Wikipedia:Trích dẫn
Trang này là một bài luận chứa lời khuyên hoặc quan điểm của một hoặc nhiều thành viên Wikipedia về Quy định Wikipedia không phải là mớ bừa bãi các thông tin và Hướng dẫn Đừng chép nguyên văn bài bên ngoài. Bài luận không phải là quy định hay hướng dẫn của Wikipedia. Bài luận có thể đại diện cho tầm nhìn chung của đa số thành viên nhưng cũng có thể chỉ đại diện cho quan điểm của thiểu số. |
Trích dẫn là một thuộc tính cơ bản của Wikipedia. Các câu trích dẫn đóng vai trò cung cấp thông tin một cách trực tiếp; trích dẫn một đoạn ngắn từ nguồn đôi khi có thể giải thích tốt hơn và đỡ tranh cãi hơn là cố gắng giải thích nó theo lời kể của một người khác. Trang này đưa ra các hướng dẫn cho việc sử dụng các câu trích dẫn như vậy trong các bài viết Wikipedia.
Định nghĩa
[sửa | sửa mã nguồn]Trích dẫn | Giải thích lại | |
---|---|---|
Định nghĩa | sự tái tạo chính xác một đoạn văn bản mà không có sửa chữa gì, phân biệt với đoạn văn bản xung quanh bằng dấu trích dẫn hoặc các yếu tố định dạng, dựa theo một nguồn đáng tin cậy | đoạn văn bản dựa trên một nguồn đáng tin cậy |
Sử dụng yếu tố định dạng | có | không |
Sự tái tạo chính xác một đoạn văn bản mà không có sửa chữa gì | có | không |
Giải thích | có | |
Ghi chú nguồn | có | |
Dựa trên | nguồn đáng tin cậy |
Hướng dẫn chung
[sửa | sửa mã nguồn]Trích dẫn là một công cụ tốt để thỏa mãn quy định Không đăng nghiên cứu chưa được công bố nhưng phải dùng nó một cách cẩn trọng.
Các đoạn trích dẫn phải kiểm chứng được là xuất phát từ một nguồn đáng tin cậy (xem Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được#Nhiệm vụ dẫn chứng). Quy định của Wikipedia về cách lấy thông tin trích dẫn có thể xem tại WP:QCPBTV. Các hướng dẫn khác có thể tìm thấy ở WP:VANPHONG và WP:CTNG. Ghi nguồn phải đặt ngay trong nội dung bài viết, chứ không nằm tách ra trong phần dưới của bài hoặc phần tham khảo. Người đọc không nên cứ phải nhấn vào phần dưới trang để xem lời nói đó được trích dẫn từ ai. Một lời trích dẫn không ghi nguồn có thể bị xóa bỏ bất cứ lúc nào, tuy nhiên, chúng tôi sẽ rất cảm kích nếu bạn thử tìm nguồn cho trích dẫn cho trước khi xóa nó đi.
Khi một đoạn trích dẫn đã được sử dụng trong bài rồi, nên tránh lặp lại nó, việc này bị xem là kiểu trình bày kém.
Câu trích dẫn cần mang tính đại diện cho toàn bộ tài liệu nguồn; người viết bài phải thật cẩn thận để tránh diễn giải sai ý nghĩa gốc của câu trích trong nguồn.
Tuy một câu trích dẫn là một ngôn ngữ tu từ để thể hiện giọng điệu trung lập, không thiên vị cần thiết của bách khoa toàn thư, nó có thể trở thành công cụ để chèn các yếu tố thiếu trung lập về một chủ đề gây tranh cãi vào sự dẫn giải của Wikipedia về đối tượng, và cần phải tránh.
Các tài liệu thuộc về phạm vi công cộng không sử dụng dấu trích dẫn nhưng văn bản phải ghi chú rõ nguồn và ghi ở cuối trang, hoặc có liên kết đến văn bản gốc. Còn với tài liệu có bản quyền, xem phía dưới.
Định dạng
[sửa | sửa mã nguồn]Đừng đặt câu trích dẫn theo kiểu in nghiêng trừ khi cần thiết phải dùng trong tài liệu, ví dụ như khi nhấn mạnh hoặc dùng từ không phải tiếng Việt (xem Cẩm nang về văn phong). Ghi rõ đoạn in nghiêng là có sẵn trong văn bản gốc hay bạn tự thêm nó vào. Ví dụ:
- Now cracks a noble heart. Good night sweet prince: And flights of angels sing thee to thy rest! [thêm nhấn mạnh]
Một trích dẫn phải luôn được chỉ rõ nó là trích dẫn. Để biết thông tin về cách dùng dấu câu với trích dẫn, bao gồm cả việc sử dụng dấu ngoặc kép trong trích dẫn, hãy xem Trích dẫn trong cẩm nang biên soạn. Nếu không sử dụng nguyên văn trích dẫn, bất kỳ biến đổi nào phải được đánh dấu rõ ràng, tức là [dấu ngoặc vuông] cho văn bản được thêm vào hoặc thay thế, dấu chấm lửng (...) cho văn bản bị xóa và nhấn mạnh sau dấu ngoặc kép là "[nhấn mạnh đã thêm]" hoặc "[nhấn mạnh trong bản gốc]".
Lạm dụng câu trích dẫn
[sửa | sửa mã nguồn]Tuy các câu trích dẫn là một phần không thể thiếu của Wikipedia, hãy cố gắng đừng lạm dụng nó. Các câu trích dẫn dài làm tốn chỗ nội dung thực sự của bài viết và làm mất sự chú ý đối với các thông tin khác. Bạn có thể thu ngắn nhiều câu trích dẫn trực tiếp bằng cách ghi ngữ cảnh tương ứng vào đoạn văn bản xung quanh. Tóm tắt hoặc diễn giải tương đương một câu trích dẫn thường sẽ tốt hơn trong trường hợp có thể viết lại rõ hơn từ ngữ trong câu gốc. Hãy nghĩ đến việc tối thiểu hóa chiều dài đoạn trích dẫn bằng cách sử dụng lời diễn giải, đưa đoạn trích dẫn nhỏ hơn vào đoạn văn trong bài viết, hoặc áp dụng cả hai cách trên. Miễn là bạn sử dụng các câu trích dẫn trong bài một cách chính đáng và hợp lý, thì không cần có một giới han nào cả.
Việc lạm dụng xảy ra khi:
một câu trích dẫn được dùng không đúng chỗ
Tức là một câu trích dẫn được đưa vào trong trang, nhưng không thấy giải thích tại sao phải đưa nó vào trong bất kỳ chỗ nào cả.
Ví dụ về việc lạm dụng câu trích dẫn
[sửa | sửa mã nguồn]- Dùng quá nhiều câu trích dẫn là không phù hợp với kiểu viết của bách khoa toàn thư, xem Wikipedia:Để viết bài tốt hơn.
- Các câu trích dẫn không phù hợp để dùng trực tiếp trong bài nên được đặt vào Wikiquote và đặt một bản mẫu Wikiquote để thông báo cho người đọc về các câu trích dẫn khác liên quan đến chủ đề.
- Do vấn đề văn phong, cần tránh sử dụng các hộp trích dẫn vì chúng gây sự chú ý đặc biệt đến quan điểm của một nguồn, và thể hiện quan điểm đó như thể Wikipedia đang ủng hộ nó. Thay vì sử dụng hộp trích dẫn để làm tăng sự nổi bật, hãy giải thích tầm quan trọng của nó trước khi giới thiệu câu trích dẫn hoặc trong trong đoạn giới thiệu câu trích dẫn.
- Wikipedia không phải là danh sách hoặc một kho lưu trữ các chủ đề liên kết lỏng lẻo với nhau như các câu trích dẫn.
- Đừng đánh số các câu trích dẫn trong mục riêng dành cho các câu trích dẫn.
- Không nên sử dụng một câu trích dẫn không trực tiếp liên hệ đến chủ đề bài viết hoặc trực tiếp ủng hộ cho thông tin mà nó trình bài, để tránh nghiên cứu chưa công bố.
- Hãy rải các câu trích dẫn cùng với lời văn của mình bình luận về câu trích dẫn đó thay vì tạo dựng một bài viết chỉ gồm các câu trích dẫn mà không có hoặc có ít lời văn.
- Các câu trích dẫn dài có thể được ẩn đi trong phần ghi chú dưới dạng chú thích ở chân bài để người đọc dễ dàng kiểm chứng mà không làm mất đi tính dễ đọc của bài.