Thảo luận Thành viên:Hanam190552
Thêm đề tàiHoan nghênh
[sửa mã nguồn]Chào Hanam190552, và hoan nghênh bạn đã tham gia vào Wikipedia tiếng Việt! Rất cảm ơn những đóng góp của bạn! Dưới đây là một số liên kết có thể có ích cho bạn:
- Sổ tay hướng dẫn tham gia Wikipedia
- Các câu thường hỏi
- Viết bài mới
- Tất cả các hướng dẫn cách dùng Wikipedia
- Cách soạn thảo bài
- Cách trình bày bài
- Chú thích nguồn tham khảo
- Dùng hình ảnh trong bài
- Cách truyền lên tập tin
Bạn nên tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về Thái độ trung lập và Quyền tác giả. Đừng chép nguyên văn bài bên ngoài khi viết bài mới cũng như không truyền hình ảnh thiếu nguồn gốc và bản quyền lên Wikipedia. Cũng xin vui lòng không đăng nội dung thông tin quảng cáo, những liên kết ngoài có tính chất mua bán, thương mại tại đây. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~
). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ.
Mời bạn tự giới thiệu về bản thân trên trang thành viên của mình tại Thành viên:Hanam190552. Trang này dành cho thông tin và tiện ích cá nhân trong quá trình làm việc với Wikipedia.
Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... mời bạn vào Wikipedia:Chỗ thử, đừng thử vào bài có sẵn. Nếu không có sẵn bộ gõ tiếng Việt (Unikey hoặc Vietkey...) bạn dùng chức năng gõ tiếng Việt ở cột bên trái màn hình.
Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Cảm ơn bạn! Tuanminh01 (thảo luận) 11:11, ngày 9 tháng 10 năm 2015 (UTC)
Đảng Lao động Triều Tiên
[sửa mã nguồn]Bạn có thể tóm tắt nội dung và làm nó khách quan được không? Chép nguyên xi thì vi phạm bản quyền, và giọng văn cũng không thích hợp cho wikipedia. Bản tiếng Anh cũng có thể dùng để tham khảo và lấy các hình ảnh liên quan. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 11:12, ngày 9 tháng 10 năm 2015 (UTC)
Gần đây tôi thấy bạn viết ngắn gọn và trung lập hơn. Cảm ơn bạn. Frendit (thảo luận) 14:17, ngày 8 tháng 11 năm 2015 (UTC)
Tôi thấy bạn đưa nội dung thảo luận quá dài, đa số chỉ là nội dung mà không có nhận định cá nhân thảo luận về bài. Xin vui lòng viết ngắn gọn đi vào chủ đề cái bạn muốn nói. Tôi sẽ lùi những thông tin này vì nó quá dài, làm loãng thảo luận và không rõ quan điểm của người thảo luận là gì. A l p h a m a Talk 14:55, ngày 8 tháng 11 năm 2015 (UTC)
Cơ sở pháp lý của Việt Nam trong xung đột với Campuchia (1978-1990)
[sửa mã nguồn]Bài trên do bạn khởi tạo đã bị xóa theo biểu quyết Không đủ độ nổi bật. Gia Nạp nhân trả lời 12:11, ngày 9 tháng 11 năm 2015 (UTC)
Đề nghị không sao chép từ Internet
[sửa mã nguồn]Đây là hành vi vi phạm bản quyền, mong bạn chú ý. A l p h a m a Talk 11:10, ngày 28 tháng 11 năm 2015 (UTC)
- Không thể là vi phạm bản quyền khi đã in nghiêng và để trong ngoặc kép, tuân thủ đúng các quy định quốc tế về trích dẫnHanam190552 (thảo luận) 11:15, ngày 28 tháng 11 năm 2015 (UTC)
1. Wiki cũng có quy định về độ dài tối đa cho phần trích dẫn đâu:
Giả sử ko có quy định thì tôi cũng xin nói với bạn rằng Wikipedia không chỉ vận hành theo các quy định (vốn không bao giờ đủ cụ thể bao quát toàn diện mọi vấn đề) mà còn theo tiền lệ từ cộng đồng. Trong trường hợp này giả sử chưa có quy định về trích dẫn, cũng chưa từng có bất cứ tiền lệ trích dẫn nào dài tương tự tại dự án này được chấp nhận trong các bài viết. Việc đưa các trích dẫn vào cũng phải tuân thủ nguyên tắc trung lập, tức giới thiệu ý kiến đa chiều và dung lượng các ý kiến tương đương nhau.
Nếu bạn cảm thấy vận dụng tiền lệ là mơ hồ thì có thể đưa quan điểm của bạn ra biểu quyết, lấy ý kiến từ cộng đồng để xét tương quan tỷ lệ đồng thuận/phản đối. Và nếu quá bán số người ko đồng tình với bạn thì mọi sửa đổi tương tự của bạn sẽ bị revent vĩnh viễn.
Nhưng có thật là Wikipedia ko quy định về độ dài ngắn của trích dẫn? Trong Wikipedia:Trích dẫn ghi: Tuy các câu trích dẫn là một phần không thể thiếu của Wikipedia, hãy cố gắng đừng lạm dụng nó. Các câu trích dẫn dài làm tốn chỗ nội dung thực sự của bài viết và làm mất sự chú ý đối với các thông tin khác.. Và vài câu chưa dịch ở mục "Copyrighted material and fair use" bên dưới thế này: The copied material should not comprise a substantial portion of the work being quoted...; In one extreme case, Harper & Row v. Nation Enterprises, 400 quoted words from a 500-page book were ruled to be infringement... (Nếu bạn ko rõ đoạn đó nói gì thì cứ quăng vào Google dịch).
Trường hợp của bạn tại bài Quân lực Việt Nam Cộng hòa [1] là đoạn copy 1500 từ trong tổng số 3000 từ của bài báo gốc.
2. Rõ ràng tác giả ghi bên dưới là VOV do đó đây là quan điểm của VOV:
Tác giả có thể là người của VOV nhưng tôi tin rằng ông ấy/cô ấy không phải là người phát ngôn của VOV. Thêm nữa, bài viết đăng trong chuyên mục Blog của VOV. Tôi chưa tìm hiểu được cụ thể chuyên mục blog của VOV nhưng tôi cho rằng quan điểm của các bài tại chuyên mục này ko mang tính chính thống. Tôi có bạn làm quản lý bên đài, nếu cần tôi sẽ hỏi thêm về chuyên mục này. Việt Hà (thảo luận) 14:03, ngày 29 tháng 11 năm 2015 (UTC)
Hanam190552 (thảo luận) 12:22, ngày 29 tháng 1 năm 2016 (UTC)@Việt Hà, Thứ nhất, theo chính định nghĩa của wiki Trích dẫn là: sự tái tạo chính xác một đoạn văn bản mà không có sửa chữa gì, phân biệt với đoạn văn bản xung quanh bằng dấu trích dẫn hoặc các yếu tố định dạng, dựa theo một nguồn đáng tin cậy. Wiki cũng nói: " Các câu trích dẫn dài làm tốn chỗ nội dung thực sự của bài viết và làm mất sự chú ý đối với các thông tin khác. Bạn có thể thu ngắn nhiều câu trích dẫn trực tiếp bằng cách ghi ngữ cảnh tương ứng vào đoạn văn bản xung quanh." Có thể nhận thấy, toàn bộ nội dung không hề có nói là tới dung lượng tối đa của phần được trích dẫn, từ đó suy ra là không có dung lượng tối đa hay tối thiểu. Vấn đề chính nằm ở chỗ phần được trích dẫn phải có liên quan tới phần nội dung đang được nói tới hay không. Việc thu gọn trích dẫn chính là việc loại bỏ những phần không liên quan tới nội dung đang được nói tới nhưng lại có trong phần được trích dẫn. Theo thông lệ quốc tế, những phần không liên quan sẽ được thay thế bởi dấu ba chấm (...).
Thứ hai, về chuyên mục blog, nó chỉ là tên của một chuyên mục trên trang web nhu mục "Xã hội" hoặc "kinh tế". Đặc biệt vè mặt kỹ thuật, mục blog của VOV không hề có những đặc trưng của 1 blog. Việc tên tác giả gồm tên và VOV cho thấy VOV cũng là đồng tác giả với bải viết. Đặc biệt, bạn vào bất cứ bài nào thuộc bất kỳ mục nào cũng đều ghi tên tác giả/VOV. VD: http://vov.vn/chinh-tri/dang/nga-danh-gia-cao-ket-qua-cua-dai-hoi-xii-dang-cong-san-viet-nam-474125.vov hay như http://vov.vn/tin-nong/nguoi-me-giet-con-ruot-roi-cat-tay-tu-sat-473771.vov
Thứ 3, việc bạn nói bạn có "bạn làm quản lý bên đài", bạn đưa thông tin này nhưng chẳng ai kiểm chứng được bạn nói thật hay nói dối. Nếu làm như bạn tôi có thể nói rằng tôi là họ hàng với Tổng bí thư. Thông tin của tôi và bạn đưa ra đều không đáng tin cậy vì không có bất kỳ một bên hay một nguồn độc lập nào kiểm chứng. Bạn cần đưa ra thông tin mà mọi người có thể xác minh được thì tôi mới tin lời bạn nói. Chân thành cảm ơnHanam190552 (thảo luận) 12:22, ngày 29 tháng 1 năm 2016 (UTC)
Người này không hiểu về nguyên tắc hoạt động wikipedia, có sự thiên lệch thể hiện rõ ràng trong việc thêm nội dung vào các bài viết, rất nguy hiểm đến nguyên tắc trung lập. Tốt nhất là cứ lùi sửa và cấm người này, không cần phải thảo luận chi cho mệt. Miên Xẩm (thảo luận) 13:22, ngày 29 tháng 1 năm 2016 (UTC)
Hanam190552 (thảo luận) 15:19, ngày 29 tháng 1 năm 2016 (UTC)Bạn Miên Xẩm nên xem lại chính ai mới là người không hiểu các quy định của wiki. Đặc biệt bạn có thời gian tham gia ngắn hơn tôi (thời gian của bạn là chưa đầy 1 tháng). Chưa kể, bạn đã bị block nick trong khi tôi chưa bị bao giờ. Bạn nên đọc kỹ quy định về trích dẫn của wiki, không thể tùy tiện xóa nội dung của người khác như vậy, đặc biệt khi nội dung đã được dẫn nguồn, trích dẫn theo đúng quy định của wiki. Xin lỗi vì nói thắng, tôi nghi ngờ nick của bạn là nick ảo hay nói theo đúng quy định của wiki là tài khoản con rốiHanam190552 (thảo luận) 15:19, ngày 29 tháng 1 năm 2016 (UTC)
Có vẻ tôi không thể thuyết phục hay khuyên bạn viết bài đúng theo tinh thần trung lập, khách quan và không vi phạm bản quyền của Wikipedia. Tôi đã đưa những sửa đổi của bạn ra bảo quản viên, chúc vui vẻ. A l p h a m a Talk 15:27, ngày 29 tháng 1 năm 2016 (UTC)
Hanam190552 (thảo luận) 15:42, ngày 29 tháng 1 năm 2016 (UTC)@Alphama Theo bạn thế nào là vi phạm bản quyền? Theo wiki Vi phạm bản quyền là chép bài mà không có sự cho phép của người giữ bản quyền từ những nguồn mà không được công khai hoặc đã được đăng ký một cách thích hợp (trừ khi đó là câu nói được tóm tắt được dùng the các chính sách và hướng dẫn về nội dung không miễn phí của wki) là vi phạm bản quyền (copying material without the permission of the copyright holder from sources that are not public domain or compatibly licensed (unless it's a brief quotation used in accordance with Wikipedia's non-free content policy and guideline) is likely to be a copyright violation).[1]
Theo đó, việc tôi lấy thông tin từ một nguồn miễn phí, pháp luật cho phép trích dẫn và đã dẫn nguồn đầy đủ, đánh dấu in nghiêng và để trong ngoặc kép theo đúng thông lệ quốc tế thì sao gọi là vi phạm bản quyền được.
Về tính trung lập, bạn cũng nên xem lại quy định của wiki, tôi nhớ rằng đây không phải là lần đầu tiên chúng ta thảo luận với nhau về vấn đề trích dẫn và trong tất cả các cuộc thảo luận, căn cứ vào các quy định của wiki thì tôi chưa vi phạm các quy định bao giờHanam190552 (thảo luận) 15:42, ngày 29 tháng 1 năm 2016 (UTC)
Cấm 48h do vpbq
[sửa mã nguồn]{{bỏ cấm|lý do=Ghi lí do của bạn vào chỗ này ~~~~}}
. . Tuanminh01 (thảo luận) 16:11, ngày 29 tháng 1 năm 2016 (UTC)
Hanam190552 (nhật trình cấm • cấm hiện hành • cấm toàn cục • đóng góp • đóng góp bị xóa • nhật trình sai phạm • nhật trình mở tài khoản • thay đổi thiết lập cấm • bỏ cấm • kiểm tra người dùng (nhật trình))
Lý do yêu cầu bỏ cấm:
Lý do từ chối:
Nếu bạn muốn thực hiện thêm các yêu cầu bỏ cấm, hãy đọc hướng dẫn chống lại quyết định cấm trước, rồi hãy dùng bản mẫu {{bỏ cấm}} một lần nữa. Nếu bạn tạo quá nhiều yêu cầu bỏ cấm mang tính gây hại hoặc thiếu thuyết phục, bạn sẽ bị cấm sửa đổi ở trang này cho đến khi lệnh cấm của bạn hết hạn.
Sửa
[sửa mã nguồn]Sao cứ sửa Quân đội Nhân dân Việt Nam thành Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam một loại bài thế bạn? A l p h a m a Talk 06:08, ngày 4 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Trên thực tế, về mặt pháp lý, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam là nòng cốt của lực lượng vũ trang Cộng sản tại miền Nam Việt Nam, điều này được chính Bộ Quốc phòng thừa nhận[2].
Nên để là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam thì phù hợp hơn với thực tế chiến trường vì trong tất cả các ảnh tư liệu, lính Cộng sản cầm cờ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chứ không cầm cờ Quân đội Nhân dân Việt Nam, và thẻ quân dịch của lính Cộng sản mà QLVNCH thu được không ghi là lính cùa QĐNDVN mà ghi là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam độc lập với nhau về mặt quân sự và pháp lý nhưng có mối liên hệ về mặt chính trị, không nên lẫn lộn 2 đội quân này với nhauHanam190552 (thảo luận) 06:31, ngày 4 tháng 2 năm 2016 (UTC)
- Trong trận Ia Drang, ba Trung đoàn 32, 33 và 66 thuộc QDNDVN từ Miền Bắc xâm nhập xuống Miền Nam, chỉ có Tiểu đoàn Đặc công 409 thuộc QĐGPMN.Tnguyen4321 (thảo luận) 21:44, ngày 4 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Bạn nói không sai vè việc chuyển quân từ Bắc vào nhưng người lính đó thuộc biên chế đội quân nào thì lại là chuyện khác. Chuyện VNDCCH hỗ trợ nhân lực và vật lực cho MTDTGPMNVN là có thật và điều này được tất cả các bên tham chiến thừa nhận. Tuy nhiên, cách hỗ trợ rất đặc biệt. Cách thứ nhất, thanh niên sẽ viết đơn tình nguyện trưc tiếp tham gia Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, sau đó sẽ được Quân đội Nhân dân Việt Nam đưa vào miền Nam qua đường Hồ Chí Minh. Cách thứ 2, thanh niên đầu tiên tình nguyện gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam, sau đó sẽ viết đơn nguyện gia nhập Quân Giải phóng, sau đó sẽ được được Quân đội Nhân dân Việt Nam đưa vào miền Nam qua đường Hồ Chí Minh và cuối cùng, trước khi di chuyển hoặc muộn nhất là lúc đang di chuyển, những người lính này sẽ nhận giấy tờ chứng minh rằng họ là lính của Quân Giải phóng (thẻ quân dịch, cái mà hay được để trong ống thuốc Penicilin để bảo quản ấy). Vấn đề chỉ đúng là Quân đội Nhân dân Việt Nam chuyển quân nhưng là chuyển hộ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và người lính được chuyển là người của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chứ không phải người của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Do đó, mặc dù là ba Trung đoàn 32, 33 và 66 tham chiến và đa số người lính là từ Bắc vào nhưng thực chất về mặt pháp lý và nhận sự chỉ huy thì tất cả lính được chuyển vào Nam đã thuộc biên chế của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Còn dĩ nhiên, về mặt chính trị thì 2 đội quân này có mối liên hệ vì cùng là Cộng sảnHanam190552 (thảo luận) 02:05, ngày 5 tháng 2 năm 2016 (UTC)
- Tài liệu quân sử, phía Mỹ chỉ dùng North Vietnamese Army (NVA), People's Army of Viet Nam (PAVN) chẳng khi nào dùng FNLA cả; phía VNCH thường dùng Quân đội CSVN hay Việt Cộng chứ không mấy khi dùng Quân đội Giải Phóng Miền Nam. Tnguyen4321 (thảo luận) 18:48, ngày 5 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Vấn đề là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam là tên chính thức, còn VC là để chỉ MTCPDTMNVN; đây là sự lẫn lộn thường gặp trong tài liệu của Hoa Kỳ và VNCH. Trong tài liệu của HK, VC là 1 quân đội nhưng trên thực tế VC là 1 tổ chức chính trị với quân đội của nó là QGP. Trong Hội nghị Paris, VC là bên tham gia và được thừa nhận với 1 cái tên mới là Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam (có vị thế ngang với Chính phủ VNCH) thay cho tên Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Còn về người lính miền Bắc thì như đã nói bên trên, về mặt pháp lý và biên chế họ thuộc QGP, điều này được ghi trên thẻ quân dịch của họ. Do lính Mỹ phân biệt vùng miền xuất xứ của người linh VN chứ không căn cứ trên thẻ quân dịch nên tài liệu của Mỹ mới ghi là North Vietnamese, do đó đây cũng là một hiểu lầm khác của tài liệu Hoa Kỳ mà khi xem cũng nên kiểm tra lại. Một hiểu lầm nữa của tài liệu Mỹ và lính Mỹ là QGP chỉ toàn người miền Nam còn QĐNDVN thì toàn người miền Bắc nhưng thực chất QGP cũng có người miền Bắc và QĐNDVN cũng có người miền Nam, việc phân biệt dựa trên vùng miền như đã nói cộng với quan điểm sai lầm về thành phần lực lượng của QGP và QĐNDVN khiến người Mỹ nhầm những người miền Bắc thuộc QGP là người của QĐNDVN, hậu quả là người Mỹ gọi lẫn lộn tên 2 lực lượng và thường ghi nhầm trong báo cáo là NVA nhưng thực chất tham chiến lại là QGP chứ không phải QĐNDVN. Nếu muốn tìm hiểu thêm xin hãy xem Chương trình Nhắn tìm đồng đội trên TV ấy, tất cả tên đơn vị của những người lính hy sinh đều thuộc QGP - chỉ xét những người bắt đầu tham chiến trước ngày 27 tháng 1 năm 1973 - (chương trình thường nói Chiến sỹ A, thuộc đơn vị XYZ nay là ABC, đơn vị XYZ là các đơn vị của QGP, ABC là tên đơn vị sau khi được sáp nhập với QĐNDVN sau ngày thống nhất đất nước).
Bạn nên vào link này để xem thêm http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/22445702-giai-ma-ky-hieu-phien-hieu-phuc-vu-tim-kiem-quy-tap-hai-cot-liet-si.html. Tất nhiên là chưa đầy đủ như Chương trình nhắn tìm đồng đội nhưng cũng đáng để tham khảo. Khi trên đường vào Nam, do người lính miền Bắc sẽ có giấy tờ mới như đã nói ở trên nên mới sinh ra chương trình giải mã phiên hiệu này để tiện truy hồi là trước khi gia nhập QGP thì người liệt sỹ này thuộc đơn vị nào trong QĐNDVN, từ đó tìm liệt sỹ và tìm các bên có liên quan dễ hơn bạn ạ. Kết luận lại, về mặt pháp lý, biên chế và tiếp nhận sự chỉ huy thì người lính Cộng sản tham chiến tại miền Nam Việt Nam, từ sau tháng 02 năm 1961 là thuộc QGP, tới sau khi HĐ Paris được ký với việc không có điều khoản ràng buộc phạm vi hoạt động trên lãnh thổ 2 miền đối với QDNDVN nên lực lượng tham chiến có thêm QĐNDVN nhưng tham chiến chủ yếu vẫn là QGP - điều này được BQP VN thừa nhận trên trang web của minhHanam190552 (thảo luận) 06:50, ngày 6 tháng 2 năm 2016 (UTC)
- Bạn nói đúng: MTGMG và QĐGPMN chỉ là danh xưng chính trị. Trong công cuộc thôn tính Miền Nam, để danh chính ngôn thuận trên chính trường quốc tế, CSBV tạo nên hai cụm từ này để che đậy hành vi xâm nhập trái phép Ký Kết Geneva và tuyên bố đó là cuộc nổi dậy của dân Miền Nam chống đối chính thể VNCH. Các quân lính và các cấp chỉ huy - hay để dùng từ ngữ bạn quen dùng hơn - các bộ đội và cán bộ của ba trung đoàn 32, 22 và 66 đều là dân miền Bắc cả, chứ đâu có người miền Nam tập kết ra bắc sau năm 1954 đâu. Do đó dùng QĐNDVN thì chính xác hơn là QĐGPMN.
- Ngoài ra vì lẽ bạn vào bài trận Ia Drang chỉ để chỉnh sửa cụm từ QĐNDVN thành QĐGPMN, xin lưu ý bạn quy định của Wiki tiếng Việt: Sự ổn định về phong cách: Các biên tập viên nên tránh sửa đổi từ một phong cách này sang phong cách khác và gây ra mâu thuẫn phong cách mà không có một lý do chính đáng nào khác ngoài ý thích riêng của biên tập viên đó về phong cách. Trong trường hợp có mâu thuẫn phong cách giữa các biên tập viên, thì phong cách do người đóng góp quan trọng đầu tiên được lựa chọn.Tnguyen4321 (thảo luận) 14:57, ngày 7 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Điều đầu tiên, tôi xin nhấn mạnh là chúng ta không nên đi quá xa chủ đề đang thảo luận là đại diện phe Cộng sản trong trận La Đrăng là ai, nhưng bạn đã nói tới một số vấn đề khác thì tôi cũng xin đưa ra ý kiến của mình.
Thứ nhất, nói như bạn CSBV tạo bên QGP và MTGPMNVN là không đúng vì theo Hiệp định Geneve 1954 về Việt Nam, hoạt động tập kết chỉ được thực hiện một cách bắt buộc đối với các lực lượng quân sự còn các lực lượng dân sự và chính trị là không bắt buộc. Nói cách khác, các phe phái được phép để lại lực lượng chính trị của mình ở nguyên tại chỗ những phải rút hết lượng quân sự về nơi tập kết theo quy định và vỹ tuyến 17 chỉ có ý nghĩa về mặt quân sự mà không có ý nghĩa về mặt chính trị. Sau khi ổn định các lực lương quân sự thì sẽ tiến hành tổng tuyển giữa các phe phái để bầu chính phủ liên hiệp. Từ đó nhận thấy, phe Cộng sản và các phe phái còn lại được quyền để lại các lực lượng chính trị của mình để cử đại diện tham gia các cuộc bầu cử tại các địa phương. MTGPMNVN có nguồn gốc là những người Cộng sản ở miền Nam không thuộc thành phần bị bắt buộc tập kết theo Hiệp định (lực lượng chính trị và dân sự). Tiêu biểu cho trưởng hợp này chính là TBT Lê Duẩn, trong giai đoạn 1954 - 1957, ông này thuộc thành phần chính trị nên không phải tập kết ra Bắc mà ở lại miền Nam để đại diện cho phe Cộng sản tham gia tổng tuyển cử tại đây. Do Tổng thống Diệm từ chối tổng tuyển cử nên buộc những người Cộng sản như Lê Duẩn phải thành lập MTGPMNVN với ông Nguyễn Đức Thọ làm chủ tịch để tập hợp lực lượng và bảo vệ những người Cộng sản ở miền Nam. Do đó việc thành lập MTGPMNVN hoàn toàn phù hợp với Hiệp định. Nói đúng thực tế và đúng với Hiệp định thì MTGPMNVN được thành lập bởi những người Cộng sản ở miền Nam Việt Nam chứ không phải bới những người Cộng sản ở miền Bắc Việt Nam. Bên cạnh đó, về việc MTGPMNVN thành lập QGPMNVN, việc này cũng không vi phạm Hiệp định vì Hiệp định không cấm các tổ chức chính trị (bao gồm MTGPMNVN) thành lập các lực lượng vũ trang của riêng mình. Trước đó, chính Đảng Cần lao Nhân vị cũng có lực lượng vũ trang của riêng mình nhưng lực lượng này đã bị giải tán sau cuộc đảo chính năm 1963.
Thứ hai, về việc người dân miền Nam Việt Nam có nổi dậy hay không. Xin thưa là có. Vì thứ nhất, địa bàn nổi dậy chủ yếu là nông thôn, nơi dân số chiếm đa số, rõ ràng là phải có sự hỗ trợ của dân thì Cộng sản mới có thể tổ chức được các cuộc nổi dậy tại đây. Thứ 2, các vụ biểu tình cho thấy có sự bất mãn trong dân đối với chính quyền ông Diệm. Thứ 3, việc ông Diệm tổ chức đàn áp cả về chính trị và tôn giáo đã tạo ra các cuộc nổi dậy, tiêu biểu là luật Luật 10-59 và phong trào Tố Cộng - diệt Cộng. Chính 2 thứ này đã bị phe Cộng sản cáo buộc Tổng thống Diệm vi phạm Hiệp định vì đã tấn công những người Cộng sản vốn chưa thành lập lực lượng vũ trang của riêng mình. Phía VNDCCH nếu xét theo Hiệp định thì chỉ là bên hỗ trợ cho các phe phái Cộng sản và thân Cộng sản tại đây.
Thứ 3, về việc bạn sử dụng từ "thôn tính". Tôi nghĩ trong trường hợp này dùng từ "thôn tính" là không phù hợp vì theo Từ diển Tiếng Việt: Thôn tính có nghĩa là xâm chiếm đất đai, lãnh thổ của nước khác nhằm chiếm lấy làm của mình. Theo đó, hành động thôn tính chỉ xảy ra giữa các quốc gia chứ không xảy ra trong nội bộ một quốc gia. Theo Hiệp định Geneve và đặc biệt là theo Hiệp định Paris, vỹ tuyến 17 chỉ được coi là giới tuyến tạm thời để thực thi tập kết quân sự chứ không chia Việt Nam thành 2 quốc gia riêng biệt. Và nếu 2 Hiệp định nói trên chia Việt Nam thành 2 quốc gia riêng biệt (điều đã không xảy ra) thì trong 2 Hiệp định sẽ phải có điều khoản tập kết về chính trị để đảm bảo nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ của nhau trong Hiến chương Liên Hợp Quốc. Do không có điều khoản quy định về chia Việt Nam thành 2 quốc gia riêng biệt cũng như không có điều khoản quy định về việc tập kết chính trị và việc tập kết chính trị không bị bắt buộc thậm chí là nguyên tại chỗ nến không thể coi vỹ tuyến 17 là biên giới quốc gia. Nếu xảy ra việc VNDCCH tấn công VNCH thì sử dụng từ "lật đổ" hoặc "xâm phạm vùng lãnh thổ" thì phù hợp hơn.
Thứ 4, do phía Tổng thống Diệm không tổ chức Tổng tuyển cử và từ chối nghĩa vụ kế thừa việc thực thi Hiệp định Geneva đã khiến cho Ủy ban liên hợp chỉ còn mỗi phía VNDCCH tham gia mà Ủy ban này lại có quyền quyết định về việc chuyển người qua khu phi quân sự cũng như giới tuyến. Tôi nói đến đây chắc bạn cũng hiểu là Ủy ban này có đồng ý cho VNDCCH chuyển người vào Nam hay không. Thứ 2, để lách luật như đã thấy, VNDCCH chuyển người vào Nam bằng đường qua Đông Hạ Lào (nơi đồng minh Pathet Lào được trao quyền kiểm soát theo Hiệp định) nên không vi phạm điều khoản cấm chuyển người qua giới tuyến tạm thời (quy định trong điều 6 của Hiệp định) vì giới tuyến tạm thời chỉ có giá trị trên lãnh thổ, lãnh hải và vùng trời của Việt Nam chứ ở Lào thì vô giá trị. Nói cách khác, các phe phái được chuyển quân vào lãnh thổ của nhau miễn là không băng qua giới tuyến quân sự tạm thời. Về vận chuyển vũ khí, Hiệp định cũng chỉ cấm chuyển vũ khí từ nước ngoài vào Việt Nam chứ không cấm chuyển vũ khí trong nội bộ 2 miền Việt Nam.
Điều thứ 2, xin trở lại chủ để thảo luận chính:
Thứ nhất, tôi nghĩ chúng ta đang có một số khác biệt. Ý kiến của tôi dựa trên cơ sở pháp lý và quan hệ ra lệnh-phục tùng của những người thuộc phe Cộng sản còn ý kiến bạn đang dựa trên xuất xứ vùng miền của những người này.
Thứ 2, tổng hợp lại ý kiến thì nhận thấy rằng: "Đối với 3 trung đoàn thì họ là người miền Bắc nhưng tham gia QGP"
Thứ 3, 3 trung đoàn này nhận lệnh từ Bộ Tư lệnh Tây Nguyên mà BTL này lại thuộc QGP.
Thứ 4, khi ra tòa, thì người ta buộc phải xử theo cơ sở pháp lý, chính vì lẽ đó, Hội nghị Paris đã thừa nhận sự tồn tại của Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Rõ ràng trong Hội nghị Paris, phía phái đoàn VNCH và phái đoàn Hoa Kỳ không thể chứng minh được là VNDCCH can thiệp quân sự vào miền Nam Việt Nam bởi vì nếu 2 phái đoàn chứng minh được thì phái đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam đã không được dự Hội nghị Paris. Hội nghị Paris được coi là vũ đài đỉnh cao nhất, là mặt trận khẳng định kẻ thắng-người thua trong Chiến tranh Việt Nam khi nó hội tụ mọi tinh hoa và sức mạnh về mọi mặt của các bên tham gia, trong đó chiến thắng trên chiến trường và trí tuệ của nhà đàm phán đóng vai trò quyết định. Việc phái đoàn Mỹ và VNCH không thể bác bỏ luận điểm "Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam độc lập với VNDCCH và QGP độc lập với QĐNDVN" của phái đoàn VNDCCH và phái đoàn CPCMLTMNVN, cũng như việc phải chấp nhậm để CPCMLTMNVN tham gia đàm phán đã khiến Mỹ và VNCH không thể chứng minh được VNDCCH can thiệp trực tiếp quân sự vào miền Nam Việt Nam (điều vi phạm Hiệp định Geneve) bên cạnh việc phải chấp nhận rằng lực lượng trực tiếp tham chiến của phe Cộng sản là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Từ đó, nhận thấy, bên tham chiến là QGP
Thứ 5, về quy định về Sự ổn định về phong cách. Tôi xin không nhắc lại. Theo quy định, khi sửa cần nêu ra lý do chính đáng. Tôi đã đưa ra lý do chính đáng, điều này được thể hiện trong phần thảo luận phía trên và chúng ta đều đã xem. Do đó, sửa đổi của tôi nên được ghi nhận. Bên cạnh đó, về xác định người đóng góp quan trọng đầu tiên thì nếu bạn mở lại lịch sử trang thì bài này do thành viên Genghiskhan dịch từ wiki Tiếng Anh mà như đã nói phía trên, lính Mỹ và tài liệu Mỹ có những nhầm lẫn về QGP mà tôi đã nói.
Tôi nghĩ chúng nên để là liên quân Cộng sản thì phù hợp hơnHanam190552 (thảo luận) 10:43, ngày 10 tháng 2 năm 2016 (UTC)
- Bạn bàn luận giông dài quá. Thôi thì dùng liên quân Cộng sản cũng tạm được.Tnguyen4321 (thảo luận) 16:33, ngày 11 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Ngoài ra tôi có xóa bỏ ba bốn đoạn bạn trích nguyên vào từ báo chí vì có nhiều chi tiết sai - tỉ như sự tham gia của trung đoàn Đại Hàn - và nguồn thuộc hạng không đáng tin cậy.Tnguyen4321 (thảo luận) 16:36, ngày 11 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Cấm tài khoản do vi phạm quy tắc về nguồn dẫn và thái độ trung lập của Wikipedia (lần 2)
[sửa mã nguồn]{{bỏ cấm|lý do=Lý do của bạn ở đây ~~~~}}
, nhưng trước tiên bạn nên đọc hướng dẫn chống lại việc cấm. minhhuy (thảo luận) 12:17, ngày 12 tháng 2 năm 2016 (UTC)Hanam190552 (nhật trình cấm • cấm hiện hành • cấm toàn cục • đóng góp • đóng góp bị xóa • nhật trình sai phạm • nhật trình mở tài khoản • thay đổi thiết lập cấm • bỏ cấm • kiểm tra người dùng (nhật trình))
Lý do yêu cầu bỏ cấm:
Lý do từ chối:
Nếu bạn muốn thực hiện thêm các yêu cầu bỏ cấm, hãy đọc hướng dẫn chống lại quyết định cấm trước, rồi hãy dùng bản mẫu {{bỏ cấm}} một lần nữa. Nếu bạn tạo quá nhiều yêu cầu bỏ cấm mang tính gây hại hoặc thiếu thuyết phục, bạn sẽ bị cấm sửa đổi ở trang này cho đến khi lệnh cấm của bạn hết hạn.
Cảnh cáo về tài khoản rối
[sửa mã nguồn]Đừng lạm dụng nhiều địa chỉ IP để phá hoại Wikipedia. Những hành động nằm tránh bị phát hiện hoặc để lách quy định cấm thành viên như vậy sẽ không có tác dụng gì đâu. Bạn được hoan nghênh đóng góp theo hướng tích cực cho Wikipedia, nhưng những sửa đổi vừa rồi của bạn đã bị lùi sửa hoặc xóa. Nếu bạn còn tiếp tục phá hoại Wikipedia bạn có thể sẽ bị cấm sửa đổi mà không báo trước.--minhhuy (thảo luận) 13:47, ngày 12 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Vặn nguồn?
[sửa mã nguồn]TV Hanam190552 đã sửa nhiều bài viết và thay nguồn uy tín bằng nguồn yếu, thêm thông tin sai lạc cũng như cố tình hiểu sai và lái bài viết để thể hiện quan điểm riêng. Cụ thể như sửa đổi này, thay nguồn từ báo Zing vào, và từ vụ đánh bom tháng 2/2016 lái sự việc sang vụ đánh bom tháng 10/2015 và không liên quan vào, cố tình dùng thêm cụm từ "Tuy nhiên sau đó vào ngày 27/10/2015" không có trong nguồn để liên kết 2 sự việc với nhau, trong khi báo Zing loan tin 2 sự việc riêng rẽ, việc nhắc đến vụ việc tháng 10/2015 chỉ là nói thêm vào. --2A02:908:1A0:91A0:1DEE:2D0E:1766:4B26 (thảo luận) 09:01, ngày 3 tháng 4 năm 2016 (UTC)
Cũng không thể nói nguồn Zing là nguồn yếu được, vì nếu nó yếu thì đã bị Wiki gạt rồi. Hơn nữa Zing dẫn lại CNN và WSJ, đó là những hãng tin lớn của Mỹ. Theo chính MSF thì vụ không kích được tại thị trấn Maaret al-Numan, tỉnh Idlib không rõ tác giả, còn tổ chức nói là Nga hay Syria cũng có đưa được bằng chứng xác thực đâuHanam190552 (thảo luận)
- Zing không bị gạt đi vì nó những giá trị nhất định cho các bài viết lĩnh vực giải trí, nhưng không phải chính trị và quân sự. Xin nhắc bạn rằng bạn đã bị cấm 2 lần, nếu lần này tiếp tục vi phạm quy định của Wikipedia, bạn sẽ bị cấm tài khoản vĩnh viễn (và bất kỳ tài khoản nào sau đó tạo ra để tham cùng các chủ đề này với cùng nội dung bổ sung đều sẽ bị cấm vĩnh viễn). --minhhuy (thảo luận) 14:32, ngày 3 tháng 4 năm 2016 (UTC)
Mình đang sửa nguồn, bạn nên từ từ. Minh đã cấp nguồn từ CNN, theguardian, Al Jazeera, đó đều là các hãng tin lớnHanam190552 (thảo luận) 14:33, ngày 3 tháng 4 năm 2016 (UTC)
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1o_k%C3%ADch_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_ti%E1%BB%83u_h%E1%BB%8Dc_Cai_L%E1%BA%ADy - bài viết đang có người xóa đoạn của bạn, nhờ bạn lưu ýXanhtan (thảo luận) 03:09, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)
Xin lỗi bạn, mình có đóng góp gì vào bài đó đâu, có thể bạn nhầm ngườiHanam190552 (thảo luận) 03:32, ngày 23 tháng 4 năm 2016 (UTC)
Mời tham gia ý kiến
[sửa mã nguồn]Chào bạn,
Mời bạn tham gia các thảo luận về tên thể loại ở Wikipedia tại dự án Phát sinh thể loại bán tự động. Ý kiến của bạn rất quan trọng đến dự án này cũng như quá trình xây dựng thể loại tự động của Wikipedia nhằm nâng cao chất lượng dự án lâu dài. Cảm ơn bạn! Bot gửi lời mời thay cho Alphama (thảo luận · đóng góp). AlphamaBot4 (thảo luận) 05:05, ngày 17 tháng 7 năm 2016 (UTC)
Thư mời
[sửa mã nguồn]Mời bạn tham gia dự án
| |
---|---|
Thân chào bạn, Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng Dự án Syria trên Wikipedia Tiếng Việt với một hệ thống hướng dẫn tổng quát đối với các loạt bài về đất nước Syria. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ phía bạn đối với trang dự án. Ngay bây giờ, bạn có thể đăng ký làm thành viên mới hoặc góp ý đề xuất trực tiếp tại trang thảo luận. Hân hoan đón chào bạn tại Dự án! Để biết thêm chi tiết, mời bạn vào trang nhà của dự án hay hỏi trực tiếp các thành viên khác. |
Kieprongbuon812 Thảo luận 08:15, ngày 15 tháng 12 năm 2016 (UTC)
Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận mở đầu năm 2017
[sửa mã nguồn]Chào bạn,
Wikipedia Tiếng Việt năm 2017 có 1 số thay đổi về mặt nhân sự và quy định. Trân trọng mời bạn tham gia các biểu quyết sau:
- Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên
- Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên
- Wikipedia:Thảo luận/Sửa quy trình đề cử bài viết chọn lọc
Xin cảm ơn trước vì sự quan tâm và tham gia của bạn.
Thành thật xin lỗi nếu tin nhắn làm phiền bạn hoặc trùng lặp với các lời mời trước đó.
AlphamaBot4 (thảo luận) 14:07, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)
Thư mời tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017
[sửa mã nguồn]Trân trọng mời bạn tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017. Xin cảm ơn!
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài
[sửa mã nguồn]Hello, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Xin cảm ơn!
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên
[sửa mã nguồn]Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên. Xin cảm ơn!
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia các hoạt động tháng 05/2018
[sửa mã nguồn]Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ? Trân trọng mời bạn tham gia các hoạt động:
Chúng tôi rất mong muốn lắng nghe ý kiến của bạn. Xin cảm ơn!
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia biểu quyết các thành viên quản trị Wikipedia tiếng Việt
[sửa mã nguồn]Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:
- Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Q.Khải
- Wikipedia:Biểu quyết chọn kiểm định viên/ThiênĐế98
- Wikipedia:Biểu quyết/Bổ sung quy định Chống rối
Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia các biểu quyết
[sửa mã nguồn]Chào bạn, bạn khỏe không? Hiện nay có 2 biểu quyết ở Wikipedia. Trong đó biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết có tính quan trọng, ảnh hưởng đến cách hoạt động của dự án, mong bạn bớt chút thời gian để tham gia và nêu quan điểm của bạn.
- Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết
- Wikipedia:Thảo luận/Đề xuất áp dụng quyền Giám sát viên tại Wikipedia tiếng Việt
Tôi mong muốn lắng nghe ý kiến và quan điểm của bạn về các biểu quyết trên. Chúc bạn sức khỏe và nhiều niềm vui khi tham gia đóng góp tại Wikipedia. AlphamaBot2 (thảo luận) 23:50, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)
Thư mời tham gia biểu quyết nhân sự
[sửa mã nguồn]Chào bạn, Wikipedia Tiếng Việt hiện nay đã có hơn 1.2 triệu bài vì vậy cần thiết phải có đội ngũ nhân sự mới để quản lý nội dung cũng như đánh giá lại năng lực các BQV cũ. Mời bạn tham gia các biểu quyết tại:
- Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Thienhau2003
- Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/P.T.Đ
- Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên/TuanUt
Trân trọng! Alphama (thảo luận · đóng góp)
- ^ https://en.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Copyright_violations
- ^ http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZXZjqs4EIafpR8gitnhEgJhN4vNlhtEQiAEEgghhPD0Q8-0Rpoene6bc9p1Zekvfa6_SuX1bh2vd9dsrMpsqNpr1rzfd2y6FaHPS4QIAEAM0CnRDCxhuYjcIkgWwUYVNZqzAOAtdRGIWuALHkUBkfpvviqGW6AbCIgbjiE3Kr2O1vH5QE7yXX_KIvZ6vmmnDJ1qQ3Mzq1Dy-iaemmxaaewNt1UHBLDHl1xzCCv0jwJpy1VKRhvrvolA2xtn5nArVo17IkKcymjsACmpnO1vZXCSnu4YeIV-KuWRIlFUFbZpUZiNHbGxTMLN_SQeDmrJxdOKsl5o2o3K20d94BdHBN_V90_-F4Jv_I3Wuy8RNPch-KoFfwu-qCFZBNyvH8ms8dKlRIB7Xn8qip-iJ8_se2ryuecBI89DJvBClTIMbBy3IPJ0pw06l2Mf3et2PZ_h7FyhQhPtafDIoSMZZg4hovNZmHt5ik2573cqcXXxOIQud2znuO9xSPRMkU-AShV_LMK2TiSrC6T0oOP8JJ51VYKJlOrY3CdNVb_aWOC2w11eTWJwkef6lEcOf8a2W0jXVShXl0PxSml_Vj1azfocI9stEzSIZFjL0s481XsqWyBdOPLyngaxWnGjcB-OOW4s0Gk39tEeCj1LGkJ8e_vGMJ59NwzQKTq_On2uZ_88-xbGOnWvTxDM0WwrXAjx1kE5hFAOXQAIiGvCgH0CBmVyMNTcPPQDSdyQmtGP3wHpPw50tHcgNhjkeCSgyZ-ukPntQGO9K5t2vyy5ME46SW6X2Rbl4nlRXSTkCBYlEuDuUU1GZ8bJeaU9wjpVgM1fWtwRoz7WimR5dzSTdOTaQZkndFeagcbYGt9k91HTRbpqDGTqjwv7qpybTMdJv5U5xVb6LCkKyxVMm952Wjp110YePAyD7b7k_cFT4aHkWWAde6HNj84jT_0goeLbtZWjsF3R5TKDUGsvx8-2fVog3v9tA8_ZliUHBi0AONSHen63zbCHHbR7FRBy8ILBfUZ15-CzDWxYfNgmEgAR9TdAlv5hoMf9aeDn0Qc_bSn724HR8il9ue-j_njNj_26uwSjabG-Nsf_xlEdLx8xi8sy_AvHL7pL/dl4/d5/L3dHQSEvUUtRZy9nQSEh/