trữ ảnh vợ chồng!). An Apple of Newton thảo luận 17:29, ngày 8 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bạn có thể truyền lên 1 hình khác để tự giới thiệu về bản thân trong trang cá nhân của bạn được không? An Apple of Newton thảo luận 19:22, ngày 8 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời
Hình ảnh truyển lên Wikipedia mà không rõ nguồn gốc cũng như bản quyền sẽ bị xóa. Hình scan từ sách báo cũng có thể bị coi là vi phạm bản quyền. Còn những hình do anh tự chụp, anh có thể đưa lên Wikipedia để minh họa cho các bài viết. Khi truyền lên, anh cần ghi thêm tiêu bản bản quyền cho hình ({{PD-self}} hoặc {{GFDL}}). An Apple of Newton thảo luận 01:28, ngày 9 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tốt nhất là chúng ta chỉ nên sử dụng hình có nguồn gốc và bản quyền rõ ràng. Có thể anh nghĩ hình này quá lâu hay một lý do nào khác nhưng người khác có thể không nghĩ thế, và nếu anh không đưa ra dẫn chứng cụ thể về nguồn gốc và bản quyền cho những hình đó thì chúng vẫn bị xóa. Anh có thể tham khảo bên Wikipedia tiếng Anh, họ có hàng triệu thành viên, lượng tài liệu tham khảo rất nhiều nhưng sao nhiều bài không có hình ảnh minh họa? An Apple of Newton thảo luận 02:06, ngày 9 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

...cái ảnh mà tôi định scan lại, là một cái hình vẽ con vật Kappa của họa sĩ Chojino Yoshida, in trên cuốn Lã Sinh Môn bản dịch tác phẩm Akutagawa Ryunosuke của Vũ Minh Thiều, đã xuất bản ở nhà sách Gió bốn phương miền Nam Việt Nam từ 24 tháng 8 năm 1967. Tôi nghĩ đã quá lâu, nhà xuất bản đó, họa sĩ đó và dịch giả đó cũng đều ko cònKhương Việt Hà 01:43, ngày 9 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chưa quá lâu! Tôi chưa tìm hiểu luật bản quyền của Nhật, nhưng tốt nhất là anh nên chờ 70 năm sau ngày mất của tác giả (ở đây là họa sĩ) mới sử dụng được :D Avia (thảo luận) 02:54, ngày 9 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ứng cử làm người quản lý

Cảm ơn anh đã ủng hộ ứng cử của tôi. Tôi rất vui vì được anh đánh giá tốt. Thân mến. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 21:02, ngày 15 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Các thảo luận hiện nay

Mời anh tham gia các thảo luận về việc thay đổi số hít của Google trong tiêu chuẩn đưa vàocấm truyền hình ảnh lên Wikipedia tiếng Việt. An Apple of Newton thảo luận 14:48, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đã thảo luận. Khương Việt Hà 06:41, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhầm

Xin lỗi, tôi gõ nhầm. An Apple of Newton thảo luận 18:34, ngày 24 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hà Châu

Cảm ơn. Tôi đã thêm vào Wikipedia:Bạn có biết/2007/Tuần 22 sẽ xuất hiện trên trang chính tuần tới. Nguyễn Hữu Dng 18:50, ngày 24 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hi, chào anh, dự àn võ thuật đến đâu rồi ạ? Em đang điều trị tại nhà, bây giờ phải tập đi nạng anh ạ, lâu rồi em không tham gia wiki, anh vẫn khỏe chứ? hãy đóng góp nhiều hơn nữa cho võ thuật anh nhé. Thân ái --silvi 16:22, ngày 26 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đã trả lời. Khương Việt Hà 06:41, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thuật ngữ võ thuật

Anh có thể lập trang Thuật ngữ võ thuật được không? Nên có các cột: tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Việt và cột ghi chú. Tôi nghĩ nó sẽ có ích cho việc nghiên cứu về võ thuật. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 17:32, ngày 27 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đã trả lời. Khương Việt Hà 06:41, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Sát thủ quyền

lại nói với anh về môn quyền thuật này. Hôm nay tình cờ em lang thang trên gôgle để tìm kiếm thử thuật ngữ này. Thật là buồn cười quá anh ạ. Có người lại còn sáng tác cả 1 câu chuyện xung quanh môn võ này nữa. Quả thật là em có kể cho vài người bạn nghe về hệ thống kyc thuật lạ hoác này. Thế mà lại có người đi viét vớ vẩn trên mấy cái diễn đàn. Loại kỹ thuật này, thầy em biết 4 bài quyền, em được học 2 bài, ko có cái điển tích nào hấp dẫn như người ta kể. Đúng thật là chỉ còn 2 võ sư biết về nó. Theo anh nghĩ thì em có nên viết nhiều về nó để bàn dân thiên hạ được biết không? Sẽ tuyệt đối không phân tích các kỹ chiến thuật, đòn thế, mà chỉ viết giwois thiệu chung?--silvi 14:21, ngày 2 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Em vừa viết bài này, mời anh xem thử.--silvi 11:46, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Anh vừa đi Hôi an va` Mỹ sơn về a`. Có quà không anh? Em hỏi anh Hà 1 vài câu hỏi về văn học được không?
  1. Văn bản văn học đầu tiên của Việt nam có từ bao giờ, nó là tác phẩm nào? của ai?
  2. Kết thúc đoạn văn, câu văn mà tác giả dùng 3 dấu chấm than liên tiếp (!!!) có ý nghĩa gì không ạ?

Em cảm ơn anh rất nhiều ạ! --silvi

Đã trả lời! Khương Việt Hà 06:41, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thiếu Lâm danh gia

Vui lòng thảo luận tại Thảo luận:Thiếu Lâm danh gia.Lưu Ly 05:49, ngày 29 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đã trả lời! Khương Việt Hà 06:41, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đòn đánh (võ thuật)

Anh đã xây dựng một khung bài toàn diện, tôi đã thử hình dung về điều này nhưng không làm được. Tôi có thể đóng góp một số kiến thức về võ phái en:Gōjū-ryū của karate, những bổ sung tiếp theo tôi sẽ bám theo khung bài do anh đã xây dựng. Chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận vấn đề này ở phần thảo luận của bài này nhé. Thân mến. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 16:12, ngày 29 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Offline HN

Cũng chúc anh và bà xã luôn luôn hạnh phúc. Vương Ngân Hà 12:50, ngày 30 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trà đá

Bấm nút lịch sử [1] và phục hồi lại những phiên bản bạn cần. Nhưng nhớ là đừng bỏ đi liên kết tới những ngôn ngữ khác tôi vừa thêm vào. Hi. Lưu Ly 15:07, ngày 1 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời