Thảo luận Thành viên:Tô Linh Giang
Thêm đề tàiHoan nghênh
[sửa mã nguồn]Hoan nghênh bạn đã tham gia vào dự án này. Nếu bạn cần trợ giúp xin bạn hãy xem các câu thường hỏi hay sách hướng dẫn. Mời bạn tham khảo cách viết trang mới, cách soạn thảo bài và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù là viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về quyền tác giả. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~
). Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Thân mến.
Chào Tô Linh Giang, bạn sinh và lớn lên tại Hà Nội phải không ? --193.77.153.171 04:49, 23 tháng 8 2005 (UTC)
- Vâng đúng vậy bạn ạ!
Đề nghị
[sửa mã nguồn]Chào tất cả các bạn Wiki. Tôi là Tô Linh Giang (Sinh 1960) Hiện đang sống tại Hà Nội- người mới tham gia vào Wikipedia (Bắt đầu từ 15.08.2005). Ngay từ đầu tôi đã mê ngay ý tưởng wikipedia này và tôi sẽ đóng góp hết khả năng của tôi vào dự án. Nhưng tôi không phải là người nắm vững các kiến thức công nghệ thông tin do vậy tôi đang phải mò mẫm và rất cám ơn các bạn đã sửa bài cho tôi. Nhân đây cho tôi hỏi một số vấn đề khẩn cấp trước mắt cám ơn các bạn sẽ hướng dẫn tôi và trong quá trình làm việc tôi sẽ hỏi tiếp (Tôi chưa tìm thấy trong Wikihelp):
Hỏi
[sửa mã nguồn]cách làm thế nào để đưa 1 hình ảnh mà tôi đang có vào cơ sở dữ liệu của Wiki và vào trang mình viết --Tô Linh Giang 14:00, 19 tháng 8 2005 (UTC)Tô Linh Giang 19.08.2005
- Chào bạn. Về cách đưa lên hình ảnh, cũng như một số vấn đề khác, bạn có thể tham khảo ở các câu thường hỏi. Nếu vẫn còn khúc mắc, bạn có thể đưa thêm câu hỏi, sẽ có người trả lời. Chúc bạn vui.--Á Lý Sa 14:05, 19 tháng 8 2005 (UTC)
- Thank You Tôi đã thử được rồi nhưng không được khi lấy ảnh từ trang tiếng nước khác (Chỉ lấy được link không nhúng được hình)- Cú pháp phải viết thế nào.
- Chỉ trừ những hình ảnh được upload lên Wiki Commons [1] thì bất cứ Wiki ở ngôn ngữ nào cũng sử dụng được (với cú pháp như bình thường), còn các hình ảnh khác mà bạn muốn sử dụng thì phải dl về PC và upload lại lên Wiki tiếng Việt. Thân Vietbio 19:56, 19 tháng 8 2005 (UTC)
- Thank! Tôi làm được rồi- Tô Linh Giang
Phím '|'
[sửa mã nguồn]Nếu bạn dùng bàn phím QWERTY, US layout, kí tự '|' nằm chung (và ở trạng thái shift) với kí tự '\' trên cùng một phím. Phím này nằm ở phía sát phải của bàn phím chính (quanh phím Enter), có thể ở hàng số hoặc hàng chữ cái thứ nhất hoặc thứ hai.--Á Lý Sa 01:38, 20 tháng 8 2005 (UTC)
- Thank! Tôi tìm thấy rồi
Cách tạo mục lục
[sửa mã nguồn]Các bạn ơi tôi muốn sửa một số bài quá nhưng không biết cách tạo và sửa cái mục lục như thế nào.User:Tô Linh Giang
- Mục lục tự động được tạo ra theo các tiêu đề trong trang. Bạn chỉ cần sửa đổi các tiêu đề trong bài để đổi mục lục. Tôi tạo ra một số tiêu đề cho trang này xem:
Tiêu đề mẹ 1
[sửa mã nguồn]Tiêu đề con 1
[sửa mã nguồn]Tiêu đề cháu 1
[sửa mã nguồn]Tiêu đề mẹ 2
[sửa mã nguồn]Tiêu đề con 2
[sửa mã nguồn]Tiêu đề cháu 3
[sửa mã nguồn]Nguyễn Hữu Dụng 10:14, 20 tháng 8 2005 (UTC)
- Thank! Tôi đã hiểu- Tô Linh Giang
Thể loại
[sửa mã nguồn]Nếu Tô Linh Giang muốn cho bài X cào trong thể loại Y thì tại cuối bài gõ vào như sau: [[Category:Y]].
Thí dụ: sau khi Tô Linh Giang gõ 2 hàng [[Category:Y]] và [[Category:W]] vào 3 bài X1, X2 và X3 thì tại cuối 3 bài này tự động có thêm hàng Thể loại: Y | W. Khi Tô Linh Giang click vào một trong 2 thể loại đó thì sẽ thấy một danh sách bao gồm cả 3 bài X1, X2 và X3.
Muốn biết rõ hơn thì mở "Sửa đổi" cho bài Sơn pháo và xem 3 dòng Category tôi viết tại cuối bài đó.
Mekong Bluesman 13:24, 20 tháng 8 2005 (UTC)
Liên kết với các Wikipedia tiếng khác
[sửa mã nguồn]Tô Linh Giang click vào "Sửa đổi" cho bài Pháo và sẽ thấy tại cuối bài có các hàng sau đây: ... [[de:Artillerie]] [[el:Πυροβολικό]] [[en:Artillery]] [[es:Artillería]] [[fr:Artillerie]] ....
Các hàng trên nói là tại Wikipedia tiếng Đức (de) có bài Artillerie là tương đương với bài Pháo của Wikipedia Tiếng Việt; còn tại các tiếng Hy Lạp (el), tiếng Anh (en), tiếng Tây Ban Nha (es) và tiếng Pháp (fr), các bài tương đương là Πυροβολικό, Artillery, Artillería và Artillerie, theo thứ tự đó.
Đây là cách giúp các người có thể đọc nhiều tiếng có thể tham khảo thêm và không bị giới hạn các quan điểm khác nhau của cùng một sự vật.
Mekong Bluesman 07:18, 21 tháng 8 2005 (UTC)
- Chỉ bổ sung thêm là danh sách các ngôn ngữ nằm ở phía dưới cột bên trái của bài viết.--Á Lý Sa 07:37, 21 tháng 8 2005 (UTC)
- Đúng. Như Á Lý Sa viết bên trên, các liên kết với các Wikipedia tiếng khác như tôi viết không xuất hiện trong bài. Chúng xuất hiện dưới dạng các liên kết mà Tô Linh Giang có thể nhìn thấy ở phía dưới cột bên trái của bài viết. Mekong Bluesman 07:58, 21 tháng 8 2005 (UTC)
Trang thảo luận người dùng
[sửa mã nguồn]Bạn Giang thân mến, trên nguyên tắc thì trang người dùng và trang thảo luận đi kèm là do ng dùng tự quyết định. Tuy nhiên, ở trang thảo luận thường lưu trữ những thông tin có thể giúp ích cho những người mới đến gặp những vấn đề như bạn đã mắc phải ở trên. Do đó, tôi đề nghị bạn nếu muốn dọn phần thảo luận của mình thì nên tạo một trang mới ví dụ User talk:Tô Linh Giang/Lưu082005 chẳng hạn và cắt toàn bộ thông tin ở đây vào trang đấy. Như vậy tài nguyên của Wiki sẽ ko bị mất và có thể một lúc nào đó sẽ có ng search được thông tin họ cần trong trang lưu của bạn. Chúc vui vẻ. Vietbio 22:00, 23 tháng 8 2005 (UTC)
Cách viết hoa trong tiếng Việt
[sửa mã nguồn]Cách viết hoa trong tiếng Việt, khác với cách viết hoa trong tiếng Anh, khó lắm, vì không có một chuẩn (standard) nhất định. (Nếu có thì tôi không biết.) Tôi chỉ dùng lối suy luận logic để quyết định lúc nào viết hoa, lúc nào không.
- Tên riêng như tên người, tên vùng, tên quốc gia, thành phố, tên biển, sông, hồ, núi... tôi viết hoa từng chữ. Ví dụ, Đoàn Thị Điểm, Vũng Tàu, Sài Gòn, Thái Bình Dương, Tây Ban Nha...
- Tên của các bộ, tổ chức, công ty... tôi viết hoa cho chữ đầu của từng từ. Cần phải phân biệt giữa từ và chữ -- từ thì có nghĩa còn chữ không bắt buộc phải có. Ví dụ, "nhè nhẹ" là một từ có hai chữ: "nhè" không có nghĩa và "nhẹ" có nghĩa. Do đó tôi thường viết Quân đội Nhân dân vì nó là một cụm từ gồm hai từ "quân đội" và "nhân dân", khi viết hoa chỉ cần viết hoa cho hai từ đó mà không cần viết hoa cho cả 4 chữ.
- Một ví dụ khác mà tôi đã dùng để giải thích là Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Cụm từ này có 5 từ: "vương quốc", "liên hiệp", "Anh", "và" và "Bắc Ireland". Khi viết hoa thì "Vương quốc" và "Liên hiệp" phải viết hoa cho chữ đầu; "Anh" và "Bắc Ireland" phải viết hoa cho từng chữ vì là tên riêng; còn các từ như "và", "hay", "nhưng"... không bao giờ viết hoa.
- Cách trên đòi hỏi một khả năng phân tích từ ngữ (syntax và parsing) để biết khi nào là một từ kép gồm nhiều chữ, khi nào là nhiều từ đơn đứng cạnh nhau. Nhiều khi, vì lười hay vì muốn làm cho giản dị, người ta viết hoa từng chữ. Lối này có thể được chấp nhận rộng rãi hơn vì dễ hơn. Ví dụ, "Liên Hiệp Quốc" thay vì "Liên hiệp quốc", "Cộng Hòa Xã Hội Liên Bang Sô Viết" thay vì "Cộng hòa Xã hội Liên bang Sô Viết", "Thống Tướng và Quốc Trưởng Nguyễn Văn X" thay vì "Thống tướng và Quốc trưởng Nguyễn Văn X"...
- Khi nào viết hoa cũng đòi hỏi một chút suy nghĩ. Khi tôi viết "Trong một chính phủ thì bộ ngoại giao là một trong các bộ quan trọng..." thì tôi không viết hoa cho "bộ ngoại giao" vì nó chưa được xác đnh. Nhưng khi tôi viết "Vào ngày 29 tháng 2, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Liên bang Klingon đã tuyên bố..." thì tôi viết hoa vì nó đã được xác định.
Mekong Bluesman 05:53, 24 tháng 8 2005 (UTC)
Đừng cắt
[sửa mã nguồn]Tô Linh Giang đừng nên vội cắt bài Chiến tranh Việt Nam ra các bài nhỏ. Cứ viết tất cả vào thành một bài lớn xong rồi, sau khi sửa đổi hoàn tất, chúng ta sẽ thảo luận việc cắt. Mekong Bluesman 06:34, 24 tháng 8 2005 (UTC)
- User:Tô Linh Giang không cần phải cắt. Việc mỗi mục từ nhỏ hơn 32 KB là khuyến khích thôi, không phải nhất thiết. Nguyễn Hữu Dụng 07:38, 24 tháng 8 2005 (UTC)
- Bài Chiến tranh Việt Nam hiện giờ chưa cần thiết phải cắt nhỏ. Bạn cứ chia bố cục cho thật hợp lý. Sau đó tại trang thảo luận của bài này, chúng ta sẽ quyết định chuyển phần dữ liệu chính sang bài mới và tóm tắt lại dữ liệu từng phần. Bạn có thể tham khảo bài Lịch sử Việt Nam làm ví dụ. Phần Hồng Bàng được chuyển sang bài mới.
- Bạn muốn chuyển tên (di chuyển) của một bài viết thì cần phải nhờ một sysop hỗ trợ. Bạn chỉ cần viết tại trang thảo luận của bài là bạn muốn đổi tên bài thành như thế nào, hoặc bạn để lại lời nhắn tại đây Wikipedia:Tin nhắn cho người quản lý hay Wikipedia:Bàn giúp đỡ. Vietbio 08:57, 24 tháng 8 2005 (UTC)
- Nhất trí với các phương án của các bạn --Tô Linh Giang 10:58, 24 tháng 8 2005 (UTC)Tô Linh Giang
Về vấn đề khi sửa đổi
[sửa mã nguồn]Khi một bài viết trở thành quá lớn, một vấn đề thường gặp là phần mềm không nhận được hết tất cả các sửa đổi. Một giải pháp là chỉ sửa đổi từng tiêu đề mỗi lần, đừng sửa đổi toàn bộ mục từ. Đôi khi khi máy chủ bị chậm, khi mình bấm vào "Lưu thông tin" nó lại nghĩ là mình bấm vào "Xem thử trước". Vì thế, khi lưu bài xin User:Tô Linh Giang hãy nhớ chắc chắn rằng bài đã được lưu chứ không phải là một bản xem thử (chưa được lưu). Nguyễn Hữu Dụng 20:34, 24 tháng 8 2005 (UTC)
- Tô Linh Giang, khi Nguyễn Hữu Dụng viết "chỉ sửa đổi từng tiêu đề mỗi lần" có nghĩa là đừng click vào
"Sửa đổi"
tại trên đầu mỗi bài. Bên cạnh mỗi tiêu đề (hay tiểu đề) có một chỗ trông giống như vầy[Sửa]
. Tô Linh Giang nên click vào chỗ đó. Mekong Bluesman 20:58, 24 tháng 8 2005 (UTC)
- Thanks! Tôi sẽ theo các chỉ dẫn của các bạn.--58.187.55.76 01:02, 25 tháng 8 2005 (UTC)Tô Linh Giang
Trung lập là thế nào?
[sửa mã nguồn]Tô Linh Giang hỏi rất khó trả lời vì:
- tôi không biết Tô Linh Giang sẽ viết như sao
- tôi (cũng giống như nhiều người khác) không biết trung lập có hình gì và màu gì
- nếu tôi nghĩ là tôi biết, tôi cũng không nên nói đó là tuyệt đối vì đó chỉ là ý kiến của tôi
Nhưng... những người đầu tiên tạo ra Wikipedia đã nghĩ đến việc đó và
- trung lập là khi tất cả, hay càng nhiều càng tốt, các quan điểm khác nhau được nêu ra. (Chọn quan điểm nào là quyền của người đọc.)
- khi một người, hay một nhóm người, nào đó gọi một sự việc "trung lập" không có nghĩa là nó "trung lập theo định nghĩa Wikipedia"
- để cho tất cả các quan điểm được nêu ra, Wikipedia phải được "tự do và mở" cho tất cả
- để tránh sự hỗn loạn, có các luật lệ (rules and regulations) và tiền lệ (precedent) cho mọi người theo
- quan trọng nhất là thảo luận (trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau) để đạt được sự đồng thuận (consensus) của cộng đồng
Do đó tôi nghĩ Tô Linh Giang cứ viết như bình thường, nếu có gì đi quá sẽ có nhiều người (thí dụ: tôi) sẽ thảo luận với Tô Linh Giang và sửa đổi.
Mekong Bluesman 20:57, 28 tháng 8 2005 (UTC)
Âm lịch
[sửa mã nguồn]VietShare Cheer! Vietbio 16:55, 30 tháng 8 2005 (UTC)
Tính về AL: Tôi không biết gì về thứ này nhung tôi có vài tài liệu nói về nó. Tài liệu mà tôi có trong tay dài khoảng 3 trang đánh máy. Tuy vậy, cho dù là tính thế nào thì sẽ có các sai biệt. Theo cách tính này thì chỉ chính xác đưọc 6 tháng còn 6 tháng kia sẽ bị sai số 1/2 ngày và sẽ phải dùng điều chỉnh riêng. Tôi không hiểu lắm về nguyên do (vì không thích học "bấm độn" hay "kinh dịch"). Đó là công thức đổi Dương và Âm.
Trên computer người ta có thể "store" dữ kiệu điều chỉnh sẵn mà không cần phải tính toán nữa.
Cho tôi biết nếu bạn thực sự cần tài liệu này
Làng Đậu 17:52, 30 tháng 8 2005 (UTC)
- Âm lịch có nhiều loại (thuần túy âm lịch, chỉ dựa vào chuyển động của Mặt Trăng như lịch Hồi giáo), âm lịch mà Việt Nam hay Trung Quốc đang sử dụng là các loại âm-dương lịch (Trung Quốc tính theo UTC+8, Việt Nam tính theo UTC+7. Âm-dương lịch dựa vào hai chuyển động của Mặt Trăng và Mặt Trời (biểu kiến) xung quanh Trái Đất. Trong Wikipedia có bài Lịch Trung Quốc có nêu nguyên tắc chung để tính lịch này. Các thuật toán thì rất nhiều, nhưng không một thuật toán nào đảm bảo tính chính xác đến hàng nghìn năm. Lý do cơ bản là do Tuế sai, Chương động cũng như các lực thủy triều làm sai lệch chuyển động của Trái Đất.Vương Ngân Hà 03:40, 31 tháng 8 2005 (UTC)
- Anh Hường đã cho anh chi tiết về việc "bất khả dịch" từ Dương sang Âm lịch. Vì tài liệu tôi có là tài liệu đánh máy trên giấy mỏng nên chắc tôi phải gõ ra tại trân cho anh nguyên văn. Rất tiếc tôi cùng không biết ai là tác giả (vì đã bảo không thích bấm độn mà). tôi chỉ viết gọn lại vài chữ luộm thuộm còn chổ nào thấy lạ tôi sẽ để nguyên văn. AL=âm lịch; DL=Dưong lịch. Tài liệu này đã có hơn 35 năm nên cần duyệt thật kĩ. Vả lại theo tôi đọc thì bài viết này phải hiệu chỉnh cho thế kỉ 21 vì tác giả chỉ nhắm vào thế kỉ 20.
Chu kì cuả một tuần trăng tròn (thật tròn đủ hay tính từ ngày không trăng này đến ngày không trăng kế) là 29,5305 (*) (do con số này càng chính xác thì việc chuyển đổi càng đúng hơn -LĐ) Như vậy trong 100 tháng có 295,3 ngày chia thành 53 tháng đủ và 57 tháng thiếu. Tính trung bình cứ 17 tháng có 9 tháng đủ và 8 tháng thiếu (theo tôi đây là chổ gỉa định chưa đủ độ chính xác cao hơn của tác giả mà bạn có thể nâng cao lên -- LĐ)
Những tháng đủ và thiếu liền nhau
[sửa mã nguồn]- Trái đất quay quanh mặt trời ở cân điểm vào ngày 3/1 DL (cần chính xác hơn đến mức giờ ?--LĐ) và viễn điểm vào ngày 4/7 DL Khi ở cận điểm thì do chịu sức hút của mặt trời nhiều nên Trái đất quay (và chuyển động theo quỹ đạo --LĐ) nhanh hơn để cân bằng sức ly tâm (Có lẽ bạn nên xem các công thức tính của định luật Kepler để chính xác hoá -- LĐ) và ngược lại quay chậm đi ở viễn điểm.
- Mặt trăng lại quay quanh trái đất nên cùng chịu ảnh hưởng nhanh chậm của tái đất (đồng thời nó cũng có cận điểm và viễn điểm -- LĐ) Tính trung bình mặt trăng quay quanh trái đất 1 vòng là 27 ngày 6 giờ (**).
Do đó
- Nếu góc quay của trái đất lớn thì mặt trăng phải "đuổi theo" nhiều hơn và ngưọc lại.
- Vì vậy, những tháng đủ liền nhau thường vào các tháng liên tục là 11, 12 (AL) hay là vào các tháng 12,1 (AL) (tưong ứng với tháng 1 DL lúc ở cận điểm với mặt trời)
- Tương tự ngược lại, các tháng thiếu liên tục thường nằm trong tháng 5,6 hay 6,7 (AL)(ứng với tháng viẻn điểm DL)
- Các nhà làm lịch mặt trăng thường không có ý thích để lập lại sự thiếu đủ hàng tháng theo 1 luật nhất định (biến của quẻ dịch nhưng tác giả chưa tìm ra ? -- LĐ) và tuỳ tiện tính hoặc "mượn" của tháng trước hoặc cho tháng trước mượn 1/2 ngày sao cho trăng phải tròn vào đêm 15 hay 16 và không trăng đúng vào 30 hay mồng 1.
- Do đó, (từ lưu ý (*) và (**)), sự được mất (gia giảm) của tháng trở thành: 27 ngày 6 gìơ cộng thêm 2 hay 3 ngày nữa.
- Từ các nhận định trên cách tính ngày DL ra AL sẽ trên lý thuyết sẽ chỉ có sai số 1/2 ngày trong vòng mấy trăm năm. Tuy nhiên, vì trên thực tế ta không biết chính xác độ gia giảm nên có thể bị sai biệt tối đa 1 ngày là cùng.
Trên phưong diện tử vi nên cho lấy cả hai ngày nếu không có lịch đối chiếu.
Cách tính năm nhuần DL
[sửa mã nguồn]- Những năm chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 100 là năm nhuần đặt vào ngày 29 tháng 2
- Những năm có chia hết cho 100 thì nếu nó phải chia hết cho 400 mới được xem là năm nhuần.
- Đây là theo cách tính của lịch Gregorian áp dụng từ 15/10/1582. Còn trước đó theo lịch Julien thì bất k ìnăm nào chia hết cho 4 đều là nhuần và do đó nó dài hơn biểu kiến thiên văn, cứ 4 thế kỉ có 3 ngày dài hơn. Vì vậy nếu áp dụng từ thế kỉ thứ 2 đến thế kỉ 16 thì ngày 21/3 là ngày xuân phân tức là mặt trời từ phiá Nam hướng lên phía Bắc và thẳng góc với quỹ đạo. Đến cuốithế kỉ 16 thì ngày xuân phân bị giảm trừ 10 ngày là ngày 11/3 dể điều chỉnh. ồng thời những nơi có dùng lâu dài lịch Julien cần phải điều chỉnh khác.
Cách tính tháng nhuần AL
[sửa mã nguồn]- Ngày luôn luôn dài hơn năm AL từ tối thiểu 22 ngày đến tối đa là 53 ngày (chữ Ngày trong câu có lẽ không đúng cần viết là Năm nếu không có tháng nhuần bù đắp??? LĐ). Khoảng tối thiểu và tối đa này gọi là giá trị sai biệt (***)
- Khi tính ra AL, thấy số sai biệt ần đến mức tối thiểu là báo hiệu có năm nhuần.
- Lấy năm DL chia cho 19, dư số gọi là R. Nếu R = 0, 3, 6, 9, 11, 14, 17 là những năm nhuần và khi
- R=0 nhuần vào tháng 7 hay tháng 8 (nếu nhuần tháng 8 tức nó cũng là năm nhuần của DL)
- R=3 nhuần vào tháng 6 AL
- R=6 nhuần vào tháng 4 AL
- R=9 nhuần vào tháng 2 AL
- R=11 nhuần vào tháng 7 AL
- R=14 nhuần vào tháng 5 AL
- R=17 nhuần vào tháng 3 AL
- Một cách khác là xem lại mồng 1 Tết nhăm các ngày sau đây trong tháng Giêng DL sẽ biết nhuần tháng mấy trong năm đó ca AL:
- Mồng 1 tết AL nhằm 30-31 tháng Giêng DL thì năm đó tháng 7 hay 8 nhuần (tháng 8 thường là ngày 31)
- Mồng 1 tết AL nhằm 28-29 tháng Giêng DL thì năm đó tháng 6 nhuần
- Mồng 1 tết AL nhằm 26-27 tháng Giêng DL thì năm đó tháng 5 nhuần
- Mồng 1 tết AL nhằm 24-25 tháng Giêng DL thì năm đó tháng 4 nhuần. Ngày 24 có thể bị nhuần tháng 3 nếu năm DL đó không là năm nhuần
- Mồng 1 tết AL nhằm 22-23 tháng Giêng DL thì năm đó tháng 3 nhuần
- Mồng 1 tết AL nhằm 21 tháng Giêng DL thì năm đó tháng 2 nhuần
Cách tính ngày DL ra AL
[sửa mã nguồn]Gọi y là số cuối của năm dương lịch (thế kỉ 20 ??) chia cho 8 được thương Q và dư R:
y/8 = Q + R
- số a là tham số cho sẵn có các giá trị như sau:
- Nếu R=0 thì a=26,5
- Nếu R=1 thì a=8
- Nếu R=2 thì a=18,5
- Nếu R=3 thì a=29
- Nếu R=4 thì a=11
- Nếu R=5 thì a=21,5
- Nếu R=6 thì a=3
- Nếu R=7 thì a=13,5
- số m là tham số cho sẵn có các giá trị như sau:
- Tháng 1 DL thì m=2,5 hay 1,5.Giá trị 1,5 dùng cho các năm có R=0 hay R=4
- Tháng 2 DL thì m=4 hay 3.Giá trị 3 dùng cho các năm có R=0 hay R=4
- Tháng 3 DL thì m=2,5
- Tháng 4 DL thì m=4
- Tháng 5 DL thì m=4,5
- Tháng 6 DL thì m=6
- Tháng 7 DL thì m=6,5
- Tháng 8 DL thì m=8
- Tháng 9 DL thì m=9,5
- Tháng 10 DL thì m=10
- Tháng 11 DL thì m=11,5
- Tháng 12 DL thì m=12
- Dùng công thức
N = D + m + a - 1,5Q
Trong đó D là ngày DL. N là tham số đặc biệt để tính AL
Hiệu chỉnh để tính ngày AL
[sửa mã nguồn]Gọi ngày AL là A thì:
- Nếu N là số nguyên và 0< N < 30 thì A = N
- Nếu N là lẽ:
- Có hai cách thử: tính cùng ngày cùng tháng của 19 năm trước hay 19 năm sau nếu kết qủa cho N' là số chẵn thì A = N'
- Nếu không thích thử thì phải chấp nhận sai biệt 1 ngày:
- Nếu N > 29,5 thì tính N'= N - 29,5
- Nếu N< 0 thì tính N' = N + 29,5
- Còn lại tính N'= N
- Nếu kết quả N' là 0,5 thì ngày đó là ngày 1 hay ngày 30 AL
- Nếu kết quả N' là số lẽ nào khác thì đó là ngày A = [N] hay A = [N + 1], trong đó [X] là hàm phần nguyên của số x (tức [x] là số tự nhiên lớn nhất mà vẩn nhỏ hơn x).
Hiệu chỉnh để tính tháng AL
[sửa mã nguồn]So sánh N với giá trị sai biệt (***): Gọi M là tháng DL, T là tháng AL
- D - N > 21 thì T = M
- D - N < 22 thì T = M - 1
- D + 30 - N < 22 thì T = M -2
Tính ngày DL ra AL trong các thế kỉ 19 về trước
[sửa mã nguồn]- Từ 1800 - 1899: Dùng kết quả thế kỉ 20 + 5,5
- Từ 1700 - 1799: Dùng kết quả thế kỉ 20 + 10,5
- Từ 1700 - 1799: Dùng kết quả thế kỉ 20 + 16
- Từ 1700 - 1799: Dùng kết quả thế kỉ 20 + 1,5
- 15/10/1582 - 1599: Dùng kết quả thế kỉ 20 + 21
- Từ 1400 - 1499: Dùng kết quả thế kỉ 20 + 5
.... Đối với thế kỉ 21.. theo tôi bỏ quách AL (just kidding) bạn phải xem quá trình này như một tài liệu cần hiệu chỉnh cho thế kỉ 21 ?
Tôi không nghĩ rằng đây là cách hay nhưng giữ nó để xem có người nào đi sau tìm ra qui luật chuẩn xác hơn mà tôi lại không thích "gỡ lịch" nên cứ bỏ xó không nghĩ rằng moi nó ra, nay anh hỏi nên tôi đành phải gõ trả lời.
Chú vui vẻ
- Thank you very much. Tô Linh Giang
Re:Hỏi thêm
[sửa mã nguồn]Có thể vận tốc Internet của User:Tô Linh Giang đang chậm và có lỗi đang lúc tải thông tin xuống. Xin User:Tô Linh Giang hãy thử xoá cache của mình xem. Dùng IE, bạn có thể xoá cache bằng cách mở Tools->Internet Options
và bấm Delete Files...
, rồi chọn Delete all offline contents
rồi OK
. Trong Firefox, chọn Tools->Options
, chọn nhãn Privacy
, rồi bấm Clear
trong phần History
. Nguyễn Hữu Dụng 11:02, 3 tháng 9 2005 (UTC)
- Tôi nghĩ khác. Tô Linh Giang viết bài ngay trong khi còn online. Wikipedia, cũng giống như nhiều website cần login khác, lâu lâu sẽ disconnect những người mà trong 5-10 phút không làm việc gì hết. Tô Linh Giang viết bài Chiến Tranh Việt Nam có các đoạn khá dài cần nhiều hơn 5-10 phút.
- Tôi thường viết sẵn bài và cut-and-paste vào Wikipedia, tôi chỉ click vào "Sửa đổi" để sửa các lỗi nhỏ.
Mekong Bluesman 16:53, 3 tháng 9 2005 (UTC)
Nguồn tài liệu tham khảo
[sửa mã nguồn]Chào bạn,
Các đóng góp của bạn cho bài chiến tranh Việt Nam thật công phu. Tuy nhiên, xin cho tôi hỏi bạn viết dựa trên tham khảo ở những nguồn tài liệu nào. Xin mời bạn thêm mục ==Tham khảo== và liệt kê các nguồn tài liệu bạn đã sử dụng trong khi viết bài, để mọi người có thể kiểm chứng và đọc sâu thêm.
Thân. Trần Thế Trung 10:00, năm 2 005 tháng 9 ngày 05 (UTC)
Unicode
[sửa mã nguồn]Xin TLG thu+? mo+? IE va` cho.n View->Encoding va` cha('c cha('n ra(`ng Unicode (UTF-8) ddu+o+.c cho.n\. Hay ho+n la` du`ng Firefox ([www.mozilla.org/products/firefox/]). Nguyễn Hữu Dụng 19:48, ngày 09 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
- Xin TLG thử theo chỉ dẫn ở trang này [2]. Nguyễn Hữu Dụng 02:44, ngày 10 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
Bản quyền Hình ảnh
[sửa mã nguồn]Các hình ảnh mà bạn đưa lên thuộc Sách Việt Nam 30 năm chiến tranh giải phóng 1945-1975 NXB TT 2004 thì sao lại khẳng định là thuộc phạm vi sở hữu cộng đồng? Vietbio 08:47, ngày 16 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Theo tôi hiểu, Wikipedia có thể liên quan đến 2 loại bản quyền là
- nội dung (thông tin) thì câu từ, ý tứ thì chúng ta hoàn toàn có thế chế biến và chuyển ngữ để tránh vấn đề bản quyền. Do đó chúng ta tránh việc copy và dán nguyên văn 1 văn bản từ các nguồn khác
- và hình ảnh thì bản quyền thuộc về tác giả của hình ảnh đó, khi hình ảnh đăng thành sách thì có thể tác giả của cuốn sách và NXB nắm bản quyền hình ảnh. Các website đưa lên mà sử dụng các hình ảnh tư liệu từ nguồn khác thì website đó ko được nắm bản quyền. Họ chỉ giữ bản quyền về nội dung do phóng viên viết.
Về vấn đề phạm vi sở hữu công cộng (cộng đồng): chỉ khi tác giả giữ bản quyền tuyên bố tác phẩm của họ được công bố theo phạm vị công đồng (luật GNU hoặc luật Creative Commons Attribution). Thông thường tác phẩm của các cơ quan trực thuộc nhà nước thì thuộc phạm vi sở hữu công cộng (nhưng website đó phải tuyên bố điều này ở mục Disclaimer ví dụ [3]) hoặc các phần mềm phát triển từ phần mềm mã nguồn mở.
Khi một tác phẩm thuộc phạm vi sở hữu công cộng thì tất cả mọi ng đều có thể sử dụng nó mà ko phải trả tiền bản quyền hay hỏi xin ý kiến tác giả. Họ có thể thu lợi nhuận từ việc sử dụng này hay ko tuỳ thuộc vào cách tác giả tuyên bố thế nào khi bãi quyền sở hữu (copyleft).
Tóm lại, đúng thật là bài viết nếu có hình ảnh minh hoạ thì hiệu quả tăng lên rất nhiều lần. Đặc biệt là các hình ảnh tư liệu. Tuy nhiên, nếu chúng ta sẽ gặp rủi ro lớn nếu sử dụng hình ảnh vi phạm bản quyền. Bạn có thể tìm lại tài liệu in của Cuốn Sách VN 30 năm đó, và xem có ghi chú gì về bức ảnh đó ko? Hoặc bạn phải email hoặc liên hệ với NXB nếu cần. Luật bản quyền của VN mặc dù chưa định hình nhưng chắc chắn sẽ thông qua để dọn đường cho VN vào WTO. Chúc may mắn và trông chờ vào tin vui từ bạn. Vietbio 10:29, ngày 16 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Test cách liên kết ra ngoài
[sửa mã nguồn]Tôi đang testVăn bản liên kết;
chien dich Biết cách làm rồi!
Giấy phép hình
[sửa mã nguồn]Chào bạn, Cám ơn các đóng góp của bạn gần đây. Gần đây, bạn có tải lên một số hình ảnh, nhưng chưa ghi giấy phép sử dụng, ví dụ Hình:Xuanloc.jpg. Tôi đã gắn thông báo Tiêu bản:Chưa có giấy phép vào hình. Xin mời bạn vào trang mô tả hình ghi rõ giấy phép và các thông tin chi tiết về hình. Nếu bạn cần giúp đỡ, xin đọc Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh, hay xem các hình đã có thẻ quyền như Hình:HoangMai.jpg. Thân, - Trần Thế Trung | (thảo luận) 13:14, ngày 20 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Không truyền lên hình đã có ở Commons
[sửa mã nguồn]Chào bạn,
Các hình đã có ở Commons thì không cần truyền lên. Bạn cứ dùng chúng trong bài viết, và chúng sẽ hiện ra, vì mọi hình ở Commons đều tự động hiện ra khi dùng ở mọi trang Wikipedia mọi ngôn ngữ (đó có lẽ là ý nghĩa của từ Commons). Trừ trường hợp bạn muốn sửa chữa lại hình, ví dụ Việt hóa các dòng chữ trong hình, thì mới phải truyền lên. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:24, ngày 23 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Bạn trung ơi để làm ví dụ tôi đã đưa một hình vào bài Pháo phản lực kết quả vẫn thế. Bạn xem hộ cho nguyên nhân vì sao với.
Anh Tô Linh Giang ơi, tôi không thấy hình Katyusha_launcher_rear.jpg bên Commons. Anh xem lại. --Avia (thảo luận) 09:50, ngày 23 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Cái hình này (http://en.wikipedia.org/wiki/Image:Katyusha_launcher_rear.jpg) là ở bên Wikipedia tiếng Anh chứ không phải của common, Tô Linh Giang nhầm rồi. Hình bên Wikipedia tiếng Anh thì phải download xuống máy của mình rồi upload lên lại Wikipedia tiếng Việt. Thân. Phan Ba 10:14, ngày 23 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Cám ơn Phan Ba. Tôi vừa tính trả lời Tô Linh Giang thì ông đã làm rồi. Mekong Bluesman 10:27, ngày 23 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Một cách đơn giản để biết hình có trong Commons hay không, khi viết, cứ để nguyên link của hình, rồi sau khi viết bài xong, click vào nút "Xem thử", nếu hình tự động xuất hiện trong bài thì nó đã có sẵn hoặc có trên Commons, còn nếu không thì cần download hình về rồi upload lại lên vi.wikipedia.--Á Lý Sa|✍ 10:24, ngày 23 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Cảm ơn các bạn rất nhiều thế mà tôi cứ tưởng là tất cả các hình ở Wiki các thứ tiếng thì đều là commons cả. Vậy là tôi đã hiểu rồi Thank You very much again--203.160.1.37 14:36, ngày 23 tháng 9 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang
Bàn giúp đỡ
[sửa mã nguồn]Chào bạn,
Xin bạn từ nay, nếu có câu hỏi mới về cách soạn bài, thì hỏi tại Wikipedia:Bàn giúp đỡ. Như vậy sẽ giúp những người đi sau, có cùng câu hỏi như bạn có thể đọc được luôn câu trả lời tại một bàn giúp đỡ chung, giảm công sức giải thích lại nhiều lần cùng một câu hỏi cho các thành viên khác. Cám ơn bạn, - Trần Thế Trung | (thảo luận) 06:49, ngày 25 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- OK xin ghi nhận đề nghị hợp lý này. Tô Linh Giang 12:11, ngày 25 tháng 9 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang
Kursk và trận Vòng cung Kursk
[sửa mã nguồn]Tên 2 tướng Đức anh tìm là Günther von Kluge và Erich von Manstein (nếu anh thấy chữ ü bất tiện thì cũng có thể viết là Guenther).
Theo tinh thần của Wikipedia thì bài viết không thuộc sở hữu của ai cả, anh có thể sửa đổi theo ý mình (cá nhân tôi cũng thấy tách trận Kursk thành mục từ riêng là hợp lý). Cẩn thận hơn, nếu muốn sửa đổi đáng kể, chẳng hạn trường hợp này là thay đổi bố cục của mục từ Kursk, tôi nghĩ anh nên đưa ý kiến ở (phần thảo luận của bài). --Avia (thảo luận) 03:01, ngày 26 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Tôi đang sửa bài Trận Vòng cung Kursk. Hai ông Thống chế Đức Phon Kliuge và Manstanh có tên là Günther von Kluge và Erich von Manstein. Tôi vẫn còn sửa tên các ông tướng của Nga. Có thể Tô Linh Giang nhờ các người khác, như Vương Ngân Hà, Avia..., giúp vì tiếng Nga của tôi không mạnh lắm, nhất là tiếng Nga viết theo lối phiên âm tiếng Việt. Mekong Bluesman 03:19, ngày 26 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Tiếng nga thì tôi mạnh chỉ có điều tôi không quen gõ tiếng nga lâu khủng khiếp và phiên âm ra tiếng Việt cũng là điều rất lộn xộn Tôi chủ trương phiên âm sao để đọc đúng nhất. Nhưng nhiều khi người ta hay phiên âm theo quy tắc chữ gì tương đương với chữ gì và còn phải theo lịch sử để lại Ví dụ Lenin thì người ta toàn phiên thành Lê nin còn theo tôi phải là Lê nhin mới đúng nhưng đã thành thông lệ rồi
Thank you very much.58.187.52.12 05:21, ngày 26 tháng 9 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang
Mục từ và trang người dùng
[sửa mã nguồn]Một quản lý vừa xóa bài Tô Linh Giang của bác vì các trang trong không gian tên của bài viết chỉ hạn chế cho những mục từ. Nguyễn Hữu Dụng 03:30, ngày 17 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Tôi đang test
[sửa mã nguồn]Nội dung ở mục này là Tô Linh Giang đang test Wikipedia
Tô Linh Giang 04:15, ngày 17 tháng 10 năm 2005 (UTC) Test link trong Wiki: xem ở đây Test link trong bài:Test
- redirect Chiênns tranh Việt Nam
Xem Hệ đo lường cổ của Việt Nam
IP test
*Giang
Nhiên liệu, Buồng đốt, Nén khí, Khí vào,
- Khi Thành viên:Tô Linh Giang sửa hình, bạn dùng chương trình nào? Nó có hỗ trợ SVG không? Khi bạn save bạn có save theo định dạng SVG không? Nguyễn Hữu Dụng 18:46, ngày 4 tháng 3 năm 2007 (UTC)
- Cái này thì tôi chịu thôi. Tôi không có kinh nghiệm trong lĩnh vực svg. Bạn có thể hỏi Thành viên:Mxn, bạn ấy có thể giúp bạn. Nguyễn Hữu Dụng 01:53, ngày 5 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Bác Hồ hay Cụ Hồ?
[sửa mã nguồn]Trong bài Chiến tranh Việt Nam (miền Nam, 1954-1959) Tô Linh Giang sửa "Bác Hồ" thành "Cụ Hồ". Tôi nghĩ là mọi người, trong và ngoài Việt Nam, gọi Hồ Chí Minh là "Bác Hồ"; tôi chưa nghe ai gọi là "Cụ Hồ". Mekong Bluesman 14:49, ngày 28 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Đối với những ng tầm tuổi bằng hoặc sau chúng tôi, chúng tôi gọi "Bác" là "Cụ Hồ" để thể hiện tuổi tác và lòng tôn kính. Tuy nhiên, cũng không phải hiếm trường hợp ông bà, cha mẹ chúng tôi cũng sử dụng danh xưng "Cụ Hồ". Ngoài ra, bác Hồ còn có tên là "Ông Ké". Vietbio 15:13, ngày 28 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Nhờ
[sửa mã nguồn]Tôi truyền lên một số ảnh sau, bạn thêm vào các bài viết cho hợp lý. Thân mến. 陳庭協 02:51, ngày 25 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Khâm Thiên, Hà Nội sau một đợt B52 oanh tạc Trong một chiến dịch (hình gốc ghi chú: tội ác của Mỹ ở Sơn Mỹ) Bắt sống phi công Chiếm Ngọ Môn Huế 1975
Tiếp tục nhé
Mô tả hướng các cánh quân tiến vào giải phóng Sài Gòn năm 1975 Quy Nhơn năm 1975-Một bà mẹ dẫn lính ra hàng quân Cách mạng Mit tinh ngày QN-ĐN giải phóng
Phạm Xuân Ẩn
[sửa mã nguồn]Bạn nói đúng ông Phạm Xuân Ẩn từ trần từ ngày 6 tháng Tư 2004Lê Thy 06:50, ngày 02 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Trang thể loại
[sửa mã nguồn]Xin Thành viên:Tô Linh Giang đừng viết những sự kiện vào bài Thể loại:1963 vì nó là thể loại. Bạn có thể tạo ra bài mới 1963 để viết vào, hay đợi con bot viết sườn bài để dễ điền vào. Nguyễn Hữu Dụng 04:22, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Chỉnh hình
[sửa mã nguồn]Tôi đã đổi hai hình đó thành gallery, không biết có đúng ý của Thành viên:Tô Linh Giang không? Nguyễn Hữu Dụng 06:27, ngày 06 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Cảm ơn bạn đúng như tôi muốn rồi, tôi sẽ chỉnh thêm kích thước và căn hàng nữa là xong.--Tô Linh Giang 06:36, ngày 06 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Nivel
[sửa mã nguồn]"gọi là "chiến dịch Nivel" theo tên của "Tổng tư lệnh quân đội Pháp" khi đó, tiếng Nga tên người đó là Р Ж Нивель chiến dịch Nivel theo tiếng Nga viết là "Нивеля операция"". Ông Tổng tư lệnh đó có tên là Robert Georges Nivelle và, do đó, chiến dịch đó có tên là chiến dịch Nivelle. Mekong Bluesman 07:17, ngày 26 tháng 2 năm 2006 (UTC)
V/v: Trợ giúp wrap hình
[sửa mã nguồn]Tôi nghĩ vấn đề là tại vì hình sau được đặt ở giữa dòng chứ không phải ở đầu paragraph. Tôi đã sửa lại bài đệ nhất thế chiến, không biết có đúng ý Thành viên:Tô Linh Giang không. Nguyễn Hữu Dụng 03:01, ngày 04 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Vì sự trong sáng của tiếng Việt
[sửa mã nguồn]Bỏ phiếu cho Đắc Lắc giúp nào. Bỏ phiếu tại Thảo luận:Đắk Lắk
. Hi. Lưu Ly 13:02, ngày 06 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Xin lỗi TLG nhé, để tránh cho việc bị bom thư nên tôi không quăng email của mình lên trang thành viên. TLG gửi cho địa chỉ email truonggiaco@yahoo.com nhé. Newone 11:01, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Máy bay
[sửa mã nguồn]Chào Tô Linh Giang. Tôi thấy bạn đóng góp nhiều bài trong Thể loại máy bay, tôi đang có một thắc mắc chưa giải đáp được nên định hỏi bạn. Câu hỏi này ngoài lề thôi, và thực sự là câu hỏi nhờ giải đáp, không phải là câu kiểm tra kiến thức của bạn đâu. Nội dung như thế này: Có một cái máy bay phải bay một vòng quanh Trái đất theo đường xích đạo, nếu bay cùng chiều quay của Trái đất và ngược chiều quay Trái đất, thì cách bay nào sẽ phải sử dụng nhiều năng lượng hơn ? Các yếu tố khác không đề cập đến được coi là như nhau cho hai cách. Bạn có biết không ? Casablanca1911 07:07, ngày 18 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Vấn đề này thì tôi cũng đã từng hỏi ở Wikipedia rồi, nhưng lúc đó là chỉ đề cập về thời gian nhanh hơn hay chậm hơn của hai cách trên. Nhưng đến bây giờ thì tôi quan tâm đến vấn đề năng lượng tiêu hao của động cơ máy bay. Với câu hỏi trên của tôi thì tôi cũng nghĩ giống Tô Linh Giang, nhưng có điểm cần xem xét thêm, đó là vấn đề vận tốc ban đầu của máy bay. Đây là vấn đề khác một chút. Tôi hỏi thêm câu này, để đạt được vận tốc là A sau một khoảng thời gian T thì vẫn với cái máy bay đó, bay ngược chiều quay Trái Đất và thuận chiều quay TĐ, thì cách nào tốn năng lượng hơn. Casablanca1911 08:08, ngày 18 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Tôi nghĩ là bay về phía Tây thì tiết kiệm về thời gian hơn. Còn vấn đề năng lượng cung cấp lúc đầu cho máy bay thì tôi nghĩ là cách này sẽ tốn hơn, do nó phải thắng lại lực quán tính do Trái đất đang quay và hút nó quay cùng theo chiều từ Tây sang Đông. Qua trao đổi với bạn tôi mới được biết thêm thông tin là các nhà hàng hải trước đây thường đi theo chiều từ phía Đông sang phía Tây và thông tin: khi người ta nói máy bay đạt vận tốc bao nhiêu là người ta so với không khí chứ không phải là so với cái gì khác. Do vậy cám ơn TLG đã cho biết thêm thông tin và ý kiến riêng của bạn về câu hỏi đã đặt ra. Rất vui được thảo luận với bạn. Casablanca1911 10:18, ngày 18 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Liên kết trong bài
[sửa mã nguồn]Không cần đưa ra tiểu mục mẹ: [[Máy bay trực thăng#Nguyên lý điều khiển bay và tính ổn định|nguyên lý hoạt động]]
trở thành: nguyên lý hoạt động. Nhớ viết hoa/thường cho đúng. Nguyễn Hữu Dụng 08:08, ngày 24 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Rocket
[sửa mã nguồn]Tôi rất yếu về chủ đề vũ khí và tôi cũng chưa tìm được nguyên gốc của từ rocket. Tôi sẽ trả lời Tô Linh Giang khi tìm được. Mekong Bluesman 15:31, ngày 4 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Trang trích dẫn Wikipedia
[sửa mã nguồn]Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn. Nguyễn Hữu Dụng 07:41, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Thảo luận điều lệ bỏ phiếu
[sửa mã nguồn]Mời anh tham gia thảo luận và bỏ phiếu về điều lệ mới cho các cuộc bầu cử/xóa bài...: Thảo luận Wikipedia:Những người muốn quyền quản lý/Điều lệ#Cập nhật.--An Apple of Newton 03:08, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Cám ơn
[sửa mã nguồn]Tôi đã trở về lâu rồi nhưng vì bận sư/a đổi lại cái nhà nên tôi ít vào Wikipedia tiếng Việt. Ông vẫn bình thường? Mekong Bluesman 00:50, ngày 26 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Tên lửa có cánh
[sửa mã nguồn]Có thể vì máy chủ chưa cập nhật kịp hay máy của Thành viên:Tô Linh Giang đang dùng một phiên bản trữ trong vùng đệm (cache). Thử refresh/reload trang lại hay đợi một vài phút thì có lẽ sẽ cập nhật. Nguyễn Hữu Dụng 08:33, ngày 27 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Chào bạn,
Với các hình có định dạng SVG (tức là có đuôi ".svg") thì việc thay tiếng Anh bằng tiếng Việt khá đơn giản (và đó cũng là một trong các lý do mà chúng ta được khuyến khích tải lên hình ở định dạng này, nếu có thể). Bạn đang dùng Windows phải không? Bạn có thể mở tập tin ra bằng Notepad, dùng chức năng "Replace" (thay thế) trong "Edit". Ví dụ, bạn tìm chữ "turbine" rồi thay bằng chữ "tuốc bin". Dĩ nhiên bạn có thể cần thêm một phần mềm để gõ tiếng Việt vào Notepad nữa, ví dụ Unikey (dùng mã ký tự là Unicode, nếu bạn không quen thì gõ tại Wikipedia tiếng Việt rồi chép vào Notepad cũng được). Sau khi thay xong thì bạn lưu. Thế là xong.
Nhưng nếu bạn chỉ thay như vậy thì có thể dòng chữ mới dài hơn, hoặc ngắn hơn dòng chữ tiếng Anh, khiến cho vị trí các ô chữ hơi lệch lạc đi một chút. Để di chuyển các ô chữ lại cho cân đối hơn. Mời bạn tải inkscape (ví dụ cho Windows từ đây) về dùng. Inkscape là phần mềm tự do, rất tốt cho SVG. Bạn mở tập tin SVG ra, chỉ việc nhấn chuột vào chữ rồi kéo đi là có thể di chuyển ô chữ theo ý muốn, bạn thậm chí có thể làm co dãn ô chữ, xoay ô chữ,...
Bạn có thể tải lại Hình:Brayton cycle.svg về rồi tập sửa như hướng dẫn ở trên để cho ra được hình giống Hình:Brayton cycle vi.svg; hoặc sửa Hình:Brayton cycle vi.svg nếu bạn chưa ưng ý với nó.
Chúc bạn thành công. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 06:23, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Ca ngợi
[sửa mã nguồn]Chị Tô Linh Giang ơi, càng đọc các bài chị viết em càng thấy buồn cho bản thân, bài nào của chị cũng dài và đủ chi tiết. Bái phục.Nguyễn Trường Thịnh 07:29, ngày 6 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Làm quản lý
[sửa mã nguồn]Tôi nghĩ là Tô Linh Giang nên trở thành một quản lý cho Wikipedia tiếng Việt. Nếu đồng ý, tôi sẽ đề cử Tô Linh Giang. Mekong Bluesman 17:37, ngày 4 tháng 7 năm 2006 (UTC)
- Xin cảm ơn Mekong nhưng đừng đề cử tôi vì tôi không thể làm quản lý được vì: Thứ nhất: Tôi không giỏi tin học không nắm được những thủ thuật tin học để giải quyết những vấn đề của Wiki đã gần một năm tham gia rồi nhưng tôi vẫn rất mờ mịt về wiki gần như tôi chẳng nhớ gì về cách viết Wiki cả (ví dụ khi cần lập bảng biểu, tạo gallery tôi thường phải tìm các bài tương tự rồi copy bảng biểu, gallery của bài đó xoá nội dung của người ta điền của mình vào). Thứ hai: tôi không thạo nhiều ngoại ngữ tôi chỉ mạnh tiếng Nga, tiếng Anh đọc hiểu thế thôi. Thứ ba: tôi rất ngán ngại tranh luận tôi có lập trường của mình nhưng không muốn tranh luận nhiều mà việc này thì sysop phải làm nhiều. Thứ tư tôi vào wiki không thường xuyên rất chập chờn...Nói chung rất cảm ơn Mekong tin tưởng nhưng xin đừng đề cử tôi nhé tôi không làm được đâu.--Tô Linh Giang 00:12, ngày 5 tháng 7 năm 2006 (UTC)
- Tôi chỉ muốn nói một vài câu nhỏ: tất cả mọi thành viên ở đây cần phải tra cứu tài liệu hay tìm bài tương tự, tại vì không thể nhớ được cả cú pháp của MediaWiki. Ngoài ra, tôi vừa đọc sơ qua trang cá nhân của các quản lý ở đây, thì những quản lý thường biết 2–3 thứ tiếng (tính vào tiếng Việt) thôi, thí dụ tôi chỉ đọc được tiếng Anh, Việt, Tây Ban Nha (và có nhiều khó khăn với tiếng Việt và Tây Ban Nha). Thứ ba là tôi cũng không thích tranh luận nhiều, và chỉ muốn thảo luận khi có friendly atmosphere hay academic tone. Tuy nhiên, tôi không muốn bắt bạn phải ứng cử cho việc quản lý này, chỉ muốn clarify tí. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 04:05, ngày 6 tháng 7 năm 2006 (UTC)
Tài liệu về Chiến tranh Việt Nam
[sửa mã nguồn]Gửi Tô Linh Giang link này. Tôi vừa tình cờ tìm thấy. Thấy trong đó có rất nhiều trích dẫn 1st-handed. Thân mến. Tmct 08:25, 7 tháng 8 2006 (UTC)
- Từ mấy link sang các bài ở TIME, bạn còn có thể search và lấy nội dung đầy đủ của tất cả các bài đã từng được đăng tại TIME. Chúc Tô Linh Giang có nhiều thời gian để "ăn dần" và viết nhiều. Tmct 13:17, 8 tháng 8 2006 (UTC)
- Các bài về đợt ném bom thời đó có nhiều, nhưng không hiểu sao không có bài nào dùng tên gọi "Linebacker". Có thể đây là tên quân sự nên về sau mới công bố chăng? Hồi tôi tra về chủ đề này, tôi cũng không biết tên Linebacker đâu, tôi chỉ tra "Vietnam" + "bombing" thôi. Tmct 06:55, 9 tháng 8 2006 (UTC)
Các trang web cần lưu
[sửa mã nguồn]- Dự án hồi ký chiến tranh của các tướng lĩnh Xô Viết
- Các chiến dịch của chiến tranh vệ quốcvĩ đại
- Dự án lịch sử Nga - Xô Viết và thế giới: Xронос
- Tư liệu về chiến tranh VN qua các năm
- Tìm kiếm các bài đã đăng trên tạp chí Time
- Đáng tiếc là site này chết lâu rồi thì phải. Nhưng vẫn có thể lấy được các bài đã lấy từ site chính của TIME, theo kiểu thay time-proxy.yaga.com/time/archive/preview/0,10987,903629,00.html bằng www.time.com/time/magazine/article/0,9171,903629,00.html (phần tô đậm không thay đổi). Tmct 10:59, ngày 5 tháng 3 năm 2007 (UTC)
- Link tại site chính [4] cũng cho search y như site kia
- Ảnh tư liệu về chiến tranh Xô-Đức
- Tư liệu Chiến tranh Xô-Đức
- Chiến tranh giữ nước vĩ đại trong các số liệu
- Trang Hồng quân Xô Viết có các bản đồ và các tài liệu về chiến tranh
- New moon phase tính âm-dương lịch
- Песни советских времён
- Крассный лист Русской эстрадыchỉ số 1,2,3 là số trang
- Trang lời các bài hát dân ca Nga
Commons
[sửa mã nguồn]Tôi đã sửa. Bạn cần viết {{commons|World War I}}. Nguyễn Hữu Dụng 19:13, 6 tháng 9 2006 (UTC)
Huy chương
[sửa mã nguồn]Tôi tặng bạn Huy chương Cống hiến không ngừng về những bài viết có giá trị của bạn trong lĩnh vực lịch sử. Nguyễn Hữu Dụng 16:19, 25 tháng 9 2006 (UTC)
Hình:Profit&Loss.jpeg anh truyền lên chắc vi phạm bản quyền nên đã bị xóa bên Wikipedia tiếng Anh (bài en:Capitalism). Anh có thể kiểm tra tại đây [5]. Hình anh truyền lên sẽ bị xóa. An Apple of Newton thảo luận 13:53, 7 tháng 10 2006 (UTC)
Hình này anh lấy từ http://www.ww2.pl/?documentName=kampania_1939. Tuy nhiên ở đây có ghi "© 2005 Ministry of Foreign Affairs Republic of Poland". Đề nghị anh kiểm tra lại bản quyền của hình này. An Apple of Newton thảo luận 01:47, 20 tháng 10 2006 (UTC)
- Tôi chưa tìm được mấy dòng chữ này. Tôi nghĩ tốt nhất là chúng ta chỉ nên sử dụng những hình ảnh đã biết rõ là thuộc phạm vi công cộng hoặc sử dụng giấy phép GFDL. Như vậy tránh rắc rối về bản quyền sau này. An Apple of Newton thảo luận 07:03, 20 tháng 10 2006 (UTC)
- Khi bạn kích vào hình này tại trang wwww.ww2.pl mà tôi đã download về sẽ có dòng copyright mà tôi đã viết trong tập tin của hình. Nguyên văn đoạn về copyright đó là ở hình này do Poland viết không phải tôi nghĩ ra nó khẳng định cho phép các tổ chức cá nhân sử dụng với thiện ý cho Poland và không đi ngược lại chính sách đối ngoại của Bộ Ngoại giao Balan và không vì mục đích thương mại. Hình này và các hình khác trong trang này của Poland đều có thể dùng được và hình này cũng được bài "Hiệp ước Molotov-Ribentrop" của tiếng Anh sử dụng.--Tô Linh Giang 12:17, 20 tháng 10 2006 (UTC)
Crack
[sửa mã nguồn]- Một lần đến 1 quán bán đĩa CD software, tôi thấy chủ quán truy cập vào 1 trang chủ (hình như là của tổ chức các Cracker thì phải) tại đó chỉ cần đánh tên hãng và sản phẩm phần mềm trong mục tìm kiếm. Nếu có kết quả tìm thấy thì tức là phần mềm này đã được bẻ khoá và ta có download full version đã được bẻ khoá của phần mềm trên. Có bạn nào biết địa chỉ của trang Web nào như vậy không chỉ cho tôi với.--Tô Linh Giang 10:53, 30 tháng 11 2006 (UTC)
- 1 trong các trang đó là Phazeddl.com, nhưng hơi bị chút khó chịu là thỉnh thoảng phải xem quảng cáo. Casablanca1911 01:59, 1 tháng 12 2006 (UTC)
- He he. Cái này tui xài hoài. Bạn vô Google nha, nhập từ khoá "tên phần mềm, phiên bản" + "crack" hoặc "tên phần mềm, phiên bản" + "keygen" hoặc "tên phần mềm, phiên bản" + "serial" nếu nó hiện ta tức phần mềm đó đã bị bẻ khoá. Bạn tải phần mềm đó và phần mềm crack về bẻ khoá là xài thoải mái. Còn vô trang Casa chỉ hoặc trang này thì phải tìm hơi lâu vì có nhiều phần mềm. Lưu ý: Như thế là vi phạm bản quyền đấy nhé. Lưu Ly 03:05, 1 tháng 12 2006 (UTC)
- 1 trong các trang đó là Phazeddl.com, nhưng hơi bị chút khó chịu là thỉnh thoảng phải xem quảng cáo. Casablanca1911 01:59, 1 tháng 12 2006 (UTC)
Động viên
[sửa mã nguồn]Tô Linh Giang viết các bài về chiến tranh Xô-Đức tốt quá. Chúng tôi mong các phần tiếp theo trong các bài viết của bạn.--Tò Mò 16:53, ngày 6 tháng 12 năm 2006 (UTC)
Danh hiệu
[sửa mã nguồn]Chào anh Giang, nhân dịp Giáng sinh và Tết dương lịch sắp tới, tôi (và chắc có nhiều người cùng suy nghĩ như tôi) mong muốn đặt Huy chương Đóng góp tích cực lên trang thành viên của anh vì những đóng góp chất lượng và tích cực về các bài liên quan đến chủ đề Quân sự trong thời gian qua. Anh là người thứ 2 nhận Huy chương này trên Wikipedia sau anh Đỗ Quốc Bảo. Mong anh đồng ý và tiếp tục đóng góp trên Wikipedia. Vietbio 11:29, ngày 13 tháng 12 năm 2006 (UTC)
- Rất cảm ơn và xin nhận huy chương của các bạn. Mà Thành viên:Nguyễn Hữu Dụng vừa tặng tôi cách đây khoảng 1 tháng đấy thôi. Tôi sẽ vẫn cố gắng đóng góp cho Wiki vì tôi có một tính tốt là luôn muốn truyền đạt những gì mình có cho người khác, Tôi rất yêu nghề sư phạm mà. Nhưng tôi không phải là nhà giáo đâu.--Tô Linh Giang 12:01, ngày 13 tháng 12 năm 2006 (UTC)
Working Item/phiên âm
[sửa mã nguồn]Ferdinand Schörner http://www.9may.ru/galery/page1
Reichspräsident; Reichskanzler; führer; Hans Krebs; Wilhelm Keitel; Hermann Göring; ö; Rheims; Gerd von Rundstedt. Ewald von Kleist, Hermann Hoth
Chúc mừng năm mới
[sửa mã nguồn]Chúc bạn vạn sự như ý. Lưu Ly 16:17, ngày 20 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Trận El Alamein thứ hai
[sửa mã nguồn]Đề nghị anh sửa (nói chính xác là viết mới) bài Chien dich El Alamein 2. Bài bên Wiki tiếng Anh là en:Second Battle of El Alamein. Cảm ơn anh. An Apple of Newton thảo luận 11:46, ngày 23 tháng 2 năm 2007 (UTC)
文章推薦
[sửa mã nguồn]--Samson Lin 07:44, ngày 27 tháng 2 năm 2007 (UTC)
ÂDL
[sửa mã nguồn]Để lập âm dương lịch, anh cần xác định thời điểm diễn ra của các trung khí theo múi giờ địa phương (12 tiết chính là Đông chí (270°), Đại hàn (300°), Vũ thủy (330°), Xuân phân (0°), Cốc vũ (30°), Tiểu mãn (60°), Hạ chí (90°), Đại thử (120°), Xử thử (150°), Thu phân (180°), Sương giáng (210°) và Tiểu tuyết (240°). Bên cạnh đó cần xác định thời điểm diễn ra sóc thiên văn (thời điểm trăng mới (new moon) khi mặt trăng nằm giữa TĐ và MT). Tháng âm lịch bắt đầu từ 0:00:00 (theo giờ địa phương) của ngày chứa sóc thiên văn đến 23:59:59 (giờ địa phương) của ngày trước khi diễn ra sóc thiên văn kế tiếp. Tiếp đó xem trong khoảng thời gian nói trên có trung khí nào không. Nếu không có trung khí thì nó có thể bị nhuận (do hiện nay người ta còn chưa thống nhất là có được phép tính nhuận các tháng trong phạm vi 11, 12, 1 âm lịch hay không). Mốc để tính là đông chí phải luôn luôn nằm trong tháng 11 âm lịch. Do vậy, trong vòng 1 năm, quan trọng nhất là tính điểm sóc1 ngay trước tiết đông chí của năm X nào đó và điểm sóc2 ngay trước tiết đông chí của năm X+1. Hiệu số (tính bằng ngày) của khoảng thời gian từ sóc2 đến sóc1 sẽ là dấu hiệu cho biết từ tháng 11 âm lịch năm trước tới trước tháng 11 âm lịch năm sau có bao nhiêu tháng mặt trăng. Nếu nó chỉ khoảng 354-355 ngày thì trong khoảng thời gian đó không có tháng nhuận. Nếu nó xấp xỉ 384 ngày thì chắc chắn có tháng nhuận. Vấn đề là nhuận tháng nào. Thông thường nó sẽ là tháng không có trung khí, nhưng nếu có một vài tháng cùng không có trung khí (nghĩa là cũng có thể có một vài tháng có 2 trung khí) thì thường người ta chỉ tính nhuận tháng không có trung khí đầu tiên.
Do chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời (en:tropical year trung bình cho kỷ nguyên J2000 khoảng 365,242190 ngày) cũng như của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất (en:synodic month trung bình cho kỷ nguyên J2000 khoảng 29,5305889 ngày) là không đều nên người ta cố gắng tính các giá trị trung bình cho từng khoảng thời gian nhất định nào đó (có thể là trong vòng một thế kỷ, do càng ngắn càng chính xác. Chẳng hạn trong kỷ nguyên J2100 thì tropical year trung bình sẽ là khoảng 365,242184 ngày và synodic month trung bình sẽ là khoảng 29,5305891 ngày. Các thay đổi này tuy nhỏ, nhưng khi tích lũy lại thì có thể tạo ra một sai số lớn đáng kể).
Ngoài ra, do hiện tượng tiến động (tuế sai) nên vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo của nó xung quanh MT khi xét theo từng điểm tiết/khí cũng dịch chuyển dần (xem hình tôi vẽ lại có minh họa tại bài đó với 2 điểm phân và hai điểm chí) với chu kỳ khoảng 21.000 năm nên thời điểm diễn ra các tiết khí khi so sánh với lịch cụ thể chúng ta đang dùng là lịch Gregory cũng bị xê dịch, vì khi Trái Đất càng ở gần điểm cận nhật thì nó dịch chuyển càng nhanh hơn. Cho nên mọi công thức tính thời điểm diễn ra các tiết/khí đều cần có sự chỉnh sửa sai số. Anh có thể tham khảo các công thức tính (tất nhiên luôn chỉ là gần đúng) các sóc (new moon) và kinh độ của Trái Đất xung quanh MT (sun longitude) do Hồ Ngọc Đức đưa ra tại các địa chỉ như: Mã Javascript, Mã PHP. Mốc để tính ở đó là 12:00:00 ngày 1/1/4713 TCN.Vương Ngân Hà 01:50, ngày 6 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Bàn phím
[sửa mã nguồn]Tôi không dùng bộ gõ nào mà thiết lập bàn phím tiếng Nga trong Control Panel của Win XP (Regional and Language Options-->Languages-->Details-->Settings để Add/Remove các kiểu bàn phím cùng cách chuyển đổi giữa chúng) khi cần soạn thảo trên các chương trình có sẵn (Word, Excel, Notepad, Wordpad), hơi chậm vì không quen do trên mặt các phím hiện tại là các ký tự Latinh nhưng cũng chấp nhận được vì ít dùng. Khi xưa, hồi học ở Nga (1986-1991) thì trên mặt các phím là các chữ cái Nga nên dễ soạn hơn. Tôi chưa biết tới Window Vista nên không rõ lý do, có thể là do Vietkey không tương thích với hệ điều hành này chăng. Vương Ngân Hà 00:36, ngày 31 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Hệ điều hành
[sửa mã nguồn]Máy tính Tô Linh Giang đang dùng hệ điều hành nào vậy, Windows Vista hay Microsoft Windows XP? Nếu là Windows Vista, để gõ tiếng Việt thì xem bài này.Lưu Ly 05:23, ngày 10 tháng 4 năm 2007 (UTC) Lưu Ly 05:11, ngày 10 tháng 4 năm 2007 (UTC)
- Hà hà. Đúng thế.
- Ngoài ra, tôi đang dùng thử cái trình duyệt mới này: firefox-3.0a2pre.en-US. Tôi dùng XP, nói chung nó tốt. Bạn thử xem sao. Lưu Ly 06:54, ngày 10 tháng 4 năm 2007 (UTC)
Cái hình trong bài chiến tranh Xô-Đức là mình lấy trong 1 trang tiếng Pháp-Bolshevik dzì dzì đó, ko nhớ nữa
[sửa mã nguồn]Trong các film chiến tranh mình koi thì U-boat dịch ra là Tàu ngầm chữ U(dịch ko chính xác lém nhưng xài đỡ) Cái hình đó là nghe theo lời dịch của má mình(mình ko bix tiếng Pháp), đại thể là chiến thuyề LX thuộc Hạm đội Baltique tuần tra gặp tàu ngầm U-boat đức ngày 23/4/1942, Hạm đội tàu LX ăn 2 trái thủy lôi banh xác, chìm 1 chiếc, tàu LX có chơi lại nhưng...hụt! Vậy đó... Scipio 06:11, ngày 6 tháng 5 năm 2007 (UTC) scipio
Đổi Image sang Hình
[sửa mã nguồn]Khi sửa bài tôi thường mang chúng ra máy của tôi nên các sửa đổi như "Image" sang "Hình", hay "right" sang "phải", hay "stub" sang "sơ khai"... làm rất dễ. Tôi làm chúng vì tôi muốn giúp các người mới, nếu họ không hiểu tiếng Anh, khi đọc mã của bài sẽ dễ hiểu hơn.
Hồi này ông vẫn như thường, đúng không?
Ah, trang thảo luận này dài quá, Tô Linh Giang nên cắt các thảo luận cũ và giữ vào một trang lưu.
Mekong Bluesman 02:28, ngày 8 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Các thảo luận hiện nay
[sửa mã nguồn]Mời anh tham gia các thảo luận về việc thay đổi số hít của Google trong tiêu chuẩn đưa vào và cấm truyền hình ảnh lên Wikipedia tiếng Việt. An Apple of Newton thảo luận 15:06, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Hình ảnh
[sửa mã nguồn]Mời anh xem phần thảo luận có liên quan đến hình ảnh anh truyền lên Wikipedia tiếng Việt. Cảm ơn anh. An Apple of Newton thảo luận 10:57, ngày 26 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Bản quyền hình ảnh
[sửa mã nguồn]Mời bạn sửa lại thông tin về bản quyền cho Hình:AntitankGunKursk.jpg (xem thảo luận của hình đó). Vương Ngân Hà 13:47, ngày 4 tháng 7 năm 2007 (UTC) .... Nói j mình cũng chẳng hiểu???
Hình trên victory.rusarchives.ru
[sửa mã nguồn]Có chắc là dùng trên wiki được ko đó? Nếu được tôi cũng tính post vài hình từ đó lên!Yonai 04:25, ngày 23 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Hình về Chiến tranh VN
[sửa mã nguồn]Sao bạn cho là các hình này hợp lệ? Bạn có xin Ý kiến T/Giả chưa?Yonai 08:43, ngày 23 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Chào mừng
[sửa mã nguồn]Lâu lắm mới thấy Tô Linh Giang quay lại Wiki. Tôi rất mừng! Các bài liên quan đến Liên Xô và chiến tranh thế giới lần thứ 2, các bài xe tăng, AK-47... đã bị sửa đổi rất nhiều mà tôi không biết những sửa đổi đó đúng sai thế nào. Hy vọng bạn sẽ có thời gian ngó qua. Tmct (thảo luận) 20:48, ngày 16 tháng 12 năm 2007 (UTC)
An Tư
[sửa mã nguồn]Tôi đọc được thảo luận của bạn bên bài An Tư và đã trả lời. E lâu quá mà bạn ít theo dõi nên tôi di thảo luận đó qua đây để bạn tiện tham khảo. Nhân tiện, xin hỏi là có phải bạn đã từng sinh hoạt bên ttvnol.com không nhỉ?
Thân,
Thảo luận cũ của bạn:
Em gái hay con gái?
[sửa mã nguồn]Trong bài có 2 câu mâu thuẫn nhau về quan hệ của An Tư và vua Trần Thái Tông, xin kiểm tra lại: "An Tư là một công chúa đời Trần, con gái út vua Trần Thái Tông". Và "Trần Thái Tông bất đắc dĩ phải dâng em gái của mình là công chúa An Tư cho Thoát Hoan".--Tô Linh Giang 08:06, ngày 15 tháng 4 năm 2006 (UTC)
- An Tư là con gái út của Thái Tông. Khi bị vây ở Thiên Trường vào khoảng cuối tháng 3 âm năm 1285, Thánh Tông dâng em gái út cho Thoát Hoan.
- Thân,--redflowers (thảo luận) 13:14, ngày 3 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Biểu quyết Sysop
[sửa mã nguồn]Tôi vừa lập ra Wikipedia:Biểu quyết#Đổi tên gọi Sysop. Giang là người đóng góp lâu năm nên mong Giang góp ý để tránh các hiểu lầm từ thành viên mới và giảm bớt bút chiến sau này vì hai chữ quản lý hiện nay. Cám ơn nhiều Nguyễn Dương Khang 09:00, ngày 4 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Nhời chúc Tết muộn
[sửa mã nguồn]Giang thân, nhân dịp năm mới, cho phép mình gửi bạn lời chúc có lẽ là muộn nhất trong Tết này mà bạn nhận được.:D Chưa biết tí ti thông tin gì về bạn để mà chúc cho cụ thể cả, nhưng cũng mạn phép chúc bạn sang năm mới nhiều niềm vui và thành công trong công việc.
P/S: Nhân đầu năm thì có nhẽ cũng cứ nên tò mò. Vì Giang vô Wiki thất thường lắm, nên cho mình hỏi là thường thường thì bao lâu bạn vô trang này 1 lần đấy nhỉ?:D
Thân,--redflowers (thảo luận) 02:50, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)
- Thực ra, khi đọc các bài Giang viết trên Wiki thì tôi cũng đoán ra 1 phần lí do khiến bạn ít viết bài rồi:D Tôi muốn mình trao đổi địa chỉ email, để có thể trao đổi thêm. Không biết Giang có nhã hứng không?
- Thân,--redflowers (thảo luận) 03:51, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)
- P/S: Nếu không thấy thích thì bạn cứ chối thẳng thôi nhé. Đầu năm không nói dối mà:D.
- Địa chỉ của mình là gggousset@hotmail.com. Mấy lần trao đổi YM với các bạn khác, các bạn ấy thường xuyên không gửi thư làm quen qua email cho mình được. Bởi thế, có lẽ Giang ghi cho mình địa chỉ email của bạn đi, rồi mình sẽ mở YM của mình và add địa chỉ của bạn vào.
- Thế nhé,--redflowers (thảo luận) 05:40, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Chúc TôLingGiang một năm mới thật nhiều may mắn, tốt lành, sức khỏe và hạnh phúc. Thân ái! Khương Việt Hà (thảo luận) 08:02, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)
- Hic, từ nãy giờ mình bị trục trặc hoài, tới khi sắp out thì mới nhận được tin của bạn. Khi nào Giang mở YM và thấy nick gggousset thì add vô nhé.
- Thân,--redflowers (thảo luận) 07:37, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Thiếu mô tả sử dụng hợp lý đối với Tập tin:Colby.jpg
[sửa mã nguồn]Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Colby.jpg. Tôi thấy trang mô tả hình của bạn hiện không xác định ai là người đã tạo nên nó, do đó tình trạng bản quyền cũng không rõ ràng. Nếu bạn không tự tạo ra tập tin, bạn cần phải có lời giải thích hợp lý tại sao bạn có quyền dùng nó tại Wikipedia (xem cách ghi thẻ quyền ở dưới), đồng thời bạn cần ghi rõ bạn tìm thấy nó ở đâu, mà trong đa số trường hợp đó là địa chỉ trang web mà bạn đã lấy, và các điều khoản sử dụng được ghi trong trang web đó.
Tập tin này cũng không có thẻ quyền, và bạn phải ghi. Nếu bạn tạo/chụp bức ảnh, âm thanh, hoặc video, bạn nên dùng thẻ {{GFDL-self}} để phát hành nó theo GFDL. Nếu bạn tin rằng tập tin phù hợp với các tiêu chí tại Wikipedia:Sử dụng hợp lý, hãy dùng một thẻ như {{sử dụng hợp lý trong bài|tên_bài}} hoặc một trong những thẻ khác liệt kê tại Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh#Sử dụng hợp lý. Mời xem Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh để có danh sách đầy đủ các thẻ quyền mà bạn có thể dùng.
Nếu bạn còn tải lên các tập tin khác, hãy kiểm tra lại xem bạn đã ghi nguồn và ghi thẻ cho nó chưa. Bạn có thể xem danh sách tập tin bạn đã tải lên tại liên kết này. Hình thiếu nguồn gốc và giấy phép có thể bị xóa sau một tuần từ khi bị đánh dấu, theo tiêu chuẩn xóa nhanh. Nếu hình được giữ bản quyền và không tự do (theo Wikipedia:Sử dụng hợp lý) thì hình sẽ bị xóa sau 48 giờ kể từ khi thông báo này. Nếu bạn có câu hỏi xin hãy đặt câu hỏi tại Trang các câu hỏi về bản quyền tập tin. Cảm ơn.Quangbao (thảo luận) 02:14, ngày 3 tháng 11 năm 2010 (UTC)
Thiếu mô tả sử dụng hợp lý đối với Tập tin:Kamov Ka-22.jpg
[sửa mã nguồn]Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Kamov Ka-22.jpg. Tôi thấy trang mô tả hình của bạn hiện không xác định ai là người đã tạo nên nó, do đó tình trạng bản quyền cũng không rõ ràng. Nếu bạn không tự tạo ra tập tin, bạn cần phải có lời giải thích hợp lý tại sao bạn có quyền dùng nó tại Wikipedia (xem cách ghi thẻ quyền ở dưới), đồng thời bạn cần ghi rõ bạn tìm thấy nó ở đâu, mà trong đa số trường hợp đó là địa chỉ trang web mà bạn đã lấy, và các điều khoản sử dụng được ghi trong trang web đó.
Tập tin này cũng không có thẻ quyền, và bạn phải ghi. Nếu bạn tạo/chụp bức ảnh, âm thanh, hoặc video, bạn nên dùng thẻ {{GFDL-self}} để phát hành nó theo GFDL. Nếu bạn tin rằng tập tin phù hợp với các tiêu chí tại Wikipedia:Sử dụng hợp lý, hãy dùng một thẻ như {{sử dụng hợp lý trong bài|tên_bài}} hoặc một trong những thẻ khác liệt kê tại Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh#Sử dụng hợp lý. Mời xem Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh để có danh sách đầy đủ các thẻ quyền mà bạn có thể dùng.
Nếu bạn còn tải lên các tập tin khác, hãy kiểm tra lại xem bạn đã ghi nguồn và ghi thẻ cho nó chưa. Bạn có thể xem danh sách tập tin bạn đã tải lên tại liên kết này. Hình thiếu nguồn gốc và giấy phép có thể bị xóa sau một tuần từ khi bị đánh dấu, theo tiêu chuẩn xóa nhanh. Nếu hình được giữ bản quyền và không tự do (theo Wikipedia:Sử dụng hợp lý) thì hình sẽ bị xóa sau 48 giờ kể từ khi thông báo này. Nếu bạn có câu hỏi xin hãy đặt câu hỏi tại Trang các câu hỏi về bản quyền tập tin. Cảm ơn.Quangbao (thảo luận) 02:14, ngày 3 tháng 11 năm 2010 (UTC)
Vấn đề bản quyền về hình ảnh đối với Hình:Cme.jpg
[sửa mã nguồn]Cảm ơn bạn đã tải lên Hình:Cme.jpg. Tuy nhiên, hiện nay nó thiếu thông tin về tình trạng bản quyền. Wikipedia rất xem trọng vấn đề bản quyền. Nó có thể bị xóa trong thời gian tới, trừ khi bạn có thể xác định giấy phép và nguồn gốc của hình. Nếu bạn biết những thông tin này, bạn có thể thêm một thẻ quyền vào trang mô tả hình.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin hãy tự nhiên nêu nó lên tại trang những câu hỏi về bản quyền tập tin. Xin cảm ơn lần nữa về sự hợp tác của bạn. pq (thảo luận) 16:49, ngày 24 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Vấn đề bản quyền về hình ảnh đối với Hình:FinalOffensiveMap.gif
[sửa mã nguồn]Cảm ơn bạn đã tải lên Hình:FinalOffensiveMap.gif. Tuy nhiên, hiện nay nó thiếu thông tin về tình trạng bản quyền. Wikipedia rất xem trọng vấn đề bản quyền. Nó có thể bị xóa trong thời gian tới, trừ khi bạn có thể xác định giấy phép và nguồn gốc của hình. Nếu bạn biết những thông tin này, bạn có thể thêm một thẻ quyền vào trang mô tả hình.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin hãy tự nhiên nêu nó lên tại trang những câu hỏi về bản quyền tập tin. Xin cảm ơn lần nữa về sự hợp tác của bạn. pq (thảo luận) 16:58, ngày 24 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Vấn đề bản quyền về hình ảnh đối với Hình:Uprising defender.jpg
[sửa mã nguồn]Cảm ơn bạn đã tải lên Hình:Uprising defender.jpg. Tuy nhiên, hiện nay nó thiếu thông tin về tình trạng bản quyền. Wikipedia rất xem trọng vấn đề bản quyền. Nó có thể bị xóa trong thời gian tới, trừ khi bạn có thể xác định giấy phép và nguồn gốc của hình. Nếu bạn biết những thông tin này, bạn có thể thêm một thẻ quyền vào trang mô tả hình.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin hãy tự nhiên nêu nó lên tại trang những câu hỏi về bản quyền tập tin. Xin cảm ơn lần nữa về sự hợp tác của bạn. pq (thảo luận) 16:58, ngày 24 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Nguồn và bản quyền không xác định đối với Hình:Soviet Tank T-34.jpg
[sửa mã nguồn]Cảm ơn bạn đã tải lên Hình:Soviet Tank T-34.jpg. Tôi thấy trang mô tả hình của bạn hiện không xác định ai là người đã tạo nên nó, do đó tình trạng bản quyền cũng không rõ ràng. Nếu bạn không tự tạo ra tập tin, bạn cần phải có lời giải thích hợp lý tại sao bạn có quyền dùng nó tại Wikipedia (xem cách ghi thẻ quyền ở dưới), đồng thời bạn cần ghi rõ bạn tìm thấy nó ở đâu, mà trong đa số trường hợp đó là địa chỉ trang web mà bạn đã lấy, và các điều khoản sử dụng được ghi trong trang web đó.
Tập tin này cũng không có thẻ quyền, và bạn phải ghi. Nếu bạn tạo/chụp bức ảnh, âm thanh, hoặc video, bạn nên dùng thẻ {{GFDL-self}} để phát hành nó theo GFDL. Nếu bạn tin rằng tập tin phù hợp với các tiêu chí tại Wikipedia:Sử dụng hợp lý, hãy dùng một thẻ như {{sử dụng hợp lý trong bài|tên_bài}} hoặc một trong những thẻ khác liệt kê tại Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh#Sử dụng hợp lý. Mời xem Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh để có danh sách đầy đủ các thẻ quyền mà bạn có thể dùng.
Nếu bạn còn tải lên các tập tin khác, hãy kiểm tra lại xem bạn đã ghi nguồn và ghi thẻ cho nó chưa. Bạn có thể xem danh sách tập tin bạn đã tải lên tại liên kết này. Hình thiếu nguồn gốc và giấy phép có thể bị xóa sau một tuần từ khi bị đánh dấu, theo tiêu chuẩn xóa nhanh. Nếu hình được giữ bản quyền và không tự do (theo Wikipedia:Sử dụng hợp lý) thì hình sẽ bị xóa sau 48 giờ sau 16:59, ngày 24 tháng 7 năm 2011 (UTC). Nếu bạn có câu hỏi xin hãy đặt câu hỏi tại Trang các câu hỏi về bản quyền tập tin. Cảm ơn. pq (thảo luận) 16:59, ngày 24 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Vấn đề bản quyền về hình ảnh đối với Hình:TRDD-schema.png
[sửa mã nguồn]Cảm ơn bạn đã tải lên Hình:TRDD-schema.png. Tuy nhiên, hiện nay nó thiếu thông tin về tình trạng bản quyền. Wikipedia rất xem trọng vấn đề bản quyền. Nó có thể bị xóa trong thời gian tới, trừ khi bạn có thể xác định giấy phép và nguồn gốc của hình. Nếu bạn biết những thông tin này, bạn có thể thêm một thẻ quyền vào trang mô tả hình.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin hãy tự nhiên nêu nó lên tại trang những câu hỏi về bản quyền tập tin. Xin cảm ơn lần nữa về sự hợp tác của bạn. pq (thảo luận) 17:02, ngày 24 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Vấn đề bản quyền về hình ảnh đối với Hình:Sikorsky S-92.jpg
[sửa mã nguồn]Cảm ơn bạn đã tải lên Hình:Sikorsky S-92.jpg. Tuy nhiên, hiện nay nó thiếu thông tin về tình trạng bản quyền. Wikipedia rất xem trọng vấn đề bản quyền. Nó có thể bị xóa trong thời gian tới, trừ khi bạn có thể xác định giấy phép và nguồn gốc của hình. Nếu bạn biết những thông tin này, bạn có thể thêm một thẻ quyền vào trang mô tả hình.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin hãy tự nhiên nêu nó lên tại trang những câu hỏi về bản quyền tập tin. Xin cảm ơn lần nữa về sự hợp tác của bạn. pq (thảo luận) 17:15, ngày 24 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Vấn đề bản quyền về hình ảnh đối với Hình:U-boat oil spill.jpg
[sửa mã nguồn]Cảm ơn bạn đã tải lên Hình:U-boat oil spill.jpg. Tuy nhiên, hiện nay nó thiếu thông tin về tình trạng bản quyền. Wikipedia rất xem trọng vấn đề bản quyền. Nó có thể bị xóa trong thời gian tới, trừ khi bạn có thể xác định giấy phép và nguồn gốc của hình. Nếu bạn biết những thông tin này, bạn có thể thêm một thẻ quyền vào trang mô tả hình.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin hãy tự nhiên nêu nó lên tại trang những câu hỏi về bản quyền tập tin. Xin cảm ơn lần nữa về sự hợp tác của bạn. pq (thảo luận) 17:15, ngày 24 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Vấn đề bản quyền về hình ảnh đối với Hình:Somme 1918.jpg
[sửa mã nguồn]Cảm ơn bạn đã tải lên Hình:Somme 1918.jpg. Tuy nhiên, hiện nay nó thiếu thông tin về tình trạng bản quyền. Wikipedia rất xem trọng vấn đề bản quyền. Nó có thể bị xóa trong thời gian tới, trừ khi bạn có thể xác định giấy phép và nguồn gốc của hình. Nếu bạn biết những thông tin này, bạn có thể thêm một thẻ quyền vào trang mô tả hình.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin hãy tự nhiên nêu nó lên tại trang những câu hỏi về bản quyền tập tin. Xin cảm ơn lần nữa về sự hợp tác của bạn. pq (thảo luận) 17:15, ngày 24 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Dự án phát sinh thể loại bán tự động
[sửa mã nguồn]Mời bạn cho ý kiến ở Thảo luận Wikipedia:Dự án/Phát sinh thể loại bán tự động. Cảm ơn bạn.Alphama (thảo luận · đóng góp)
Mời tham gia biểu quyết
[sửa mã nguồn]Mời bạn tham gia biểu quyết về việc thay đổi quy định bài viết tốt tại Wikipedia:Biểu quyết/Thay đổi quy định BVT và cách viết tên tiếng Việt tại Wikipedia:Biểu quyết/Cách viết tên tiếng Việt của những người gốc Việt tại Wikipedia tiếng Việt
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Mời tham gia ý kiến
[sửa mã nguồn]Chào bạn,
Mời bạn tham gia các thảo luận về tên thể loại ở Wikipedia tại dự án Phát sinh thể loại bán tự động. Ý kiến của bạn rất quan trọng đến dự án này cũng như quá trình xây dựng thể loại tự động của Wikipedia nhằm nâng cao chất lượng dự án lâu dài. Cảm ơn bạn! Bot gửi lời mời thay cho Alphama (thảo luận · đóng góp). AlphamaBot4 (thảo luận) 04:53, ngày 17 tháng 7 năm 2016 (UTC)
Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận mở đầu năm 2017
[sửa mã nguồn]Chào bạn,
Wikipedia Tiếng Việt năm 2017 có 1 số thay đổi về mặt nhân sự và quy định. Trân trọng mời bạn tham gia các biểu quyết sau:
- Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên
- Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên
- Wikipedia:Thảo luận/Sửa quy trình đề cử bài viết chọn lọc
Xin cảm ơn trước vì sự quan tâm và tham gia của bạn.
Thành thật xin lỗi nếu tin nhắn làm phiền bạn hoặc trùng lặp với các lời mời trước đó.
AlphamaBot4 (thảo luận) 13:50, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)
Thư mời tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017
[sửa mã nguồn]Trân trọng mời bạn tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017. Xin cảm ơn!
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài
[sửa mã nguồn]Hello, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Xin cảm ơn!
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên
[sửa mã nguồn]Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên. Xin cảm ơn!
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia các hoạt động tháng 05/2018
[sửa mã nguồn]Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ? Trân trọng mời bạn tham gia các hoạt động:
Chúng tôi rất mong muốn lắng nghe ý kiến của bạn. Xin cảm ơn!
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên
[sửa mã nguồn]Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên. Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia biểu quyết các thành viên quản trị Wikipedia tiếng Việt
[sửa mã nguồn]Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:
- Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Q.Khải
- Wikipedia:Biểu quyết chọn kiểm định viên/ThiênĐế98
- Wikipedia:Biểu quyết/Bổ sung quy định Chống rối
Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia các biểu quyết
[sửa mã nguồn]Chào bạn, bạn khỏe không? Hiện nay có 2 biểu quyết ở Wikipedia. Trong đó biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết có tính quan trọng, ảnh hưởng đến cách hoạt động của dự án, mong bạn bớt chút thời gian để tham gia và nêu quan điểm của bạn.
- Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết
- Wikipedia:Thảo luận/Đề xuất áp dụng quyền Giám sát viên tại Wikipedia tiếng Việt
Tôi mong muốn lắng nghe ý kiến và quan điểm của bạn về các biểu quyết trên. Chúc bạn sức khỏe và nhiều niềm vui khi tham gia đóng góp tại Wikipedia. AlphamaBot2 (thảo luận) 23:36, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)
Thư mời tham gia biểu quyết nhân sự
[sửa mã nguồn]Chào bạn, Wikipedia Tiếng Việt hiện nay đã có hơn 1.2 triệu bài vì vậy cần thiết phải có đội ngũ nhân sự mới để quản lý nội dung cũng như đánh giá lại năng lực các BQV cũ. Mời bạn tham gia các biểu quyết tại:
- Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Thienhau2003
- Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/P.T.Đ
- Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên/TuanUt
Trân trọng! Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên
[sửa mã nguồn]Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên ở:
Một số lưu ý:
- Bạn tham khảo quy định Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên để xem cách thức bầu và xem bạn đã hợp lệ để bỏ phiếu hay chưa. Nếu chưa, bạn được hoan nghênh nêu ý kiến ở phần Ý kiến.
- Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời.
Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt.Trân trọng!
Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 22:18, ngày 3 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết
[sửa mã nguồn]Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:
- Wikipedia:Biểu quyết/Tiêu chí áp dụng cho công cụ Content Translation
- Wikipedia:Biểu quyết/Thời gian biểu quyết ở Wikipedia Tiếng Việt
Một số lưu ý:
- Bạn tham khảo quy định Wikipedia:Biểu quyết để xem cách thức bầu và xem bạn đã hợp lệ bầu cử bỏ phiếu hay chưa. Nếu chưa, bạn được hoan nghênh nêu ý kiến ở phần Ý kiến.
- Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời.
Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!
Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 05:55, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Welcome back
[sửa mã nguồn]Lâu lắm không thấy người cũ hoạt động. Welcome back! Hy vọng đây là dấu hiệu bạn đã trở lại với Wiki :). NHD (thảo luận) 01:25, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)
Cố vấn
[sửa mã nguồn]Chào bạn, nếu bạn có hứng thú, mời bạn đăng ký trở thành cố vấn cho các thành viên mới của Wikipedia tại Wikipedia:Dự án Phát triển cộng đồng/Danh sách thành viên cố vấn. AlphamaBot (thảo luận) 16:49, ngày 13 tháng 3 năm 2021 (UTC)
Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận
[sửa mã nguồn]Chào bạn, trân trọng mời tham gia:
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Cập nhật tiêu chí xóa nhanh ở dự án Wikipedia tiếng Việt.
- Thảo luận tìm đồng thuận Thảo luận Wikipedia:Chủ đề#Tên bài.
Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 11:57, ngày 31 tháng 3 năm 2021 (UTC)
Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận
[sửa mã nguồn]Chào bạn, trân trọng mời tham gia:
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Cập nhật tiêu chí xóa nhanh ở dự án Wikipedia tiếng Việt.
- Thảo luận tìm đồng thuận Thảo luận Wikipedia:Chủ đề#Tên bài.
Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.
Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 09:13, ngày 15 tháng 4 năm 2021 (UTC)
Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận
[sửa mã nguồn]Xin chào, mời bạn tham gia:
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Cập nhật quy định Vô hiệu lá phiếu.
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Nguyentrongphu.
Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.
Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:14, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)
Tháng 07/2021: Thư mời tham gia các biểu quyết/thảo luận
[sửa mã nguồn]Xin chào, mời bạn tham gia các biểu quyết/thảo luận sau:
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Bán khóa vô hạn bài bị phá hoại dai dẳng.
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết xoá bài.
- Góp ý cho quy định: Wikipedia:Thảo_luận#Mời góp ý cho quy định Wikipedia:Người sửa bản mẫu/Nháp.
- Thảo luận đồng thuận: Wikipedia:Thảo luận#Về Wikipedia:Độ nổi bật (người).
- Các thảo luận khác có thể tìm thấy ở Wikipedia:Thảo luận.
Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.
Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:03, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)