Bước tới nội dung

Thảo luận Thành viên:Redflowers

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi Akira2112 trong đề tài Đề nghị xóa Hội thề Lũng Nhai
Tư liệu
Liên kết hữu ích
Trang sơ thảo
Bài viết quan tâm

 

Hoạt động
Các dự án Wikipedia
English Tiếng Việt
Tự giới thiệu

 

Lưu trữ
First Secret Garden
2345678910
11121314151617

 

Wikipedia:Babel





en-2 de-1 fr-2 vi






Liên lạc
Gửi thư điện tử cho Redflowers

Lưu trữ

[sửa mã nguồn]
các thảo luận cũ lưu tại đây

Chúc Tết

[sửa mã nguồn]

Chúc Redflowers sang năm mới hoa càng đỏ thắm. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 19:23, ngày 5 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đã sang năm Mậu Tý. CB chúc RF và gia đình có một cái Tết vui vẻ, đầm ấm và có nhiều thành công trong năm con Chuột này. conbo 17:10, ngày 6 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chúc em cùng cả nhà năm mới hạnh phúc, mạnh khoẻ, thành công trên mọi bước đường.--Trungda (thảo luận) 18:51, ngày 6 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cám ơn Redflowers. Tôi chúc Redflowers một năm mới nhiều sức khỏe và sự vui mừng. Mekong Bluesman (thảo luận) 08:28, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chúc mừng năm mới

[sửa mã nguồn]
NAD chúc Redflowers cùng những người thân yêu năm mới Mậu Tí tràn đầy sức sống! Cầu chúc cho Redflowers dồi dào sức khỏe để tiếp tục chung tay xây dựng Wikipedia tiếng Việt ngày một lớn mạnh.
Mong cho Hồng Nhung và gia đình một năm mới thật tốt lành, hạnh phúc, may mắn và sức khỏe! Cũng mong thấy bạn, khi không quá bận, tiếp tục với dự án vi.wikipedia. Thân ái! Khương Việt Hà (thảo luận) 07:59, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Lời cảm ơn từ Tô Linh Giang

[sửa mã nguồn]

Cảm ơn lời chúc tết muộn của Redflowers. Năm mới tôi cũng chúc Redflowers những gì tốt nhất. Đúng hơn nửa năm nay tôi gần như không đóng góp gì cho Wiki vì có 2 nguyên nhân: thứ nhất là tính chất công việc của tôi thay đổi, bây giờ tôi làm việc quá tải (tất nhiên thu nhập cũng khá cao) do đó rất ít thì giờ để tập trung viết bài cho Wiki. Thứ hai tôi thấy nhiều bài viết nhất là những bài nhậy cảm hay bị sửa đổi mang nặng tính thể hiện tình cảm cá nhân làm giảm cả giá trị của bài mà tôi thì không đủ thờ gian để tranh luận. Do vậy ngày nào tôi cũng truy cập cả nhưng chỉ để xem những gì mình quan tâm bị sửa đổi như thế nào. Có nhiều sửa đổi rất rất dở nhưng cứ để đó khi nào đó chúng ta sẽ xử lý sau. Tôi cũng đang ấp ủ nhiều chủ đề để viết--Tô Linh Giang (thảo luận) 03:47, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

OK Tôi rất sẵn lòng trao đổi Email với các bạn--Tô Linh Giang (thảo luận) 05:35, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Trời ơi sao cái địa chỉ của bạn khó nhớ thế sao không đổi lại cho dễ nhớ đi, Email của Giang là linhgiangto@yahoo.com

Chị lịch sử

[sửa mã nguồn]

Quân đội Nhân dân Việt Nam em vừa bổ sung infobox (bản tóm tắt) trong bài này, mong chị xem qua nếu có gì sai sót thì chỉnh sửa lại. Cảm ơn chị Magnifier () 07:24, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Để xuống hàng trong các Infobox chị có thể chèn </br> vào giữa các câu, nó sẽ tự động xuống một hàng. Khỏang trắng giữa các hàng trong Infobox dễ gây ra lỗi lắm. Cảm ơn chị đã giúp. Magnifier () 08:06, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Lịch sử Việt Nam

[sửa mã nguồn]

Lịch sử Việt Nam bài này thiếu chú thích trong bài, nếu có điều kiện mong chị tìm nguồn gắn vào mấy chỗ mà một thành viên khác đã treo {{cần dẫn chứng}}, dễ thôi mà xD Magnifier () 12:38, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hì chị cứ sửa, vì em cũng chẳng có tài liệu nào hết. Có cách nào làm mềm hóa lời nói chút cũng được, Wikipedia ngày càng thu hút, giờ nhiều người đến từ khắp nơi trên thế giới đến tham gia quá. Magnifier () 12:54, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trận 81 ngày đêm ở thành cổ Quảng Trị

[sửa mã nguồn]

Redflowers thân mến, bài Trận Thành cổ Quảng Trị mới được viết, có một số vấn đề mà theo tôi chủ yếu là do các tài liệu tham khảo để viết bài ít và không được đủ thông tin cũng như nội dung, cách trình bày bài chưa được đầy đủ, hợp lý lắm. Tôi đã cố tham gia thảo luận và sửa đổi chút ít nhưng lực bất tòng tâm vì không có đủ tài liệu. Tôi nhờ bạn tham gia sửa đổi, hoàn thiện vì đây có lẽ là một trong những trận đánh khốc liệt, đẫm máu nhất trong chiến tranh Việt Nam nên cần được viết hay. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 04:49, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chiến dịch Kỷ dậu 1789

[sửa mã nguồn]

Chào bạn redflowers. Chúc bạn năm mới nhiều thành công và sức khỏe

Số liệu 1.5 vạn quân Thanh và 3 vạn dân binh là tôi tự ước tính (tức bịa ra), dựa vào chi phí 1 triệu lạng bạc nhà Thanh bỏ ra. Theo tác giả NDC, nhà Thanh bỏ ra 1.3 triệu lạng bạc, không khác nhau nhiều lắm, nhưng có lẽ chính xác hơn là 1 triệu lạng, vì Hsu có lẽ làm tròn con số. Nếu bạn có điều kiện, nên tìm đọc quyển sách này, tác giả là người gốc TQ, nhưng nhìn nhận theo cách nhìn của người phương Tây, nên theo tôi khoa học hơn.

Cách tính 1 lính chiến cần 3 dân phu là cách tính tương đối phổ biến, cả Âu và Á đều dùng cách tính này, kể từ thời cổ đại cho tới tận thời cận đại, trước khi phát minh ra xe có động cơ. Người Việt từ xưa không dùng cách tính này, chỉ tính tổng số nhân lực đối phương, có lẽ vì vậy mà số lượng quân TQ vào Việt nam thời kỳ nào cũng được ghi là hàng chục vạn, là một con số khổng lồ. Trong chiến dịch viễn chinh Việt nam, tài liệu của Jeffrey Barlow [1] có đề cập việc một viên quan tỉnh Quảng Đông trong thư gửi cấp trên đề cập đến việc điều động 300.000 dân phu người Chuang (tức Zhuang, hay Tày Nùng ở ta) để vận lương. So với khoảng 8.5 vạn quân Nguyên mà sử nhà Nguyên nói là huy động để đánh vào Giao chỉ thì số dân phu này là hợp lý.

Tôi cũng thiên về khả năng nhà Thanh huy động khoảng 3-5 vạn quân vào Việt nam, nhưng vì thua trận nên nói giảm đi, cả về quân số lẫn chiến phí. Nhưng nhiều hơn thì tôi cho là không có khả năng. Người nhà Lê sang TQ cầu viện nhà Thanh chắc phải cung cấp cho người TQ một cái nhìn tương đối rõ ràng về tình hình Việt nam, ít ra là ở miền Bắc. Nguyễn Hữu Chỉnh nắm Nghệ An với 1.000 quân, mộ lính bằng cách cưỡng bức dân thường nhập ngũ được 10.000 người, mà đã có khả năng Bắc tiến, bắt Vũ Văn Nhậm, đánh dẹp tất cả các lực lượng đối lập, thì phải nói người bắc Việt lúc bấy giờ bạc nhược. Ngay cả khi Nguyễn Ánh bắc tiến cũng vậy, đánh nhau dữ nhất là ở khoảng Bình Định, chứ khi Bình Định mất, nhà Nguyễn đánh ra miền Trung như chẻ tre, chiến được Huế dễ dàng, rồi đánh thắng trận Nghệ An là cả miền Bắc rơi vào tay nhà Nguyễn. Bình thường ra, có lẽ với khoảng 4-5 vạn quân Thanh là đủ để bình định toàn miền Bắc. Để so sánh, năm 1789 là cách mạng Pháp, khoảng 10 năm sau, Napoleon trong chiến dịch Ý, huy động khoản 40 ngàn quân, đánh chiếm toàn bộ miền bắc Ý, đe dọa tiến vào Áo, như vậy 40 ngàn quân là một con số rất lớn. Hơn 150 năm sau, Việt Minh năm 52-53 tiến vào Lào với chừng 3 sư đoàn, khoảng dưới 30 ngàn người, chia làm 3 cánh mà đã quét sạch hơn nửa vùng Thượng Lào, đến nỗi Pháp suýt bỏ Luang Phrabang mà chạy. Không gian chiến dịch 1789 nhỏ hơn nhiều, khoảng chưa đến 1/4 lãnh thổ miền Bắc bây giờ, với 4-50 ngàn người là quá đủ.

Nếu bạn muốn trao đổi email, tôi cũng không ngại, nhưng tôi không muốn viết lên trên wikipedia, vì nó thành của công mất, xóa đi thì có người lại khôi phục lại:) Rotceh (thảo luận) 04:05, ngày 13 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trận thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm

[sửa mã nguồn]

Cảm ơn Redflowers, tôi cũng biết mấy hôm nay bạn không vào được wiki. Redflowers nhờ mấy người bạn giúp cho thì tốt quá, tôi mất khá nhiều thời gian tìm tài liệu nhưng trên mạng tài liệu của Mỹ về Easter Offensive thì có nhưng không cụ thể. Chúc vui, nhất là sau ngày Valentine. Thân mến tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 16:19, ngày 14 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn

[sửa mã nguồn]

Cảm ơn RF gửi link

CB gửi lại tấm hình (lưu trữ) bạn xem:)

RF biết lưu thảo luận rồi nhỉ, ngoài ra còn biết sửa Lưu thành Garden:). CB gửi lại một hai mẫu cóp nhặt từ trang thành viên khác lưu thảo luận, RF xem thử nhé. conbo 02:42, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

http://www2.history.ubc.ca/lshin/research/ming/

Guides and Manuals

[sửa mã nguồn]

General Guides

1.Chinese History: A Manual. 2000. By Endymion Wilkinson. Rev. and enl. ed. Cambridge, Mass., and London: Harvard University Asia Center. A comprehensive guide to the study of Chinese history up to 1949.

2.Classical Historiography for Chinese History. By Benjamin A. Elman. Updated periodically. Extensive lists of research tools and links to electronic resources for classical Chinese studies.


3.Internet Guide to Chinese Studies. Sinological Institute, Leiden University, Netherlands. Updated frequently. Useful guide to web resources.


Ming Manuals

1.Chūgoku rekishi kenkyū nyūmon 中国歴史研究入門 (Introductory guide to research on Chinese history). 2006. Edited by Tonami Mamoru 礪波護, Kishimoto Mio 岸本美緒, and Sugiyama Masaaki 杉山正明. Nagoya: Nagoya daigaku shuppankai. Chap. 8 covers the Ming.

trung quốc lịch sử nghiên cứu nhập môn
  • Chūgoku shi kenkyū nyūmon 中国史研究入門 (Introductory guide to research on Chinese history). 1991-95. Edited by Yamane Yukio 山根幸夫. Rev. and enl. ed. 2 vols. Tokyo: Yamakawa shuppansha. Translated into Chinese by Tian Renlong 田人隆 and others as Zhongguo shi yan jiu ru men 中国史硏究入门 (Beijing: She hui ke xue wen xian chu ban she, 2000). Surveys modern scholarship (especially Chinese and Japanese) and includes annotations of selected sources. Vol. 1 covers up to the end of the Ming.
trung quốc sử nghiên cứu nhập môn
  • Zhongguo shi yan jiu zhi nan 中國史研究指南 (Guide to research on Chinese history). 1990. Edited by Gao Mingshi 高明士. 5 vols. Taipei: Lian jing. Translation of the 1st edition (1983) of Yamane with additonal references to scholarship from Hong Kong and Taiwan. Vol. 4 covers the Ming and Qing periods.
trung quốc sử nghiên cứu nhập môn

2.Ming History: An Introductory Guide to Research. 1994. Edited by Edward L. Farmer, Romeyn Taylor, and Ann Waltner. Minneapolis: Ming Studies Research Series, History Department, University of Minnesota. A research and document-reading guide to Ming history.

3.Ming shi yan jiu bei lan 明史研究备览 (Handbook for research on Ming history). 1988. Edited by Li Xiaolin 李小林 and Li Shengwen 李晟文. Tianjin: Tianjin jiao yu chu ban she. "Contains an introduction to 330 primary sources, discussion of research themes and a bibliography of secondary scholarship from the Ming period itself up to 1985 (including scholarship in Taiwan, Hong Kong, Japan, and the West)" (Wilkinson 2000:893).

4.Research Manual for Ming History. 1985. Edited by Frederick W. Mote and Howard L. Goodman. 2 vols. Princeton: Chinese Linguistics Project, Princeton University. A case-study approach to Ming history.

Góp ý

[sửa mã nguồn]

CB thấy RF hay có những liên kết để tham khảo, RF nên lưu vào một trang riêng như Thảo luận Thành viên:Redflowers/Liên kết hữu ích hay Thảo luận Thành viên:Redflowers/Tham khảo chẳng hạn, để khỏi lẫn lộn với thảo luận của thành viên. conbo 03:50, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Không phải. Chúc vui vẻ. Lê Thy (thảo luận) 05:53, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Bên thuquan làm gì có thành viên nào tên Lê Thy nhỉ:)) conbo 06:13, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn =)

[sửa mã nguồn]

Mặc dù em chẳng hiểu nó hát gì (nghe kém lắm). Dịch vụ làm theme cho trang cá nhân Wikipedia, 1 ly e-cà phê 1 lần:D, chị làm không ? Magnifier () 06:01, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đồng ý để tối nay em làm cho -) Magnifier () 10:34, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Làm xong:D Magnifier () 14:44, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Phàn nàn, ý kiến xin gửi về thành viên em. -D Magnifier () 14:49, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nếu chị muốn đem cái bản theme ở trên cùng ra ngoài trang thành viên. Chị copy đoạn mã này {{User_talk:Redflowers/Header}} ra trang thành viên và save lại (nhớ để lên trên cùng). Sau này nếu muốn lưu thảo luận, ở dưới mục thảo luận có các chữ số ấn vào một chữ là nó đưa chị tới một garden được đánh số tương ứng, rồi chị copy phần muốn lưu lại dán vào save lại rồi xóa bản gốc ngoài trang thảo luận chính đi (có tới 17 garden =)) Magnifier () 19:09, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đã sửa Font, nếu chị không có e-cafe (chà có người tự xưng là người yêu nữa:)) thì chị giúp em kiếm dẫn chứng cho bài Lịch sử Việt Nam đi nha, treo cái tiêu bản {{chú thích trong bài}} nhìn xấu quá (cả bên Wikipedia tiếng Anh cũng bị treo luôn). Magnifier () 05:28, ngày 20 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trương Phụ

[sửa mã nguồn]

1. Tôi đã email cho bạn về quyển sách của Hsu

2. Tôi không nhớ lắm về từng chi tiết một, có lẽ bạn xem lại Chinese techonology and Dai Viet o cuối bài, tôi nhớ có khá nhiều điểm được lấy ra từ bài này.

3. Về lực lượng tham chiến, tôi có thể phỏng đoán, dựa vào tình hình dân số, thiên di của các tộc người, tình hình kinh tế, chính trị để suy ra khoảng bao nhiêu binh lính tham gia các cuộc viễn chinh, nhưng hiện tại không có tài liệu bên cạnh để tham khảo, và cũng không nhớ chi tiết cụ thể, nên nếu tôi có đưa ra một con số, cũng khó sức thuyết phục. Nhưng có một điều này tôi có thể nói chắc: về mặt lý thuyết, không nhất thiết quân chính qui nhà Nguyên phải nhiều hơn quân Việt. Tính cơ động cao của quân chính qui so với dân binh khiến họ có thể tập trung đánh vào nhiều điểm trong một khoảng thời gian ngắn và trong một không gian rộng mà vẫn chiếm ưu thế về binh lực, nhất là trong hoàn cảnh họ nắm thế chủ động, còn quân Việt bị động, phải giàn trải phòng ngự ở nhiều hướng. Cũng không có tài liệu nào cho thấy lực lượng dân binh hành quân xa địa phương của mình, ngoại trừ quân chính qui của triều đình và lực lượng gia binh, gia tướng theo chủ mình ra trận. Do đó, dù tổng số quân Việt, giả sử có đông hơn quân Nguyên, vẫn yếu thế hơn trên từng mặt trận. Ví dụ như khi quân Nguyên đánh quân Việt tan nát ở những trận đầu, hai vua Trần phải chạy về phía nam, vua Trần còn tự tin nói rằng ở Hoan Diễn còn 10 vạn quân nữa.

Điều thứ hai là quân viễn chinh cần nhiều phu phen, còn quân địa phương cần ít, hoặc thậm chí không cần phu, nếu họ tham chiến gần nhà, họ có thể tự túc lương thực trong khoảng 2 tuần. Khi nhà Minh chiếm được nước ta, họ có thống kê dân số và nói dân Việt khoảng 4.5 triệu: 2.5 triệu người đồng bằng, 2 triệu dân miền núi - chắc là người thiểu số, (tôi không nhớ cụ thể nữa, có thể là 3.5 triệu, tỉ lệ sẽ là 2/1.5). Nếu lấy tỉ lệ 3 đinh/1 lính thì có thể suy ra với 2.5 triệu người miền xuôi, trên lý thuyết có thể huy động con số 200 ngàn người. Dân số nhà Trần có thể còn đông hơn thời nhà Mạc.

Tương tự như vậy, nếu quân Lào đánh úp Lê Lợi, là dân bản địa ở vùng xung quanh cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng, thì họ không cần phu. Quân số của họ tùy thuộc vào tình hình dân số, chính trị Lào khi đó. Nếu khoảng sau thế kỷ 16 trở đi thì số 2-3 vạn là quá lớn, ngoài khả năng nhân lực vùng này, nhưng từ thế kỷ 15 trở về trước, khi các tộc Thái vẫn còn di cư và giao chiến với người bản địa, tức họ thiện chiến và hung hăng hơn nhiều, thì tôi không có tài liệu thống kê nào cụ thể.

Tôi chỉ nhớ nhà Trịnh huy động 16 vạn quân trong chiến dịch lớn nhất đánh nhà Nguyễn, quân Nguyễn khoảng 3 vạn, nhưng không nhớ ở tài liệu nào, hai con số này đều khả dĩ so với qui mô dân số, kinh tế khi đó. Rotceh (thảo luận) 16:01, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

  • Bạn nghĩ thế nào là quyền của bạn, tôi đã nói đây là ý kiến cá nhân tôi, và tôi không có tài liệu tại chỗ để tham khảo. Nhưng bạn không chấp nhận việc nhà Minh coi số dân "mạn ngược" nhiều đến thế so với số dân "miền xuôi" chứng tỏ bạn chưa đọc nhiều về sự hình thành người Mường và người Kinh, nếu có thể bạn đọc lại "The birth of Vietnam" của K Taylor. Sự khác biệt người Kinh và Mường không đến nỗi lớn như bạn nghĩ, thậm chí có một số giả thiết gần đây cho rằng sự phân chia Mường/Kinh là rất tùy tiện, và có nguồn gốc chỉ hơn 100 năm nay, bắt đầu là do người Pháp thực hiện, rất tiếc tôi không nhớ từ bài viết nào, nhưng có thể tạm tóm tắt bằng một câu: Mường = Kinh miền núi. Lê Lợi cũng là người Mường. Hoặc bạn chịu khó tìm trên web, có lẽ cũng có thể tìm được một số bài viết của Tạ Chí Đại Trường, có đặt vấn đề vai trò người thiểu số trong lịch sử, và những ai thực sự là người Kinh hay thiểu số. Thực tế hiện tại là tiếng Mường giống tiếng Kinh đến mức với người nói giọng Hà Nội như tôi, thì dễ tưởng nhầm là một tiếng địa phương nào đó. Thực tế lịch sử là việc Mường hóa Kinh hoặc Kinh hóa Mường rất phổ biến và có nhiều dẫn chứng được ghi lại trong sách vở. Đó là còn chưa kể các sắc dân có quan hệ gần gũi và trao đổi văn hóa, kinh tế với người Kinh như người Tày, Nùng, quá trình Tày hóa hoặc Kinh hóa diễn ra chỉ cần một vài thế hệ. Rotceh (thảo luận) 04:04, ngày 20 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
  • Tôi không có tài liệu trong tay, nên rất khó có thể nói "như đinh đóng cột" được, tất cả dựa vào trí nhớ. Việc nhà Trần huy động 20 vạn quân, tôi chỉ nói là về lý thuyết, dân số Đại Việt khi đó là có thể, còn thực tiễn đến đâu tôi không được biết. Sử học là một sự tìm tòi, nghiên cứu, luôn luôn đặt ra các giả thiết, dựa trên các nguồn tư liệu mới và những phương pháp khoa học mới để đặt lại vấn đề, giả thiết nào được minh chứng chặt chẽ, có nhiều bằng chứng thuyết phục hơn thì giả thiết đó chiếm ưu thế hơn, tại thời điểm hiện tại. Thế nếu chừng 10 năm nữa, người ta đào được các kho lương thời nhà Trần có qui mô lớn cung cấp cho 100.000 người trong khoảng 1 tháng thì sao? Nhưng tôi cũng cho rằng con số 20 vạn quân tập trung là quá lớn, nếu như 20 vạn là quân số tổng cộng thì có lý hơn
  • Chiến tranh Trịnh/Nguyễn, tôi xin nói lại là không có tài liệu nào trong tay, nhưng về con số thì tôi vẫn bảo lưu là quân Nguyễn không nhiều quân đến thế. Con số 3 vạn rất hợp lý so với qui mô dân số châu (?) miền Trung do nhà Nguyễn nắm khi đó. Chứ nhà Nguyễn mà có 16 vạn thì đã chẳng phải sợ nhà Trịnh đến nỗi phải xây lũy Thầy. Rotceh (thảo luận) 04:18, ngày 20 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
  • Chính điều "ràng buộc lỏng lẻo" ấy mới thấy sự khác biệt Kinh Mường, người Kinh miền đồng bằng đơn vị cơ sở là làng xã, chịu sự quản chế của trưởng thôn-> quan huyện-> quan tỉnh->vua, người Mường (Kinh miền núi?) là do các lãnh tụ địa phương cai quản, cụ thể như Lê Lợi được gọi là phụ đạo (một từ Thái-Mường chứ không phải Hán-Việt), dưới quyền cai quản có hàng ngàn gia đinh, nhưng rõ ràng là khi ấy không thấy có sự phân biệt trong hàng ngũ quân Lam Sơn là "thằng" này là Mường, còn "thằng" kia là Kinh. Về mặt ngôn ngữ sau hàng trăm năm cách biệt (tương đối, - do điều kiện địa lý) mà sự khác biệt cũng chưa đến nối quá sâu sắc, văn hóa thì các nhà nghiên cứu hiện tại vẫn cho là người Mường nối tiếp truyền thống văn hóa cổ Âu Lạc, tức là liên tục và mang tính cội rễ với người Việt. Sự phân biệt Mường Kinh khi đó chắc chắn rất lỏng lẻo, không có gì khó hiểu khi nhà Minh gọi khoảng 2 triệu người sống ở các vùng "cao" là dân mạn ngược (tôi quên mất họ dùng từ gì). Về mặt địa lý, lãnh thổ miền Bắc rất nhiều núi đồi, trừ vùng Bắc Giang trở xuống Hà Nội, phía đông ra đến biển, phía nam qua Hà-Nam-Ninh, đến Thanh Hóa, vào đến Nghệ - Tĩnh, tạm gọi là đồng bằng, còn lại đến hơn nửa miền Bắc là vùng đồi núi. Hoa Lư gần Hà Nội như vậy mà cũng là vùng núi, đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, vùng Yên Thế, ở ngay Bắc Ninh, mà cũng được coi là miền núi, rừng núi bao bọc xung quanh Hà Bắc, đi từ Hà Nội về phía Tây, chừng 100 km, đến Hòa Bình, được coi là thủ phủ của sắc dân Mường, cũng được coi là vùng núi rồi. Nhà Minh gọi dân xuôi/thượng không loại trừ khả năng đó là một nỗ lực nhằm đơn giản hóa việc quản lý hành chính, giống như việc Pháp chia Mường / Kinh hiện nay có giả thiết cho rằng mang tính địa lý hơn là mang tính dân chủng.
  • Tôi viết nhầm, dân cư nhà Trần có thể đông hơn thời nhà Hồ, nhà Mạc chẳng có liên quan gì ở đây cả. Về tương quan phu/ binh lính, có rất nhiều, châu Âu ví dụ như thời quân Thổ xâm lược châu Âu, đều được ghi lại là 150 ngàn đến 200 ngàn quân, có khi còn đông hơn, nhưng thực tế thì quân chiến đấu Thổ chỉ chừng 70 - 80 ngàn, số còn lại là camp followers và phu phục dịch. Bạn đọc trên wikipedia về các chiến dịch Thổ đánh Hung sẽ thấy.
  • Xin đính chính một điểm trong số liệu của bạn, dân số đàng Ngoài/ đàng Trong 4 triệu/1.5 triệu là số dân Việt Nam khi Nguyễn Ánh thống nhất và tiến hành thống kê dân số (theo tôi nhớ thì hình như là 4/1.1 chứ không phải 4/1.5). Trong số các "tỉnh" miền Nam (xin lỗi tôi không nhớ họ dùng từ gì) thì chỉ có 2 tỉnh là đất thuộc vua Lê cũ, còn 6, hay 7 tỉnh còn lại là do các chúa Nguyễn mở thêm ra, đó là lý do Hoàng Ngũ Phúc của nhà Trịnh viện ra để tự an ủi khi không tiến vào sâu hơn được, tức là dân 2 tỉnh đó chỉ chiếm một phần tổng dân số đàng Trong, mà hai tỉnh đó mới là căn bản để nhà Nguyễn chống cự quân Trịnh. Trong vòng 100 năm, dân cư có nhiều biến động, với nhiều đợt di cư (lẻ tẻ) từ miền Bắc vào để bổ sung nhân lực khai phá miền Nam, cộng với sự Việt hóa mãnh liệt người dân bản địa (tôi ủng hộ giả thiết này, dù rằng để chứng minh nó là cả một chuyện dài và không dễ chứng minh), mới khiến cho dân cư đàng Trong tăng đến hơn 1 triệu được. Khi Nguyễn Hoàng vào Nam, ông mang theo có một đúm quân mà bình định được hai tỉnh xứ Quảng. Ngay cả khi chúa Trinh cho Nguyễn Hoàng vào Nam cũng là vì lý do hai xứ này nghèo nàn, nhân lực vật lực hiếm hoi, chứ nếu hai xứ này huy động được đến 16 vạn người thì chẳng hóa ra vua Lê/chúa Trịnh bao năm thất thu từ hai xứ này. Một điểm để chứng minh là chúa Nguyễn cho phép binh tướng đóng đồn ở quanh lũy Thầy mang vợ con đến sống ở đó, để tránh tình trạng binh lính bỏ trốn. Đây là giải pháp tình thế, chỉ có thể áp dụng với qui mô quân đội nhỏ và dân cư thưa thớt, trong tình hình bị đe dọa nghiêm trọng từ phía nhà Trịnh, bất kỳ sự đào ngũ nào cũng là một sự mất mát đáng kể cho quân đội.
  • Về số quân/ dân đinh, tôi không được biết, nhưng sử liệu Trung Quốc và Việt nam đều ghi thống nhất 3 đinh một lính là tỷ lệ khá phổ biến và đồng nhất trong mọi thời kỳ thì chắc là ta phải tin thôi.
  • Về hậu cần chiến dịch Nguyên sang đánh ta lần thứ ba, nhà Nguyên cho tải 17 vạn hộc lương bằng thuyền, nếu mối hộc là 65 kg, thì số lương là khoảng 11 ngàn tấn, nếu mỗi lính mỗi tháng ăn 20 kg gạo, giả sử số lương này dùng trong nửa năm, thì đủ để nuôi khoảng hơn 9 vạn người. Một tài liệu nào đó nói nhà Nguyên chuẩn bị cho cuộc viễn chinh lần thứ tư với qui mô quân đội nhỏ hơn lần thứ ba, nhưng chuẩn bị hậu cần khá đầy đủ, hơn lần thứ ba, nên có lẽ số liệu trên có thể tin được. Bạn vào đọc trên talawas, mục lịch sử, bài của Hồ Bạch Thảo, mới đăng gần đây, khá hấp dẫn vì tác giả có trích dẫn nhiều số liệu từ Minh sử.

Về Trương Phụ

[sửa mã nguồn]

Bàn luận về số quân: RF có thể xem tại link ở cuối bài Trương Phụ Chinese military technology and DaiViet, trang số 7, chú thích 35.

Thảo luận qua lại

[sửa mã nguồn]

Hà, hay thật, nhờ có RF mới nhận ra Rotceh là Hector viết ngược. Hai người thảo luận sôi nổi nhỉ, nhưng mà thảo luận bình đẳng đi chứ, cứ chỉ chăm chăm cậy lớn tuổi (nói cách khác là già he he) mà bắt nạt người bé tuổi hơn:)) conbo 05:42, ngày 20 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chẹp, lịch sử không phải chuyên môn của mình. Đi uýnh nhau mà không có vũ khí thì chiến thế nào được:P conbo 05:54, ngày 20 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Chà, nếu muốn thì mình gọi bạn là bà già hay lão bà, đồng ý không;) conbo 06:29, ngày 20 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Mình đã hỏi một người bạn có bài trên talawas thì được biết là KHÔNG có nhuận bút. conbo 03:53, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Xin nói rõ lại thế này, anh bạn đó nói với mình là: một số tác giả trong nước (nổi tiếng) thì dường như họ có trả nhuận bút, còn những tác giả như anh ấy thì không. Anh bạn nói thêm là họ cũng hoạt động vô vụ lợi (ko rõ có đúng không) nên lấy mấy đồng còm của họ làm gì.:D conbo 16:13, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nguyên tắc Thảo luận

[sửa mã nguồn]
  • Bạn/em/anh/chú/bác/ông/chị/cô/dì/bà RF kỳ lạ thật, tại sao lại cứ khăng khăng đòi tôi phải trẻ hơn bạn, phải "xưng hô theo tuổi tác"? Bạn có biết tôi là ai, tôi có vinh dự được làm quen với bạn khi nào, ở đâu, thông qua ai vậy? Mỗi người lấy alias khi tham gia diễn đàn để làm gì? Nếu bạn lấy việc thảo luận trao đổi thông tin, tư liệu là mục tiêu chính thì tôi xin tiếp tục thảo luận với bạn, còn tranh luận xem ai nhiều tuổi hơn, phải xưng hô thế nào thì tôi xin không tham gia.
  • Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim nói là Lê Lợi có vài ngàn gia nô trong nhà thì tôi nói lại thế thôi, chứ có ai đếm được đâu. Hàm ý chỉ nói lên là qui mô gia sản Lê Lợi lớn như vậy làm liên tưởng đến các tù trưởng, thủ lĩnh người dân tộc miền núi, chứ lãnh chúa đồng bằng khó có điều kiện đạt được như vậy, nhất là trong hoàn cảnh Hồ Quí Ly tiến hành cải cách ruộng đất, hạn chế nông nô và điền sản địa chủ.
  • Theo tôi hiểu thì talawas không có nguồn thu từ quảng cáo, không thấy có tổ chức nào đỡ đầu thì khó mà có khả năng trả nhuận bút.
  • Cảm ơn bạn về tài liệu Minh thực lục, tôi cũng được biết về nó từ trước, nhưng thực sự là chưa bao giờ đọc kỹ, vì những đoạn viết về Giao chỉ, hay An Nam rải rác quá.
  • Minh sử là một trong số những nguồn tư liệu hiếm hoi còn lại, nếu không dùng nó thì bỏ qua một nguồn thông tin quan trọng, nhưng tất nhiên khi đọc và sử dụng làm tư liệu phải thận trọng, thế thôi, chứ không thì bản thân tư liệu trong đó cũng có những đoạn trái ngược nhau. Việc quân Minh thắng lợi trong giai đoạn đầu và thu được nhiều chiến lợi phẩm là chuyện bình thường, nhưng cũng không loại trừ việc họ phóng đại con số lên để tự cao.

Rotceh (thảo luận) 19:46, ngày 24 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cơ duyên Hán tự

[sửa mã nguồn]
Thực ra mình không biết tiếng Hoa mà chỉ võ vẽ năm ba chữ Hán tự thôi. Thời nhỏ thích đọc truyện Trạng, hay có những câu đố chiết tự, rồi lớn lên, cơ duyên làm việc trong dự án Unicode tiếng Việt (bao gồm cả chữ Nôm) nên cũng lón lén chút ít. Nhưng còn gọi là biết thì "tịt", chả dám ngo ngoe.
Vì vậy bạn đã nhờ thì mình cũng cố làm thoát ý chứ thực ra cũng không biết dịch:D. Bring Vietnam to the world (thảo luận) 15:53, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Lý Thường Kiệt

[sửa mã nguồn]

Lý Thường Kiệt (1018-1105), tên thực là Tuấn, nguyên lão đại thần triều Lý, gồm Thái tôn, Thánh tôn, Nhân tôn, tổng chỉ huy quân Việt trong chiến trnah với nhà Tống.

Xuất thân

[sửa mã nguồn]

Ông sinh tại phường Thái Hòa, huyện Thọ Xương (nay thuộc Hà Nội), trong một gia đình võ tướng, nên từ nhỏ đã rèn luyện kỵ xạ và bình pháp.

Thời trẻ, ông làm hầu cận Thái tôn, dần thăng lên. Năm Thông Thuỵ thứ 3 (1036), ông được thăng Kỵ mã hiệu uý. Năm Càn Phù Hữu Đạo thứ 3 (1041), nhập cung giữ chức Hoàng môn chi hậu.

Thời Thánh tôn, được thăng thái bảo, năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 3 (1061), được điều đi Thanh Hóa trấn áp phản phản loạn và vỗ an dân chúng.

Tham gia chiến tranh với Chiêm Thành

[sửa mã nguồn]
Lần 1 (1069)

Tháng 2 năm Thiên Huống Hảo Tượng thứ 2 (do cùng năm này, đến tháng 7 thì Thánh tôn cải hiệu Thần Võ, nên Việt sử lược chép là năm Thần Võ thứ nhất) Thánh tôn thân chinh đánh Chiêm Thành(Việt sử lược chép nguyên nhân chiến tranh là do "Chiêm Thành thường xuyên quấy nhiễu"). Quân Việt nhanh chóng đánh bại quân Chiêm, vua Chiêm là Chế Củ phải đào tẩu. Đến tháng 5, "Nguyên soái Nguyễn Thường Kiệt bắt được Chế Củ tại biên giới Chân Lạp" (do về sau Trần Thủ Độ soán ngôi nhà Lý, bắt toàn bộ dân chúng, người họ Lý phải chuyển sang họ Nguyễn, để đoạn tuyệt sự tưởng nhớ của dân chúng với nhà Lý)

Để giữ mang sống, Chế Củ xin cắt đất cầu hòa, nhượng 3 châu Địa lý, Bố Chính, Ma Linh, sau đó được tha về nước. Theo Trần Trọng Kim, vùng này tương ứng với từ Quảng Bình đến Quảng Trị hiện nay.

Lần 2 (1075)

Năm Thái Ninh thứ 2, ông chỉ huy đánh tiễu trừ Chiêm Thành, triệt phá nhằm tránh thế lưỡng đầu thọ địch, dồn sức tập trung vào chống Tống ở phía bắc.

Lần 3 (1104)

Tháng 2 năm Long Phù Nguyên Hoá thứ 4, Nhân tôn cử ông chinh phạt Chiêm Thành. Nguyên do phản tướng Lý Giác trốn sang Chiêm, kích động vua Chiêm là Chế Ma Na chiếm lại vùng nhượng địa trước kia. Ông nhanh chóng phá tan quân Chiêm, tái thu hồi 3 châu như trước.

Phí bản quyền

[sửa mã nguồn]

Ây dà, hôm nay vào trang thành viên của RF, mới nhận thấy cái tiêu bản Số lần sửa đổi là copy của CB nhé. Trả e-sôcôla (hoặc e-kem cũng được) mau mau nha, không có là không xong đâu:)) (Đây là lần thứ 2 mình mất bản quyền tiêu bản, cũng hay =))) conbo trả lời 17:02, ngày 1 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quan Khựa

[sửa mã nguồn]

Cô ơi, ở mục Quan Khựa cô có 02 lỗi rất lớn:

  • Khựa là tên gọi có hàm ý không tốt, cô viết lên Wiki như thế là phân biệt chủng tộc đấy. Nếu ở bển người ta kiện cô ra tòa đấy.
  • NLHT, ALHN, hổng phải người khựa như như cô nghỉ đâu, phải ghi là quan...hồ mới đúng chớ.

/:D/ Tễu (thảo luận) 03:38, ngày 17 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

20/10

[sửa mã nguồn]

. Xin gửi tặng bạn một nhành hoa nhân ngày 20 tháng 10, đã lâu không thấy bạn trên wiki, mong rằng sẽ có ngày quay lại:). conbo trả lời 17:07, ngày 19 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời


Re: Thóc, lúa, gạo

[sửa mã nguồn]

Theo sự hiểu biết của tôi thì "thóc" và "lúa" là một. Trong tiếng Anh thì tất cả 3 từ mà redflowers hỏi đều là rice; đặc biệt là khi dùng rice thì mọi người nghĩ đến "gạo" (tức là "thóc"/"lúa" sau khi đã được bóc vỏ), muốn nói rõ là rice trước khi được bóc vỏ thì người ta dùng un-husked rice. ("Cơm" là steamed rice.) Mekong Bluesman (thảo luận) 06:22, ngày 8 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ngày tôn vinh Phụ nữ

[sửa mã nguồn]

Chúc Redflowers có một trong những ngày vui và hạnh phúc nhất trong năm, Mans of wiki (thảo luận) 16:14, ngày 7 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vấn đề bản quyền về hình ảnh đối với Hình:Dung Quatbandoquyhoach image.jpg

[sửa mã nguồn]
Vấn đề Bản quyền Hình ảnh
Vấn đề Bản quyền Hình ảnh

Cảm ơn bạn đã tải lên Hình:Dung Quatbandoquyhoach image.jpg. Tuy nhiên, hiện nay nó thiếu thông tin về tình trạng bản quyền. Wikipedia rất xem trọng vấn đề bản quyền. Nó có thể bị xóa trong thời gian tới, trừ khi bạn có thể xác định giấy phépnguồn gốc của hình. Nếu bạn biết những thông tin này, bạn có thể thêm một thẻ quyền vào trang mô tả hình.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin hãy tự nhiên nêu nó lên tại trang những câu hỏi về bản quyền tập tin. Xin cảm ơn lần nữa về sự hợp tác của bạn. trao đổi-đóng góp 04:22, ngày 13 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đã trả lời. --redflowers (thảo luận) 14:14, ngày 18 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đã tìm thấy nguồn ảnh. http://fastmoney.vn/Home/Bat-dong-san/Khu-Cong-nghiep/2007/12/43E6FAA/ -- nói chuyện-đóng góp 23:46, ngày 18 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Em dùng http://tineye.com, vô đó, chị dán địa chỉ trang chứa hình muốn tìm rồi Enter, rồi trong danh sách các hình có trong trang được liệt kê ra, chị bấm vào hình và đợi kết quả, mà nếu tên hình được giữ nguyên thì dùng Google hình ảnh cũng được.-- nói chuyện-đóng góp 12:13, ngày 19 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đã trả lời. --redflowers (thảo luận) 16:03, ngày 19 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tái xuất

[sửa mã nguồn]

Rất mừng là Redflowers đã "tái xuất giang hồ". Hy vọng em có nhiều đóng góp hơn sau một quãng dài thư giãn.--Trungda (thảo luận) 11:37, ngày 19 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đã trả lời. --redflowers (thảo luận) 16:03, ngày 19 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Oh, hóa ra trước gọi là phù hợp còn bây giờ lại không phù hợp nữa.:D Vậy cáo lỗi, cáo lỗi! --Trungda (thảo luận) 16:18, ngày 19 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tò mò chút, cái mục Gardens của chị có phải được lấy cảm hứng từ "Song from a secret garden" không vậy?66.102.237.62 (thảo luận) 13:12, ngày 20 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vì bạn để ẩn danh, k có trang Thảo luận Thành viên, nên mình trả lời ở đây vậy. Mấy ứng dụng đó do 1 bạn trai trên Wiki làm tặng mình, chứ mình điếc tin à, có biết gì đâu!:) (red of shame, uầy). Thân, --redflowers (thảo luận) 19:39, ngày 21 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Soát sửa

[sửa mã nguồn]
redflowers quên soát sửa chỗ tóm tắt sửa đổi làm cho cái đoạn này hiện vào trang theo dõi và trang lịch sử bài/thảo luận đọc lên nghe buồn cười quá: (Cám ơn Adia đã giúp gái ở trang này http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Tr%E1%BA%A7n_S%C3%A2m nhé. Cám ơn, cám ơn, cám ơn.;P) --Sam-2MT 07:22, ngày 22 tháng 8 năm 2009 (UTC)--

Thư từ Dự án Mạn họa

[sửa mã nguồn]
Thư mời tham gia dự án Mạn họa:
Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng Dự án Mạn họa của Wikipedia với một hệ thống hướng dẫn cụ thể và tổng quát đối với các loạt bài thuộc lĩnh vực Manga, Manhwa, Manhua,... Để tham gia cộng tác, bạn có thể sửa đổi chủ đề mình yêu thích, hoặc đến trang dự án đăng ký làm thành viên mới, hoặc góp ý đề xuất trực tiếp tại trang thảo luận.

--minhhuy*=trò chuyện-đóng góp 15:24, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC) Trả lời

Vấn đề bản quyền về hình ảnh đối với Hình:Anh-đô-nê-di nhân chủng học toàn đồ,1972.jpg

[sửa mã nguồn]
Vấn đề Bản quyền Hình ảnh
Vấn đề Bản quyền Hình ảnh

Cảm ơn bạn đã tải lên Hình:Anh-đô-nê-di nhân chủng học toàn đồ,1972.jpg. Tuy nhiên, hiện nay nó thiếu thông tin về tình trạng bản quyền. Wikipedia rất xem trọng vấn đề bản quyền. Nó có thể bị xóa trong thời gian tới, trừ khi bạn có thể xác định giấy phépnguồn gốc của hình. Nếu bạn biết những thông tin này, bạn có thể thêm một thẻ quyền vào trang mô tả hình.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin hãy tự nhiên nêu nó lên tại trang những câu hỏi về bản quyền tập tin. Xin cảm ơn lần nữa về sự hợp tác của bạn. pq (thảo luận) 17:02, ngày 24 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mời bạn tham gia biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Quy định gỡ công cụ Bảo quản viên. Biểu quyết này thực sự cần thiết cho sự phát triển của Wikipedia, thời hạn đến ngày 18/08/2015. Mong bạn cho ý kiến. Cảm ơn bạn rất nhiều. Alphama (thảo luận · đóng góp)

Dự án phát sinh thể loại bán tự động

[sửa mã nguồn]

Mời bạn cho ý kiến ở Thảo luận Wikipedia:Dự án/Phát sinh thể loại bán tự động. Cảm ơn bạn.Alphama (thảo luận · đóng góp)

Mời tham gia biểu quyết

[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia biểu quyết về việc thay đổi quy định bài viết tốt tại Wikipedia:Biểu quyết/Thay đổi quy định BVT và cách viết tên tiếng Việt tại Wikipedia:Biểu quyết/Cách viết tên tiếng Việt của những người gốc Việt tại Wikipedia tiếng Việt

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Mời tham gia ý kiến

[sửa mã nguồn]

Chào bạn,

Mời bạn tham gia các thảo luận về tên thể loạiWikipedia tại dự án Phát sinh thể loại bán tự động. Ý kiến của bạn rất quan trọng đến dự án này cũng như quá trình xây dựng thể loại tự động của Wikipedia nhằm nâng cao chất lượng dự án lâu dài. Cảm ơn bạn! Bot gửi lời mời thay cho Alphama (thảo luận · đóng góp). AlphamaBot4 (thảo luận) 04:53, ngày 17 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận mở đầu năm 2017

[sửa mã nguồn]

Chào bạn,

Wikipedia Tiếng Việt năm 2017 có 1 số thay đổi về mặt nhân sự và quy định. Trân trọng mời bạn tham gia các biểu quyết sau:

Xin cảm ơn trước vì sự quan tâm và tham gia của bạn.

Thành thật xin lỗi nếu tin nhắn làm phiền bạn hoặc trùng lặp với các lời mời trước đó.

AlphamaBot4 (thảo luận) 13:51, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trân trọng mời bạn tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Hello, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia các hoạt động tháng 05/2018

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ? Trân trọng mời bạn tham gia các hoạt động:

  1. Wikipedia:Thảo luận/Thành lập User Group
  2. Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Hugopako

Chúng tôi rất mong muốn lắng nghe ý kiến của bạn. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên. Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia biểu quyết các thành viên quản trị Wikipedia tiếng Việt

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:

Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia các biểu quyết

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, bạn khỏe không? Hiện nay có 2 biểu quyết ở Wikipedia. Trong đó biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết có tính quan trọng, ảnh hưởng đến cách hoạt động của dự án, mong bạn bớt chút thời gian để tham gia và nêu quan điểm của bạn.

Tôi mong muốn lắng nghe ý kiến và quan điểm của bạn về các biểu quyết trên. Chúc bạn sức khỏe và nhiều niềm vui khi tham gia đóng góp tại Wikipedia. AlphamaBot2 (thảo luận) 23:37, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia biểu quyết nhân sự

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, Wikipedia Tiếng Việt hiện nay đã có hơn 1.2 triệu bài vì vậy cần thiết phải có đội ngũ nhân sự mới để quản lý nội dung cũng như đánh giá lại năng lực các BQV cũ. Mời bạn tham gia các biểu quyết tại:

Trân trọng! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên ở:

Một số lưu ý:

Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt.Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 22:18, ngày 3 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:

Một số lưu ý:

  • Bạn tham khảo quy định Wikipedia:Biểu quyết để xem cách thức bầu và xem bạn đã hợp lệ bầu cử bỏ phiếu hay chưa. Nếu chưa, bạn được hoan nghênh nêu ý kiến ở phần Ý kiến.
  • Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời.

Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 05:55, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Cố vấn

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, nếu bạn có hứng thú, mời bạn đăng ký trở thành cố vấn cho các thành viên mới của Wikipedia tại Wikipedia:Dự án Phát triển cộng đồng/Danh sách thành viên cố vấn. AlphamaBot (thảo luận) 16:50, ngày 13 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời tham gia:

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 11:58, ngày 31 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời tham gia:

Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 09:14, ngày 15 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận

[sửa mã nguồn]

Xin chào, mời bạn tham gia:

Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:15, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tháng 07/2021: Thư mời tham gia các biểu quyết/thảo luận

[sửa mã nguồn]

Xin chào, mời bạn tham gia các biểu quyết/thảo luận sau:

Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:03, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa Hội thề Lũng Nhai

[sửa mã nguồn]

Đang có thảo luận về sự phù hợp của bài viết Hội thề Lũng Nhai với các Quy định và hướng dẫn hoặc bài viết có thể thuộc diện có thể bị xóa.

Bài viết sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Hội thề Lũng Nhai cho đến khi đạt đồng thuận, và mọi người đều được hoan nghênh tham gia thảo luận. Đề nghị này sẽ giải thích chính sách và các hướng dẫn mà các bên có quan tâm. Thảo luận tập trung vào bằng chứng chất lượng cao và các chính sách cũng như hướng dẫn của Wikipedia.

Các thành viên có thể sửa đổi trong khi đang thảo luận, cũng như việc cải tiến chất lượng bài viết theo hướng đã chỉ ra trong thảo luận. Tuy nhiên, không dời thông báo biểu quyết xóa ở đầu trang bài viết. AKIRA💬 12:47, ngày 2 tháng 1 năm 2022 (UTC)Trả lời