Bước tới nội dung

Thảo luận:Văn minh sông Hồng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi 14.190.62.119 trong đề tài Có lạc đề không?

Untitled

[sửa mã nguồn]

Tôi có tham vọng viết về các nền văn hóa tiêu biểu của Việt Nam ta. Bài viết còn sơ sài, xin các bạn cho ý kiến và cứ tự nhiên đóng góp viết thêm.Vanminhhanoi 10:58, ngày 01 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tham vọng của người viết là viết về văn hoá sông Hồng hay tất cả các nền văn hoá của Việt Nam, tôi đọc mà thấy lẫn lộn không nắm được gì. Nguyễn Thanh Quang 04:45, ngày 5 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Không phải một mình ban khó hiểu. Bạn xem lại đoạn viết trong bài Các nền văn minh kim cổ, mục "hiểu thế nào là một nền văn minh" chúc bạn hiểu thêm!Vanminhhanoi 13:12, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Khó hiểu vì lẫn lộn giữa "các nền văn hóa tiêu biểu của Việt Nam" với "Văn minh sông Hồng". Văn hóa Việt Nam còn bao hàm các vùng đất khác, chủng tộc khác. Chúc bạn Vanminhhanoi tránh lẫn lộn và giúp người đọc tránh lẫn lộn. 134.157.5.212 13:16, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nguồn?

[sửa mã nguồn]

Bài này có câu "Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời và hình thành nhà nước sớm nhất ở châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng." Đây là một câu xác định một fact cần phải có nguồn. Nếu không có nguồn thì nên bỏ nó đi. Mekong Bluesman 11:31, ngày 02 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chứng cứ lịch sử là do khảo cổ, hay nói rõ là các dữ liệu liên quan đến một nền sản xuất không phụ thuộc vào kiếm ăn đơn thuần, tức là có những người chiếm hữu tư liêu sản xuất nhiều hơn người khác và họ không làm trong lĩnh vực hái lượm, nông nghiệp đơn thuần ---> sự phân hóa giàu nghèo và người giàu có xu hướng đứng trên người nghèo và điều khiển xã hội bởi các thủ lĩnh từ 4000 năm ---> sớm nhất hay sớm 4.000 năm là một thuật ngữ hoàn toàn không hoài nghi.Vanminhhanoi 13:04, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bạn Vanminhhanoi có thể đọc Wikipedia:Chú thích nguồn gốc để trả lời lại cho Mekong Bluesman. 134.157.5.212 13:17, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Người Việt là tổ tiên của văn minh lúa nước?

[sửa mã nguồn]

Trong bài có viết 13.000 năm trước đã có bữa cơm tiền sử nấu với gạo từ lúa mọc hoang. Ở Việt Nam tìm thấy hạt thóc hóa thạch khoảng 9260-7620 năm trước. Như vậy tại sao nói là người Việt là tổ tiên của văn minh lúa nước? Phan Ba 11:55, ngày 02 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Người Việt là chỉ địa phương hẹp, nhưng người Mongoliod là cộng đòng chung của người Bách Việt khác với chủng Hán. (còn có thể hiểu rằng là người Việt Mường) có văn minh lúa nước nói chung, bao gồm cả người Nhật Bản, Đông Nam Á.Vanminhhanoi 13:04, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Báo khoa học hàng đầu thế giới

[sửa mã nguồn]

báo khoa học hàng đầu thế giới Science: xin hỏi dựa vào tiêu chuẩn nào để xếp tờ Science là hàng đầu? Tờ báo nào là hàng thứ nhì? Phan Ba 12:09, ngày 02 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hàng đầu, không có nghĩa thô thiển rằng, nó phải xuất hiện sớm nhất. Còn tôi khẳng định Microsoft là công ty hàng đầu về phần mềm tin học, thì không có nghĩa rằng Cisco là công ty không phải hàng đầu.Vanminhhanoi 13:04, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tài liệu tham khảo & văn phong cho một từ điển bách khoa

[sửa mã nguồn]

Trong bài này có rất nhiều câu khẳng định mà không có tài liệu dẫn chứng:

  1. sau khi Triệu Đà chinh phục được vương quốc Âu Lạc thì không những chấp nhận ở lại làm thần dân Đông Sơn nà còn phải lấy vợ là người Việt để được văn minh như người Việt: Xin cho biết tài liệu nào nói là Triệu Đà phải lấy vợ là người Việt để được văn minh như người Việt?
  2. Văn minh được ví như Hố đen trong vũ trụ, sẽ không ngần ngại nuốt chửng kẻ nào sa vào vòng ảnh hưởng của nó. Ai ví văn minh như hố đen? Phan Ba 11:50, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thắc mắc của Vanminhhanoi

[sửa mã nguồn]

Văn phong bách khoa là gì? nếu ta áp dụng văn phong của Văn minh sông Ấn Độ làm chuẩn mực của bản thân tôi, kẻ viết bài này?Vanminhhanoi 13:04, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Về mặt nội dung, chúng ta chỉ nêu sự thật được ủng hộ bằng các bằng chứng. Các nhận xét dây dưa như "văn minh được ví với xx yy" chỉ nên đưa vào khi trích dẫn lại từ tác giả có uy tín trong ngành; nhằm mục đích củng cố cho một sự thật nào đó. Về mặt hình thức, bài được trình bày theo bố cục khởi đầu bằng định nghĩa bao quát về đề tài. Sau đó bài phát triển từng ý, không lẫn lộn chồng chéo các ý với nhau. Xem cách sửa ở [1]. Các hình vẽ nhằm giải thích cho một ý cụ thể, chứ không mang vào để triển lãm mỹ thuật. Và còn nhiều nữa mà bạn sẽ tiếp thu dần dần. 134.157.5.212 13:12, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thắc mắc về cách chú thích nguồn gốc

[sửa mã nguồn]

Ở đây chỉ có một dung lượng bài viết có tính chất bách khoa và mỗi bài viết chỉ được gói gọn trong một số lượng chữ nhất định, không phải là một bài báo cáo khoa học, hay là một tiểu luận mà cần phải chi tiết!

Bạn nói tôi phải chỉ rõ chứng cứ? bạn có cho tôi viết 7.000 trang không? (chứng cứ lịch sử còn khám phá và tiếp tục khám phá... Hôm trước người ta hiểu nhầm rằng châu Âu là nơi xuất phát các văn minh của thế giới, hôm sau người ta lại bảo rằng không phải vậy! Vanminhhanoi 19:38, ngày 16 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Các chứng cứ không tốn chỗ. Bạn chỉ cần đưa ra nguồn tham khảo. Các lời nói ví von vô bổ mới tốn chỗ. Chú ý là bạn cũng được phép viết 7000 trang ở đây, chia thành khoảng 7000 bài khác nhau.134.157.5.212 15:39, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thắc mắc về tính trung lập

[sửa mã nguồn]

Bạn bảo tôi viết thiếu tính trung lập, vậy tôi bịa ra cái chuyện 1.000 năm người Việt bị phong kiến Trung Hoa đô hộ à? hay hôm nay tôi khẳng định rằng do Việt Nam không có nền văn hóa riêng, để bắt buộc quay về với nước mẹ Trung Hoa?

Tính trung lập đòi hỏi bạn không đưa ra chính kiến riêng của mình mà chỉ đưa ra sự thật đầy đủ, nhiều khía cạnh, có chứng cứ rõ ràng.134.157.5.212 15:39, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bài viết của ai

[sửa mã nguồn]

Bài viết này là của tôi, và mọi người có thể phản đối, nhưng không được áp đặt lên bài viết chính của tôi? Trừ trường hợp bạn lấy ý kiến đa số của hơn 8.000 thành viên Wiki. Tiếng Việt! Vanminhhanoi 15:21, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bài viết này không chỉ của mình bạn. Không ai áp đặt ai cái gì ở đây, chúng ta luôn có thể thảo luận để thống nhất. 134.157.5.212 15:39, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thực ra cũng nên độ lượng đôi chút, bởi vì bản thân là người Việt trong nước và cũng đã cố gắng viết với thái độ trung lập. Nhưng nhiều khi cũng quên mất. Tôi sẽ sử lại một số câu mơ hồ, gây hiểu nhầm.Vanminhhanoi 11:18, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Một khi Vanminhhanoi đã đưa bài viết lên đây thì nó không còn là của bạn nữa nếu nhìn về mặt quyền tác giả. Tất cả mọi người đều có thể thêm bớt, sửa đổi cho bài viết ngày một hoàn chỉnh và hay hơn. Phan Ba 11:23, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Câu hỏi

[sửa mã nguồn]

Sau khi đọc bài này tôi có 3 câu hỏi không tìm thấy câu trả lời.

  1. Liệu đây có phải là nền văn minh có thời gian tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử các nền văn minh nhân loại hay không?
  2. Thời gian nào là khoảng thời gian đỉnh cao phát triển của văn minh sông Hồng, khi mà các giá trị tinh hoa và tiêu biểu nhất có thể tìm thấy?
  3. Mốc sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ của nền văn minh này, hay được thay thế bởi nền văn minh khác?

Nếu 3 câu hỏi trên không được thoả mãn thì tôi hoài nghi sự tồn tại 1 cách khoa học của nền văn minh này, và cả văn minh lúa nước. Tất nhiên, văn minh không thể hiểu đơn thuần là nơi nào có sự sống thì nơi đó có văn minh. Vietbio 18:42, ngày 8 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Có lạc đề không?

[sửa mã nguồn]

Tựa đề của bài là Văn minh sông Hồng nhưng tôi thấy viết rất nhuiều về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là từ đoạn Vương quốc Nam Việt trở đi, chỉ nói về lịch sử, không có chi tiết nào liên quan đến văn minh sông Hồng cả:

Triệu Đà sau nhiều lần đánh chiếm quốc gia Âu Lạc thất bại, đã dùng mưu kế đánh bại được Thục Phán An Dương Vương vào năm 207 TCN và gộp lãnh thổ Quảng Châu vào với lãnh thổ Âu Lạc đặt tên nước là Nam Việt.

Điều này có liên quan gì đến văn minh sông Hồng?

Giai đoạn Hoàng kim - Đại Việt và sau đó cũng thế cũng thế. Theo bài Lê Thánh Tông, biên giới về phía Nam đã đến Quảng Nam, tôi không nghĩ đó cũng thuộc về lưu vực sông Hồng.

Một lần nữa, tôi đề nghị nên viết súc tích tập trung theo từng đề tài một, không cần phải dồn tất cả vào một bài viết. Như thế này thì thật là không hiểu bài muốn nói về đề tài nào là chính, các văn hóa cổ ở lưu vực sông Hồng? Lịch sử văn hóa Việt Nam? hay Lịch sử Việt Nam? Phan Ba 06:18, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi có cùng suy nghĩ như Thành viên:Phan Ba, bài viết nên lược bớt phần lịch sử để tập trung làm rõ các khía cạnh liên quan đến các đặc điểm chính của nền văn minh sông Hồng như văn học-nghệ thuật, tôn giáo, kiến trúc-xây dựng, khoa học-kỹ thuật, ẩm thực v.v Vương Ngân Hà 08:37, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
hhhhhhhhhhhhhh – 14.190.62.119 (thảo luận) 23:36, ngày 8 tháng 11 năm 2023 (UTC)Trả lời

Bố cục rõ ràng rồi, nhưng đã nhắc đến lược sử thì ngắn nhất có thể rồi. Còn các thành tựu chính đã chuyển sang các giai đoạn cấp thấp hơn: Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Phùng Nguyên, Văn hóa Đông Sơn... đến gia đoạn cuối Đại Việt. Mỗi gia đoạn đó lại phân tích riêng về các thành tựu khác nhau. Riêng bài Văn minh sông Hồng không đủ chỗ để nói hết (dung lượng tối đa 30KB). Bạn bắt buộc phải chuyển sang các tiểu mục. Còn rất nhiều tiểu mục chưa viết, bạn nào có điều kiện, giúp viết về một giai đoạn: Văn hóa Phùng Nguyên, hoặc Văn hóa Gò Mun.... Văn minh sông Hồng liên tục từ đầu đến thế kỷ 15. Còn Văn minh Việt Nam thì chưa có thuật ngữ.

Văn minh sông Hồng, bao gồm cả bài viết: Luật Hồng Đức, các nhân vật trong giai đoạn từ Hồng Bàng đến cuối thế kỷ 15. Thành tựu: riêng đồ gốm Việt Nam sẽ có một bài riêng. Riêng Đồ đồng Đông Sơn có một bài riêng. Có lẽ đề nghị quản lý đưa về một cây thể loại của các bài liên quan thành các tiểu luận thấp hơn.

Tóm lại còn dài lắm. Riêng bài Văn minh sông Hồng là hết chỗ, và ở đây chỉ là sườn bài cho các tiểu luận chưa viết.

ThânVanminhhanoi 09:09, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nhắc lại một lần nữa, đây là cuốn từ điển bách khoa, không phải là nơi viết tiểu luận. Wikibooks mới là nơi viết sách, bài. Phần "Vương quốc Nam Việt", "Thời kỳ Bắc Thuộc" và "Giai đoạn Hoàng kim - Đại Việt" đều không có số liệu, sự kiện gì liên quan đến văn minh sông Hồng cả, ở đấy chỉ có tiểu luậnlịch sử Việt Nam thôi. Nên xem lại, cắt ra, tạo thành bài chính mới nằm trong thể loại Lịch sử Việt Nam thì hay hơn. Phan Ba 09:32, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bạn cứ tham khảo các bài viết về văn minh của en.Wiki thì sườn bài cũng như vậy. Và nếu dài thì họ cũng nói rất ngắn, và chuyển sang đề mục nhỏ. Thôi tối về trao đổi thêm, hết giờ ở cơ quan rồi.Vanminhhanoi 09:39, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi tham khảo rồi, en:Indus Valley Civilization, en:Cemetery H culture, en:Vedic civilization, chỉ cho tôi xem trong mấy bài này có bài nào viết về lịch sử Ấn Độ không? Một bài tương đối dài như en:Minoan civilization cũng chỉ có một phần nhỏ gọi là "Historical overview" trong phần "Chronology and history" thôi. Cái vấn đề không phải dài hay ngắn, vấn đề là ở chổ đừng viết chi tiết về lịch sử trong một bài viết về văn hóa xã hội. Phan Ba 09:52, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Văn minh sông Hồng chũng chỉ là một thời kỳ trong Lịch sử Việt Nam, giống như thời kỳ Vadic civilization trong lịch sử Ấn Độ.

Thuật ngưc Văn minh sông Hồng cũng chính là trung tâm quyền lực của người Việt tập trung ở lưu vực sông Hồng cho đến cuối thế kỷ 15 là thời kỳ hoàng kim của Thăng Long. Sau thời kỳ đó quyền lực bị phân tán bởi nội chiến liên miên giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài nên Lịch sử Việt Nam lại chuyển sang giai đoạn khác.

Nếu bạn lấy cách viết của en.Wiki thì ở mỗi nền văn minh, họ sẽ gắn thêm một cái bảng chỉ dẫn về Lịch sử của quốc gia sở hữu nền văn minh đó. Ví dụ, ở đây ta có thể gắn thêm cái bảng chỉ dẫn về Lịch sử Việt Nam bên phải của Văn minh sông Hồng cũng được. Nhưng hình như tôi không nhầm thì họ mới gắn cái bảng đó vài ngày trước đây. Họ cũng làm nhiều rồi mới thấy số lượng bài tăng lên, và họ mới gắn thêm.

Ta có thể gắn thêm, có sao đâu.Vanminhhanoi 10:42, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Mục đề "văn minh sông Hồng" là một mục đề quan trọng trong khảo cổ học vì các tìm kiếm gần đây. Hơn nữa, đây là Wikipedia tiếng Việt nên bài này trở thành quan trọng hơn nữa vì nó sẽ là nơi mà các người viết cho các ngôn ngữ khác của Wikipedia dùng làm nguồn tham khảo chính. Vanminhhanoi nên chú ý vào mục đích đó để viết chủ yếu về các phần văn minh, văn hóa,... hơn là viết lại toàn bộ lịch sử của Việt Nam.

Ngoài ra, khi viết nên đi theo các qui luật và tiền lệ của Wikipedia. Thí dụ, 1. các câu xác định các fact cần phải có nguồn, như câu "nhà nước XYZ được thành lập đầu tiên tại vùng ABC" cần phải có dẫn chứng; 2. viết như một người viết báo kể lại một sự việc đã xảy ra, không nên viết như một bài luận hay bài thuyết trình; 3. chú ý vào mục tiêu của bài để người đọc có thể tìm được những gì họ muốn tìm mà không bị chết đuối trong một đại dương của nhiều mục đề khác nhau tuy có liên quan với nhau; và 4. trong các bài có liên quan đến Việt Nam (lịch sử, văn hóa, nguồn gốc người dân...) nên viết khách quan, không nên dùng nhiều các tính từ nếu chúng không mang nghĩa miêu tả (dùng "to" hay "lớn" thay vì dùng "vĩ đại"), không nên dùng các phrase chủ quan và mơ hồ như "nước ta" (nước nào? nó có tên gì?), như "dân ta đã anh hùng đánh thắng quân địch" (dân ta có tên gì? quân địch là người dân gì và đến từ đâu? và tại sao đánh thắng là anh hùng mà đánh thua không anh hùng?).

Tôi hiểu vì là người Việt nên Vanminhsonghong có cái pride (sự hãnh diện) khi viết các bài về Việt Nam và muốn giới thiệu các nền văn minh đã xảy ra tại Việt Nam co mọi người dưới một hình thức đẹp nhất và hoàn toàn nhất, nhưng "hoàn toàn" không có nghĩa là phải viết lại toàn bộ phần lịch sử (hơn nữa, tại sao không viết luôn ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng và các văn hóa khác vào trong bài này?!).

Mekong Bluesman 13:02, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Minh đang tiếp tục, có lẽ mình sẽ chỉ chú trọng vào các giai đoạn chính của Văn minh sông Hồng: Hòa Bình (11.000 - 4000 năm cách ngày nay), Phùng Nguyên (4.000-3.070 cách ngày nay), Đồng Đậu (3.070 - 2.850) cách ngày nay), Đông Sơn (2.850 - 207 TCN), Đại Việt (939 - 1497). Chỉ có các giai đoạn tiêu biểu của Văn minh sông Hồng đã kể trên. Việc nhắc đên hơn 1.000 năm Bắc Thuộc cũng chỉ có mấy dòng.

Có thể hiểu một nền văn minh đi một đường thẳng từ sơ khởi cùng một dân tộc, nối tiếp liên tục đến thời kỳ rực rỡ (thế kỷ 15) như nền văn minh sông Hồng là rất ít (khoảng 28). Còn thường thì chỉ có một giai đoạn và lụi tàn (cái này để tôi tìm nguồn, đang tìm trong khối tài liệu khổng lồ). Nếu bạn chia nhỏ Văn minh sông Hồng ra nhiều giai đoạn thì cũng được, nhưng vì nó tập trung quyền lực vào một địa điểm là sông Hồng thì ở sông Hồng lại có quá nhiều văn minh thì không được.

Một nền văn minh ngắn ngủi sẽ rất ít tư liệu, nhưng một nền văn minh "sống dai" như văn minh sông Hồng thì có quá nhiều việc phải làm. Có lẽ tôi phải nhờ Mod. phân cây cho văn minh sông Hồng mất. Riêng Cổ Loa đã chiếm mất một bài vừa, riêng thành tựu pháp luật, nói gọn như bạn Ngân Hà, cũng phải vài bài, riêng văn hóa Đông Sơn cũng phải không dưới 2 bài: văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn,... Ngay như thời kỳ Đại Việt cũng không dưới 10 bài: Chính trị Đại Việt, Đồ gốm Đại Việt, Văn hóa nghệ thuật Đại Việt, Tôn giáo - Tư tưởng Đại Việt,.... Khối lượng công việc còn nhiều lắm. Có lẽ mệt mỏi và để các bạn trẻ tự xoay xở vậy!Vanminhhanoi 14:12, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ý nghĩ làm bài này như một điểm bắt đầu cho các bài về các mục đề nhỏ hơn là một ý nghĩ rất hay vì nó làm bài này tinh hoa (crystalized) và ngắn hơn và các người đọc muốn tìm hiểu nhiều hơn và đặc biệt hơn về các nền văn hóa thuộc sông Hồng (Hoà Bình, Phùng Nguyên...) sẽ dùng các liên kết trong bài này để đọc chi tiết hơn về các văn hóa đó. (Các bài như Lịch sử Việt Nam, Chiến tranh Việt Nam, Hệ Mặt Trời... cũng có cấu trúc nư vậy.)
Khi viết Vanminhhanoi đã đưa ra một mục tiêu quá lớn nên bài cứ tiếp tục nằm trong trạng thái stub. Ông nên cắt mục tiêu đó ra thành nhiều mục tiêu nhỏ hơn và hoàn thành các bài nhỏ đó, sau đó trở lại và hoàn thành bài này dựa vào các bài đó.
Theo tôi, Vanminhhanoi cũng không nên để cho các người trẻ viết các bài này. Không phải vì các người trẻ không có khả năng (có rất nhiều người trẻ học khảo cổ học) mà vì đây không phải là một hobby mà họ chú ý (họ sẽ chú ý về thể thao, phim, nhạc, máy tính, phần mềm... nhiều hơn) và do đó sẽ có priority thấp hơn. Tôi nghĩ là Vanminhhanoi nên tiếp tục viết vì có các thành viên cùng loại tuổi (Phan Ba, Làng Đậu... ngay cả tôi cũng chỉ khoảng 10-15 năm lớn hơn) và khác loại tuổi (Nguyễn Hữu Dụng...) đang chú ý và sẵng sàng giúp đỡ.
Mekong Bluesman 15:08, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi cũng thấy rằng phần lược sử nên được viết thành các gạch đầu dòng với các mốc chính được liên kết với các bài nhỏ hơn tương ứng. Đối với 1 thuật ngữ thuộc thể loại văn minh thì tôi cho rằng nội dung nên tập trung vào các thành tựu khoa học công nghệ, nhân văn mà nền văn minh đó tạo ra cho xã hội loài người chứ ko phải thuyết trình lại diễn biến lịch sử vì điều này đã viết ở các bài chủ đề lịch sử rồi. Tôi cũng vừa sửa lại đôi chút phần giới thiệu, nếu có thiếu sót gì xin anh Minh bổ sung thêm. Thân, Vietbio 17:34, ngày 8 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Văn minh sông Hồng

[sửa mã nguồn]

Tôi mới đọc bài này, và thật sự tôi cũng vừa học xong bài này trên lớp. Và thật kỳ lạ, hai dữ liệu tôi nắm bắt được khác nhau. Vậy thì chắc chắn phải có một dữ liệu đúng và một dữ liệu sai. Tôi băn khoăn tự hỏi "có khi nào cô giáo dạy mình sai? hay là người viết bài này đã nhầm lẫn". Tôi cũng xin nhắc lại một số dữ liệu có sự khác nhau đó là:

  • Thứ nhất:hai bộ lạc cùng nhau hợp lại để chống thiên tai, chống thú dữ, và đặc biệt là chống ngoại xâm đó là TÂY ÂU và LẠC VIỆT. Người đứng đầu (thủ lĩnh là THỤC PHÁN)lập ra quốc gia ÂU LẠC. Nhà nước VĂN LANG là do vua HÙNG VƯƠNG đứng đầu (theo truyền thuyết: con rồng cháu tiên, nhưng cũng có cơ sở,vị vua KINH DƯƠNG VƯƠNG cùng với LONG NỮ sinh ra LẠC LONG QUÂN, rồi LẠC LONG QUÂN lại cùng với ÂU CƠ sinh ra các vua HÙNG). Sau đó THỤC PHÁN đã cướp ngôi của HÙNG VƯƠNG thứ 18. Quốc gia ÂU LẠC và VĂN LANG tạo ra nền văn minh VĂN LANG-ÂU LẠC.
  • Thứ hai: TRIỆU ĐÀ xâm lược nhà nước ÂU LẠC vào năm 179 tr.CN, và đến năm 938 thì nhờ chiến thắng BẠCH ĐẰNG mà NGÔ QUYỀN đã giúp nước ta thoát khỏi 1000 năm đô hộ của triều đình phương Bắc.

Hơn nữa, tại sao khi lồng văn minh sông Hồng lại ko nhắc đến tên gọi khác của nó,vì đây chỉ nói đến cơ sở địa lý, cần phải dựa trên cơ sở kinh tế (nên gọi lại là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước), dựa trên cơ sở xã hội thì gọi là văn minh VĂN LANG_ÂU LẠC (đây là lý do tại sao người ta nói đến nhà nước VĂN LANG)

TÔI cũng là người rất muốn biết nhiều và biết sâu về lịch sử _văn hóa của nước nhà.Chính vì thế với mong muốn mọi người nếu là người Việt Nam thì phải hiểu lịch sử của người VN.Tôi hy vọng là người chịu trách nhiệm về bài viết này phải cố gắng làm sao khi đưa trang báo lên, những số liệu mà có tinh chất trang trọng phải được kiểm chứng chính xác.(tất nhiên mọi vật đều có tính tương đối, nhất là những điều mang tính chất lịch sử xa xôi như thế này).

Tôi rất vui nếu được chia sẻ những gì mình biết,cả những điều mình chưa biết nữa. Chân thành góp ý kiến và chúc báo ngày càng trở nên chính xác và đầy đủ hơn.222.252.237.152 09:17, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

                                                                nhochoctrobn@yahoo.com

Mọi người hãy đọc thật kỹ bài Eden in the East và nguồn gốc dân tộc Việt rồi sau đó bổ sung những chi tiết vĩ đại có giá trị về người Việt và sự ảnh hưởng của văn hóa Việt trên thế giới-vào bài này. 96.229.179.106 19:38, ngày 4 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Sa Huỳnh, Óc Eo

[sửa mã nguồn]

Văn hóa Sa HuỳnhVăn hóa Óc Eo không nằm trong số các văn hóa của Văn minh sông Hồng? 69.234.201.82 (thảo luận) 06:23, ngày 26 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời