Thảo luận Thành viên:Hoangvantoanajc/Lưu 1
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Hoan nghênh
Tmct--19:29, ngày 18 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Mời tham gia Ngày này năm xưa
Mời anh tham gia viết về Ngày này năm xưa để đưa lên Trang chính giống như bên wiki Tiếng Anh. Liên hệ mxn để biết thêm chi tiết.--Prof MK (thảo luận) 05:34, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Nhờ
Bác Mekong và Mxn đều ở nước ngoài, làm sao họ biết được chứ. Bạn phải hỏi những người ở HN mới đúng.--Lê tl([1])-đg 03:17, ngày 5 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Nếu muốn hỏi về Paris phải hỏi Paris (thảo luận · đóng góp).--Lê tl(+)-đg 03:19, ngày 5 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Nhà hát lớn Hà Nội
Chào Hoangvantoanajc! Tượng các con vật trên công trình kiến trúc mà bạn nhắc tới tôi nghĩ là gargoyle (tiếng Anh) haygargouille (theo tiếng Pháp). Chi tiết kiến trúc này rất thường gặp ở các công trình tôn giáo, ví dụ như Nhà thờ Đức Bà Paris có rất nhiều. Còn tại nhà hát thì tôi không rõ lắm. Tôi vừa xem lại vài hình ảnh thì thấy Opéra Garnier chủ yếu được trang trí bởi các tượng khác chứ không phải gargoyle.
Về nhà hát lớn của Hà Nội có lẽ bạn nên hỏi Grenouille vert. Cách đây đã lâu, có lần Grenouille vert định viết về kiến trúc thuộc địa của Hà Nội, tôi nghĩ Grenouille vert có tài liệu tiếng Pháp về công trình này. Chúc bạn thành công!--Paris (thảo luận) 15:46, ngày 5 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Chào bạn, sao bạn lại xóa nội dung của bài trên vậy. Tôi có thể xóa vì không có nội dung nhưng vẫn phải hỏi lại bạn đã. Eternal Dragon (thảo luận) 11:13, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Uhm, nếu còn gặp trường hợp này bạn có thể dùng công cụ di chuyển sang tên mới, rồi sau đó quay trở lại trang tên sai đặt tiêu bản
{{chờ xóa|nội dung}}
, việc làm này là để các BQV có thể phát hiện ra bài được treo tiêu bản trong thể loại:Chờ xóa, cảm ơn bạn. Eternal Dragon (thảo luận) 11:41, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Giáo hoàng
Xin chào. Khi bạn viết các bài về giáo hoàng, bạn có thể chèn thêm Bản mẫu danh sách giáo hoàng theo cú pháp {{Danh sách Giáo hoàng}}. Thân mến.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 13:34, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Khi đặt tên bài, nếu tên các giáo hoàng đã có phiên âm tiếng Việt phổ biến thì bạn dùng tên đó. Ví dụ: dùng Gioan Phaolô II thay vì John Paul II,Máccô thay vì Marcus, Piô thay vì Pius... Thân mến.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 06:16, ngày 21 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Bạn đừng nên Việt hóa từ nước ngoài vì nhiều tên nước ngoài vẫn được để nguyên trên wiki tiếng việt. Llevanloc (thảo luận) 03:06, ngày 23 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Vì những bản tin hiện nay báo chí vẫn để nguyên tiếng Anh mà không việt hóa. Vì là cùng mẫu tự Latin hết Llevanloc (thảo luận) 03:09, ngày 23 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Huy chương đóng góp tích cực
Đặt hàng
Hoangvantoan viết về Giáo hoàng Piô V được ko? Cám ơn trước.--Meiji-tenno (Thảo luận) 12:01, ngày 22 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Wiki hóa
Cảm ơn bạn về loạt bài giáo hoàng. Mong bạn bỏ thêm chút thời gian để chỉnh bài. Ví dụ:
- Không cần chú thích tên tiếng Anh, chỉ cần tên tiếng Việt và tên tiếng La-tinh (tên mà Giáo hội dùng).
- Không liệt kê Wikipedia tiếng Anh trong danh sách nguồn tham khảo (vì Wikipedia không được dùng làm nguồn)
- Ngày tháng năm viết trong infobox nên là "ngày xx tháng yy năm zz" thay vì "4,tháng 1, 275" hoặc 4 tháng 1, 275"
- Không cần thể loại "Giáo hội Công giáo Rôma" hay "Kitô giáo" vì đã đặt trong thể loại "Giáo hoàng" (nằm trong thể loại kia)
- Nếu là thánh thì nên dùng cả thể loại"Thánh Kitô giáo"
Tôi đã sửa giúp một vài bài nhưng bận quá không thể làm hết. Một lần nữa cảm ơn bạn.Ctmt (thảo luận) 12:57, ngày 22 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Tên Việt
Mấy cái bài giáo hoàng sao bạn không để tên viết theo kiểu tiếng Việt luôn giống như Gioan Phaolô I mà lại phải dùng tên viết theo kiểu Tây vậy? Với lại trong bài đâu cần phải chú thích thêm tiếng Anh, nếu thêm tiếng Anh thì thêm vô vạn tiếng khác luôn. Hiệp sĩ không đầu (thảo luận) 04:11, ngày 23 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Hiện nay theo tôi thấy trên các phương tiện truyền thông không còn việt hoá các tên nước ngoài nữa. Bạn nên thống nhất tên các bài giáo hoàng đi Llevanloc (thảo luận) 10:20, ngày 23 tháng 12 năm 2009 (UTC)
@Bạn Llevanloc: truyền thông Việt Nam quá phụ thuộc vào tên tiếng Anh, nhưng hầu hết giáo hoàng dùng tên Latinh làm tên chính thức.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 14:28, ngày 26 tháng 12 năm 2009 (UTC) Tôi đề xuất:
- Các bài viết về giáo hoàng nên dùng những tên đã được Việt hóa phổ biến (giống như các bài viết về Thánh Kitô giáo): Gioan Phaolô, Lêô, Clêmentê, Piô, Nicôla... thay vì tên tiếng Anh hay Latinh. Tôi nghĩ, chúng ta có thể tham khảo cách phiên âm tên qua quyển: "Những ngày lễ Công giáo" do Tòa tổng giám mục TPHCM biên soạn.
- Tên bài viết dùng chữ "Giáo hoàng" thay chữ "Thánh", ví dụ: "Giáo hoàng Lêô I" thay vì "Thánh Lêô I". Lí do: các vị này được biết đến nhiều qua vai trò là giáo hoàng hơn là vai trò một vị Thánh. Và không phải các giáo hoàng đều là thánh. Cho nên, để đồng bộ từ đầu đến cuối, chúng ta nên dùng chữ "giáo hoàng" (ngoại trừ Thánh Phêrô).--▐ Trình Thế Vânthảo luận 14:25, ngày 26 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Chúng ta đã có khá nhiều thảo luận liên quan đến tên giáo hoàng. Nay tôi xin có một đề xuất như thế này:
- Tên bài viết sẽ được dùng bằng tiếng Anh là tên tương đối phổ biến và thuận lợi trong việc tra cứu bằng các công cụ tìm kiếm (kể cả Google hay Yahoo). Ví dụ tên bài sẽ là: Pius I.
- Tên in đậm đầu bài viết sẽ dùng tên bằng tiếng Latin (tên chính thức mà Giáo hội Công Giáo dùng để công bố). Bên cạnh đó sẽ chú thích bằng tên phiên âm Tiếng Việt.
- Trong quá trình tìm tài liệu về các giáo hoàng tôi đã phát hiện ra rằng tên phiên âm bằng tiếng Việt không phải lúc nào cũng phổ biến. Mặt khác nhiều cách phiên âm cũng khác nhau. Ví dụ Benedict XVI được phiên âm là Bênêđictô XVI (cuốn 265 Đức Giáo Hoàng) nhưng tên phổ biến được dùng ở Việt Nam là Biển Đức XVI?Nên thiết nghĩ chúng ta chỉ nên dùng tên phiên âm tiếng Việt cho một số vị rất gần chúng ta và đã được dùng phổ biến.Hoangvantoanajc(thảo luận) 01:07, ngày 27 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Theo tôi thì tên người các nước phương tây nên sử dụng tiếng Anh hết. Tôi chỉ ủng hộ kiểu việt hóa hoàn toàn ví dụ như là Phi luật tân (philippines) hay Nã phá luân tức Napoleon chứ không ủng hộ kiểu Việt hóa nửa vời như Paolô hay tương tự như vậy. Nghe kỳ lắm. Llevanloc (thảo luận) 02:58, ngày 27 tháng 12 năm 2009 (UTC)
@Trình Thế Vân: theo tôi thì truyền thông làm đúng. Hiện nay trong các sách do tư nhân và nhà nước xuất bản và truyền thông đều không còn dùng kiểu Việt hóa nửa mùa đó nữa. Cách làm đó đôi khi gây khó khăn cho những người muốn tìm hiểu tên thật của người ta. Hồi tôi học lớp 12. Người ta dịch ernest hemingway là hê-minh-huê khiến tôi chả biết tên của ổng là gì??? Llevanloc (thảo luận) 02:58, ngày 27 tháng 12 năm 2009 (UTC)
@Hoangvantoanaj: Tôi không có ý là tất cả tên giáo hoàng đều phải Việt hóa nhưng những cái tên đã được Việt hóa phổ biến hay quen thuộc thì nên sử dụng: John = Gioan (Gioan Phaolô I, Gioan Phaolô II); Peter = Phêrô; Paul = Phaolô, Pius = Piô, Leo = Lêô. Khi viết, tên tiếng Anh hay tiếng khác sẽ đổi hướng về tên tiếng Việt. Nhân đây, tôi cũng nhắc lại cấu trúc tên bài:
- Thánh + [tên giáo hoàng. VD: Thánh Lêô I
- Giáo hoàng + [tên giáo hoàng]. VD: Giáo hoàng Gioan Phaolô I
- [tên giáo hoàng] + (giáo hoàng). VD: Lêô I (giáo hoàng)
Không biết ý kiến của bạn?--▐ Trình Thế Vânthảo luận 03:18, ngày 27 tháng 12 năm 2009 (UTC)
@Llevanloc: Chưa hề nghe chữ Paul = Paolô, mà chỉ có Phaolô.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 03:18, ngày 27 tháng 12 năm 2009 (UTC)
@Trình Thế Vân: Bạn có thể tìm trên google Llevanloc (thảo luận) 03:24, ngày 27 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Giáo hoàng là một chức danh, cũng như đại tá hay tiến sĩ, khác chăng là nó thuộc về khía cạnh tôn giáo. Bạn chỉ cần đặt tên hiệu, ví dụ Biển Đức XVI mà không cần phải để chữ Giáo hoàng đằng trước đâu. Điều đó đã được áp dụng cho rất nhiều bài về Giáo hoàng ở đây rồi. Tân (thảo luận) 04:02, ngày 27 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Tôi đưa ra vấn đề này vì nhiều giáo hoàng có tên trùng với tên vua chúa phương tây, vậy làm cách nào để phân biệt? Với lại, trong Latinh, tên giáo hoàng đều có kèm theo chữ PP. (Papa), và bên wiki tiếng Anh cũng có chữ Pope.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 08:49, ngày 27 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Các giáo hoàng thường có số hiệu phía sau nên chắc khó trùng lắm, còn nếu trùng thì khi đó hãy bổ sung chữ Giáo hoàng sau cũng được. Tân (thảo luận) 09:03, ngày 27 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Pius V
Cám ơn bạn! Tôi đã thêm link vào trận Lepanto.--Meiji-tenno (Thảo luận) 04:56, ngày 23 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Constantinopolis
Theo một số thảo luận, wikipedia tiếng Việt sẽ ghi tên thành phố này là Constantinopolis, ko phải Constantinople đâu bạn. Thân.--Meiji-tenno (Thảo luận -đóng góp) 09:39, ngày 1 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Re:100 USD
Tôi không hiểu bạn muốn hỏi gì? Tuy trong 200 năm qua tiền Mỹ vẫn chưa có đổi giá, giá trị đồng tiền đã xuống rất nhiều. Ví dụ, khoảng 50 năm trước một tờ báo có giá khoảng 5-10 xu. Nay giá một tờ báo là khoảng 50xu đến 1 USD. Lạm phát ở nước Mỹ là khoảng 1-2% mỗi năm. NHD (thảo luận) 17:07, ngày 4 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Bạn có biết
Tôi thấy bạn đang viết các bài về Giáo hoàng, nếu có thông tin nào hay bạn có thể giới thiệu cho mục Bạn có biết.Cảm ơn--*khi người ta trẻ* 03:13, ngày 9 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Infobox Pope
Ko tội gì phải để "English_Name" cho các Giáo hoàng đã, tôi đã sửa thành "Name", vì thế nên bản mẫu các bài Giáo hoàng có lỗi, nhờ bạn tham gia sửa!--Akbar Mogul (Thảo luận, đóng góp) 15:23, ngày 10 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Thất nghiệp
"những người lao động phổ thông trên thành phố (chợ người, đồng nát...) có phải là thất nghiệp hay không?" Xin trả lời: Không phải là thất nghiệp nếu số người này được gọi đi làm. Nhưng hiện tượng "chợ người" thường xuyên tồn tại chứng tỏ có tình trạng thất nghiệp. Nếu những người đang làm việc có nhiều thời gian rãnh rỗi thì gọi là thất nghiệp ẩn (thất nghiệp tiềm tàng). Đa số những người thất nghiệp ẩn là nông dân do đặc thù của công việc nhà nông.93.85.81.52 (thảo luận) 18:04, ngày 10 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Những lao động phổ thông có được việc làm ở thành phố, cho dù không thường xuyên thì chưa thể gọi là thất nghiệp được. Họ được xếp vào nhóm lao động có việc làm không ổn định hoặc thất nghiệp một phần (thời gian). Tất nhiên, những ngày khó khăn, không ai thuê mướn thì họ "thất nghiệp". Tình trạng di cư ra thành phố tìm việc làm mới là tình trạng thất nghiệp cơ cấu. Do nền kinh tế thay đổi cơ cấu mà một lượng lao động dôi dư và cần thời gian để thích nghi và tìm việc làm. Họ là những người thiệt thòi trong quá trình chuyển đổi, phải học những kỹ năng lao động mới, phải tiếp thu cung cách làm việc mới, phải rời xa địa bàn sống quen thuộc và phải hòa nhập vào một cộng đồng xa lạ. Không phải ai cũng thích nghi và phát triển. - Randall uob (thảo luận) 16:34, ngày 11 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Tên bài giáo hoàng (lần nữa)
Thống nhất đặt tên các bài này là: Giáo hoàng + [Tên phiên âm Việt]. Xin bạn vui lòng đừng di chuyển ngược lại.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 04:54, ngày 12 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Bạn có thể phát triển thêm cho bài Thánh Phêrô (vị giáo hoàng đầu tiên) được chứ?--▐ Trình Thế Vânthảo luận 14:21, ngày 13 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Và viết bài về Giáo hoàng Alexanđê VI, ông Giáo hoàng khét tiếng đồi bại? Ko biết cộng đồng Công giáo ở nước ta có dám nói thế ko, chứ thông tin này tôi được xem ở en.wiki. Sách của Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống nói thế nào?--Meiji-Tenno (Thảo luận,đóng góp) 15:37, ngày 13 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- p/s Thú vị thật, các Đức Giáo hoàng mà cũng có những vị tốt (Lêô I, Piô V,...) và những vị xấu (Alexanđê VI).--Meiji-Tenno (Thảo luận, đóng góp) 15:46, ngày 13 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Rất cảm ơn bạn đã kéo dài bài Thánh Phêrô.--Meiji-Tenno (Thảo luận, đóng góp) 05:13, ngày 14 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Hoangvantoan viết về Giáo hoàng Alexanđê V nhe, tôi ko tài liệu về ông này :))--Meiji-Tenno (Thảo luận, đóng góp) 09:17, ngày 15 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Ảnh nhật thực
Cá nhân tôi cho rằng ảnh này thể hiện tốt hơn về chất lượng và nội dung, hơn thế nữa đã thể hiện đẳng cấp của người chụp (có kinh nghiệm và sự đầu tư thiết bị, thời gian.v.v..). Lưu Ly (thảo luận) 14:49, ngày 15 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Đúng vậy, vả chăng đây là Wiki tiếng Việt chứ không phải Wiki Việt Nam --minhhuy*=talk-butions 23:45, ngày 15 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Hình trang chính là hình chọn lọc, do đó tôi nghĩ nên ưu tiên về chất lượng. Tôi không có khả năng về thẩm mỹ để đánh giá về chất lượng hay đẳng cấp hình nào hơn trong 2 hình như bác Lưu Ly.--Trungda (thảo luận) 07:20, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Ok! Bạn cứ viết mấy ông 'chính giáo hoàng' trước.--Meiji-Tenno (Thảo luận, đóng góp) 15:36, ngày 15 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Nhật
Bạn có thể kể "danh tính" mấy người Nhật đó ko?--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 11:18, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Bạn có thể đừng phiên âm tên của họ ko? --minhhuy*=talk-butions 11:20, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Rất khó tra, đại khái là họ sống vào thời gian, năm tháng hay thế kỉ nào?--Meiji-tenno (Thảo luận,đóng góp) 11:33, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Theo kiểu bạn nói thì rất khó phiên âm
- Ô-ni-si (大西, Ōnishi)
- Oa-ta-na-bê Tắc-cư-rô (渡辺拓郎, Watanabe Takurō)
- Mi-bu (壬生, Mibu)
Cái này lâu đấy, mình phải nghỉ ăn cơm, tạm thế đã. Bongdentoiac (thảo luận) 11:36, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Gô-tô (後藤, Gōtō), từ từ tra tiếp --minhhuy*=talk-butions 11:41, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Shai-tô (斎藤, Saitõ)
- Rit-ki-ô (尾内, Rikiõ)
- Ghinda (ギンダ, Ghinda) --minhhuy*=talk-butions 11:53, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Hình như Phu-di-đi là Fujii.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp)11:50, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Này, hình như Ti tra sai rồi thì phải, cái Ki-ô-mi-dư Ki-ô-tô ấy. Tên người Nhật đâu có dài thế. Bongdentoiac (thảo luận) 11:55, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Huy chứ ko phải là Ti, chắc bạn Bongdentoiac nhầm.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 11:56, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Đúng là sai thật, mình bỏ rồi, mà Kiomidu đâu phải tên người --minhhuy*=talk-butions 12:00, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- I-si-ca-oa Bun-yô (石川文洋, Ishikawa Bunyõ)
- Ki-ô-mi-dư Ki-ô-tô (清水 - 京都, Kiyomizu - Kyōto) Bongdentoiac (thảo luận) 12:06, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Còn một cái nữa, Bongdentoiac biết dịch ko? --minhhuy*=talk-butions 12:10, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Bạn làm gì mà có vẻ cần thế. Mình không chắc lắm:
- Mát-chư-mô-tô Sê-i-chô (松本 清張, Matsumoto Seichõ)
Bạn có thể cho mình biết người đó là ai và chùa đó ở đâu không? Đoán từ thế này quả thực rất khó. Bongdentoiac (thảo luận) 10:55, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Giáo hoàng
Hoangvantoan viết bài về vị Giáo hoàng đã giúp đế quốc La Mã Thần thánh giữ được kinh đô Viên (1683) ko? Hình như Innoc... gì đó?--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 10:56, ngày 19 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Và Đức Giáo hoàng Piô gì đó, đã ký hiệp ước với Mussolini nữa.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 14:17, ngày 19 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Re:100USD
Làm ơn cho hỏi: Tại sao qua 200 năm đồng tiền ở Mỹ vẫn là 100 USD? có phải qua 200 năm nước Mỹ không có lạm phát hay không? T không hiểu lắm về lĩnh vực kinh tế nên mong nhận được sự giúp đỡ. Cảm ơn nhiềuHoangvantoanajc (thảo luận) 16:36, ngày 4 tháng 1 năm 2010 (UTC).
- Tôi nghĩ nước nào cũng phải bị nạn lạm phát dù nhiều hay ít. Tất nhiên qua 200 năm thì giá trị của đồng đô la Mỹ đã mất giá trị rất nhiều. Tuy nhiên tờ giấy bạc $100 vẫn là tờ giấy bạc lớn nhất với lý do là ở Hoa Kỳ hiếm khi người ta dùng tờ 100 đô để đi mua hàng. Điều quan trọng là giá cả được ấn định luôn có tiền xu trong đó. Thí dụ như 1 gallon xăng được ghi giá là $2.45 9/10, có nghĩa là thiếu 1/10 xu nữa thì mỗi gallon xăng tốn 2 đồng 46 xu. Hay một cái máy laptop được ghi bản giá $699.99, chỉ còn một xu nữa thì là 700 đô la rồi. Chính vì vậy mà đồng xu của Mỹ vẫn còn được sử dụng mãi mãi mặt dù giá trị của nó thật nhỏ nhoi. Nếu ta đem 1 xu của Mỹ nấu chảy ra thành đồng và bán cho người thu mua phế liệu thì lượng đồng từ 1 xu đó có giá trị cao hơn. Chính phủ Hoa Kỳ sợ việc đó xảy ra nên đã nghiêm cấm việc nấu chảy đồng xu ra thành đồng. Đôi khi các cửa tiệm bán lẽ nhỏ hoặc cây xăng cũng có dán giấy thông báo trước cửa tiệm của mình là không nhận tiền $100 vì họ cho rằng không có tiền để thối lại nhất là vào sáng sớm. Hơn nữa ngày nay việc giao dịch một mặt hàng có giá trị cao thì người ta thường dùng thẻ tín dụng hoặc dùng chi phiếu cá nhân để trả.Lê Sơn Vũ (thảo luận) 19:37, ngày 19 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Huế
- Thành viên:Lưu Ly ở miền Trung, bạn hỏi thử xem.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 05:16, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Quê thứ hai của mình ở Huế đấy :) --minhhuy*=talk-butions 05:17, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Để tôi thử tìm hiểu xem nhưng không thể nhanh được đâu nhé. Lưu Ly (thảo luận) 01:52, ngày 21 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Đã gửi Hổ làng Sình qua email của bạn. Lưu Ly (thảo luận) 01:11, ngày 29 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Tôi trả lời trong email. Lưu Ly (thảo luận) 02:30, ngày 29 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Xem trong thư rác thử, đã gửi 2 email thành công. Lưu Ly (thảo luận) 02:41, ngày 29 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Tôi trả lời trong email. Lưu Ly (thảo luận) 02:30, ngày 29 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Phu-di-i
Có phải ông này ko bạn?--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 10:47, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Hình như đúng đấy:
- Phu-di-i (藤井, Fujii)
- Dan-miêu-hô-di (山妙法寺, Zan-Myōhōji) Bongdentoiac (thảo luận) 11:02, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Mình đã nói ở mục Nhật rồi mà:
- Mát-chư-mô-tô Sê-i-chô (松本 清張, Matsumoto Seichõ) Bongdentoiac (thảo luận) 11:14, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Wikipedia là một dự án toàn cầu, hình nhật thực hình khuyên là cực đỉnh của nhật thực lần này, ở Hà Nội chỉ một phần, chưa tổng quát của nhật thực. Bạn có thể đưa hình này vào bài viết nếu bạn muốn.— thảo luận quên ký tên này là của Porcupine (thảo luận • đóng góp).
Giáo hoàng
Giáo hoàng Innôcentê XI thì mình nghĩ nên hợp nhất phần "Chống quân Thổ" và "Bảo vệ Viên", chúng khá ngắn.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 13:38, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Ok! À, wiki có quan điểm trung lập, nên bạn lưu ý, trừ với 1 số trường hợp quá thông dụng như Đức Mẹ, đối với Chúa, Giáo hoàng bạn để nguyên chứ đừng thêm chữ "Đức".--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 04:57, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Các bài giáo hoàng: tôi sẽ cố gắng giúp được đến đâu thì giúp nhé.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 08:59, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Bạn có thể đánh số trang của các quyển sách mà bạn tham khảo được không. Nếu không đánh số trang thì đánh đố người đọc quá. :D--Павел Корчагин (thảo luận) 12:45, ngày 23 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Nếu có giúp thì chắc mình chỉ giúp được về chính tả thôi, vì mình không am hiểu về các thuật ngữ này lắm :D--Павел Корчагин (thảo luận) 13:27, ngày 23 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Giúp
Mình sẽ giúp bạn link các tên nhân vật đến các bài nữa. Ví dụ vừa rồi thấy có bài của bạn ghi về vua Thổ Nhĩ Kỳ Mahomet II, mình đã sửa thành Mehmed II. BàiMehmed II mình và Solokhov đã viết từ lâu.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 12:57, ngày 23 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Hay lắm, bạn viết rất tích cực, thấy bản mẫu:Giáo hoàng còn vài ông nữa thôi. Mình sẽ giúp trong những lúc rảnh.--Meiji-tenno(Thảo luận, đóng góp) 15:25, ngày 23 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Hay ta, gần đến mốc Cống hiến không ngừng rồi :D --minhhuy*=talk-butions 15:29, ngày 23 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Các bài Giáo hoàng
Huy chương Đóng góp đặc biệt | ||
Tôi xin trân trọng tặng bạn một huy chương để ghi nhớ việc bạn phủ xanh bản mẫu:Giáo hoàng, nói cách khác là viết đầy đủ bài về Giáo hoàng trên vi.wiki. Chúc bạn vui vẻ và có thêm nhiều đóng góp.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 12:31, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC) |
Dù mình là người "vô thần" (nhưng ko phủ nhận các "đức tin" trừ "mê tín") ,mình rất tôn trọng và yêu thích các bài Giáo hoàng.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 12:52, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Cảm ơn bạn đã hoàn tất loạt bài về giáo hoàng nhé.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 13:19, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)
-
Nào, cùng nhau uống pepsi.
-
Du lịch đến Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, Ok?
-
Đến Thành Vatican
Oh! Có thêm các bài về nguỵ giáo hoàng thì tốt quá. Bên en.wiki thấy 1 số bài Giáo hoàng chọn lọc thì phải? Nếu sau này ta làm thế thì tuyệt. Dù mình là người vô thần (nhưng ko phủ nhận các "đức tin" trừ "mê tín"), mình rất khâm phục Thánh Phêrô, Giáo hoàng Lêô I, Giáo hoàng Piô V, Giáo hoàng Piô X và 1 số vị nữa, bạn làm mình biết thêm rất nhiều điều. Năm mới chúc bạn thành công!--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 13:24, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Bạn có thể chép nguồn từ en.wiki, đưa nó vào Bản mẫu:Danh sách Giáo hoàng và dịch ra được không, mình không dám làm vì không rành về tên của các giáo hoàng lắm --minhhuy*=talk-butions 14:31, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Đúng hơn mình là người băn khoăn Thánh thật có thật hay ko (tin 90%), thậm chí mình cũng tin ở mức độ tương tự với sự có thật của ma, đúng hơn là linh hồn.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 15:26, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Tôi thấy cái bản mẫu:Danh sách Giáo hoàng bên ta đẹp rồi. @Minhhuy: Dịch chứ ko lấy wiki làm nguồn.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 15:29, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Ai lấy Wiki làm nguồn bao giờ? Bên ta có phân ra thời kỳ như bên họ không? --minhhuy*=talk-butions 15:31, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Ok! À, ko biết Huy có tin vào Thánh và Linh hồn như trên ko nhỉ?--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 15:33, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Cũng như bạn, mình tin vào Thánh hơn :`) --minhhuy*=talk-butions 15:37, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Chúc mừng bạn đã hoàn thành danh sách các giáo hoàng. Hiệp sĩ không đầu (thảo luận) 00:40, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Oh! Tôi gạch "vô thần" đi rồi mà. Mình vẫn lạy ông bà. Mình vẫn tôn trọng các tôn giáo, 90% tin Thánh và Ma có thật tuy ko theo đạo.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 05:07, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Quả nhiên, đời sống tinh thần rất lớn nếu tin vào thánh và ma. Chỉ có nhiều người tin vào ma (thậm chí thánh) còn 1 cảm giác rùng rợn nữa. Mình tin vào các vị ấy theo ý "tôn trọng" hơn ý "ghê sợ" :))--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 05:09, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Thánh Phêrô ko xưng "Giáo hoàng", nhưng người ta lại gọi ông là vị Giáo hoàng đầu tiên. Mình đổi hướng Giáo hoàng Phêrô đến được ko bạn?--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 05:32, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Mình tin chuyện Chúa Giê-xu nói với Thánh Phêrô: "Thầy vào thành Rôma lần thứ hai" 51% có thật.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 10:34, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Mình đã thay hình đổi dạng bản mẫu:Danh sách Giáo hoàng, mệt gần chết, đúng là chỉ nên tự mình làm thì công việc mới theo đúng ý muốn :D--minhhuy*=talk-butions 09:35, ngày 27 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Đã bỏ hình đó, tốt nhất là ta chỉ nên giữ hai hình thôi, với lại những hình trong bài bạn nói là phong cảnh, đưa vào sợ gò bó quá đâm ra xấu--minhhuy*=talk-butions 14:17, ngày 27 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Mình đã thay hình đổi dạng bản mẫu:Danh sách Giáo hoàng, mệt gần chết, đúng là chỉ nên tự mình làm thì công việc mới theo đúng ý muốn :D--minhhuy*=talk-butions 09:35, ngày 27 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Mình thích hình Vương cung thánh đường thánh Phêrô.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 14:30, ngày 27 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Chúc mừng năm mới!
Vì tôi đoán Hoangvantoanajc là người Công giáo, nên chúc:
- Kính lạy Đức chúa cha, Đức chúa con và các Thánh thần phù hộ Hoangvantoanajc mạnh khỏe, gặt hái thật nhiều thành công trong cuộc sống, và trở thành người đi trước thời đại như châu Âu vì bạn đóng góp rất lớn về lịch sử châu Âu, lại phát tài phát lộc để có tiền trả Internet. Xin gửi lời chúc tới gia đình bạn. Thân! Amen.--Matsehito (Thảo luận, đóng góp) 01:23, ngày 7 tháng 2 năm 2010 (UTC)
- Hề, cũng chúc bạn như Ti chúc và bạn chúc mình vậy nhé (mình hơi dở văn chương), chờ đến mồng Một rồi làm thiệp tặng :DD --minhhuy*=talk-butions 12:30, ngày 7 tháng 2 năm 2010 (UTC)
chuyện tào lao
Mình thấy lời ngỏ bạn hay đấy, đúng là hiện giờ giặc dốt đang lộng hành ở Việt Nam tuy hiện giờ Việt Nam quả thật khác lên rất nhiều nhưng không tài nào bì được với Hoa Kỳ đâu. Với kinh nghiệm là một người ở học ở Việt Nam trên 7 năm và mới qua Mĩ 2 năm. Thì mình thấy rằng VN thua Mĩ xa lắc rồi. Tại vì ở VN toàn học theo kiểu học vẹt (học thuộc lòng không à). Thiếu kiến thức trầm trọng. Chúc bạn có thêm nhiều đóng góp khổng lồ cho wiki để VN sớm chiến thắng bọn giặc dốt.Trongphu (thảo luận) 23:34, ngày 24 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Dùng từ
Bạn có thể dùng từ "Giáo hội Công giáo Rôma" (theo bài chính) thay cho từ "Hội thánh Công giáo". Thân mến.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 09:52, ngày 25 tháng 2 năm 2010 (UTC)
- Tôi thấy bạn Hoangvantoanajc thường dùng trong các bài Giáo hoàng cụm từ "Giáo hội Công giáo Rôma" mà.--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 10:35, ngày 25 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Tại tôi thấy vài bài gần đây bạn ấy dùng như thế, tôi đã sửa lại rồi.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 10:41, ngày 25 tháng 2 năm 2010 (UTC)
- Khi viết các bài về kinh nguyện, mong bạn thêm các interwiki (tức là liên kết đến các ngôn ngữ khác) theo bản mẫu:kinh nguyện ở dưới. Chỉ cần thêm liên kết tiếng Anh, còn các liên kết khác sẽ được bổ xung tự động. Tôi vừa thêm các liên kết này vào các bài viết mới về kinh nguyện của bạn. Ngoài ra, bạn có thể lấy thêm thông tin bên bảng tiếng Anh để làm phong phú thêm bài viết. Tại Wikisource có một số bản văn kinh nguyện, nhưng lại khác các bản bạn chép, như là so sánh Kinh Cầu Đức Bà bên đó và Kinh Truyền Tin bên đây. --85.183.145.226(thảo luận) 10:46, ngày 25 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Thành Vịnh 130
Bạn có thể cho tài liệu tham khảo vào bài này chứ? Cảm ơn.--Meiji-tennō(Thảo luận, đóng góp) 06:29, ngày 26 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Chúa Giêsu
Mình nhớ đọc 1 bài nào đó thấy có cái vườn liên quan đến Chúa Giêsu, gọi là Giệt... gì đó. Là vườn nào thế nhỉ?--Ti2010(Thảo luận, đóng góp) 15:19, ngày 27 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Nếu rảnh thì phiền bạn xử lý bài này, chúc vui vẻ.--DMT (thảo luận) 15:22, ngày 27 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Giệtsimani
Cảm ơn bạn! Trước mình nhớ nhầm thấy cái vườn này trong bài Giáo hoàng Piô XII, tra lại "Tìm kiếm" thì hóa ra là trong bài Giáo hoàng Piô X. Bài Giáo hoàng Piô XII vừa được mình bổ sung thêm nhiều thông tin.--Ti2010 (Thảo luận, đóng góp) 15:28, ngày 27 tháng 2 năm 2010 (UTC)
- Mình thấy bạn mê mảng công giáo. Mình có ý kiến này hay nè: viết bài Jerusalem đi có thể làm bài chọn lọc đó, bên tiếng anh họ chọn lọc bài đó rồi, thành phố đó có ý nghĩa cực kì quan trọng trong công giáo đấy. Mình gợi ý vậy đó nếu như bạn muốn thì viết.Trongphu (thảo luận) 02:47, ngày 28 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Có ý kiến bảo bài này còn ngắn, bạn có thể phát triển được chứ?--Ti2010 (Thảo luận, đóng góp) 10:38, ngày 1 tháng 3 năm 2010 (UTC)
- Hình như đa số các bài về Giáo hoàng chưa có liên kết ngôn ngữ thì phải, xem đây?--Tranletuhan (thảo luận) 14:43, ngày 2 tháng 3 năm 2010 (UTC)
Adrian
Mình vừa đổi bài Giáo hoàng Adrian I và Giáo hoàng Adrian II thành Giáo hoàng Hađrianô I và Giáo hoàng Hađrianô II. Nếu bạn thấy ko đúng, có thể đổi thành Ađrianô.--Ti2010 (Thảo luận, đóng góp) 15:57, ngày 2 tháng 3 năm 2010 (UTC)
Giáo hoàng - Cộng sản
Bạn có thể tham khảo en.wiki, cùng các tài liệu của mình về quan hệ giữa Giáo triều Rôma và Chủ nghĩa Cộng sản. Phải chăng mối quan hệ này đã hòa bình hơn từ thời Giáo hoàng Gioan XXIII? Giáo hoàng Piô X có phản ứng gì ko?--Ti2010 (Thảo luận, đóng góp) 15:09, ngày 4 tháng 3 năm 2010 (UTC)
John Paul II
Cái sách mà Hoangvantoanajc dùng làm nguồn nó ghi "John Paul II" hay là "Gioan Phaolô II" vậy? Vì tôi thấy có chú thích ghi thế này có chú thích ghi thế kia.--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 14:53, ngày 21 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Tài liệu tham khảo
Khi tôi kiểm chứng một trong những tài liệu mà bạn thường dùng, tôi có bấm vào cái trang này: nó ko ra một kết quả nào liên quan tới tiểu sử các Giáo hoàng cả, bạn cứ bấm vào đó đi chắc cũng chỉ thấy thông tin thay vì tiểu sử Giáo hoàng. Bạn có thể chỉ rõ những phần nào trong trang đó có tiểu sử Giáo hoàng được ko?--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 15:57, ngày 27 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- À!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 16:16, ngày 27 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Grừm! Bạn đã tìm qua Google để biết cái danh sách đó chuyển nhà sang đâu chưa? Mình thì xin chịu vì chẳng biết danh sách này dùng tiếng Anh (Alexander), Việt hóa (Alexanđê) hay là Hán-Việt (A Lịch Sơn) gì gì đó đó nữa? --20 08 (Thảo luận, đóng góp) 16:51, ngày 27 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Kinh thánh
Mình có vài câu kinh thánh nhưng viết bằng tiếng Latinh, ko biết bạn có dịch được không :) --عبقور*=talk-butions 22:44, ngày 10 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Kinh
Os iusti meditabitur sapientiam, |
et lingua eius loquetur iudicium (...) |
Beatus vir qui suffert tentationem, |
quoniam cum probates fuerit accipiet coronam vitae (...) |
Kyrie, ignis divine, (...) eleison |
O, quam sancta, quam serena, |
quam benigna, quam amoena (...) |
O, castitatis lilium (...) |
Cảm ơn bạn :) --عبقور*=talk-butions 06:36, ngày 13 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Mời tham gia thảo luận
Mời Hoangvantoanajc tham gia Thảo luận:Ngụy giáo hoàng Constantine II. Quy mô lớn hơn, mời Hoangvantoanajc vào gặp mặt Trungda và Trình Thế Vân tại Thảo luận:Ngụy giáo hoàng. Có một số thành viên phản đối từ "nguỵ"!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 11:30, ngày 16 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Giáo hoàng đối lập
Mình thấy Hoangvantoanajc hay dịch mấy bài này! Ko biết bạn có thêm tài liệu tham khảo VN vào mấy bài này được ko nhỉ? các ông này có được sách vở và website VN ghi nhận ko?--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 08:39, ngày 3 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Các hình Giám mục
- Mời bạn bổ sung giấy phép cho các hình giáo hoàng vừa tải, chúng có thể sẽ bị xóa sau 7 ngày đấy -- ClanKeytalk-butions 13:55, ngày 16 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Không phải hình Giáo hoàng, hình mấy ông Giám mục đấy mà! :))--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 01:08, ngày 17 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Ý mình là giấy phép, các hình của bạn đều thiếu giấy phép rồi. Mà mình nghĩ viết xong bài nào rồi tải bài đó mới yên ổn, các Thanh tra viên ở Wikimedia vẫn thường đi kiểm tra xem các dự án như chúng ta có tuân thủ quy định hình ảnh thường xuyên đấy -- ClanKeytalk-butions 09:19, ngày 19 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Thực ra mình không bắt bẻ vụ chưa dùng hình cho bài viết, chỉ yêu cầu bổ sung giấy phép thui (cái đó quan trọng hơn) =)) -- ClanKeytalk-butions 10:56, ngày 19 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Ý mình là giấy phép, các hình của bạn đều thiếu giấy phép rồi. Mà mình nghĩ viết xong bài nào rồi tải bài đó mới yên ổn, các Thanh tra viên ở Wikimedia vẫn thường đi kiểm tra xem các dự án như chúng ta có tuân thủ quy định hình ảnh thường xuyên đấy -- ClanKeytalk-butions 09:19, ngày 19 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Không phải hình Giáo hoàng, hình mấy ông Giám mục đấy mà! :))--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 01:08, ngày 17 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Joseph II
Tôi rất ngưỡng mộ vị minh quân Joseph II này! Tôi thấy trong bài Giáo hoàng Piô VI có đoạn liên quan tới ông, vậy Hoangtoan hãy cho chú thích vào phần đó, tôi sẽ tham khảo trong khi bổ sung cho bài Joseph II của Áo!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 11:47, ngày 19 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Rất xin lỗi bạn, nhưng tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chuyên môn của mình, vả lại đoạn này cũng không thuộc chủ đề mình quan tâm tìm hiểu nên nếu dịch ra có thể sẽ khiến câu bị đổi ý, bạn nên hỏi những chuyên gia về quân sự và cổ sử như Ti2008 hay Minh Tâm, mình rất tiếc! -- ClanKeytalk-butions 06:17, ngày 8 tháng 9 năm 2010 (UTC)
Re
- Bản tay: đang tự dịch, mở đầu là lão Garnier gặp mấy ông sứ triều Nguyễn.
- Bản máy:
" "Đại tá Thomazi, nhà sử học Đông Dương thuộc Pháp, đã miêu tả như sau về những giờ phút cuối cùng của Garnier: Giữa ngày 21 tháng 12 năm ấy, ông đang bàn luận với các Đại sứ khi người phiên dịch đang đi dạo, thông báo rằng các toán quân Cờ Đen (tức quân Lưu Vĩnh Phúc) đang tấn công thành phố từ cổng phía Tây Ngay lập tức, ông ta chạy đến đó. Nhưng, một vài binh sĩ dưới quyền đã có mặt tại đó trước khi ông ta đến, và súng đạn của họ có thể buộc bọn Cờ Đen phải rút lui sau hàng cây tre. Trong lúc ấy, một khẩu súng dài 40-mm được mang đến. Garnier tập một người đàn ông tá, ba người trong số đó kéo pháo nhỏ này, và rời khỏi thị trấn tại chạy theo đuổi kẻ thù. Khi súng không thể di chuyển đủ nhanh trên các lĩnh vực, ông còn lại nó với pháo thủ phía sau của nó. Ông sau đó chia chín người đàn ông ở lại với anh ta thành ba nhóm. Hai nhóm đầu tiên di chuyển ra bên trái và bên phải, để tái tham gia với nhau hơn nữa trên, trong khi ông hành quân ở giữa, sau đó chỉ bởi hai người đàn ông Một và một nửa km từ. thị trấn anh thấy mình ở phía trước của đê điều, và trượt và rơi trong khi đang cố gắng vượt qua nó. Một số Flags Black ẩn đằng sau đê chạy ra, trong khi những người khác đã nổ súng. Tại thời điểm này hai người đàn ông đã đi theo Garnier được 100 mét phía sau anh ta. Trong số họ, một người bị bắn chết và một số người bị thương. Garnier thét lên: "Hỡi những người lính anh dũng, hãy lại đây với Ta, và hãy cho giặc một bài học!" Sau đó, để giải cứu bản thân, ông ta giơ súng lục ổ quay và bắn sáu phát đạn; tuy nhiên, bọn giặc đã vây hãm ông ta, chúng đâm ông tasau đó đã bắn sáu viên đạn từ súng lục ổ quay của mình trong một nỗ lực để giải cứu mình, nhưng bọn cướp bao quanh anh ta, đâm ông bằng giáo và kiếm lưỡi cong, chặt đầu, tàn phá thi hài ông ta một cách ghê tổm, rồi bỏ chạy. Hai nhóm khác, lao lên những âm thanh của vụ nổ súng, chỉ có thể giành lại cái thây đầy máu của ông ta và mang ông ta về thành Hà Nội ".--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 15:08, ngày 8 tháng 9 năm 2010 (UTC)
- Cơ bản là như vậy, "Đại tá Thomazi, nhà sử học Đông Dương thuộc Pháp, đã miêu tả về những giờ phút cuối cùng của Garnier: Giữa ngày 21 tháng 12 năm ấy, khi ông đang bàn luận với các Đại sứ thì người phiên dịch chạy tới, thông báo rằng các toán quân Cờ Đen (tức quân Lưu Vĩnh Phúc) đang tấn công thành phố từ cổng phía Tây. Ngay lập tức, ông chạy đến đó. Nhưng một vài binh sĩ dưới quyền đã có mặt tại đó trước khi ông đến, và hỏa lực của họ cũng đủ để buộc quân Cờ Đen phải rút lui sau rặng tre. Trong lúc ấy, một khẩu pháo cỡ nòng 40-mm được mang đến. Garnier tập hợp một tá binh lính, ba người trong số đó kéo khẩu pháo nhỏ này, rời khỏi thành phố đuổi theo quân địch. Vì khẩu pháo không thể di chuyển nhanh được, ông bỏ nó lại với nhóm pháo thủ. Sau đó ông chia chín người lính còn lại thành ba nhóm. Hai nhóm đầu tiên di chuyển ra bên trái và bên phải, rồi sẽ tái tập hợp ở phía đằng xa, trong khi ông hành quân ở giữa chỉ với hai người lính. Đi được khoảng 1 cây rố rưỡi, ông gặp một con đê, và trượt chân ngã xuống trong khi đang cố gắng vượt qua đê. Một số quân Cờ Đen ẩn đằng sau đê chạy ra, trong khi những người khác nổ súng. Tại thời điểm này hai người của Garnier đã bị rớt lại 100 mét phía sau ông. Một người bị trúng đạn chết, còn người kia thì bị thương. Garnier thét lên: "Hỡi những người lính anh dũng, hãy lại đây với ta, ta sẽ đánh cho chúng một trận nên thân!" Sau đó, để giải cứu bản thân, ông dùng súng côn bắn sáu phát đạn; tuy nhiên, bọn giặc đã vây hãm ông, dùng giáo và kiếm đâm, rồi chặt lấy đầu và đâm chém thi thể ông ta một cách ghê tởm, trước khi bỏ chạy. Hai nhóm binh lính còn lại, chạy vội về nơi có tiếng súng nổ, nhưng chỉ có thể giành lại cái thây đầy máu của ông và mang về thành Hà Nội " Rotceh(thảo luận) 21:45, ngày 8 tháng 9 năm 2010 (UTC)
Chào
Mình tò mò muốn biết sao hơn 2 năm nay bạn ít tham gia Wikipedia thế? Hay là viết xong danh sách các Giáo hoàng rồi nên nản bỏ đi? Còn nhiều thứ để viết về Công giáo lắm bạn à, bạn có thể viết tới giờ vẫn chưa hết đấy :D! Mà mình thấy rất nhiều bài của các đức Giáo hoàng bên phiên bản tiếng Anh, họ có nhiều thông tin hơn. Nếu bạn muốn, bạn vẫn có thể tiếp tục phát triển những bài Giáo hoàng.Trongphu (thảo luận) 00:07, ngày 21 tháng 12 năm 2012 (UTC)
- Cảm ơn bạn đã "nhắc nhở" nha! Thú thực là từ ngày đi làm mình bận nhiều công việc quá, đi công tác liên miên nên cũng bị "kẹt" về thời gian. Nhiều lần muốn tiếp tục tham gia mà rồi cứ việc nọ, việc kia lại cuốn đi. Mình sẽ cố gắng quay trở lại và hy vọng sẽ có nhiều đóng góp hơn cho Wikipedia! Hoangvantoanajc (thảo luận) 04:00, ngày 24 tháng 12 năm 2012 (UTC)
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |