Giáo hoàng Nicôla IV
Giáo hoàng Nicôla IV | |
---|---|
Tựu nhiệm | 22 tháng 2 năm 1288 |
Bãi nhiệm | 4 tháng 4 năm 1292 |
Tiền nhiệm | Hônôriô IV |
Kế nhiệm | Cêlestinô V |
Thông tin cá nhân | |
Tên khai sinh | Girolamo Masci |
Sinh | Lisciano, Marche, Lãnh thổ Giáo hoàng, Đế quốc La Mã Thần thánh | 30 tháng 9 năm 1227
Mất | 4 tháng 4 năm 1292 Roma, Lãnh thổ Giáo hoàng | (64 tuổi)
Huy hiệu | |
Các giáo hoàng khác lấy tông hiệu Nicôla |
Nicôla IV (Latinh: Nicolaus IV) là vị giáo hoàng thứ 191 của giáo hội công giáo.
Theo niên giám tòa thánh năm 1806 thì ông đắc cử Giáo hoàng năm 1288 và ở ngôi Giáo hoàng trong 4 năm 1 tháng 14 ngày[1]. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định ông đắc cử Giáo hoàng ngày 22 tháng 2 năm 1288 và ngày kết thúc triều đại của ngài là ngày 4 tháng 4 năm 1292.
Giáo hoàng IV sinh tại Ascoli với tên là Girolamo Masci vào khoảng năm 1230 (có nguồn cho rằng ngày 30 tháng 9 năm 1227). Ông là Giáo hoàng đầu tiên thuộc dòng Phanxicô sau một năm trống ngôi cũng chỉ vì những kẻ quấy nhiễu tấn công Rôma. Ông là tu sĩ Phan Sinh đầu tiên làm Giáo hoàng. Đây là mật tuyển dài thứ tư đã từng được biết.
Ông đem lại sự ổn định cho triều đình Bồ Đào Nha và đẩy mạnh công cuộc truyền giáo ở Mongols và Tartars. Đức Nicholas quyết định rằng một nửa thu nhập của Giáo hội dành cho hồng y đoàn.
Ông cho khảm Đền Thánh Gioan Lateran và Santa Maria Maggiore. Giáo hoàng IV cổ vũ sự tiến bộ trong việc học bằng cách thiết lập đại học Montpellier, đẩy mạnh việc truyền giáo và liên minh với Genoa để chống lại quân Saracens. Ông đã tấn phong Charles II d’Anjou với tư cách là vua Sicilis năm 1289.
Năm 1261 Vua Hốt Tất Liệt, qua trung gian cha và chú của Marco Polo, xin giáo triều gửi các thừa sai đến. Hai linh mục Đa Minh đã đi nhưng lâm bệnh phải trở về.
Năm 1288, Nicolas IV cử cha Montecorvino (Ofm) đến Bắc Kinh. Ngài xây Thánh đường và rửa tội cả vạn người. Năm 1307 ông này được phong làm Tổng Giám mục Bắc Kinh. Năm 1333 số tín hữu đã lên đến cả 100.000. Thế nhưng khi nhà Minh (thay thế nhà Nguyên) ra lệnh cấm đạo từ năm 1368, thì Giáo hội Trung Hoa dần dần biến mất, phải chờ đến thế kỷ XVI.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- 265 Đức Giáo hoàng, Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản tháng 5 năm 2009.
- Các vị Giáo hoàng của giáo hội toàn cầu, hội đồng giám mục Việt Nam [1] Lưu trữ 2009-12-14 tại Wayback Machine
- Tóm lược tiểu sử các Đức Giáo hoàng, Đà Nẵng 2003,Jos. TVT chuyển ngữ từ Tiếng Anh.
- Lịch sử đạo Thiên Chúa, Jean – Baptiste Duroselle và Jean – Marie Mayeur. Bộ sách giới thiệu những kiến thức thời đại: Que sais-je? Tôi biết gì? Người dịch: Trần Chí Đạo, Nhà xuất bản Thế giới tháng 4/2004.
- Cuộc lữ hành đức tin, lịch sử Giáo hội Công giáo, Lm Phanxicô X. Đào Trung Hiệu OP Hiệu đính tháng 9/2006, Đa Minh Việt Nam, Tỉnh dòng Nữ vương các thánh tử đạo.
- Lịch sử Giáo hội Công giáo, Linh mục O.P Bùi Đức Sinh – giáo sư sử học, Tập I và II, Nhà xuất bản Chân Lý, Giấy phép số: 2386 BTT/PHNT Sài Gòn ngày 28 tháng 7 năm 1972.