Thảo luận:Vụ 47.800 đồng/Lưu 1
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Lưu 1 | Lưu 2 |
Biểu quyết xóa bài
Bài này đã được biểu quyết xóa bài từ ngày 07 tháng 9 đến ngày 20 tháng 9 năm 2007.
Kết quả là Giữ với 17 Xóa/18 Giữ cùng nhiều ý kiến của các thành viên khác, lưu trữ tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/2007/09#Nghi án 47.800 đồng.Bánh Ướt (thảo luận) 07:46, ngày 17 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Tiêu chuẩn bách khoa
Bài này không có giá trị bách khoa... Nguyễn Dương Khang 12:41, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Đúng vậy, bài này cần đưa ra biểu quyết xóa bài. An Apple of Newton thảo luận 18:46, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Lý do để cho rằng bài này không có giá trị bách khoa? Định nghĩa thế nào là giá trị bách khoa?
- Tuỳ theo dân tộc, trình độ dân trí, chính thể chính trị mà một sự kiện được quan tâm và được hiểu một cách khác nhau
- Nếu ở Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha có một em bé bị bắt cóc do cha mẹ lơ đễnh, chủ quan để con ở lại một mình trong phòng khách sạn thì lập tức cả thế giới văn minh quan tâm, báo chí cả thế giới viết về cô bé đó, người ta truy tìm, người ta hội thảo... còn hơn cả chuyện chính trị của Thủ tướng Anh Tony Blair có về hưu hay không.
- Nên quan tâm chuyện một vụ khủng bố có cảnh chặt đầu hay nên quan tâm đến một bé gái? Câu trả lời của các nước văn minh là họ quan tâm đến 1 bé gái. Số hit truy tìm được rất nhiều đủ tiêu chuẩn đưa vào Wiki.
- Ở Việt Nam, mùa khai giảng năm nay thiếu 1 bé gái, em đang phải khám ở bệnh viên tâm thần.
- Vì sao vụ án này không phải là đề tài bách khoa? Nếu không ai giải thích thì tôi phải xóa các tiêu bản không bách khoa thôi. Không thể treo một bảng gì đó mà không có lời giải thích hoặc giải thích bằng một khái niệm mông lung như "giá trị bách khoa".
- Huỳnh Thị Ngọc Trâm 01:35, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Không có giá trị bách khoa. Thật vậy, "Nghi án 47.800 đồng" là tên do các phóng viên tự đặt ra, không phải ai cũng dùng tên gọi này; hơn nữa Wiki không phải là để tường thuật lại sự kiện. Chien (thảo luận) 09:03, ngày 19 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Bàn cãi giá trị bài này
Hoan nghênh Nguyễn Thanh Quang đã xóa tiêu bản bách khoa vì đây là một đề tài bách khoa chỉ còn phải bàn cãi giá trị bài này ở tại trang thảo luận này. Nhưng ở trang này hiện chưa có ai thảo luận gì về giá trị của bài này.
- Một là, tôi phải xóa cáo bảng đang bàn cãi giá trị vì chưa có ai bàn cãi giá trị ở trang này thì việc treo bảng sẽ gây ức chế cho người khác khi đọc hoặc sửa chữa.
- Hai là, bài mới vừa được viết có mấy câu từ một thành viên mới, thiếu kinh nghiệm thì có nên bàn về giá trị của bài? Nếu treo bảng bài chất lượng kém cũng là quá đáng lắm rồi. Có ai vừa mới đẻ mà đã biết hát?
- Ba là, không biết với chỉ mấy dòng thì người đọc biết gì về vụ án này mà bàn giá trị với không bàn giá trị? Bàn một cái còn chưa định hình thì có nên bàn hay không?
- Bốn là, nếu người nào biết về vụ án này xin hãy viết thêm vào, làm cho nó đầy đủ sau đó tôi tin việc bàn cãi giá trị của bài mới đi vào thực chất.
Nếu không ai có hứng thú bàn cãi về giá trị của bài này thì tôi sẽ xóa cái bản đang bàn cãi giá trị của bài tại trang thảo luận vì hiện chưa có ai ngoài tôi thảo luận cả.
Nếu có ai là dân ruộng ở Đồng Tháp hoặc chí ít đã từng có cha mẹ làm rưộng hãy cho biết thu nhập một tháng của một gia đình làm muớn là bao nhiêu? Có được 25.000 đồng /tháng hay không?
Số tiền 47.800 đồng có lớn hay không? Tại sao khi hỏi cung lại cách ly cha mẹ với con? Phải chăng người ta nghi ngờ việc chi tiêu số tiền do biển thủ của công này có liên quan đến hai tên Mười và Nga?
Huỳnh Thị Ngọc Trâm 02:04, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Ba bộ
Trên mạng diễn đàn giáo dục có nhắc câu ca
Nhưng tại sao Trâm lại không tụt áo mà lại tụt quần vỗ vào mông đen đét rồi khóc mà không nói gì nữa?
Huỳnh Thị Ngọc Trâm 03:15, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Tôi hiểu sự phẫn nộ của bạn đối với sự kiện trên, tuy nhiên cần phải giữ một chuẩn mực nhất định về chất lượng các bài viết trên wikipedia. Tôi không tranh cãi về quan điểm nhân văn của cá nhân ai khi nhìn vào vụ việc. Nhưng buồn thay, phải chấp nhận rằng nghi án này chưa đủ tiêu chuẩn để có bài viết ở wikipedia. --Saigon punkid 02:36, ngày 8 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Tôi thì không hiểu những câu trên của Huỳnh Thị Ngọc Trâm có liên quan nào đến bài này? Mekong Bluesman (thảo luận) 12:02, ngày 18 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Tiêu chuẩn
Sự kiện này không còn mới diễn ra, không đủ tiêu chuẩn đưa vào Wikipedia. Vương Ngân Hà 04:20, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Đề nghị đưa ra biểu quyết tại cộng đồng về tính bách khoa của bài. Riêng tôi xin bỏ phiếu không đủ chuẩn. Dieu2005 04:48, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Chẳng lẽ vụ án nào cũng có bài viết sao? --Saigon punkid 07:33, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Bài này cần xóa bỏ. An Apple of Newton thảo luận 07:48, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Đã đem vào Wikipedia:Biểu quyết xóa bài. Xin mọi người tự nhiên bỏ phiếu. Nguyễn Dương Khang 08:36, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Vương Ngân Hà thì cho rằng "Sự kiện này không còn mới diễn ra, không đủ tiêu chuẩn đưa vào Wikipedia" nếu sự kiện mới xảy ra thì có đủ tiêu chuẩn đưa vào? Dieu2005 thì cho rằng đề bài không bách khoa trong khi Nguyễn Thanh Quang nghĩ khác, Nguyễn Thanh Quang cho rằng nó là đề tài bách khoa nhưng bài không đủ giá trị. An Apple of Newton thì lại cho rằng "Bài này cần xóa bỏ" mà không nêu lý do tại sao lại cần xóa, đây không phải là một thảo luận tích cực của một thành viên quản lý. Cứ thành viên mới tham gia viết bài mà đọc thảo luận kiểu này hết dám tham gia Wikipedia. Saigon punkid đặt câu hỏi "Chẳng lẽ vụ án nào cũng có bài viết sao" vậy ra Saigon punkid cho rằng bài này là một vụ án bình thường? Meem 08:44, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Thế thì mời Meem viết thêm bài "Cô giáo bắt học sinh liếm ghế", "Cô giáo bắt cả lớp tát bạn", "Thầy giáo cưỡng hiếp nhiều học sinh nữ cấp 1"... xem ra mấy vụ này trong ngành giáo dục nổi đình đám, tầm cỡ không kém đề tài này đâu. Hay là viết luôn "Dân oan khiếu kiện" nổi đình đám cấp quốc gia đấy. Nói đến nghi án, có lẽ nên bổ sung thêm cả nghi án cái phích, chỉ vì bị nghi ngờ ăn cắp cái phích mà một người phải ngồi tù hơn 10 năm từ những năm 1980. Tôi không hiểu sao mấy bạn có vẻ cố tình không hiểu bách khoa toàn thư nghĩa là gì? conbo 08:51, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Không hiểu sau khi đọc đường dẫn từ từ "bách khoa" mà conbo đưa ra có ai hiểu được "bách khoa toàn thư" nghĩa là gì không chứ tôi thì chẳng hiểu gì cả. Ý kiến viết thêm các bài "Cô giáo bắt học sinh liếm ghế", "Cô giáo bắt cả lớp tát bạn", "Thầy giáo cưỡng hiếp nhiều học sinh nữ cấp 1"... không làm tôi quan tâm vì tôi chẳng biết các vụ đó. Việc ghép tôi vào dạng cố tình không hiểu bách khoa toàn thư là gì làm tôi ngạc nhiên. Tại sao lại công kích cá nhân thế nhỉ? Meem 09:15, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Hãy xem Gooogle từ khóa "Madeleine McCann" kết quả là khoảng 1,770,000 cho (0.16 giây). nhưng nếu tìm cũng như vậy với từ khóa "Nghi án 47.800 đồng" hoặc tìm "Huỳnh Thị Ngọc Trâm" thì Google lại cho ra nhiều kết quả khác nhau một cách lạ kỳ. Cách đây mấy tháng nó cho khoảng hơn 13.000 kết quả còn hiện nay thì chưa tới 1000 kết quả. Có thể đây là lý do mà các thành viên khác cho là đề tài này không bách khoa hoặc Vương Ngân Hà cho là chuyện xảy ra đã lâu và chấm dứt (tôi đoán thế vì Vương Ngân Hà là người đã xóa bỏ tiêu bảng sự kiện đang diễn ra). Để thử xem Wikipedia tiếng Việt giải quyết vụ nghi án này thế nào?
- Trả lời thành viên Con bọ: nếu bạn qua nước Anh và bạn bắt học sinh liếm ghế hoặc hiếp nữ sinh cấp 1 bảo đảm bạn sẽ lên hình ngay lập tức và bạn sẽ có hàng chục bài báo về mình. Bạn có dám chắc Wiki tiếng Anh sẽ không viết về bạn? Đó là đề tài không bách khoa?Huỳnh Thị Ngọc Trâm 09:38, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Thực tế là vụ án này không diễn ra ở Anh, cũng làm ầm ĩ một thời gian thôi. Chẳng ai bây giờ viết về vụ án xe tông 2 nữ sinh ở đường Láng nữa cả, hồi xưa cũng ầm ĩ lắm mà. "Vụ án" này quá bình thường. Nên xóa. --Saigon punkid 19:52, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- "Thực tế là vụ án này không diễn ra ở Anh, cũng làm ầm ĩ một thời gian thôi" hôm qua lúc 22g15 đến 22g20 ngày 7/9/2007 Đài truyền hình Việt Nam VTV1 đưa tin và hình ảnh mẹ bé bị hỏi cung 11 giờ, rồi đài còn cho biết hiện bé đã lên trang nhất tất cả các báo trên thế giới! Ầm ĩ một thời gian thôi chỉ là cách nhìn của Saigon punkid, thực tế không luôn như bạn nghĩ. Huỳnh Thị Ngọc Trâm 04:27, ngày 8 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Xin hỏi bé nào lên trang nhất? Bé Maddie hay bé Trâm? Xin bạn đừng ra khỏi chủ đề thảo luận.--Saigon punkid 02:11, ngày 9 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Cả hai bé đều vừa mới lên trang nhất. Các báo điện tử như Vietnamnet, Vnexpress, Thanhnien vv... đều có tin trong ngày khai giảng, ví dụ Nữ sinh bị 'hỏi cung' chưa thể đến trường Cập nhật lúc 17h27, ngày 05/09/2007.Huỳnh Thị Ngọc Trâm 04:12, ngày 11 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Xin hỏi bé nào lên trang nhất? Bé Maddie hay bé Trâm? Xin bạn đừng ra khỏi chủ đề thảo luận.--Saigon punkid 02:11, ngày 9 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- "Thực tế là vụ án này không diễn ra ở Anh, cũng làm ầm ĩ một thời gian thôi" hôm qua lúc 22g15 đến 22g20 ngày 7/9/2007 Đài truyền hình Việt Nam VTV1 đưa tin và hình ảnh mẹ bé bị hỏi cung 11 giờ, rồi đài còn cho biết hiện bé đã lên trang nhất tất cả các báo trên thế giới! Ầm ĩ một thời gian thôi chỉ là cách nhìn của Saigon punkid, thực tế không luôn như bạn nghĩ. Huỳnh Thị Ngọc Trâm 04:27, ngày 8 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Thực tế là vụ án này không diễn ra ở Anh, cũng làm ầm ĩ một thời gian thôi. Chẳng ai bây giờ viết về vụ án xe tông 2 nữ sinh ở đường Láng nữa cả, hồi xưa cũng ầm ĩ lắm mà. "Vụ án" này quá bình thường. Nên xóa. --Saigon punkid 19:52, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Không hiểu sau khi đọc đường dẫn từ từ "bách khoa" mà conbo đưa ra có ai hiểu được "bách khoa toàn thư" nghĩa là gì không chứ tôi thì chẳng hiểu gì cả. Ý kiến viết thêm các bài "Cô giáo bắt học sinh liếm ghế", "Cô giáo bắt cả lớp tát bạn", "Thầy giáo cưỡng hiếp nhiều học sinh nữ cấp 1"... không làm tôi quan tâm vì tôi chẳng biết các vụ đó. Việc ghép tôi vào dạng cố tình không hiểu bách khoa toàn thư là gì làm tôi ngạc nhiên. Tại sao lại công kích cá nhân thế nhỉ? Meem 09:15, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Thế thì mời Meem viết thêm bài "Cô giáo bắt học sinh liếm ghế", "Cô giáo bắt cả lớp tát bạn", "Thầy giáo cưỡng hiếp nhiều học sinh nữ cấp 1"... xem ra mấy vụ này trong ngành giáo dục nổi đình đám, tầm cỡ không kém đề tài này đâu. Hay là viết luôn "Dân oan khiếu kiện" nổi đình đám cấp quốc gia đấy. Nói đến nghi án, có lẽ nên bổ sung thêm cả nghi án cái phích, chỉ vì bị nghi ngờ ăn cắp cái phích mà một người phải ngồi tù hơn 10 năm từ những năm 1980. Tôi không hiểu sao mấy bạn có vẻ cố tình không hiểu bách khoa toàn thư nghĩa là gì? conbo 08:51, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Vương Ngân Hà thì cho rằng "Sự kiện này không còn mới diễn ra, không đủ tiêu chuẩn đưa vào Wikipedia" nếu sự kiện mới xảy ra thì có đủ tiêu chuẩn đưa vào? Dieu2005 thì cho rằng đề bài không bách khoa trong khi Nguyễn Thanh Quang nghĩ khác, Nguyễn Thanh Quang cho rằng nó là đề tài bách khoa nhưng bài không đủ giá trị. An Apple of Newton thì lại cho rằng "Bài này cần xóa bỏ" mà không nêu lý do tại sao lại cần xóa, đây không phải là một thảo luận tích cực của một thành viên quản lý. Cứ thành viên mới tham gia viết bài mà đọc thảo luận kiểu này hết dám tham gia Wikipedia. Saigon punkid đặt câu hỏi "Chẳng lẽ vụ án nào cũng có bài viết sao" vậy ra Saigon punkid cho rằng bài này là một vụ án bình thường? Meem 08:44, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Theo tôi sự việc này kết thúc rồi và cần gỡ biển "Sự kiện đang diễn ra". Cái link mà Huỳnh Thị Ngọc Trâm là viết về hậu quả vụ việc chứ không phải là về bản chất, sự diễn tiến của vụ việc. Những ngày vừa rồi báo chí Mỹ đưa tin rất nhiều về vụ 11 tháng 9, về tưởng niệm nạn nhân, xây lại toà tháp... Chẳng lẽ như vậy sự kiện ngày 11 tháng 9 là "Sự việc đang diễn ra"? conbo 01:11, ngày 15 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Tôi đồng ý. Đây không phải là một sự kiện đang xảy ra. Mekong Bluesman 08:44, ngày 15 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Ý kiến
Với bài viết này, tôi không đặt vấn đề tiêu chuẩn, nội dung, chất lượng hay giá trị bài mà tôi đặt tính nhân văn của bài viết lên trên. Wiki là nơi tổng hợp những dữ liệu kiến thức, đo đó khi viết về một nhân vật hay sự kiện liên quan đến một nhân vật cần hiểu rằng, wiki là nơi tập hợp thông tin để cung cấp kiến thức hay sự kiện cho người đọc? Mặc dù sự kiện cũng một phần là kiến thức, nhưng người viết sự kiện đó viết như thế nào? Ngay người viết bài cũng đã thể hiện ý đồ của mình trong bài viết khi lồng ghép tên nhân vật và tên thành viên phần nào đã cho thấy, người viết không có thái độ trung lập khi viết bài, và có mục đích riêng.
Tôi không cần bỏ thêm phiếu xoá cho bài này, nhưng nó cũng sẽ bị xoá.
Lưu Ly 12:20, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Cứ cho là Lưu Ly đoán đúng, nếu bài được nhiều thành viên khác sửa chữa và rồi nó vẫn bị xóa như Lưu Ly đinh ninh, nhưng lý do xóa là gì? Vì "người viết không có thái độ trung lập khi viết bài, và có mục đích riêng". Được thôi, Wiki đầy rẫy các bài do nhiều người tạo ra với mục đích riêng, quan điểm chính trị riêng tương tự, có gì là lạ. Lưu Ly nên nhớ rằng wiki không cho phép giữ bản quyền và nó mở. Nghi án 47.800 đồng không phải là của Huỳnh Thị Ngọc Trâm cho dù chỉ do một mình Huỳnh Thị Ngọc Trâm tạo ra. Nếu có ai đó cho rằng nó chưa đủ trung lập và họ có thông tin thì xin mời, cứ việc sửa... Hy vọng rằng chừng đó là đủ trả lời cho thảo luận của Lưu Ly. Huỳnh Thị Ngọc Trâm 04:21, ngày 8 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Đừng lôi tôi vào những chuyện dông dài. Tôi biết người đang viết dưới tên Huỳnh Thị Ngọc Trâm là một người rất thạo wiki. "Mục đích" là cái gì đó mà chỉ người viết hiểu, đôi khi chỉ là để làm dài những trang thảo luận.Lưu Ly 04:29, ngày 8 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Bài viết này về một sự kiện đang diễn ra. Tôi cho rằng nó chưa nên đưa vào Wikipedia. Ảnh hưởng của vụ việc này cần phải đợi thời gian chứng minh. Những sự kiện vụ án Nam Cam hay vụ Tổng giám đốc PMU18 đánh bạc và chạy án là những sự kiện đáng nhớ. Chúng thu hút sự chú ý của công luận về những thực trạng xã hội, đồng thời chúng thể hiện quyết tâm của chính phủ Việt Nam trong đấu tranh với tội phạm. Tương tự, vụ Madeleine McCann mất tích được đưa vào Wiki tiếng Anh vì nó cho thấy sự khác biệt đáng kể về phương pháp điều tra của cảnh sát Anh với cảnh sát Bồ Đào Nha, bên cạnh đó sự tham gia tích cực của cha mẹ bé Madeleine McCann đang tạo ra một tiền lệ mới trong đấu tranh tội phạm, đặc biệt là hành vi xâm phạm trẻ em. Với những đặc điểm như thế thì vụ việc của bé Huỳnh Thị Ngọc Trâm chưa đủ tầm ảnh hưởng để đưa vào Wikipedia. Quan điểm của tôi là nếu từ vụ việc này mà ngành công an Việt Nam có những thay đổi, chuyển biến lớn trong cung cách làm việc hoặc vụ việc mang lại ảnh hưởng xã hội sâu rộng thì nó mới đáng để đưa vào Wikipedia. - Randall uob 18:57, ngày 8 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Đặng Huỳnh Mai sự việc "bé Trâm" sẽ được đưa vào chương trình quản lý giáo viên. Ảnh hưởng của việc học chương trình này có giúp chuyển biến cách thức quản lý học sinh, ứng xử với học sinh là do ở giáo viên, chờ xem. Còn ở ngành Công An thì chưa có thông tin đưa "bé Trâm" vào chương trình giảng dạy hay không. Chỉ cần một ngành có thay đổi cũng còn hơn là không có ngành nào. Tại sao lại phải cứ ngành công an Việt Nam có thay đổi thì Randall uob mới cho rằng bài mới có giá trị? Huỳnh Thị Ngọc Trâm 04:23, ngày 11 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Huỳnh Thị Ngọc Trâm đã không đọc hết câu viết của tôi mà thảo luận ngay. Bạn đọc lại đủ câu đi nhé. - Randall uob 11:30, ngày 13 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Lạc đề
Bài này viết lạc đề rồi, đối tượng của bài là gì? Meomeo 03:16, ngày 9 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Thế Meomeocho đối tượng của bài là gì? Làm thế nào để khỏi lạc đề? Huỳnh Thị Ngọc Trâm 04:24, ngày 11 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Có giá trị
- Bài viết cung cấp thông tin về việc thực thi luật pháp. (Mảng thông tin này hiện chưa có bài nào).
- Bài viết quan tâm đến tuổi thơ, thông tin về vấn đề xã hội sử sự với tuổi thơ.
- Bài viết cung cấp cho người đọc "Một giá trị nhân văn" mà người đọc có thể đang không có.
Bạn nào có thời gian sửa qua văn cú thì bài sẽ bách khoa hơn.
Hung oanh 07:25, ngày 9 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Ngộ nhận
Bài viết vụ việc này có thể gây ra nhiều ngộ nhận như báo chí Việt Nam gây ra.
- Từ ngữ: Bằng cách dùng các từ “nữ sinh” người ta có thể nhầm một em bé gái học cấp một với một "thiếu nữ" cấp 2 có thể bị lạm dụng tình dục, bằng cách dùng từ "hỏi cung", "ép cung", "nghi án" người ta có thể ngộ nhận đây là một vụ án, một vụ điều tra hình sự trong khi vụ việc xảy ra đã lâu và hai "bị can và bị haị" đều là học sinh cùng trường mới 10 tuổi chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Về độ tuổi chịu trách nhiệm theo khoản 1 điều 12 Bộ luật hình sự quy định " Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm." (Riêng người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng). Việc sử dụng từ ngữ nhầm lẫn có thể làm người đọc không kịp suy xét và có thể bị ám ảnh để từ thông tin có vẻ như là "một vụ làm việc lạm quyền nào đó" vì tình riêng nhằm mục tiêu tìm ra lỗi lầm của 2 em bé do 2 công an thực hiện, thành một vụ hỏi cung phạm pháp nghiêm trọng do không có người giám hộ và vi phạm quyền trẻ em (theo quy định của Công ước thì trẻ em được hiểu là người dưới 18 tuổi)
- Giá trị 47.800 đồng: số tiền 47.800 đồng trong bài được chú thích là bằng 3USD và mua được 3 tô phở bình dân. Theo tôi, đây là một chú thích gây nhầm lẫn nhiều mặt.
- Việc so sánh giá trị 47.800 đồng ngang giá bao nhiêu USD, hoặc bao nhiêu tô phở đã dẫn người đọc đến ba quan niệm sai lầm.
- Một là, số tiền đó là quá nhỏ đối với người đọc là dân thành thị và có thu nhập đủ để vào internet xem Wikipedia, họ khó có thể so sánh “3 tổ phở thành phố “với sự cần thiết tìm ra “thủ phạm” vụ mất cắp gây ra tai họa cho trẻ em, họ nghĩ rằng nên cho qua 3 tô phở.
- Hai là, 47.800 đồng không chỉ là tiền mà còn là danh dự, thể diện ở trẻ em và người lớn có liên quan. Một trong hai đứa trẻ đã lấy tiền, đó là con cái nhà ai? Nhỏ mà ăn cắp cái trứng thì lớn sẽ ăn cắp con bò. Đối với phạm vi hạn hẹp trong một xã vùng quê việc có một trong hai lớp phó ăn cắp quỹ lớp sẽ là một sự kiên lớn, lan rộng, ảnh hưởng của nó không như ở thành phố.
- Ba là, quá chú trọng giá trị đồng tiền có thể làm người đọc bỏ qua quan điểm vốn có của các người lớn có liên quan về 47.800 đồng. Họ có thể đã từng nghĩ: "Nhà trường mà bỏ qua một vụ cắp nhỏ (3 tô phở) trong học đường thì xã hội sẽ chứng kiến nhiều vụ cướp giật trên đường phố, nhiều vụ tham nhũng (triệu đô) trong tương lai". Các thày cô giáo có liên quan phải chăng đã làm kỳ cùng hết sức mình kể cả viện đến tình anh em nhờ công an giúp đỡ đâu phải là vì quyền lợi bản thân họ. Rất có thể là vì họ không thể chấp nhận cái xấu sẽ hoành hành và phát triển trong học sinh của họ, đặc biệt là trong các học sinh vốn ngoan, giỏi, được tin tưởng và có uy tín (lớp phó học tập) mà họ cho rằng họ cần cố gắng tìm ra lỗi nhỏ để giáo dục các em thành người học trò tốt trong tương lai (tôi không kết luận gì để thanh minh cho một ai mà chỉ nêu một giả thuyết đã bị nhà báo bỏ qua)
- Đồng tiền cần được hiểu theo ngang giá sức mua và theo thu nhập hoàn cảnh sống. Đối với người đọc là Việt kiều họ sẽ hiểu 3USD là bao nhiêu nhưng họ không hiểu tại sao nó lại mua được đến 3 tô phở, mỗi tô phở ở Mỹ có thể có giá từ 4 đô đến 6 đô, có nghĩa là 47.800 đồng có giá trị chưa tới một tô phở Mỹ! Hoặc họ sẽ so sánh 1 giờ lao động của họ có thể có giá trị 17USD- 18 USD thì 3USD là quá nhỏ. Nhưng có thật 47.800 đồng là quá nhỏ?
- Nếu cho rằng Trâm và cả Thư đều là con nhà nghèo thuộc nhóm 1, vùng đồng bằng sông Cửu Long thì theo Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004 của Tổng Cục Thống kê thì số tiền 47.800 đồng tương đương bao nhiêu?
- Số tiền 47.800 đồng đó đủ chi tiêu trong 0,48 tháng; đủ mua gạo trong 1, 2 tháng; mua các lương thực khác (quy gạo) là 14,53 tháng; mua thịt ăn trong gần 3 tháng(2,92tháng); ăn hàng vặt trong 11,46 tháng xem Chi tiêu dùng lương thực thực phẩm bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo 5 nhóm thu nhập và các loại lương thực, thực phẩm(giá thực tế)
- Cũng với số tiền 47.800 đồng, có thể đủ để đóng học phí trong 0,86 năm; đóng góp cho trường lớp trong 0,81 năm; mua sắm quần áo đồng phục trong 1,59 năm; mua sách giáo khoa trong 0,95 năm; mua dụng cụ học tấp trong 1,06 năm; có tiền học thêm trong 1,54 năm; xem Chi giáo dục, đào tạo bình quân 1 người đi học trong 12 tháng qua chia theo các khoản chi, thành thị nông thôn, giới tính, vùng và 5 nhóm thu nhập
- Việc so sánh giá trị 47.800 đồng ngang giá bao nhiêu USD, hoặc bao nhiêu tô phở đã dẫn người đọc đến ba quan niệm sai lầm.
- Cơ quan chịu trách nhiệm về vụ "nghi án": cơ quan chịu trách nhiệm chính khi trẻ em bị xâm hại là Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em chứ không phải là của Phòng giáo dục huyện, Công An huyện và khi Luật Bồi thường Nhà nước được thông qua (dự kiến Quốc hội sẽ thông qua vào cuối năm 2009) Sở Tư pháp sẽ chịu trách nhiệm đại điện Nhà nước bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức ở các cơ quan địa phương gây ra. Như vậy khi cá nhân bị oan sai gây thiệt hại do bất kỳ công chức của cơ quan Nhà nước nào gây ra thì chỉ cần đến trực tiếp Bộ Tư pháp hoặc Sở Tư pháp địa phương đòi bồi thường, xem Luật Bồi thường sẽ không làm công chức Nhà nước “run tay” Hiện chưa có Cục Bồi thường Nhà nước nên không biết cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho gia đình em Trâm.
Meomeo 09:02, ngày 13 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Tôi đề nghị bỏ phần tiền bạc ra khỏi bài. Việc gì phải ngồi so sánh 47.800 đồng nó đáng giá bao nhiêu rồi bưng cả một điều tra mức sống ra. Phần này khiến cho bài viết đang đi lạc khỏi chủ đề vốn có của nó. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 09:10, ngày 14 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Trần Vĩnh Tân cho rằng việc so sánh 47.800 đồng đáng giá bao nhiêu là vi phạm thái độ trung lập?
- Theo Trần Vĩnh Tân chủ đề của bài nên là gì, vì tôi thấy Meomeo cũng cho rằng bài này lạc đề.
Nbq 09:30, ngày 14 tháng 9 năm 2007 (UTC)
So sánh là cần thiết để chứng minh giá trị của 47.800 đồng hiện nay, nhưng tôi cho rằng không nhất thiết phải đưa ra một loạt các điều tra mức sống, nên để làm dẫn chứng. Chỉ cần nói rằng với mức sống hiện nay số tiền đó là nhỏ, và làm được một số việc + dẫn chứng. Bài này nếu muốn nói thẳng điều mà nó ám chỉ, thì nó đụng tới "việc thi hành luật tại Việt Nam", "việc thực hiện công ước bảo vệ trẻ em tại Việt Nam", "cách giáo dục tại Việt Nam", chứ bản thân sự kiện nếu chỉ nêu tình tiết thì để tên như vậy là đúng rồi. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 09:47, ngày 14 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Trong bài này không có điểm nào gây ngộ nhận, cung cấp thông tin đúng để người đọc tự tiếp thu.Chỉ với số tiền 47800 đồng nhưng nó đã dẫn đến một hậu quả vô cùng lớn khiến cho truyền thông báo chí vào cuộc, xã hội quan tâm và phản ứng mạnh mẽ. Bài này thu hút sự quan tâm của nhiều người đọc, có phải vì thế mà những người có chút ít liên quan (như giáo dục chẳng hạn...) muốn xóa bỏ nó.Dpwiki 13:04, ngày 14 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Meomeo đã "bưng cả một điều tra mức sống ra" bởi Meomeo biết rằng ai đó thêm vào chú thích "Trị giá 47.800 đồng tương đương 3 Đô la Mỹ hoặc mua được 3 tô phở bình dân" ám chỉ một số tiền nhỏ mà đẩy hậu quả sự việc thành lớn (tôi đoán thế). Meomeo cho thấy rằng, đối với người/sự việc này nhỏ, nhưng đối với người/sự việc khác là lớn nên trong câu chuyện này, cái "giá trị" của 47.000 đ không nên đặt vào.
Trong chuyện này, giả sử không phải là 47.000 VND mà là 47 triệu USD, thì những cách xử sự như thế của một số người trong bài có đúng không? Hoàn toàn không.
Vậy, trong bài này cần loại bỏ "giá trị tương đương" của 47.000đ trong chú thích số 1, rồi bỏ luôn cái bảng của Meomeo. Cám ơn Meomeo đã bỏ nhiều thời gian để vẽ cái bảng này.Lưu Ly 12:24, ngày 16 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Đúng như Lưu Ly đã đoán, việc ghi chú là để làm rõ hơn một vấn đề, nếu có ai đó không biết thì chua 3USD hoặc 3 tô phở cũng tốt nhưng trong trường hợp bài này mà ghi chú như vậy lại gây ra lầm lẫn như tôi đã thảo luận bên trên. Đúng là vẽ ra cái bảng rất công phu, cứ tưởng bắt chước bác Mekong sẽ được khen ai ngờ lại bị chê. Nhưng lúc chia ra kết quả 47.800 đồng đủ tiền cho một nhân khẩu nhóm 1 mua thịt ăn trong 3 tháng, tôi rất bất ngờ và rất buồn, dân ta sao mà nghèo thế. Meomeo 09:17, ngày 19 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Đối với tôi 50.000 đồng không phải là một số tiền lớn, các cháu nhà tôi xài nhiêu đó trong một buổi mà chẳng băn khoăn là nó lớn hay nhỏ. Nhưng cả trăm đứa nhỏ dồn lại từng cắc, từng tờ bạc 100 đồng, 200 đồng những tờ giấy bạc mà đã lâu tôi không còn nhìn thấy để tạo ra 47.800 đồng thì tôi cũng không dám cho là nhỏ. Nó có giá trị đến từng xu nhỏ. Tôi đồng ý với Lưu Ly là người lớn đã xử sự không đúng nhưng người đọc cũng không đúng nếu không hiểu giá trị của tiền bạc và mối liên hệ với xã hội cụ thể. Moimem 09:04, ngày 17 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Ở trên tôi cũng thảo luận rồi, sự thật thế nào thì viết đúng như thế, còn liên hệ thế nào là do người đọc, người giầu có cách nghĩ của người giầu, người nghèo có cách nghĩ của người nghèo, người có đạo đức khác người không có nhân tâm...Tại sao viết bài cứ phải giấu bớt nội dung vì những liên hệ này nọ như Môi mềm nghĩ ra. Dpwiki 10:13, ngày 17 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Lá cải
Nhiều người cho rằng đây là đề tài lá cải, được khai thác để ám chỉ, lèo lái người đọc về việc thực thi luật pháp ở Việt Nam, về quyền trẻ em về cách giáo dục. Họ cho rằng các báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động, VietNamnet, VnExpress là "lá cải"... Họ quá nhạy cảm hoặc quá vô cảm. Người ta dù ở cương vị nào khi biết sự việc cũng đều nói thẳng, nói toạc vào mặt nhau về sự sai trái mà không thèm dè chừng, không thèm chờ chỉ đạo của cấp trên như thường lệ, đừng tưởng bất kỳ ai cũng sợ cho cái ghế của mình rồi không dám nói gì khi thấy đứa nhỏ đáng tuổi con, tuổi cháu bị hành hạ đến phát điên.
Hãy đọc lại thử xem tâm tình của anh Vũ Anh Tuấn Chủ tịch Hội đồng Đội TP.Hồ Chí Minh xem anh ấy nghĩ gì về vụ việc này:
- "Tháng Thanh niên 2007 vừa khép lại, trong không khí tiến đến kỷ niệm 66 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, bài báo "Trách nhiệm và lương tâm" của tác giả Lê Thanh Hà trên Báo Tuổi Trẻ ngày 11/4/2007 là một cú sốc cho nhiều người, cho cán bộ Đoàn, cho những người làm công tác thiếu nhi.
- Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 cũng đã đến gần, mở ra những chân trời để tuổi thơ ước mơ trong sự quan tâm, chăm lo của gia đình và toàn xã hội. Phải thấy rằng việc quan tâm giáo dục, bảo vệ cho thiếu nhi không chỉ là trách nhiệm của các bậc phụ huynh mà còn là trách nhiệm của các ngành, các cấp và toàn xã hội. Khoản 1 Điều 3 Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em mà Việt Nam là một trong những quốc gia phê chuẩn đầu tiên nêu rõ: “Trong mọi hành động đối với trẻ em, dù là cơ quan phúc lợi xã hội của Nhà nước hay của tư nhân, là tòa án, nhà chức trách hành chính hay cơ quan lập pháp, những lợi ích tốt nhất của đứa trẻ phải là mối quan tâm hàng đầu”. Khoản 1 điều 5 của Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em cũng nêu: “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu“. Thật là điều kinh khủng cho em Huỳnh Thị Ngọc Trâm, học sinh lớp 5, chỉ mới 10 tuổi, chỉ vì nghi ngờ em ăn cắp số tiền quỹ lớp mà phải bị đưa về trụ sở Công an xã thẩm vấn. Đau đớn hơn là thái độ “lạnh lùng” của thầy hiệu trưởng, của giáo viên chủ nhiệm và đặc biệt của chính anh Tổng phụ trách Đội, người trực tiếp đưa em đến Công an xã. Hành vi, thái độ của họ thể hiện sự vô trách nhiệm đến bàng hoàng. Sự việc xảy ra lẽ thông thường của một nhà giáo, phải bằng cái đức, cái tài của một nhà sư phạm để tìm hiểu xem tính chất sự việc, khả năng xảy ra điều này đến mức độ nào. Thậm chí, nếu tìm được em lấy cắp số tiền quỹ lớp, cách xử lý cũng phải mang tính giáo dục chứ không thể dùng công cụ pháp luật để xử lý. Bởi vì bằng lương tâm ai cũng hiểu, đó là trường học, các em là học sinh, phải được nâng niu, giáo dục… sao có thể xử lý “vô trách nhiệm” như vậy. Điều 36 Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em qui định về trách nhiệm của cơ quan bảo vệ pháp luật ở khoản 3 nêu “Việc xử lý trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ trẻ em nhận thấy sai lầm, sửa chữa sai lầm và tiến bộ”.
- Điều đáng nói, hình ảnh người Tổng phụ trách Đội “vô tình” bị bôi đen khi xuất hiện như một người áp giải học sinh, đội viên của mình lên Công an xã. Tổng phụ trách Đội là người đoàn viên thanh niên cộng sản được Đoàn giao nhiệm vụ phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, phụ trách thiếu nhi, học sinh, là người anh, người chị gần gũi các em, hướng các em đến cái hay, cái đẹp đến với tổ chức. Lương tâm và trách nhiệm của Tổng phụ trách Đội Lê Văn Xem đặt ở đâu?
- Tôi nghĩ rằng tỉnh Đoàn Đồng Tháp, huyện Đoàn Châu Thành cần có hành động cụ thể để bảo vệ em lấy lại sự công bằng và niềm tin ở nơi em.
- Hướng đến ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, khắp nơi đang phát động Tháng hành động vì trẻ em. Thiết nghĩ công tác giáo dục, chăm sóc và giáo dục trẻ em không là nhiệm vụ của riêng ai. Hơn hết, hãy đến với các em không chỉ bằng lương tâm, trách nhiệm mà còn bằng tình cảm của mỗi người lớn chúng ta.theo Lương tâm và trách nhiệm người Tổng Phụ trách Độicủa Thành đoàn TP.Hồ Chí Minh.
Vi phạm bản quyền
Một số đoạn trong bài đã chép nguyên văn từ các báo điện tử, tôi không xóa hẳn đi, vì bài này nhiều người quan tâm, mà chỉ đóng tag lại, vẫn xem được khi edit. Mong thành viên quan tâm hãy cố gắng viết lại theo cách hiểu của mình, đừng chép nguyên văn nội dung các báo. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 09:20, ngày 18 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Xóa phần vi phạm bản ưuyền, gỡ bảng.Hung oanh 03:43, ngày 19 tháng 9 năm 2007 (UTC)
So sánh giá trị 47.800 đồng
Trị giá 47.800 đồng tương đương 3 Đô la Mỹ hoặc mua được 3 tô phở bình dân.
- là một so sánh không tổng quát, vì người khác có thể so với đồ chơi, bánh mì v.v. Tôi là sống ở Slovakia, nếu chú thích là Trị giá 47.800 đồng tương đương 70 Koruna... tôi sẽ dễ hình dung hơn, nhưng chú thích này hoàn toàn không cần thiết.
- đừng ép người đọc phải hình dung giá trị của 47.800 đồng theo ý một cá nhân nào và đừng sợ người ta không hình dung được như bạn.
Mong Dpwiki suy nghĩ về điều này và tham khảo các thảo luận trên về giá trị vật chất của 47.800 đồng.
Thaisk (thảo luận, đóng góp) 19:00, ngày 9 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Bài viết về sự hỏi cung vì tiền, vậy thì cũng phải biết giá trị thật của đồng tiền chứ, người thì so với phở, người thì so với đồ chơi hoặc cái khác...Quy đổi ra Đô la là thông dụng nhất, tổng quát nhất. —bàn luận không ký tên vừa rồi là của 69.65.29.242 (thảo luận • đóng góp)
- Cảm ơn IP69.65.29.242 đã giải thích. Các bác thấy thế nào, chú thích số 1 đã khác trước, bảng giá trị tương đương của 47.800 đồng đã cất (nếu không ai phản đối thì sẽ xóa đi, các số liệu trong bảng này sẽ có ích trong các bài khác). Thaisk (thảo luận, đóng góp) 07:34, ngày 10 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Cũng không cần phải xóa, nó tham khảo cho giá trị của đồng tiền tại Việt nam vào thời điểm sự việc xảy ra.118.68.37.109 08:52, ngày 10 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Tham khảo thì dẫn sang bài VND là được rồi, bên đó trình bày chi tiết hơn, bài này nên bỏ các chi tiết rườm rà này mà tập trung vào trình bày sự kiện hơn. Nguyễn Thanh Quang 08:55, ngày 10 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Việc cất hay xóa đi cả đoạn so sánh giá trị 47.800 đồng và cả bảng so sánh sẽ rất khó giải thích lý do. Vì mỗi người hiểu mỗi cách.
- Việc bài VND có nói chi tiết về giá trị đồng tiền nói chung không bó buộc các bài khác không được nói đến giá trị 47.800 đồng, là một số tiền cụ thể, không chắc mọi người đọc bảng so sánh đã cho đó là rườm rà nếu nó là đúng.
- Việc không nói đến giá trị 47.800 đồng có thể làm một số người đọc nhầm lẫn, không thể hình dung ra nó lớn hay nhỏ.
- Theo điều 138/BLHS 1999 : " Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm ".
Như vậy để cấu thành tội trộm cắp tài sản thì hành vi đó phải thỏa mãn bốn yếu tố sau:
- Khách thể: xâm phạm đến khách thể mà pháp luật hình sự bảo vệ, đó chính là quyền sở hữu về tài sản đó.
- Chủ thể: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 138 Bộ luật hình sự là tội phạm nghiêm trọng. Điều 12 Bộ luật hình sự có quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng.
- Mặt khách quan: hành vi khách quan của tội này là hành vi "chiếm đoạt". Bằng hình thức lén lút, lợi dụng sự sơ hở mất cảnh giác của người quản lý tài sản không trông coi tài sản cẩn thận hoặc lợi dụng hoàn cảnh khách quan khác chen lấn, xô đẩy để tiếp cận tài sản thực hiện hành vi chiếm đoạt.
- Mặt chủ quan :
- Lỗi cố ý trong khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
- Động cơ trong việc chiếm đoạt như thế nào. Rõ ràng với động cơ vụ lợi cho bản thân mà thực hiện hành vi chiếm đoạt.
- Mục đích : Nhằm chiếm đoạt tài sản
Hành vi trộm cắp tài sản dưới năm trăm nghìn đồng chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản khi hành vi đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt, hay chưa được xoá án tích về tội chiếm đoạt tài sản.
Như vậy liên hệ điều 138/BLHS 1999 Luật hình sự với 47.800 đồng quỹ lớp + nữ sinh 10 tuổi chưa có tiền án, tiền sự thế nào đây?
Do đó, việc bảng so sánh giá trị đã có chỉ mới tính sức mua tương đương mà còn chưa so sánh 47.800 đồng với mức vi phạm tối thiểu có thể phạt tù 500.000 đồng của điều 138/BLHS 1999 Luật hình sự là một thiếu sót, mà theo tôi, là thiếu sót nghiêm trọng.
Ngoài ra, theo tôi cần xem lại việc xóa thể loại "Thực thi pháp luật" mà nhiều thành viên khác đã đề nghị, kể cả các thành viên đã từng yêu cầu xóa bài.
Vì sao một trường hợp tương tự đánh trẻ em để tìm ra 170.000 đồng bị mất cắp lại bị công an khởi tố mà trường hợp bé Trâm bị làm cho điên loạn lại không khởi tố? Xem bài Đánh trẻ em thành tâm thần vì 170 nghìn đồng 10:43' 9/1/2007 sẽ thấy 47.800 đồng còn nhỏ hơn 170.000 đồng và bé Trâm mới 10 tuổi còn nhỏ hơn Nguyễn Văn Thành 13 tuổi trong khi thái độ của cơ quan pháp luật lại ngược nhau.
Phải chăng vấn đề thực thi pháp luật ở Việt Nam có sự phân biệt đối tượng phạm pháp. Dân đánh người để tìm 170.000 đồng bị trẻ em 13 tuổi ăn cắp thì khởi tố bỏ tù, còn quan dọa trẻ em 10 tuổi sợ phát điên để tìm có 47.800 đồng thì cho qua?
Yamaham 09:50, ngày 10 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Thành viên Thaisk đã gọt táo tới lõi mà không bàn với mọi người ?, đề nghị khôi phục lại phần bị Thaisk che đi Dpwiki 16:29, ngày 10 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Xin ý kiến mọi người
Qua các thảo luận, việc lập bảng giá trị 47.800 đồng xuất phát từ câu so sánh "Trị giá 47.800 đồng tương đương 3 Đô la Mỹ hoặc mua được 3 tô phở bình dân". Đây là hai điểm tôi bỏ đi trong bài, nhưng cũng có ý kiến cần khôi phục. Các thảo luận không đi đến đồng thuận nên tôi xin hỏi ý kiến của nhiều người, có cần khôi phục không.
Nội dung bảng và phần viết giới thiệu. Tuỳ theo quan điểm, tính cách, điều kiện sống và nhu cầu của từng người mà số tiền 47.800 đồng có các giá trị khác nhau. Nó có thể là một số tiền rất nhỏ đối với người lớn hoặc vấn đề nhỏ ở vùng đô thị nhưng có thể là lớn với trẻ em hoặc vấn đề lớn ở vùng nông thôn. Nó có thể là khá lớn nhưng không đủ lớn để bất cứ đứa trẻ nào lừa dối, đánh đổi lấy danh dự tình cảm hoặc thể diện của cha mẹ, thầy cô giáo. Nó có thể ngang giá với chừng khoảng 3USD hoặc chỉ đủ mua 3 tô phở bình dân ở một thành phố lớn. Nhưng nó có thể chi dùng cho các nhu cầu chi tiêu lương thực, thực phẩm hoặc chi tiêu cho nhu cầu giáo dục học hành của một nhân khẩu theo nhóm 1 (là nhóm có thu nhập thấp nhất trong năm nhóm) cho nhiều hạng mục chi tiêu lên đến hàng tháng hoặc hàng năm.[1]
Chi tiêu dùng lương thực, thực phẩm bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng | |||
---|---|---|---|
Chung cả nước | Nhóm 1 | Sức mua của 47.800 đồng tương đương | |
nghìn đồng/tháng | nghìn đồng/tháng | tháng | |
Gạo các loại | 40.50 | 39.89 | 0.48 |
Lương thực khác(quy gạo) | 5.16 | 3.29 | 14.53 |
Thịt các loại | 37.36 | 16.36 | 2.92 |
Chi giáo dục, đào tạo bình quân 1 người đi học trong 12 tháng | |||
Học phí | 253.25 | 55.60 | 0.86 (12 tháng) |
Đóng góp cho trường lớp | 85.83 | 58.81 | 0.81 (12 tháng) |
Quần áo đồng phục | 59.90 | 30.10 | 1.59 (12 tháng) |
Sách giáo khoa | 89.02 | 50.47 | 0.95 (12 tháng) |
Dụng cụ học tập | 67.32 | 44.98 | 1.06 (12 tháng) |
Học thêm | 129.50 | 31.01 | 1.54 (12 tháng) |
Cần bỏ đoạn sau không? "Tuỳ theo quan điểm, tính cách, điều kiện sống và nhu cầu của từng người mà số tiền 47.800 đồng có các giá trị khác nhau. Nó có thể là một số tiền rất nhỏ đối với người lớn hoặc vấn đề nhỏ ở vùng đô thị nhưng có thể là lớn với trẻ em hoặc vấn đề lớn ở vùng nông thôn. Nó có thể là khá lớn nhưng không đủ lớn để bất cứ đứa trẻ nào lừa dối, đánh đổi lấy danh dự tình cảm hoặc thể diện của cha mẹ, thầy cô giáo. Nó có thể ngang giá với chừng khoảng 3USD hoặc chỉ đủ mua 3 tô phở bình dân ở một thành phố lớn. Nhưng nó có thể chi dùng cho các nhu cầu chi tiêu lương thực, thực phẩm hoặc chi tiêu cho nhu cầu giáo dục học hành của một nhân khẩu theo nhóm 1 (là nhóm có thu nhập thấp nhất trong năm nhóm) cho nhiều hạng mục chi tiêu lên đến hàng tháng hoặc hàng năm".[2]
- Giữ
- Giữ, đoạn trên giúp hiểu được số tiền 47.000 đồng lớn tương đối bao nhiêu. Một ví dụ rất mới, khi đọc bài Người lớn thổi phồng sự việc, một HS lớp 6 tự tử Thứ Hai, 12/11/2007, 18:12 (GMT+7)được biết cháu Hiền luôn là học sinh ngoan, nhiệt tình tham gia các hoạt động của trường, của lớp đã lấy 47.000 đồng gồm các loại tiền xu có mệnh giá từ 1.000 đến 5.000 đồng và đã tự tử chết cũng vì người lớn ép uổng cháu quá mức.Hình như 47.000 đồng đối với một số ngưòi Việt là rất to.Yamaham 14:47, ngày 12 tháng 11 năm 2007 (UTC)
- Giữ. Đọc bài trên báo Tiền phong tôi thấy người lớn sao mà kỳ cục[1].Vụ này đã được báo Vietnamnet liên kết với vụ hỏi cung bé gái lớp 5 Người lớn thổi phồng sự việc, ép chết trẻ nhỏ 20:43' 12/11/2007(GMT+7). Có vẻ cơ quan điều tra quên cách áp dụng luật Tố tụng Hình sự với trẻ em. Còn cha mẹ gì mà con giẫy đạp ầm ầm, rên rĩ trước khi chết cũng bỏ lơ, sỹ diện, cố chấp. Đọc thư tuyệt mệnh thấy xót, không hiểu ở nước ngoài quan tòa sẽ xử người lớn nước ta tội gì.
Bánh Ướt 09:52, ngày 13 tháng 11 năm 2007 (UTC)
- Không cần
- Trắng
- "40.000 đồng có giá trị như thế nào lúc này. Đó là giá của 2 bát phở, giá của 4 lít xăng, giá của hai xuất cơm trưa văn phòng, giá của một cuốc xe ôm trên đoạn đường 10km, giá của hơn một bao thuốc lá 555, giá của 3 ly cà phê…". Bạn có choáng váng khi mỗi tháng, một người trong mỗi gia đình nông dân chỉ có 40.000 đồng để chi tiêu tất cả những gì họ cần không? Nguồn "Bức thứ hai: “Tổng thu nhập một tháng của người nông dân” 09:00' 28/06/2009 (GMT+7). So với lạm phát trong cả 2 năm và với giá trị số lượng thì 47.800 đồng năm đó lớn hơn 40.000 đồng năm nay nhiều làm chứ. Chả trách. Meomeo (thảo luận) 04:25, ngày 2 tháng 7 năm 2009 (UTC)