Bước tới nội dung

Thảo luận Thành viên:Vanminhhanoi/Lưu thảo luận của Vanminhhanoi từ trước

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 18 năm trước bởi Vương Ngân Hà trong đề tài Lê Thánh Tông

Hoan nghênh

[sửa mã nguồn]

Xin chào Vanminhhanoi/Lưu thảo luận của Vanminhhanoi từ trước, và hoan nghênh bạn đã tham gia vào dự án này! Sau đây là một số liên kết có ích cho bạn:

Bạn nên tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù là viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về quyền tác giả. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ.

Mời bạn tự giới thiệu về bản thân trên trang thành viên của mình. Trang này dành cho thông tin và tiện ích cá nhân trong quá trình làm việc với Wikipedia.

Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... mời bạn vào Wikipedia:Chỗ thử, xin đừng thử vào bài có sẵn. Nếu không có sẵn bộ gõ tiếng Việt (Unikey hoặc Vietkey...) bạn dùng chức năng gõ tiếng Việt ở cột bên trái màn hình.

Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Xin cám ơn.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:51, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hình ảnh trên Common

[sửa mã nguồn]

Bạn đã truyền lên nhiều hình ảnh, trong đó có 2 hình là Palenquerelief.jpg và Palenque temple.jpg đã có sẵn ở Common (xem http://commons.wikimedia.org/wiki/Maya). Những hình nào đã có ở Common thì chúng ta có thể dùng thẳng, không cần truyền lên nữa. 2 hình trên sẽ bị xóa đi.--An Apple of Newton 16:54, ngày 18 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bài Nền văn minh Andes

[sửa mã nguồn]

Mời Vanminhhanoi đọc ý kiến của tôi tại Thảo luận:Nền văn minh Andes. Phan Ba 20:03, ngày 18 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nguồn gốc và bản quyền

[sửa mã nguồn]

Cám ơn bạn đã đóng góp nhiều ở đây về các nền văn minh. Tuy nhiên, hầu gần hết mọi tập tin mà bạn đã truyền lên có vấn đề bản quyền. Xin bạn nhớ:

  • Nếu không biết rõ nguồn gốc thì nên chọn "Tôi không biết nó dưới bản quyền nào" trong ô "Giấy phép".
  • Nếu bạn lấy nó từ website nào trên Internet, hãy chọn "Tôi chỉ kiếm nó trên Internet". Nếu biết tên hay địa chỉ của website thì tốt, nên ghi trong ô "Miêu tả tập tin", hay không thì cứ chọn cái này.
  • Bạn không được tự lựa chọn giấy phép của một tác phẩm có tác giả khác. Nếu bạn không phải là tác giả đầu tiên của hình đang truyền lên, thì bạn phải bắt theo câu bản quyền trên website hay trong sách đó.

Tôi đã thấy là bạn gắn bảng "phạm vi công cộng" vào rất nhiều hình, tôi phải dời nó vì bạn chắc không phải là tác giả đầu tiên. Dù bạn là tác giả thì bạn vẫn cần phải ghi chú như vậy trong ô "miêu tả" để các người ở đây biết được. Có lúc khi một hình nào đã được phát hành ra phạm vi công cộng thật, hoặc không có người tuyên bố tác quyền được tại vì tác giả đã chết hơn 80 hay 100 năm (tùy nước), nhưng ít khi gặp được trường hợp đó.

Vấn đề bản quyền dĩ nhiên không dễ, cho nên chúng ta cung cấp dòng "không biết" trong ô "giấy phép" đó, để báo người khác là phải điều tra thêm về hình đó.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 05:35, ngày 01 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cám ơn đã thông báo, ang rút kinh nghiệm dần. Nếu có hình nào không hợp lệ thì bạn có thể xóa hộ tôi và tôi sẽ kiếm hình khác thay thế. Vanminhhanoi 05:47, ngày 01 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vấn đề bản quyền của Hình:Trong dong Ngoc Lu1.JPG

[sửa mã nguồn]

Cám ơn bạn đã truyền lên tập tin Hình:Trong dong Ngoc Lu1.JPG. Tuy nhiên, tập tin đó có thể bị xóa gần đây nếu chúng ta không biết ai giữ bản quyền và nếu không biết về tình trạng quyền tác giả. Quỹ Hỗ trợ Wikimedia rất cẩn thận về những hình ảnh và âm thanh ở Wikipedia do luật quyền tác giả (xem quy định quyền tác giả của Wikipedia).

Người giữ bản quyền thường là tác giả, người chủ của tác giả, hay người cuối cùng được quyền của tác phẩm đó. Chúng ta chú thích thông tin về bản quyền dùng các tiêu bản về giấy phép. Ba loại giấy phép căn bản ở Wikipedia là nội dung mở, phạm vi công cộng, và sử dụng hợp lý. Xin hãy tìm tiêu bản thích hợp nhất ở Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh và nhúng nó vào trang mô tả tập tin dùng mã này: {{TÊN CỦA TIÊU BẢN}}.

Xin hãy chú thích về bản quyền ở các tập tin mà bạn đã truyền lên hay sẽ truyền lên trong tương lai. Nhớ là những tập tin thiếu thông tin này có thể bị xóa bởi một người quản lý ở đây. Nếu bạn còn thắc mắc, mời bạn liên lạc với tôi bằng cách nhắn tin vào trang thảo luận của tôi; hay đặt câu hỏi tại Wikipedia:Bàn giúp đỡ nếu tôi đi vắng.

Ở đây cũng có một số hướng dẫn hữu ích để làm quen với vấn đề truyền lên hình ảnh và bản quyền:

Chỉ mất vài phút để đọc, bạn sẽ tiết kiệm nhiều thời gian sau này cho bạn và cộng đồng.

Đôi khi, nếu bạn không chắc về vấn đề bản quyền của hình bạn định truyền lên, bạn cũng có thể tìm thấy hình có bản quyền tự do phục vụ cho cùng mục đích tại kho dữ liệu chung của WikimediaCommons. Các hình ở Wikimedia Commons đều có thể dùng trực tiếp mà không cần truyền lên.

Cám ơn bạn.193.52.24.125 11:14, ngày 01 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bản quyền hình ảnh

[sửa mã nguồn]

Bạn không nên dùng thẻ quyền Creative Commons cho những hình ảnh trừ khi bạn là tác giả hay tác giả đã phát hành theo bản quyền này. Bạn nên xin phép tác giả khi đưa lên hình, hay dùng {{sử dụng hợp lý}}. Nguyễn Hữu Dng 19:25, ngày 01 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ngoài ra, nếu không biết nguồn thì nên gắn bảng {{unverified}}. Xin hỏi bạn, bạn kiếm những hình này ở đâu mà không biết nguồn của hình nào? – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 19:43, ngày 01 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi kiếm ở các trang có tính chất truyền bá văn hoá, xem dùm tôi mấy cái này ở trang sau đây liệu có điều chế được không? http://www.crystalinks.com/nazca.html

Vanminhhanoi 19:47, ngày 01 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ok, bạn nên ghi vậy từ nay. Hình như trang đó sao chép các hình ảnh từ nơi khác (thí dụ từ bản tin tức trên Internet), cho nên hễ có thì giờ nên theo những liên kết ở trang đó để biết nguồn thật. Cám ơn bạn. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 19:52, ngày 01 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vậy trong trường hợp này thì nên dùng thẻ nào cho hợp lý?Vanminhhanoi 19:55, ngày 01 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Khi bạn truyền lên hình từ en.wiki, xin bạn nhớ chép lại nội dung từ đó và cho biết rõ hình đó lấy từ trang nào. Nguyễn Hữu Dng 17:31, ngày 02 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Xin bạn hãy xem sửa đổi của tôi để biết cách tải hình từ en.wiki sau này. Cảm ơn. Nguyễn Hữu Dng 18:01, ngày 02 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chữ "Nền"

[sửa mã nguồn]

Tôi thấy chữ "nền" trong tiếng Việt là một loại từ, không nên để trong tên bài. Như bài hổ thay vì "con hổ". Nguyễn Hữu Dng 19:20, ngày 02 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nền là khái niệm chỉ chỗ và kết hợp với văn minh (tính từ) thành danh từ chỉ vùng miền có văn minh: nền văn minh. Với nữa, theo từ điển Anh-Việt thì từ civilization = nền văn minh.Vanminhhanoi 19:29, ngày 02 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
"Văn minh" trong tiếng Việt còn là danh từ nữa, xin tham khảo [1]. Nguyễn Thanh Quang 19:38, ngày 02 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Còn đây là định nghĩa của từ "nền". Nguyễn Thanh Quang 19:42, ngày 02 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Xin khoan đổi tên một loạt bài "văn minh xxx" thành "nền văn minh xxx" vì chúng ta còn chưa thống nhất. Một số bài loại này trước đây cũng đã từng được đổi lại tên từ "nền văn minh xxx" thành "văn minh xxx". Nguyễn Thanh Quang 19:49, ngày 02 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nếu bạn đã đồng ý là "văn minh" còn là danh từ thì sao ko gọi "văn minh xxx" cho gọn. Tôi vẫn đang chờ bạn đưa ra dẫn chứng để phân biệt sự khác nhau giữa "văn minh" và "nền văn minh". Nguyễn Thanh Quang 19:59, ngày 02 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Trả lời: Văn minh

[sửa mã nguồn]

Khái niệm văn minh có nghĩa rộng, chung. Còn khái niệm nền văn minh lại chỉ có nghĩa hẹp chỉ vùng miền nhất định có văn minh -> xin bạn cho biết định nghĩa này lấy từ tài liệu hay từ điển nào? Nguyễn Thanh Quang 19:46, ngày 02 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đó là danh từ chỉ một vùng miền nhất định. Tôi thử đặt câu thế này xem có xuôi tai không nhé: Từ xa xưa đến nay, lịch sử nhân loại có nhiều văn minh bị lụi tàn.
Vậy thì câu sau đây sẽ nghe đúng: Từ xa xưa đến nay, lịch sử nhân loại có nhiều nền văn minh bị lụi tàn.
Vanminhhanoi 20:01, ngày 02 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Câu này tương tự như: Tôi ăn hai quả cam. Dĩ nhiên tôi vẫn viết bài về quả cam ở bài cam thay vì "quả cam", vì chữ "quả" là một loại từ. Nguyễn Hữu Dng 20:04, ngày 02 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đồng ý trong câu văn thì là như vậy, "con", "cái", "nền"... chỉ là phụ từ trong tiếng Việt, khi đặt tên bài thì đâu cần viết "con hổ", "cái bàn"... Theo tôi "văn minh xxx" là tên chính, còn "nền văn minh xxx" là tên phụ chuyển hướng đến tên chính. Tương tự trong tiếng Anh người ta đâu có để tên bài là "The civilization xxx" mà chỉ là "Civilization xxx" (không có mạo từ The). Nguyễn Thanh Quang 20:11, ngày 02 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

không thể chính xác được, trong trường hợp này. không ai dùng cụm từ văn minh giao tiếp tương tự như văn minh sông hồng được! Bản thân sông Hồng không có văn minh nào hết!Vanminhhanoi 20:16, ngày 02 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Theo từ điển Anh Việt MTD thì không cần phụ từ The (The trong tiếng anh không phải danh từ và càng không đông cách sử dụng với nền trong tiếng Việt) thì civilization = nền văn minh.

Tập tin:Van minh.jpg

Từ điển đó dịch "apple", "snake", và "banana" ra sao? Có phải "quả táo", "con rắn", và "quả chuối" không? Nguyễn Hữu Dng 20:41, ngày 02 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đúng như vậy, tiếng Việt rất chặt chẽ. Nhiều người dùng tắt lâu thành quen, nhưng văn bản chính thức dạy các bậc học sinh ở Việt Nam là phải nói đầy đủ như vậy. Không nên gọi 'trống không' là 'táo' mà phải gọi 'quả táo', hoặc là 'con ngựa' chứ không được gọi là 'ngựa' không... để phân biệt với 'cây táo'! Nếu gọi mối từ 'chuối' thì trong tiếng Việt chả hiểu bạn đang nói đến 'cây chuối' hay 'quả chuối'Vanminhhanoi 21:11, ngày 02 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đã tham gia thảo luận thì tôi cũng nói nốt, ở đây cần phân biệt giữa từ dùng trong văn bản thông thường và từ dùng làm mục từ (entry) trong từ điển hay bách khoa toàn thư. Anh thấy có mục từ trong các từ điển tiếng Việt nào là "con hổ", "cây chuối", hay "nền văn minh" không hay chỉ "hổ", "chuối", "văn minh"? Nguyễn Thanh Quang 05:37, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Mọi người hiện nay đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm "văn minh" và "nền văn minh". Cụm từ "nền văn minh" được dùng để chỉ một giai đoạn phát triển tập trung của xã hội mà có nhiều thành tựu lớn trong các lĩnh vực. Các bài chính mà Vanminhhanoi đang viết là về nói đến tính "văn minh tổng thể", từ xã hội, văn hoá, khoa học, kỹ thuật...Còn từ "văn minh" chỉ dùng cho từng lĩnh vực cụ thể, hay con người, nếp sống cụ thể v.v...Nếu viết về tổng thể thì phải là "nền văn minh" Casablanca1911 05:54, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xin cho tôi dẫn chứng cụ thể, tôi vẫn chưa được thuyết phục. Nguyễn Thanh Quang 05:57, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Vậy thì "nền kinh tế" khác hẳn với "kinh tế", "nền văn hoá" khác hẳn với "văn hoá", "nền hoà bình" khác hẳn với "hoà bình", "nền khoa học" khác hẳn với "khoa học", "nền văn học" khác hẳn với "văn học"??? Nếu quả đúng như thế thì chúng ta phải thêm chữ "nền" vào hết các mục từ và thể loại có những tên này từ trước tới nay ;) Nguyễn Thanh Quang 06:53, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đúng như vậy, tôi đang định viết. Nền kinh tế khác với kinh tế, nền văn hoá khác với văn hoá, nền hoà bình khác hoà bình v.v...Ví dụ như có : nền kinh tế tri thức, chứ không viết là kinh tế tri thức. Casablanca1911 07:00, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Uyên dịch ra tiếng Anh hai khái niệm này thế nào? Nguyễn Thanh Quang 07:07, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tiếng Anh thì chỉ có một từ, và nó sẽ thay đổi từ đó để chuyển thành động từ, tính từ, danh từ v.v...Còn tiếng Việt nhiều khi để hiểu sang nghĩa khác lại bắt buộc phải thêm từ vào, cho nên không dịch 1:1 được mà phải dịch theo văn cảnh. Kinh tế, văn hoá, hoà bình, khoa học, văn minh...đều có nghĩa đúng như bản chất của từ đó nói lên, nhưng khi nói về một kết quả, một thành tựu, một chiến công, một thành quả...đã (hoặc sẽ) được tạo dựng, thiết lập chính từ KT, VH, KH, VM...(nghĩa là "trông thấy" trước mắt được, có "khối lượng" đáng kể :-D) thì người viết hay nói sẽ dùng "nền kinh tế", "nền hoà bình"...Có nhiều hoạt động kinh tế sẽ tạo ra một nền kinh tế, có nhiều hoạt động khoa học sẽ tạo ra một nền khoa học, có nhiều hoạt động vì hoà bình sẽ tạo ra một nền hoà bình....Casablanca1911 07:33, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Vậy thì với sự tinh tế như thế, hy vọng Wikipedia tiếng Việt sẽ có nhiều khái niệm hơn tiếng Anh! Nguyễn Thanh Quang
Tiếng Việt tất nhiên là có nhiều hơn rồi, riêng với sự tham gia của chữ Hán cũng đủ nhiều hơn rồi. Giải thích thì kể ra khó thật, ví dụ thêm vậy, khái niệm trên tương tự như 2 từ "cuộc sống" và "sinh hoạt". Hai từ này khác nhau, phải vậy không ? Sinh hoạt và cuộc sống không khác nhau nhiều, nhưng thực sự là "cuộc sống" có nhiều việc đáng đề cập đến hơn là "sinh hoạt", tương tự như với "nền...". Cò nhiều sinh hoạt sẽ tạo ra cuộc sống (không nói về sinh tử). Casablanca1911 07:51, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Thôi tôi không nói nữa, để các thành viên khác có ý kiến. Không hiểu ý kiến các nhà khoa học trong nước như thế nào? Nguyễn Thanh Quang 07:02, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
"nền kinh tế tri thức, chứ không viết là kinh tế tri thức.": câu này chính xác không cà? Hay là cần thêm chủ ngữ vô "Casablanca1911 [không viết là...]"? --Á Lý Sa (thảo luận) 07:26, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Okie, sửa lại là "nền kinh tế tri thức" khác với "kinh tế tri thức". Casablanca1911 07:38, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lớn thêm vài tuổi, học và đọc nhiều sách nữa thì bạn sẽ không quá mất thời gian cho những việc đã ngã ngũ nay.

Tranh luận lần trước của tôi, nói với bạn về nền văn minh là từ ghép, bao gồm 'nền' và 'văn minh' là có nghĩa chỉ lên một dân tộc, hay một quốc gia... định cư ở một vùng có 'biên giới' nào đó trên trái đất để phân biệt với văn minh nhân loại nói chung! End. Vanminhhanoi 05:58, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Trình độ hiểu biết phụ thuộc tuổi tác sao? Thảo nào thấy ở VN biên soạn BKTT toàn là các cụ, lãnh đạo cũng toàn các cụ! Nếu anh không có dẫn chứng sách vở thì xin đừng thuyết phục tôi bằng cảm nhận và suy luận chủ quan của anh. Ở đây tôi chỉ nói về cách đặt tên mục từ trong từ điển sao cho nhất quán, chứ tôi không phản đối việc dùng cụm từ "nền văn minh" trong bài viết. Nguyễn Thanh Quang 06:03, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Dẫn chứng theo từ điển: Hán dịch civilisationvăn minh , giáo hóa, tiếng Nhật gọi là văn minh , văn minh quốc , văn minh thế giới , văn minh hóa , khai hóa. Chữ nền trong tiếng Việt cũng chỉ là phụ từ như con, cái, củ, quả, cây thôi. Nguyễn Thanh Quang 06:15, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Hiện tại có cách dùng : nếp sống văn minh, con người văn minh, thái độ văn minh, xã hội văn minh, lời nói văn minh, cử chỉ văn minh v.v...(từ "văn minh" đứng sau cụm từ ghép để chỉ tính chất của đối tượng nói đến, mà ở đây là nếp sống, con người, thái độ, xã hội, lời nói).
"Văn minh" trong trường hợp này là tính từ. Nguyễn Thanh Quang 06:22, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Còn cách dùng khác: nền văn minh lúa nước, nền văn minh sông Hồng, nền văn minh Inca v.v...(từ "nền văn minh" đứng trước cụm từ ghép để nói đến chính đối tượng nhắc tới là "văn minh" của một thời kỳ, còn lúa nước, sông Hồng, Inca...chỉ là từ kèm theo trong cái tên để cho dễ nhớ và đánh dấu địa điểm hay thời kỳ mà thôi). Casablanca1911 06:07, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Nền văn minh ở đây đơn giản chỉ là "văn minh" danh từ. Nguyễn Thanh Quang 06:22, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi lật từ điển có mục từ "văn minh" vừa là danh từ vừa là tính từ. Tôi không thấy có mục từ "nền văn minh" cũng như "con hổ", "con rắn", "chiếc xe", v.v. Nguyễn Hữu Dng 06:11, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời


Nền văn minh là một từ ghép thì không có trong từ điển. Có lẽ ý tưởng về một cuốn từ điển riêng cho từ ghép rất hay-giống như từ điển thành ngữ vậy. Văn minh nhân loại không ngừng phát triển, và mỗi ngày một hoàn thiện. Có lẽ một ngày nào đó có một vị học giả sẽ làm ra cái từ điển đầy đủ đó.Vanminhhanoi 06:18, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi không hiểu các học giả trong các ngành từ điển học, nhân chủng học, văn hiến học, xã hội học của Việt Nam nghĩ gì về thảo luận này cũng như ý tưởng này? Nguyễn Thanh Quang 06:22, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chả có gì ghê gớm với khoa học hay ngôn ngữ học trong hàng triệu lĩnh vực mà loài người đang hàng ngày hàng giừo không ngừng sáng tạo ra. Ngay như phần mềm tin học cũng vậy, đang hàng ngày hàng gời cập nhật và sáng tạo mà chả cần phải sợ một ông Bill Gates nào cả!Vanminhhanoi 06:29, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời


Xin có một ý kiến thế này.

  • Tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung là các ngôn ngữ riêng biệt, chúng phát triển một cách hầu như là độc lập. Do dó, ta chỉ nên dùng các ngoại ngữ kia để tham khảo về nghĩa của từ (nhấn mạnh là chỉ tham khảo chứ không phải nguồn tra cứu có nhiều trọng lượng).
  • cách cấu tạo từ ngữ của các ngôn ngữ khác nhau cũng khác nhau, không nên dùng cách phân loại từ của ngôn ngữ này để xem xét từ ngữ của ngôn ngữ kia.
  • so với các ngôn ngữ kia, tiếng Việt khá là thiếu tính cấu trúc và quy tắc, nên lại càng khó áp dụng các kiểu quy tắc của ngôn ngữ khác.

Do đó, tôi nghĩ rằng chúng ta chỉ nên giới hạn các dẫn chứng cho tranh luận trong phạm vi tiếng Việt: Phân biệt giữa "văn minh" và "nền văn minh" về nghĩa, cách dùng (các trường hợp sử dụng),...

(Tmct 09:21, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC))Trả lời


"Nền" vs. "không nền"

[sửa mã nguồn]

Tôi không nói "nền văn minh xxx" là sai; tôi cũng không bắt lúc nào cũng phải viết "văn minh xxx" (không được dùng "nền").

Tôi chỉ có một câu hỏi và nó là: bây giờ chúng ta dùng một thí dụ là "Nền văn minh sông Hồng" và "Văn minh sông Hồng" là 2 khái niệm khác nhau. Như vậy thì cái sườn bài cho hai bài này khác nhau tại các điểm nào?

Có ai viết được hai cái sườn bài này (không cần hoàn toàn) để mọi người hiểu được sự khác biệt, nếu có, giữa hai khái niệm trên không?

Mekong Bluesman 15:10, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Theo tôi hiểu ý Vanminhhanoi nói là không có bài "văn minh sông Hồng" (do đó không viết dàn bài này được) mà chỉ có bài "nền văn minh sông Hồng". Đấy là tôi chỉ cố "dịch" lại ý của Vanminhhanoi chứ không khẳng định ý kiến gì của tôi. 193.52.24.125 15:14, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chào bác Mekong Blusman, "văn minh" và "nền văn minh" là khác nhau. Chỉ có "Nền văn minh sông Hồng", còn "văn minh sông Hồng" (không có nghĩa "nền") thì theo casa không có khái niệm này. Bác có thể gợi ý ví dụ về bài viết cho "nền kinh tế" với bài "kinh tế" thì sẽ có 2 dàn ý được. Casablanca1911 15:31, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi vẫn chưa thấy lời chứng minh nào thuyết phục là "nền văn minh" khác danh từ "văn minh". Hãy giúp tôi đưa một lemma trong một Từ Điển Bách Khoa ghi rõ ràng là "Nền văn minh xxx".--Baodo 18:16, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tra trong Từ điển Bách khoa khó quá, căn cứ theo tên các bài viết trong wikipedia mới được viết, cũng chẳng có chứng minh gì để phân biệt trong Hãng Phim truyện Việt Nam - "hãng phim truyện" với "phim truyện", Luật dân sự Việt Nam - "luật dân sự" với "dân sự", Cúp bóng đá Đức - "cúp bóng đá" với "bóng đá", Khu công nghiệp Hòa Khánh - "khu công nghiệp" với "công nghiệp", Giải vô địch bóng đá Hà Lan - "giải vô địch" với "vô địch"...vô vàn bài viết khác nữa. Ai có thể đưa một lemma ghi tên tất cả các bài viết trên trong từ điển bách khoa được nhỉ ?Casablanca1911 02:35, ngày 4 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

NỀN = Phần làm cơ sở cho phần khác phát triển. VD: nền văn hoá, nền kinh tế, nền văn minh... --An Apple of Newton 15:42, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Theo định nghĩa trên thì "nền văn minh" là cái nền cho văn minh phát triển, và "văn minh" ở đây phải là một danh từ (vì cái nền không có tính văn minh như một người, một quốc gia v.v... được). Vậy danh từ "văn minh" ở đây có nghĩa gì? Mình nói đến cái "nền" của văn minh, hay nói đến "văn minh"? Chữ "nền" ở đây chỉ là mạo từ, không hơn không kém.--Baodo 18:16, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Ha ha tôi thích Baodo "cạo" chỗ này hay ho dây, bản thân tôi cũng lấy làm lạ về nền và không có nền (rồi sau này đến nóc và không nóc nữa). Học được nghề thợ cạo rồi đó nhe! LĐ

Mấy bạn hăng quá đấy, không thể phân tích ngữ nghĩa theo kiểu thịt thế được!

Trong tiếng Ăng lê, với từ Wife = vợ; Home = nhà (nhà ở, cái nhà...); nhưng khi ghép hai từ lại thì dịch là cái nhà vợ thì "lỗ vốn" to.

Mấy cái vụ này mà tranh cãi thì hết thời gian, và chẳng có thời gian đâu kiếm sống và mưu sinh.

Tôi không tranh cãi, chỉ thảo luận, và nếu thảo luận thì xin đưa ra chứng cứ thuyết phục. Chỉ như vậy.--Baodo 19:40, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Người Việt ta gần đây ưa cãi nhau không nhân nhượng ---> chiến tranh 10 ngàn ngày không nghỉ và để cho các dân tộc man, di, mọi, rợ mà Lê Thánh Tông gọi họ trong thế kỷ XV vượt qua Đại Việt quá xa. Các bạn không thấy sốt ruột à? Vanminhhanoi 19:14, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi không sốt ruột vì không thấy ai là man di mọi rợ cả. Về việc "Người Việt ta gần đây ưa cãi nhau không nhân nhượng": Viết không hợp consent, người khác sửa là chuyện thường, và nếu có phải "cãi nhau" vì cái hay, cái đúng, thì cứ "cãi", đã sao? --Baodo 19:40, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Kết quả tra cứu tại Từ điển Bách khoa Việt Nam cho kết quả:

  • "nền văn minh": 0 kết quả (vì tất cả các cột từ A đến S chưa có từ nào !!!!)
  • "văn minh": 10 kết quả

» văn minh » văn minh hồ sat » văn minh inca » văn minh inđut » văn minh lúa nước » văn minh maya » văn minh nông nghiệp » văn minh quản lí » văn minh sông ấn » văn minh thương nghiệp

Có thể xem nội dung từng mục, nhưng không tiện ở chỗ phải đăng nhập. Tôi không hiểu sao người ta phải làm cho bất tiện như vậy. (Tmct 22:00, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC))Trả lời

Hmm, từ điển này té ra chưa nhập xong dữ liệu, không biết có đáng đem ra làm reference không. (Tmct 22:11, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC))Trả lời

Tôi đi theo Tmct vào đăng ký trong Từ điển Bách khoa Việt Nam thấy mệt quá, tưởng ở đây có loại từ điển mới, hoá ra cũng giống các từ điển khác. "Nền văn minh" là một từ ghép, cho nên tra từ điển làm sao có kết quả được. Tôi lấy tạm một số tên bài mới được viết ở Wikipedia trong 2 ngày gần đây, cũng không thấy có trong từ điển, chẳng nhẽ lại cũng phải đổi lại tên bài viết (vì rõ ràng ở đây mọi người không hề xét đến nội dung bài viết về cái gì). Ví dụ các từ như : Đại thực bào..., Hội chứng đáp ứng..., đại hội đồng..., khu công nghiệp..., giải vô địch..., cúp bóng đá...cho kết quả là 0. Nếu tách riêng các từ trên trong từ ghép dĩ nhiên là có nhiều. Do vậy, không nên lấy từ điển ra để tra từ ghép. Casablanca1911 02:19, ngày 4 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Vấn đề là nó chưa nhập dữ liệu của các mục bắt đầu từ A đến S, nên các từ Casa tra có có trong từ điển giấy hay không thì chịu. Hi hi, bây giờ mà vứt "khu" ra khỏi "khu công nghiệp" thì thế nào nhỉ?(Tmct 07:53, ngày 4 tháng 5 năm 2006 (UTC))Trả lời
Tất nhiên là các từ trên tra cả ở trong vietdict cũng không có. Tmct thử tra chữ "trại" vần "T" xem có từ "Trại gà', "trại lợn" v.v...không ? :) , không có thì bỏ đi vậy Casablanca1911 08:02, ngày 4 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thông tin mới nhất là dữ liệu trong từ điển bách khoa đã biến sạch, không còn tra được cái gì nữa.Tệ quá chừng.

Từ điển bách khoa là để tra các "khái niệm" chứ không phải các "từ" như từ điển thường. Một cụm từ không có trong từ điển thường không có nghĩa là cũng không nên có trong TDBK.

Nhưng vấn đề ở đây là hôm qua tôi thấy trong TDBK VN có "văn minh sông ấn". Đó là một từ ghép, lại không có "nền", cũng chẳng thèm viết hoa chữ nào. Khi đọc nội dung thì thấy 1 đoạn dài khoảng nửa trang nói về khái niệm đó. Đáng tiếc là giờ nó đã biến khỏi website từ điển nên chẳng còn bằng chứng gì.

Chúng ta đang làm cho trang thảo luận của Vanminhhanoi dài quá mất rồi. Có nên chuyển đi đâu chăng?(Tmct 08:11, ngày 4 tháng 5 năm 2006 (UTC))Trả lời


Tôi rất sợ mất quá nhiều thời gian vào chuyện nay, các bạn thông cảm. Tôi chỉ nhắc lại: Trong nền văn minh thì có nhiều văn minh: văn minh văn hoá, văn minh nghệ thuật, văn minh khoa học-kỹ thuật, văn minh trồng trọt, văn minh kiến trúc... vậy thì tổng hợp các văn minh trên thành một chương mục để mô tả nhiều văn minh như thế thì phải có một từ chung để thâu tóm các văn minh ấy lại- đó là yếu tố tạo thành nền. Nền ở đây là hiểu theo nghĩa một nền bao quát các lĩnh vực khác nhau!

Một ví dụ nữa: một công ty mẹ khi bên dưới mình có rất nhiều công ty, thì họ muốn gọi là tổng công ty thay cho chỉ có gọi trống không là công ty dễ gây tranh chấp với các công ty con mà tranh cãi còn khổ hơn.

Nền văn minh xin đừng hiểu thô thiển và thật như nghĩa đen là nền đất hay nền nhà mà khổ cho cái ngôn ngữ Việt.

Xin các bạn bình tĩnh Vanminhhanoi 11:47, ngày 4 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vì chân lí, tôi xin nói tiếp (xin lỗi kéo dài trang thảo luận của Vanminhhanoi):
  1. Theo [2], nghĩa 5: "nền"= Từ dùng để chỉ từng lĩnh vực được xây dựng trong hoạt động của con người, làm cơ sở cho đời sống xã hội. Do vậy có "nền âm nhạc", "nền hành chính", vân vân và vân vân.
  2. Nền này hoàn toàn là phụ từ như "con", "cái", "chiếc"... chỉ tác dụng là mạo từ, chỉ rõ, xác định đơn vị, nhấn mạnh mà không có tác dụng đổi nghĩa; không như các từ "trại", "khu" hay "tổng" có khái niệm riêng biệt mà một số thành viên lấy ví dụ. So sánh như thế rất khập khiễng. Ví dụ: "văn minh X" = "nền văn minh X" = "X civilisation", và "công nghiệp" = "nền công nghiệp" = industry, "khu công nghiệp" = "industrial zone".
  3. Mất thời gian cho tranh luận để có được kết quả tốt thì cũng nên, nếu không có thảo luận, can thiệp thì chắc gì những bài viết ra đã chuẩn xác.
Nguyễn Thanh Quang 12:05, ngày 4 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sao bạn cứ nhất định nói "nền" là một mạo từ vậy ? Nếu là mạo từ thì hẳn sẽ được sử dụng nhiều, bạn thử tìm số lượng các từ sau trong Google xem được bao nhiêu : "nền văn minh thương nghiệp", "nền văn minh quản lý", "nền văn minh kiến trúc", "nền văn minh nghệ thuật", "nền văn minh khoa học kỹ thuật", "nền văn minh nghệ thuật". Đây chỉ là các văn minh "thành phần" thôi. Casablanca1911 17:15, ngày 4 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vấn đề bản quyền có thể bị vi phạm

[sửa mã nguồn]

xin Vanminhhanoi lưu ý một chút về vấn đề bản quyền khi sử dụng cuốn Các nền văn minh trên thế giới NXB thông tin Hà Nội-1999 khi viết về nền văn minh Ấn Độ. Vì nó cũng đang được chuẩn đưa lên mạng trong thời gian tới--Duongdttt 09:48, ngày 4 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Yên tâm đi, bạn ơi. Cái cuốn sách đó chỉ để tham khảo thôi. Viết chán lắm, tôi chí dùng dể tra chéo các dữ kiện và thời gian. So với các Website trên internet thì cuốn đó chỉ có một vài điều đúng mà thôi. Rất cám ơnVanminhhanoi 10:53, ngày 4 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hình vũ trụ

[sửa mã nguồn]

Nếu máy của bạn có đủ khả năng, bạn có thể sử dụng phần mềm Celestia để chụp hình vũ trụ có nội dung tự do. (Phần mềm này có giấy phép GPL.) Nếu không thì bạn có thể xin tôi chụp lấy dùng Celestia trên máy của tôi, nhưng xin bạn tìm kiếm trong Commons trước, tại vì họ đã có nhiều hình vũ trụhình nhìn từ không trung. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 19:46, ngày 4 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bài Văn minh lưu vực sông Ấn Độ :thảo luận để có sự đồng thuận của tập thể trước khi di chuyển

[sửa mã nguồn]

Tôi thấy Vanminhhanoi vừa đổi mục từ bài Văn minh lưu vực sông Ấn Độ. Tên mục từ này đã được chấp nhận từ lâu. Trong Wikipedia phải có sự đồng thuận trước khi thay đổi tên mục từ. Nếu Vanminhhanoi không đồng ý với tên của mục từ thì phải thảo luận để có sự đồng thuận của tập thể trước khi di chuyển. Đề nghị đổi tên lại và thảo luận cùng với mọi người. Phan Ba 12:16, ngày 8 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hình:Chuahuong01.jpg

[sửa mã nguồn]

Xin tôn trọng độc giả khi bạn truyền hình lên. Bạn có thể bình tĩnh chăm sóc cho các hình và bài viết, không cần phải làm nhanh quá. Cụ thể, xin cho hỏi về Hình:Chuahuong01.jpg: tên hình thì là Chùa Hương, tại sao miêu tả về nó lại là "Tác giả đồng ý". Tác giả là ai? và người đó đồng ý việc gì? Tại sao hình này được dùng trong bài Văn minh sông Hồng với mô tả "Đặc điểm Bắc Bộ" ? Chùa Hương hay "tác giả đồng ý" có liên quan như nào đến đặc điểm Bắc Bộ? Hy vọng bạn sẽ giải đáp các thắc mắc này và ở Thảo luận:Văn minh sông Hồng.134.157.5.212 12:31, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Quy định chú thích nguồn tham khảo

[sửa mã nguồn]

Mời bạn đọc Wikipedia:Chú thích nguồn gốc, Wikipedia:Kỹ thuật chú thích nguồn gốc. Hy vọng tài liệu hướng dẫn này giúp bạn giảm bớt các khó khăn khi viết bài và trả lời bạn đọc và các tác giả khác. 134.157.5.212 13:21, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ha ha

[sửa mã nguồn]

Thay vì bỏ bang thông báo về nghi vấn tính xác thực, bạn nên ghi lại nguồn tài liệu thuyết phục độc giả rằng bài viết là xác thực. 134.157.5.212 14:02, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bạn là thành viên không ra mặt, tôi chẳng hiểu bạn nói rằng tôi không thuyết phục, hay tìm nguồn xác thực?

Hay bạn nơi với tôi rằng Dân tộc Việt cư trú trên sông Hồng đến hôm nay là bịa đặt?

Vanminhhanoi 14:07, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đừng có nóng mà hỏng việc. Bạn bảo văn hóa Đông Sơn cách đây khoảng 4000 năm (bốn nghìn) còn cái người In đô tìm thấy cách đây 40000 năm (bốn vạn) ngoài ra người Quảng Đông bạn không ghi ngày nào. Bạn nối một sự việc ở cách quá xa về địa lý và thời gian với văn hóa Đông Sơn rồi tung ra một câu mơ hồ Việt Nam có người hiện đại sớm nhất; nói vậy thì bạn chắc chỉ bịp được trẻ con. CHúng ta cần thêm tài liệu có uy tín. 134.157.5.212 14:13, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời



Sao? bạn đọc kỹ đoạn dưới đây, bạn có thấy một học giả (không phải 1 mà là 4) đã lý luận về giả thuyết nguồn gốc cư dân Đông Sơn như là xuất phát từ Hy Lạp? Bạn nói rằng, những người đó có trung thực không? Hay bạn đợi người phương Tây viết hộ lịch sử Đông Sơn? Trích: Heine-Geldern đã định nghĩa về nền Văn hóa Đông Sơn như là một nền văn hóa du nhập từ văn hóa từ Hán và xa nữa từ Tây phương, thường được gọi là nền văn minh Hallstatt hay là nền văn minh La Tène của Châu Âu. Những học giả kế tiếp học giả Geldern, khi nghiên cứu về Văn hóa Đông Sơn cũng có một cáí nhìn tương tự giống Geldern, như V. Goloubew, E. Karlgren và nhất là O. Jansé. Những học giả này đều có những tác phẩm lớn

Phải rồi tôi có nhắc đến Indonesia và Quảng Đông, nhưng tôi chỉ nói rằng Bắc Việt là một dải đất nối liền hai địa điểm trên, chứ tôi có nói rằng ở lãnh thổ Bắc Việt đã tìm thấy Người Hiện Đại cách đây 39.600 năm đâu mà bạn dị ứng khủng khiếp vậy. Tôi nghi ngờ thiện chí của bạn!Vanminhhanoi 18:31, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Mời bạn tham khảo Wikipedia:Chú thích nguồn gốcTrợ giúp:Kỹ thuật chú thích nguồn gốc. Nguyễn Hữu Dng 18:43, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nguồn hình ảnh

[sửa mã nguồn]

Bạn có thể cho biết nguồn của các hình ảnh bạn truyền lên đây không? Như vậy giúp chúng ta kiểm chứng được giấy phép của hình; tránh rắc rối bị kiện tụng vì vi phạm bản quyền. 193.52.24.125 18:30, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Riêng hình Tập tin:Ruong bac thang.jpg là được lấy từ đây: [3]. Bạn xem giúp, nếu không được thì xóa giúp, tôi sẽ kiếm hình khác. Thank.Vanminhhanoi 18:55, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lê Thánh Tông

[sửa mã nguồn]

Nội dung về Lê Lợi trong bài Lê Thánh Tông đã được đưa vào bài Lê Thái Tổ vì nội dung không liên quan đến Lê Thánh Tông. Xin bạn hạn chế những thông tin không liên quan đến nhân vật đang được đề cập trong bài. Nguyễn Hữu Dng 16:06, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ok! chỉ nhắc sơ sơ về bối cảnh mà không nói nhiều. "Vùng chồng lấn" có lẽ cần thiết!Vanminhhanoi 17:01, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chào anh, mong anh sớm hoàn thành bài Lê Thánh Tông, tuy nhiên nên bớt những nhận xét có tính chủ quan cho bài viết hoàn thiện hơn.Vương Ngân Hà 00:55, ngày 16 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời