Bước tới nội dung

Thảo luận:Trang Chính/Lưu 3

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi *khi người ta trẻ* trong đề tài Wiki và tôi.

Đổi tên của cổng tri thức

[sửa mã nguồn]

Tên của cổng tri thức "Nền văn minh cổ" nên được đổi thành "Hy Lạp & La Mã cổ" vì nó chỉ liên quan đến hai nền văn minh này. Mekong Bluesman 23:04, ngày 2 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hình ảnh trên Wikipedia tiếng Việt

[sửa mã nguồn]

Số hình ảnh đã tăng lên, số hình ảnh không có giấy phép, hay dùng giấy phép sai, cũng tăng lên rất nhiều. Tôi đã thấy hình có Copyrighted by... ngay trên nó!

Những người viết mới thích cho nhiều hình ảnh vào bài vì họ nghĩ là chúng sẽ làm bài có chất lượng, thay vì thật sự viết bài để làm tăng chất lượng. Đa số các người này không trở lại và cho giấy phép vào các hình ảnh họ đã tải lên đây; khi viết message thì họ không trả lời!!!

Tôi nghĩ là đã đến lúc mà chúng ta cần có một project xóa bỏ bớt các hình ảnh vi phạm, giống như chúng ta đã xóa các bài viết vi phạm.

Mekong Bluesman 12:10, ngày 9 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thảo luận không đúng chỗ

[sửa mã nguồn]
Thảo luận không đúng chỗ của IP 222.253.183.222 (đã xóa)Thành viên:Conduongmauxanh0408ls (đã chuyển sang Wikipedia:Bàn tham khảo. An Apple of Newton thảo luận 00:52, 1 tháng 11 2006 (UTC)

Bạn vui lòng lưu ý 2 điều: thứ nhất, đây KHÔNG phải là một diễn đàn; thứ hai, bạn KHÔNG được xóa lời của người khác. Nếu còn tiếp tục vi phạm, bạn sẽ bị cấm sửa đổi. Avia (thảo luận) 03:21, 10 tháng 8 2006 (UTC)

thảo luận quên ký tên này là của 222.253.183.222 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 00:38, ngày 9 tháng 8 năm 2006 (UTC).Trả lời

Xin bạn lưu ý rằng Wikipedia là dự án để xây dựng bách khoa toàn thư, và các trang thảo luận dành riêng cho thảo luận về việc xây dựng bách khoa toàn thư này. Đây không phải là một diễn đàn (forum). – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:43, 9 tháng 8 2006 (UTC)
Xin đừng dời tin nhắn của người khác mà không đưa lý do. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:07, 9 tháng 8 2006 (UTC)

Góp ý

[sửa mã nguồn]

Nên viết hoa chữ đầu trong các từ:

  • tra cứu
  • tuần này
  • bên ngoài

thảo luận quên ký tên này là của Phamanhviet (thảo luận • đóng góp) vào lúc 10:27, ngày 31 tháng 10 năm 2006 (UTC).Trả lời

Theo tôi, đó là văn phong của trang này; nó giống những tab ở trên vì không được viết hoa. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 22:24, 31 tháng 10 2006 (UTC)

Subways in Ho Chi Minh City

[sửa mã nguồn]

This would be good to add to your Vietnamese Wikipedia. A subway system is planned in Thanh Pho Ho Chi Minh.

en:Ho_Chi_Minh_City_Metro

I'll even get you started by supplying the wikilink to the article yet to be created: Tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh

--72.205.241.187 22:49, 21 tháng 11 2006 (UTC)

Cách viết tên những địa danh và nhân vật khi viết bài trong Wikipedia

[sửa mã nguồn]

Đã được di chuyển đến Thảo luận:Lực đẩy Archimedes.

Thông báo này là sao: You can give the gift of knowledge by donating to the Wikimedia Foundation! Tax-deductibility of donations Newone 15:26, ngày 16 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thành viên và thành viên có tài khoản?

[sửa mã nguồn]

Hiện giờ chúng ta có 972.243 thành viên có tài khoản, nhưng mới...

Phải chăng thành viênthành viên có tài khoản là hai khái niệm khác nhau? Vì trong câu trên, tôi thấy viết: thành viên có tài khoản.

Nếu hai khái niệm đó là một thì chúng ta nên bỏ cụm từ có tài khoản trong câu trên.

--Nguyễn Thế Phúc thảo luận 14:27, ngày 22 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Có một số "thành viên" tham gia lâu năm nhưng chưa tạo tài khoản. Nguyễn Hữu Dng 16:18, ngày 22 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Híc, rắc rối quá! Vậy thế nào là thành viên? --Nguyễn Thế Phúc thảo luận 16:26, ngày 22 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Theo tôi thì nếu đã gọi là thành viên thì chỉ có thể là người đã Đăng ký và có tài khoản Chenfuyin 15:06, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)ChenfuyinTrả lời

Nên đưa vào một hệ thống nhắn tin để khi người đó login vào popup khuyên người đó nên tạo tài khoản để tiện sửa chữa Wmania 10:47, ngày 11 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hi hi đã login được nghĩa là đã có tài khoản đó. Theo tôi hiểu "thành viên" là những người tham gia viết bài, nhưng trong số đó có thể có người không mở tài khoản, có người đã mở tài khoản. Bạn Wmania thử logout và sửa một bài nào đó, sẽ thấy có thông báo trên ô sửa đổi rằng bạn đang không đăng nhập và có phần mời bạn đăng nhập/mở tài khoản để giấu địa chỉ IP. 203.160.1.42 10:59, ngày 11 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi hay dùng cụm từ "người dùng" (user) để chỉ đến tất cả mọi người tham gia dự án này, bao gồm những người vô danh, còn "thành viên" chỉ đến các người dùng đã mở tài khoản. Tôi sẽ chỉnh lại trang đó. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 20:19, ngày 11 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Một vài góp ý

[sửa mã nguồn]

Có thể nói trang này rất hay. Tôi coi đây là 1 thư viện. Thư viện này sẽ hay hơn nếu như: Sau khi hệ thống hóa các vấn đề trang có mục cho Download và bản update hàng tháng. Nếu được như vậy tôi tin rằng trang web này còn thu hút được nhiều người tham gia hơn. Kính mong ban quản trị tiếp nhận ý kiến của tôi. Địa chỉ liên hệ với tôi: thanhdinhnguyen18 at yahoo.com. Rất mong ý kiến phản hồi. Chân thành cảm ơn! Nguyễn Thanh Định 09:09, ngày 21 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mekong Bluesman đã xóa thảo luận này của Dinhvuvanhung02 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 10:15, ngày 28 tháng 1 năm 2009 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Phiên bản

[sửa mã nguồn]

Xin bổ sung thêmcác phiên bản tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Thái, tiếng Tagalog, tiếng Ả rập và tiếng Hebrew tại trang chính vì một số thành viên có thể có nhu cầu tham khảo các ngôn gnữ này. --Saigon punkid 02:22, ngày 17 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

"Truyền lên tập tin" hay "Truyền tập tin lên"?

[sửa mã nguồn]

"Truyền lên tập tin" nghe không được "Việt" lắm. "Truyền lên một tập tin" thì đúng, nhưng "truyền lên tập tin" nghe không ổn. Nên chăng đổi thành "Truyền tập tin lên"? Thị Phi 03:51, ngày 18 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

"Tải tập tin lên"? Nguyễn Thanh Quang 04:41, ngày 18 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi cũng hay dùng từ "tải". Thaisk (thảo luận, đóng góp) 21:52, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xin chân thành cám ơn tác giả và các cộng tác viên của vi.wikipedia.org Đây quả thực là một đóng góp rất lớn trong việc chia sẻ kiến thức và khó có thể kiếm được một trang tiếng Việt đầy đủ thông tin hơn nữa.Nqb gtvt 13:51, ngày 19 tháng 7 năm 2007 (UTC)

Dùng từ "tải" hay hơn. "Tải tập tin" hay "Tải tập tin lên" cũng được Chenfuyin 15:01, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)ChenfuyinTrả lời

Bài chọn lọc từ 23/7 đến 30/7

[sửa mã nguồn]

Katakana dùng phiên âm từ vựng nước ngoài ngoại trừ tiếng Trung và từ vựng của một số ngôn nước dùng chữ Hán khác., xin bỏ đi chữ ngôn. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 01:46, ngày 23 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cảm ơn, đã sửa. Lần sau bạn có thể tự sửa bằng cách sửa trang Wikipedia:Bài viết chọn lọc/xxxx/Tuần y, ví dụ cho tuần này: Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2007/Tuần 30. Nguyễn Hữu Dng 02:56, ngày 23 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ôi trời, câu này hình như là do tôi bổ sung, gõ nhanh lại thành viết ẩu. Sorry nha! Khương Việt Hà 15:56, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xóa thành viên

[sửa mã nguồn]

Liệu có thể xóa tên các thành viên mà hàng năm trời chả có một sửa đổi nào, hoặc thành viên đã có tài khoản nhưng chưa từng có sửa đổi sau một khoảng thời gian nào đó (ví dụ 6 tháng) ko nhỉ? Tôi thấy hầu hết các site trên thế giới có uy tín (ví dụ Yahoo Mail, Hotmail) đều có cơ chế xóa kiều đó.

À mà có lẽ ko nên, vì rằng sẽ có người khác vào tạo một tên tài khoản có thể trùng lắp với người đã từng bị xóa, khi đó wiki sẽ lưu vết những đóng góp (hoặc phá hoại) trùng tên thành viên mất. Tuy nhiên, ko hiểu sao tôi cứ thấy có vấn đề gì đó ở đây khi khá nhiều tài khoản có lẽ chả có một đóng góp nào, (thế nên mới có tình trạng số lượng tài khoản nhiều gấp đôi số lượng bài viết).

Khương Việt Hà 15:46, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hà nói đúng lý do chính mà chúng ta không có cách để xóa tài khoản: các lịch sử đóng góp sẽ không chính xác.
Chắc hơn một năm, những người phát triển phần mềm cứ nói là chế độ single sign-in (đăng ký một lần cho tất cả mọi wiki của Quỹ Wikimedia) sẽ được viết xong không lâu. Khi họ bật lên single sign-in, những tài khoản không bao giờ có sửa đổi và không được sử dụng trong vòng vài tháng sẽ bị xóa. Ngoài ra, hễ trường hợp wiki A có tài khoản "foo" với 2 sửa đổi và wiki B có tài khoản cùng tên với 200 sửa đổi, "foo" tại wiki A sẽ phải đổi tên. Tuy nhiên, tôi không biết phải chờ đợi bao lâu cho chế độ này.
 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 05:53, ngày 2 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời
Mekong Bluesman đã xóa thảo luận này của youngboy_hn@yahoo.com vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 10:15, ngày 28 tháng 1 năm 2009 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
Tính năng mà anh Nguyễn Xuân Minh đề cập chắc sẽ chẳng bao giờ có đâu nhỉ!
Nếu như vậy thì theo tôi nên xóa những tài khoản mà chưa từng có một đóng góp nào cho Wikipedia tiếng Việt đi. Như vậy thì sẽ không lo chuyện không chính xác về lịch sử đóng góp nữa, mà với lại cũng giảm được kha khá tài khoản rồi! 123.26.116.171 (thảo luận) 10:35, ngày 11 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hỏi về viết chính tả

[sửa mã nguồn]

Tôi đang gặp khó khăn trong lỗi viết hoa. Xin hỏi cách viết đúng cụm từ sau:

"trường đại học kinh tế quốc dân"

Vui long gui cho tôi sơm nhe. Cám ơn nhiều!

Viết là "trường Đại học Kinh tế Quốc dân". Bạn có thể xem tại trang chủ của trường ĐH này: http://www.neu.edu.vn. - Randall uob 22:43, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Theo tôi thì sẽ viết là: "Trường Đại học Kinh tế Quốc dân" Bạn có thể tham khảo cuốn "Thực hành văn bản tiếng Việt" để hiểu rõ hơn về các quy định khi viết hoa. - Minhtam.tvtt Mà tại sao những từ này(danh-từ kép) lại không có gạch nối, như danh-từ Đại-học, Kinh-tế, Quốc-dân phải có gạch nối chứ, xin hải-nội chư-quân-tử post ý-kiến lên xem sao.

Cách viết gạch nối này đã không còn phổ biến ở hiện tại nữa. --Knight Wolf (thảo luận) 16:48, ngày 10 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trường Đại học kinh tế quốc dân là đúng bởi vì Đại học kinh tế quốc dân là một cụm danh từ, chỉ cần viết chữ hoa đầu tiên là Đại họcJonrich (thảo luận) 07:57, ngày 30 tháng 7 năm 2009 (UTC)JonrichTrả lời

Làm sao để biết ai là người viết bài chính?

[sửa mã nguồn]

Có những bài dài và rất có giá trị,chẳng hạn như Nhà Tây Sơn hay Nguyễn Huệ...nhưng bài viết hiện tại đã qua tới vài trăm lần sửa chữa,vậy có cách nào để biết những ai là người góp phần chính về nội dung của bài không?Nếu cứ phải tra các sửa đổi rồi tìm thử thì lâu quá;hoặc dựa vào trí nhớ của các thành viên thì không phải khi nào cũng đạt kết quả chính xác.Vậy có cách nào không?Đề nghị các bác cho ý kiến!!!

Thân, --redflowers 22:11, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Có thể xem kích cỡ của bài viết sau một sửa đổi của ai đó, nếu nó cao hơn phiên bản trước rất nhiều thì bạn có thể kiểm tra sửa đổi đó. Nguyễn Hữu Dng 22:24, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Như vậy thì phải kiểm tra các sửa đổi,mà với một bài có tới hơn hai trăm sửa đổi thì làm thế là quá mất công,bởi vậy gái mới phải thắc mắc chớ.Không biết các bác khác có mẹo gì không?Thân,--redflowers 23:37, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xin góp ý thêm: Theo tôi bài của ai chỉ có người đó có quyền sửa chữa. Các thành viên khác chỉ nên thảo luận, góp ý kiến, đề nghị sửa lại nếu chưa đúng. Nếu ai cũng có thể sẩ được bài của người khác thì rất khó quản lý. Có khi lợn lành thành lợn què mất. Mỗi bài phải ghi tên tác giả để vừa coi là bản quyền vừa là trách nhiệm.Chungca 02:03, ngày 15 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ý kiến của bạn hoàn toàn ngược lại với tinh thần wiki "mở" của Wikipedia. Nguyễn Hữu Dng 02:28, ngày 15 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Trên wiki làm gì có bài của tôi bài của anh. Andy Liang (thảo luận) 13:23, ngày 24 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xin giới thiệu với các bạn một cách để biết mức độ tham gia của các thành viên trong một bài viết.

  • Cụ thể các bước:
  1. Vào trang muốn biết
  2. Nhấn vào lịch sử sử đổi trang
  3. Chọn mục Thống kê lịch sử sửa đổi
  4. Các bạn sẹ thấy hiện ra tất cả các thông tin về sửa đổi tại trang. Phần còn lại chỉ là xem và tự phân tích. Phân cuối đã tự sắp xếp theo thự tự thành viên đóng góp nhiều ít.

Đơn giản vậy thui. Chúc các bạn thành công.!@--Andy Liang (thảo luận) 15:35, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC)--#$Trả lời

Trang định hướng

[sửa mã nguồn]

Gái đang cần trang định hướng cho Lê Văn Hưng,vì: "Có ít nhất hai nhân vật cùng tên là Lê Văn Hưng trong lịch sử Việt Nam:

Có bác nào có thể mách gái cách lập trang định hướng được không?

Thân, --redflowers 23:28, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đây là một trang định hướng mà bạn có thể tham khảo: Ba Đình (định hướng). - Randall uob 18:09, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trung đoàn 66

[sửa mã nguồn]

Xin được hỏi là trước đây đã từng có bài về Trung đoàn 66 - trung đoàn Hai Râu trên wiki chưa nhỉ? Nếu tôi không nhầm thì đã từng có, nhưng không chắc có đúng không. Nếu đã từng có nhưng sau đó bị xóa thì bài đó bị xóa vì lý do gì?

Thân, --redflowers 10:59, ngày 29 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Địa chỉ IP bị cấm

[sửa mã nguồn]

Tôi có mấy lần sửa bài trong wikipedia nhưng hoàn toàn là do phát hiện lỗi và thể hiện những điều tôi thu nhập được. Tuy nhiên, cả hai lần sửa bài đó, tôi địa chỉ IP của tôi đều bị cấm.

Thứ nhất: tôi khẳng định là mình không hề có các hành động sửa bài một cách lung tung, vô ý thức, dọa dẫm.... như lời cảnh báo được đưa ra. Tôi cũng không rõ là IP của mình dùng chung hay riêng.

Thứ 2: tôi muốn đăng ký thành viên cũng không tài nào được vì toàn được trả lời rằng từ IP của tôi đã có 6 tài khỏan được đăng ký, trong khi đó, tôi hoàn toàn chưa đăng ký tài khỏan nào cả. Vậy, bây giờ tôi muốn đăng ký thì phải làm thế nào ?

Thứ 3: Khi có các điều không hiểu và cũng không tìm thấy trong các hướng dẫn của trang được đưa thì tôi muốn liên hệ trực tiếp với các thành viên quản trị, đặc biệt là các thành viên đưa ra lệnh cấm đối với IP của tôi nhưng không biết địa chỉ nào mà liên lạc. Tại các thành viên quản trị không lập riêng một email để có thể trả lời các khiếu nại như trên ?

Cảm ơn. thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.44 (thảo luận • đóng góp).

Thường các IP này là công cộng có rất nhiều người dùng chung và có một số thành viên thường xuyên phá hoại nên bị cấm. Một khi bạn đã viết được những dòng này chứng tỏ IP của bạn không bị cấm và bạn có thể mở tài khoản bình thường. Để biết IP bạn đang dùng là gì bạn có thể vào trang web showmyip.com. Bạn có thể gửi tin nhắn cho các quản lý tại Wikipedia:Tin nhắn cho người quản lý hoặc vào trang của Thể loại:Quản lý Wikipedia, chọn một người và nhấn vào "Gửi thư cho người này" bên trái để email cho quản lý đó. Nguyễn Thanh Quang 12:49, ngày 5 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hình không có bản quyền

[sửa mã nguồn]

Hiện giờ, tôi muốn up mấy bức hình (sơ đồ chiến trận thời kháng chiến chống Minh và Nguyên) lên Wiki. Nếu có các hình này để minh họa thêm cho bài viết thì sẽ rất tốt, một số hình trong đó được trích từ mấy cuốn được in vào những năm 60, 70 nhưng chất lượng in ấn còn rất tốt. Tuy vậy, rõ ràng là những hình này không có bản quyền gì cả. Không rõ các bác có đồng ý để tôi up chúng lên đây không ?

Thân, --redflowers 02:58, ngày 16 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Số người quyên góp

[sửa mã nguồn]

Tại thời điểm tôi đang gõ những dòng này, bảng thông báo quyên góp có hai con số khác nhau:

  • Khi giấu bảng thì con số là: 34,358 people have donated.
  • Khi hiện bảng thì con số là: 31.455 người đã quyên góp.

Các bạn có thể fix nó.

--Nguyễn Thế Phúc thảo luận 12:10, ngày 30 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi cần công khai một vài sự kiện

[sửa mã nguồn]
Mekong Bluesman đã xóa thảo luận này của Dao Cong Khai vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc Mekong Bluesman (thảo luận) 10:15, ngày 28 tháng 1 năm 2009 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
Tại bên trên của trang này co câu "Trang này dành riêng cho thảo luận về Trang Chính" được viết to và chữ đậm. Có phần nào trong câu đó thành viên Dao Cong Khai không hiểu mà viết các dòng bên trên tại đây?!!! Mekong Bluesman (thảo luận) 23:49, ngày 20 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nên bỏ 1 chữ

[sửa mã nguồn]

Nên bỏ đi chữ "thôi" ngay sau "32.386 bài thôi". Có chữ "thôi" này sẽ làm cho đoạn văn có hiện tượng: Không phân biệt được văn nói & văn viết.--Lehuynhmic (thảo luận) 02:22, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Phần lớn số tiền đóng góp sẽ dùng để mua máy móc và bắt đầu các dự án [en] mới. Tại sao lại chỉ [en] mới thôi? 118.71.170.234 (thảo luận) 10:43, ngày 15 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
[en] ở đây nghĩa là liên kết đó có nội dung bằng tiếng Anh. Tôi đã bỏ để tránh mơ hồ. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 10:57, ngày 15 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Khoa học

[sửa mã nguồn]

Hiện nay các học sinh trong nhà trường THPT đều được biết: toán, thiên văn, vật lí, hóa học, sinh học là các môn khoa học tự nhiên. Còn địa lí, lịch sử, y học, công nghệ... là các môn khoa học xã hội và nhân văn. Bởi đơn giản:

  • Khoa học tự nhiên là các môn khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng tự nhiên như số, hình (toán), cơ thể (sinh), chất và biến đổi chất (hóa), nguyên lí (lí), vũ trụ (thiên văn).
  • Khoa học xã hội và nhân văn là các môn khoa học được phát triển sau khi con người xuất hiện, nghiên cứu về đất, dân số (địa), quá khứ (sử), công nghệ hiện đại, các bệnh và cách chữa (y).

Tại sao Trang chính lại có thể xếp địa lí vào chỗ các khoa học tự nhiên rồi viết: Toán và Khoa học tự nhiên? Đành rằng Địa cũng mang tính tự nhiên, nhưng tính nhân văn vẫn cao hơn nếu chúng ta tìm hiểu kĩ ý nghĩa của nó. Thứ hai là bản thân toán cũng là khoa học tự nhiên, tại sao đề mục lại như vậy. Tình trạng tương tự với đề mục là Công nghệ và khoa học ứng dụng, vì công nghệ cũng là khoa học xã hội và nhân văn. Tôi có ý kiến mang địa sang khoa học ứng dụng, chỉ viết đề mục là khoa học tự nhiên, đổi tên đề mục khoa học ứng dụng thành khoa học xã hội và nhân văn và bỏ chữ công nghệ vì đối tương học sinh sinh viên tìm, in tư liêu trên wiki rất đông, viết vậy sẽ gây khó hiểu. Nếu chưa tin, các bảo quản viên hãy xem bìa sau của các SGK lớp 10, 11, 12 sẽ rõ.

222.255.113.249 (thảo luận) 09:04, ngày 16 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Thành viên:222.255.113.249 đã góp ý.

  • Tôi ủng hộ việc thay tựa Toán học và khoa học tự nhiên cho hợp lí hơn. Ví dụ sửa thành Toán học và các môn khoa học tự nhiên khác hoặc Khoa học tự nhiên.
  • Vị trí của Địa lí có thể giữ ở mục Khoa học tự nhiên, vì môn này có mặt trong cả hai lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
  • Tôi cho rằng không nên xếp lại loại và đổi tên đáng kể như Thành viên:222.255.113.249 nêu, vì các mục con còn thiếu rất nhiều, nên các mục lớn chỉ mang tính định hướng và tạm thời.

Thaisk (thảo luận, đóng góp) 18:06, ngày 16 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thêm chủ đề

[sửa mã nguồn]

Xin bảo quản viên thêm 2 chủ đề chủ đề:Điện ảnh và văn học: Điện ảnh: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_%C4%91%E1%BB%81:%C4%90i%E1%BB%87n_%E1%BA%A3nh.

Văn học: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_%C4%91%E1%BB%81:V%C4%83n_h%E1%BB%8Dc.

Đã xong. Tmct (thảo luận) 10:02, ngày 23 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Góp ý nhỏ

[sửa mã nguồn]

Tôi thấy có một số đề tài được dán nhãn là "đề tài nhạy cảm". Theo tôi, việc dán nhãn nhạy cảm là không cần thiết đối với một quyển Bách khoa toàn thư, bởi vì, không có một tiêu chí nào của wikipedia lại liên quan đến tính chất nhạy cảm. Điều quan trọng là bài viết được tổng hợp từ những nguồn nào?, nguồn đó có đủ độ tin cậy hay không? Bài có đủ tốt để thể hiện được là một phần kiến thức trong bộ toàn thư hay không? và thái độ của người viết có đủ trung lập hay không? Quachhoanglan (thảo luận) 17:23, ngày 26 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ rằng bách khoa là liên quan đến tất cả các mục từ, và mục từ nào cũng có thể được viết, đây là cách mở rộng khái niệm bách khoa và không nên có bất cứ giới hạn nào.--203.160.1.77 (thảo luận) 09:00, ngày 5 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Ủng hộ với ý kiến trên của 2 bạn, bách khoa thì phải cung cấp thông tin cho mục từ nào đó, mà đã là thông tin thì chỉ có đúng & không đúng, tin cậy & không tin cậy mà thôi. Chẳng có cái thông tin nào ở bộ bách khoa lại có tiêu chí nhạy cảm & không nhạy cảm cả, 118.71.115.88 (thảo luận) 04:40, ngày 11 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

English Question

[sửa mã nguồn]

Why is the background yellow, while in the other languages it's grey? TheThingy (thảo luận) 01:17, ngày 18 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

The Classic skin (which all wikis used to use by default), as well as the Cologne Blue skin, makes the background yellow on any page that isn't an article. We felt that was a useful feature: for instance, it marks pages that may not be held to the same standards as articles. (Project pages and user pages don't have to be completely objective, for example.) So we copied the Icelandic Wiktionary, which had created a special yellow background image for this purpose. The English Wikipedia has since reintroduced a color scheme for its non-article pages, including a pastel blue color for project pages. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 03:19, ngày 25 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhàm chán

[sửa mã nguồn]

Trang chủ của wikipedia quá chán không có tính thu hút,theo tôi các phần quan trọng nên được đặt vào khung có nền màu.Sẽ giúp thu hút hơn--Magicknight94 (thảo luận) 01:33, ngày 2 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nó có thu hút hơn chưa? :^) – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:04, ngày 8 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhiều bài "sơ khai" quá

[sửa mã nguồn]

Thời gian gần đây dường như các thành viên ham nâng cao số lượng các bài viết, nên nhiều bài viết còn sơ khai mà chưa kịp nâng cấp. Bấm vào link "bài viết ngẫu nhiên" 10 lần chắc phải gặp 9 bài viết sơ khai. Vì vậy tôi nghĩ chúng ta nên:

  1. Cân nhắc trước khi viết xem chủ đề có phổ dụng không? Một số bạn hăng hái viết các bài về các đơn vị hành chính của những quốc gia châu Âu, đến cấp độ huyện với dân số một hai vạn người... Nếu không phải là một di tích, hay địa danh được UNESCO công nhận, hoặc ghi vào lịch sử thế giới thì liệu có thực sự cần viết không?
  2. Xem đối tượng được viết có phải thuộc trong một đối tượng khác đã có bài viết không? Ví dụ như các phiên bản khác nhau của phần mềm hoặc hệ điều hành máy tính. Windows 98, Windows 2000, v.v... có thể cho vào trong bài viết Windows (hệ điều hành). Mỗi cái cho vào một đề mục. Và gắn nhãn
    để có thể truy cập nội bộ được. Như thế tiện hơn và đơn giản hơn là viết một loạt các bài có nội dung từa tựa nhau, mà muốn so sánh cứ phải chuyển đi chuyển lại rất mệt. Về nguyên tắc nói chung là như vậy, ngay cả các bản nhánh (fork) của phần mềm cũng thế. Trừ khi nó có quá nhiều điều thú vị cần phải viết dài (nhưng ít khi xảy ra trường hợp này lắm). Bằng cách nhóm chung vào một bài, ta cũng dễ dàng làm cho bài viết dài ra và có chất lượng hơn.
  3. Một số chủ đề sẽ có nhiều điều lí thú nếu viết từ nhiều khía cạnh. Chẳng hạn một nhân vật ngoài sự nghiệp và tài năng có thể viết thêm mục về tính cách, cuộc đời, những câu nói hay, v.v...

Chien (thảo luận) 13:56, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý với Chien, và rất không ủng hộ việc tăng số lượng bài một cách bất hợp lý. Kiểu như viết hàng trăm bài một ngày nhưng mỗi bài chỉ dài độ hai ba dòng, nói về một địa danh không ai biết. Cứ nhìn vào danh sách bài viết mới, toàn những địa danh lạ hoắc, trong khi những mục từ chính trong tiếng Việt như trái cây, lâu đài... (tỉ dụ như vậy) lại chưa được viết. Những chủ đề mang hàm lượng tri thức cao như về Công nghệ, các chuyên ngành thì vốn đã ít, các bài lại không có nhiều hàm lượng kiến thức, chỉ nói hết sức chung chung.
Mong mọi người trước hết hãy viết và cải thiện những bài viết có độ phổ thông cao trước đã, đừng hao phí công sức vào những thứ mà không ai quan tâm hay mang lượng thông tin quá ít.
Chihuong bk (thảo luận) 14:31, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Thực ra viết bài hàng loạt chỉ có hai hay ba người đảm nhiệm. Chúng ta không thể nói nếu hai hay ba người này dừng viết bài hàng loạt và tham gia viết bài một cách chính thống thì lượng các mục từ mà mọi người coi là cần thiết sẽ lập tức tăng lên đáng kể. Và chúng ta không thể nói đây là sự hao công phí sức. Nếu một mục từ đủ tiêu chuẩn để tồn tại tại Wikipedia, thì mọi đóng góp ở tất cả các mục từ đều là tương đồng nhau. Tất cả mọi đóng góp hữu ích đều đáng quý và đều được ủng hộ. Và ta không thể gọi sự viết bài về các địa danh như một số thành viên đang làm không phải là các đóng góp hữu ích. Có quá nhiều bài ở Wikipedia ta cho là mình không quan tâm theo tôi chỉ có thể giải thích là, hiểu biết của mỗi cá nhân chúng ta quá nhỏ bé, đối với sự vô tận của tri thức. Và một ngày, Wikipedia có thể là công cụ, lưu trữ nổi tri thức của cả nhân loại. Ngay cả phiên bản khổng lồ tiếng Anh đã có một thống kê rất vui về vấn đề này http://www.flickr.com/photos/qwghlm/1264953905/ . 14:52, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Vâng, tôi thừa nhận là mọi đóng góp đều đáng trân trọng, và thực tế tôi vẫn hoan nghênh những đóng góp dù là ở mục từ nào, tôi cũng rất vui khi số lượng bài viết tăng lên nhanh chóng. Wikipedia tiếng Anh có rất nhiều thông tin rác (tức là không cần thiết với đối tượng nào đó), nhưng bạn thấy đấy, những mục từ thông dụng đều có bài viết khá đáng kể và tồn tại từ lâu rồi. Tức là họ đã quan tâm đến những mục từ quan trọng trước, rồi mới mở rộng chủ đề. Còn Wikipedia tiếng Việt hiện tại, tìm nhiều mục từ quen thuộc thì không có, trong khi những chủ đề không tìm đến bao giờ thì lại có vài ba dòng. Ai cũng có chủ đề yêu thích của mình và viết bài ở những mục đó, hoàn toàn không phản đối; nhưng nếu những mục từ quan trọng được nhiều người quan tâm hơn thì sẽ phục vụ được nhiều người hơn, do đó có ích hơn. Đó là ý kiến cá nhân của tôi, chứ tôi không muốn tranh cãi gì cả.Chihuong bk (thảo luận) 17:23, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Một lần nữa tôi lại không cùng quan điểm với Chihuong, ở Wiki không có thông tin nào là thông tin rác cả. Nếu đã là thông tin rác thì chúng ta đã không có vào Wiki. Ngược lại cũng chẳng có nội dung nào ta có thể nói mạnh là cần thiết đối với tất cả mọi đối tượng (để phân loại thông tin rác là thông tin chỉ cần thiết đối với một phần đối tượng). Chúng ta cũng đừng mường tượng các phiên bản ngôn ngữ khác hoạt động theo kiểu họ viết các bài quan trọng trước rồi cái gì không quan trọng viết sau, hoàn toàn không phải thế, họ cũng hoạt động theo quy luật tự nhiên như chúng ta. Và đặc tính của Wikipedia chính là hoạt động theo thuyết "Chọn lọc tự nhiên" này. Chỉ là nếu xem bảng so sánh này http://wikistics.falsikon.de/latest/ thì ví dụ ta thấy lượng người sử dụng Wikipedia tiếng Anh gấp 300 lần chúng ta, bây giờ chúng ta chỉ cần nhân mười lần tốc độ viết bài chính của mình đã thấy khủng khiếp lắm rồi, trong khi ở bên tiếng Anh tốc độ này là gấp 300 lần mình thì không ngạc nhiên khi ta có cảm giác như họ cái gì cũng có (ta chỉ cảm nhận được là số lượng bài cơ bản họ gấp 300 lần chúng ta chứ không biết rằng để đạt được điều đó có khi về lượng bài phụ họ còn gấp quán 300 lần chúng ta) và đóng góp của mình mà nhỏ bé làm sao. Phải nhìn nhận một việc nữa là nói gì thì nói, trong lĩnh vực viết bài cơ bản thì chúng ta không hề quá kém cỏi http://meta.wikimedia.org/wiki/List_of_Wikipedias_by_sample_of_articles. Theo xếp hạng các phiên bản ngôn ngữ tính theo độ sâu của các bài viết cơ bản ta đang đứng hạng 17. Cách tăng số lượng và chất lượng các bài cơ bản của các dự án Wiki khác là, mỗi chủ đề họ đều được tổ chức thành các dự án, Ví dụ dự án Điện ảnh, dự án bóng đá vân vân. Tại các dự án (đa phần tập trung người có chuyên môn hoặc hiểu biết nhất định tại lĩnh vực đó) họ sẽ có một cách xếp hạng bài viết theo độ quan trọng (Ví dụ xem en:Wikipedia:WikiProject History of Science/Assessment#Importance scale) sau đó tổ chức nhau lại để nâng cấp và viết các bài quan trọng nhất mà họ cho là thiếu hay chưa đạt yêu cầu. Tại WP tiếng Việt, chúng ta cũng đang bước đầu thử nghiệm một hình thức như vậy Wikipedia:Dự án/Bóng đá tại Wikipedia tiếng Việt/Thư/2008/12 ở dự án bóng đá. Tất nhiên so với các phiên bản khổng lồ ta vẫn đang chập chững và còn cần cố gắng rất rất rất nhiều. Nhưng tôi muốn nói với một số thành viên là chúng ta đang không hề đi trệch hướng. Vì vậy tôi mong mọi người không nên sốt ruột, tiếp tục kiên định theo đam mê mình đã chọn. Dung005 (thảo luận) 07:21, ngày 14 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thông tin hay số liệu?

[sửa mã nguồn]

Xét về tổ chức nội dung các bài trong Wikipedia chúng ta có mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng bài viết. Với một đối tượng không phổ dụng thì có nên viết bài mới hay không? có thể có hai câu trả lời:

  • Có, vì càng ít người biết thông tin mới giá trị. Điều này có căn cứ vì khi các máy tìm kiếm (search engine) phân loại tài liệu thường sử dụng phương pháp Inverse Document Frequency, theo đó các từ hiếm hơn sẽ được ưu tiên hơn so với các từ thông dụng: chẳng hạn như "đảo Faroe" có vai trò mạnh hơn so với "máy tính".
  • Không, vì ta còn nhiều bài viết về các đối tượng khác phổ dụng hơn, cần khai thác viết thêm. Điều này hợp lí vì viết những bài phổ dụng một cách sâu sắc tất nhiên sẽ có nhiều người truy cập và tham khảo từ Wikipedia, và tăng chất lượng của bách khoa toàn thư của chúng ta.

Điều đó đều đúng và có lẽ không phải bàn thêm. Nhưng vấn đề cơ bản là: thông tin dù phổ dụng, dù hiếm đều quan trọng. Nhưng phải là thông tin. Trang wikipedia phải chứa thông tin, truyền tải cho người đọc một cách hiểu quả, dễ tiếp thu. Thông tin phải chứa đựng hàm lượng trí tuệ của con người.

Những dữ liệu thật (facts) chưa chắc đã là thông tin. Cần phải tổ chức, xem xét từ một số khía cạnh, đối chiếu, so sánh với các số liệu khác có liên quan thì mới có giá trị và dần trở thành thông tin. Nếu trang wikipedia về huyện A mà dân số bằng từng này, diện tích bằng từng này, ở phía bắc huyện này, phía nam huyện kia, chẳng có gì đặc sắc để nhớ cả thì không thể là thông tin được. Nhiều đơn vị hành chính cấp nhỏ lẻ tương đương cấp huyện, dân số thì ít, lại không phải ở Việt Nam, sao không cho chung vào một cái bảng nhìn và đối chiếu cho dễ. Mỗi tỉnh của nước ngoài có một trang. Trang web này giới thiệu chung về tỉnh, đồng thời có một bảng như vậy, liệt kê tất cả các huyện. Như thế là được. Rất ít địa danh nhỏ ở nước ngoài cần được viết trang riêng.

Tuy vậy, tôi rất trân trọng đóng góp của các bạn. Những bài được viết ra, dù bạn tự nghĩ và viết, hay là dịch từ trang nước ngoài đều rất quý. Điều muốn nói ở đây là nếu ta tổ chức được một cách hợp lí những gì hiện có trên các trang thì người đọc sẽ thấy vô cùng hữu ích và cảm ơn cộng đồng Wiki.

Chien (thảo luận) 15:46, ngày 14 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhờ đặt đường dẫn

[sửa mã nguồn]

Tôi muốn đổi tên trang Quốc vụ viện (định hướng) thành Quốc vụ viện nhưng không được vì bị trùng tên. Niếp Nhĩ còn đọc là Nhiếp Nhĩ nhưng hiện nếu gõ vào ô tìm kiếm là Nhiếp Nhĩ thì không thể tìm thấy bài.

Xong. NHD (thảo luận) 05:04, ngày 19 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Lần sau nếu bạn muốn đổi hướng cách gọi khác đến bài viết nào đó, hãy làm theo hướng dẫn Đổi hướng ở đây.Chihuong bk (thảo luận) 21:11, ngày 19 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quy ước về tên người

[sửa mã nguồn]

Hiện nay phần lớn mục từ viết theo quy tắc họ tên đầy đủ. Với tên người Việt Nam tôi cho rằng điều này là đúng. Nhưng với người phương Tây thì không hoàn toàn như vậy:

  • Trong tài liệu khoa học, kĩ thuật, các văn bản chính trị thì dường như họ viết tắt tên đệm bằng một chữ cái đứng đầu thôi, chẳng hạn John F. Kennedy chứ không viết rõ ra.
  • Các vận động viên thể thao, ngôi sao nghệ thuật,... thường chỉ viết tên riêng và họ. Điều này quá rõ với các cầu thủ bóng đá (Peter Schmeichel, Edwin van der Sar trong đó van der Sar là họ).

Vậy nên mục từ của người phương Tây nên đặt Tên Họ là đủ. Lấy đó làm mục từ chính luôn. Chẳng hạn Garry Kasparov là mục từ chính chứ không phải Garry Kimovich Kasparov.

Chien (thảo luận) 06:47, ngày 13 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hãy xem Каспаров, Гарри Кимович tại Wikipedia tiếng Nga. Lệ thường trong xã hội Nga là sử dụng patronym (tên ơ giữa bắt nguồn từ tên cha). Wikipedia tiếng Việt hay theo cách gọi này cho những người gốc Nga. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 04:51, ngày 28 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Có vẻ đúng là Nga đọc cả tên đệm (đôi khi chỉ dùng Tên+Đệm); rất khác với các nước phương Tây (không đọc tên đệm). Một số người Đông Âu sang phương Tây (hội thảo, thi đấu,...) hay bị lược bỏ tên đệm đi. Chien (thảo luận) 03:16, ngày 30 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Liên kết ở "Các lĩnh vực" không tồn tại

[sửa mã nguồn]

Ở trang chính hiện nay, liên kết ở mục Các lĩnh vực (trỏ tới Wikipedia:Chủ_đề) không tồn tại. Mong Paris hay ai đó sửa lại. —Fa2f (thảo luận) 07:55, ngày 30 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

100.000 thành viên

[sửa mã nguồn]

Số thành viên của Wiki đã quá 100.000 rồi mà bài viết mới hơn 72.000. Buồn, nhưng thực sự là số thành viên có tài khoản đã đóng góp đáng kể chỉ ước chừng dưới 10%. Chien (thảo luận) 12:54, ngày 4 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

10% thì có nghĩa là có 10.000 người viết ... tôi chắc là chúng ta không có con số này! 1% thì có nghĩa là có 1.000 người viết ... cái này thì "có thẻ" đúng hơn nhưng không chắc. Còn cái số người viết tích cực, viết theo đúng tính chất bách khoa và có chất lượng của Wikipedia thì tôi nghĩ chỉ là 0,1% hay 100 người, hoặc ít hơn!!! Mekong Bluesman (thảo luận) 21:02, ngày 4 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phiên âm tiếng nước ngoài

[sửa mã nguồn]

Các danh từ riêng và thuật ngữ gốc nước ngoài ở Uy-ki đều được viết nguyên dạng gây khó khăn cho người xem về cách đọc và viết. Bài viết ứng cử viên chọn lọc Eternal Sunshine of the Spotless Mind, tôi hầu như không đọc được các tên gọi nước ngoài trong bài này, tiếng Anh của tôi cũng không giỏi. Con đường giao tiếp cơ bản của con người là qua ngôn ngữ, vậy khi trình bày những hiểu biết của mình về một lĩnh vực nào đó thì tôi sẽ phải đọc những cái tên đó như thế nào, chẳng lẽ là dùng bút đàm. Chúng ta lại cũng không thể chọn cách phiên âm thống nhất bằng tiếng Anh vì trong tiếng Anh rất nhiều từ tiếng nước ngoài đều được phiên âm ra rất sai. Còn trên trang này cùng một tên người, một địa danh lại có đến mấy cách viết. Vì vậy, việc phiên âm tiếng nước ngoài ra tiếng Việt (ví dụ: Albert Einstein -> An-be Anh-xtanh) như báo Hà Nôi mới, Nhân dân, Quân đội Nhân dân làm bấy lâu nay là điều chấp nhận được và rất nên. Như vậy sẽ gần gũi với đại chúng hơn. Theo tôi Uy-ki-pe-đi-a tiếng Việt nên mở một cuộc thảo luận về việc phiên âm tiếng nước ngoài, cần phải có sự nhất quán trong cách viết.


Tôi kiến nghị mấy điều sau:

  1. Phiên chuyển tên riêng nước ngoài bằng các âm, vần và chữ Việt dựa vào cách đọc trực tiếp của nguyên ngữ có thể biết được. Trường hợp chưa đọc được nguyên ngữ thì phiên chuyển gián tiếp qua ngôn ngữ khác. Sử dụng gạch ngang để nối các âm tiết để tránh đọc lẫn. Ví dụ: Aythua nếu không có gạch lối có thể đọc thành Ay-thua, A-y-thua, A-y-thu-a.
  2. Đối với các ngôn ngữ có chữ viết dùng hệ thống chữ cái La-tinh (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha...): phiên âm theo cách đọc trực tiếp các ngôn ngữ đó kèm theo chú thích nguyên dạng tên gốc đặt giữa hai ngoặc đơn (hoặc có bảng đối chiếu kèm theo). Nếu trong bài nhiều lần nhắc đến danh từ đó thì chỉ cần chú thích nguyên ngữ ở lần dùng đầu. Ví dụ: Ca-ma-guây (Tây Ban Nha: Camaguey) - thành phố ở Cu-ba; Ai-dơ-nác (Đức: Eisenach) - thành phố ở Đức; Oa-sinh-tơn (Anh: Washington) - thủ đô của Mỹ. Nếu trong bài nhiều lần nhắc đến danh từ đó thì chỉ cần chú thích nguyên ngữ ở lần dùng đầu.
  3. Đối với các ngôn ngữ không dùng hệ thống chữ cái La-tinh như các ngôn ngữ Ả-rập, Triều Tiên, Lào: nếu chưa phiên âm được theo cách đọc trực tiếp thì phiên âm qua ngôn ngữ trung gian (tuỳ theo ngôn ngữ đó sử dụng tiếng Anh, Pháp hay tiếng khác) kèm theo chú thích ngôn ngữ trung gian giữa hai ngoặc đơn, ví dụ Niu Đê-li (Anh: New Delhi), thủ đô của Ấn Độ; hoặc phiên qua dạng La-tinh của ngôn ngữ đó (nếu có), ví dụ Ma-xcát (Masqat), thủ đô của Ô-man (so sánh tiếng Pháp: Mascate).
  4. Đối với tiếng Nga và các thứ tiếng cùng kiểu mẫu tự: phiên âm trực tiếp từ tiếng Nga, không nhược hoá lược bỏ trọng âm. Ví dụ: Lô-mô-nô-xốp M.V. (Ломоносов M.B.) Ta-ti-a-na (Татяна)
  5. Đối với tiếng Hán: phiên âm theo âm Hán - Việt (có chú thích chữ Hán). Ví dụ: Đỗ Phủ (杜甫), Bắc Kinh (北京). Một số trường hợp không đọc theo âm Hán - Việt thì phiên theo âm dạng La-tinh của tiếng Hán. Ví dụ: A-la-san (Alashan), sa mạc ở phía Bắc Trung Quốc.
  6. Thuật ngữ phổ biến gốc tiếng nước ngoài cũng được phiên chuyển theo các nguyên tắc trên. Viết liền tránh việc dùng gạch nối, nhưng các âm tiết vẫn phải theo kết cấu ngữ âm Việt Nam, như át-mốt-phe, a-xê-ti-len, nơ-tơ-rôn, ki-lô-gam, mi-li-mét.Kỳ mức (thảo luận) 11:18, ngày 9 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đề tài này đã được thảo luận rất lâu và nhiều lần tại đây. Mời bạn xem Wikipedia:Biểu quyết/Tên ngoại ngữ. NHD (thảo luận) 18:23, ngày 15 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi tán thành đề xuất của Kỳ mức. Cần xem xét lại việc chuyển tự danh từ riêng nước ngoài sang tiếng Việt. Việc này cần có ý kiến của các chuyên gia ngôn ngôn ngữ học là những người có chuyên môn thật sự về vấn đề này. Trong phần thảo luận NDH dẫn ra hoàn toàn chẳng có ý kiến thảo luận về vẫn đề này ngoài việc dẫn ra một đương link tham khảo hiện đã chết. Theo tôi được biết ý kiến ủa Viện Ngôn ngữ học Việt Nam lại là dùng chữ cái tiếng Việt để phiên âm và có sử dụng dấu gạch nói hoàn toàn trái với quan điểm viết nguyên dạng của Bộ Giáo dục. Hiện tại cũng chưa có văn bản pháp quy nào ở Việt Nam bắt buộc mọi người đều phải viết phiên âm danh từ riêng nước ngoài theo một quy tắc cụ thể nào đó. Uy-ki-p-đi-a cần phải chấp nhận những cách phiên âm hiện có dang tồn tại song song trong tiếng Việt. Bên cạch mục từ Côte d'Ivoire cần có mục từ Cốt Đi-voa và Cốt Đivoa, bên cạnh mục từ Vladimir Ilyich Lenin cần có mục từ Vla-đi-mia I-lích Lê-nin và Vlađimia Ilích Lênin vân vân và vân vân.Hihihiha (thảo luận) 03:57, ngày 31 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Sau một thời gian ghé lại xem vẫn chẳng thấy có ai cho ý kiến rõ ràng về việc này. Càng ngày càng thất vọng về cái gọi là bách khoa toàn thư mở này.Hihihiha (thảo luận) 04:18, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bách khoa toàn thư do cộng đồng chứ có phải là Viện ngôn ngữ học đâu, Hihihaha thất vọng về điều gì nhỉ? Mời bạn xem qua Wikipedia:Phủ nhận chung nhé. Tân (thảo luận) 04:35, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đề tài đồng tính

[sửa mã nguồn]

Hình như mấy nay, trang chính mục bạn có biết, mật độ xuất hiện tin về đồng tính càng lúc càng nhiều. Nghi ngờ, nghi ngờLiftold (thảo luận) 05:33, ngày 20 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn nghi ngờ gì? Sở dĩ có tin về đồng tính mỗi tuần vì có người viết về đề tài này tương đối đầy đủ mỗi tuần và đề cử nó. NHD (thảo luận) 01:15, ngày 21 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thêm thể loại

[sửa mã nguồn]

Đề nghị bổ sung thể loại:Truyền hình vào mục Cuộc sống và giải trí. 118.68.60.186 (thảo luận) 10:53, ngày 23 tháng 3 năm 2009 (UTC).Trả lời

Truyền hình hiện đã có ở phần nghệ thuật, tôi nghĩ như vậy hợp lý hơn. Cám ơn bạn đã góp ý.--Paris (thảo luận) 11:20, ngày 23 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa hai bài "quá độc đáo" là De factoDe jure, vì đây là những cách nói vô cùng xa lạ với đa số người Việt Nam, và từ trước đến tôi chưa nghe thấy hay nhìn thấy ở bất kỳ đâu trừ duy nhất ở đây. "Ông là nhà lãnh đạo de facto của...", sao lại có kiểu nói khôn khác gì tiếng Tây bồi thế này.

Sao lại "xa lạ"? Thử xem các interwiki, các nước khác cũng viết như vậy. Còn về "kiểu nói Tây bồi" thì Wikipedia chủ yếu tập trung vào nội dung khái niệm chứ không phải là cách dùng trong những ngữ cảnh cụ thể. Chien (thảo luận) 05:13, ngày 24 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chỗ này không biết có phải là diễn đàn dịch thuật không khi mà phần lớn các bài được dịch từ tiếng Anh và một số ngoại ngữ khác. Bỏ một chút công sức ra để viết bài, đi tìm tư liệu lại quá khó khăn thế sao. Đến như những nhân vật quen thuộc ở Việt Nam mà cũng dịch từ tiếng Anh sang thì thật là bó tay.Kimitako (thảo luận) 11:27, ngày 21 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Công bằng mà nói thì có những bài nhân vật được viết tiếng Việt trước, sau đó ta lại dịch sang tiếng Anh. Chien (thảo luận) 05:18, ngày 29 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thảo luận chung

[sửa mã nguồn]

Xin mở thảo luận chung để thông qua các quy định đặt tên bài chủ đề: truyền hìnhhoá học. EsVie (thảo luận) 04:31, ngày 30 tháng 5 năm 2009 (UTC).Trả lời

Đề nghị

[sửa mã nguồn]

Tôi đề nghị cho mục ngày tháng vào trong trang chính,qua đó người đọc có thể biết ngày hôm nay là ngày gì,có những sự kiện gì xảy ra vào ngày này trong quá khứ.Tôi thấy bên wiki tiếng Anh có đấy chứ,rất hay.Mong mọi người ủng hộ.--Doanmanhtung.sc (thảo luận) 15:24, ngày 4 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi cũng mong có mục "ngày này năm xưa", nhưng hiện nay những bài ngày tháng tại Wikipedia tiếng Việt còn quá sơ sài. Một khi các bài này được viết đầy đủ thì ta mới có thể đưa mục này vào. NHD (thảo luận) 19:24, ngày 4 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Muốn sửa đổi trang

[sửa mã nguồn]

{{Sửa trang khóa}}

Tôi rất muốn sửa đổi trang này vì nó có nhiều cái chưa phù hợp cho lắm.

Sieu nhan 21 (thảo luận) 11:30, ngày 9 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hãy nói rõ muốn sửa điều gì? Đây là trang được rất nhiều xem. Tân (thảo luận) 16:06, ngày 9 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ý kiến

[sửa mã nguồn]

Tại sao Bạn có biết lại ở trên Tin tức nhỉ?theo tôi thì nên cho Tin tức ở trên của mục Bạn có biết.--Doanmanhtung.sc (thảo luận) 13:09, ngày 15 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tin tức trước kia ít khi được cập nhật hơn "Bạn có biết". NHD (thảo luận) 20:37, ngày 28 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tính chính xác của thuật ngữ khoa học

[sửa mã nguồn]

Hiện nay các tài liệu sử học mới nhất (dễ thấy nhất là trong sách giáo khoa sử học trung học bản mới) đã bỏ khái niệm thành bang trong văn minh Hy-La chuyển sang cách gọi chính xác hơn là thị quốc, đổi Vệ quốc quân trong Công xã Paris thành Quốc dân quân. Đề nghị những ai có thẩm quyền hãy vào các bài viết tương quan như Hy Lạp, La Mã, Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại... sửa lại các thuật ngữ này cho đúng.Hihihiha (thảo luận) 04:57, ngày 22 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mục Bạn có biết hàng tuần

[sửa mã nguồn]

Không hiểu một số thành viên có kiểu đề cử gì mà suốt tuần này, tuần nọ trên trang chính ở mục Bạn có biết toàn thấy mấy thông tin rất linh tinh, chẳng có giá trị nổi bật gì về các ông vua này, ông vua nọ trong lịch sử Trung Quốc vậy. Đề nghị các thành viên đề cử giảm bớt đi, để thay thế các điểm nội bật khác vào, 118.68.76.127 (thảo luận) 10:05, ngày 17 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trời ạ! “Nói có sách, mách có chứng”, mời bạn hãy cho biết sự linh tinh ấy.Ti2008 (thảo luận) 03:51, ngày 27 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Muốn sửa trang chính

[sửa mã nguồn]

{{sửa trang khóa|Tôi rất muốn sửa đổi trang này vì có chỗ sai hay sao ấy}}

Xin cho biết sai ở đâu? NHD (thảo luận) 08:26, ngày 19 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đây là cái kiểu của User:Com hop35. Tân (thảo luận) 15:12, ngày 20 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tiêu chuẩn biểu quyết

[sửa mã nguồn]

Trong phần mời gọi biểu quyết hiện nay trên trang Chính, có câu phần thành viên đủ tiêu chuẩn, cái tiêu chuẩn này ở đâu ra vậy?--Nguyễn Lê trò chuyện-đóng góp 12:48, ngày 4 tháng 8 năm 2009 (UTC) Trả lời

Có ghi tại Wikipedia:Biểu quyết#Đang thảo luận. Có một số ý về tiêu chuẩn bỏ phiếu đã được đồng thuận cao. Tân (thảo luận) 00:34, ngày 5 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thông báo trên Thay đổi gần đây

[sửa mã nguồn]

Có thể đem thông báo trên thay đổi gần đây về việc còn bao nhiêu bài viết nữa là đạt mốc 100000 lên trang Chính không?-- nói chuyện-đóng góp 10:12, ngày 16 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thông tin về số bài viết của Wikipedia vẫn luôn nằm trên Trang Chính rồi. Còn số đếm ngược chỉ là một thông tin nhằm khích lệ các thành viên, tức “ban biên tập thôi. Nó không phải là thông tin hướng tới độc giả nên chỉ cần nằm ở Thay đổi gần đây là đủ. Một điều nữa, nếu đưa ra Trang Chính, thông tin này sẽ luôn bị chậm một chút chứ không thay đổi liên tục như ở Thay đổi gần đây.--Paris (thảo luận) 11:24, ngày 16 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thông tin 100.000 bài ở Wikipedia tiếng Việt trên các ngôn ngữ khác

[sửa mã nguồn]

Đến thời điểm hiện nay Wiki Việt đã vào nhóm CLB trên 100.000 bài, nhưng chỉ trên phiên bản tiếng Anh (en), Tây Ban Nha (es) là có thông tin này, còn các phiên bản khác vẫn đang để thông tin cũ, thậm chí phiên bản bọn Mã Lai, Indo còn để vi ở nhóm 20.000, 50.000 bài.... Có thành viên nào có thể sang sửa đổi bên các phiên bản khác để cập nhật được không? thảo luận quên ký tên này là của 118.68.60.129 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 06:52, ngày 15 tháng 9 năm 2009 (UTC).Trả lời

Bạn không nên gọi là "bọn Mã Lai, Indo", như thế là thiếu tôn trọng đối với họ. Lần sau bạn nhớ kí tên. --118.71.22.35 (thảo luận) 11:06, ngày 18 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi đã xin một số wiki 100.000+ cập nhật các danh sách của họ. Đôi khi có wiki cho phép mọi người sửa đổi, miễn là phải kiếm được bản mẫu đúng ở đấy. Các wiki nhỏ hơn sẽ từ từ cập nhật danh sách, nhưng có lẽ không quan trọng mấy, vì trang đầu wikipedia.org đã được cập nhật. (Chúng ta mới được vào hộp tìm kiếm ở đấy!) – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 09:28, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Hình như chưa cập nhật đến mục "Wikipedia ngôn ngữ khác#các phiên bản cũng có 100.000 bài trở lên" hà Minh? Newone (thảo luận) 03:35, ngày 28 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

"Cám ơn" hay "cảm ơn"?

[sửa mã nguồn]

Trang chính hiện nay viết "cám ơn tất cả các thành viên đã tham gia tích cực". Viết thế này có đúng không? Ý kiến của cá nhân mình thấy "cám" là 1 từ rất vô nghĩa và bất hợp lí khi đứng ở vị trí đó. --118.71.22.35 (thảo luận) 11:06, ngày 18 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

"Cảm ơn" là từ đúng, "cám ơn" là do đọc trại mà thành. Vanhoabui (thảo luận) 15:58, ngày 20 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bất vụ lợi

[sửa mã nguồn]

Từ bất vụ lợi có khác gì với từ phi lợi nhuận không ?Nếu giống thì xin chữa thành phi lợi nhuận cho nó dễ hiểu --Lê Văn Vũ (thảo luận) 10:18, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi vừa sửa câu đó theo lời gợi ý của bạn. Cám ơn – ờ... cảm ơn. :^) – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 04:13, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tiếng Hàn Quốc

[sửa mã nguồn]

Tại sao tên chính của bài là tiếng Hàn Quốc mà trên trang chính thì ghi là tiếng Triều Tiên. Suy tưởng (thảo luận) 22:13, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Theo tôi nên đổi lại là tiếng Triều Tiên, vì bài này nói về ngôn ngữ sử dụng trên bán đảo Triều Tiên, gọi là tiếng Hàn Quốc thì mà đề cập đến cả Hàn Quốc lẫn Bắc Triều Tiên thì tầm vực hơi hẹp. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 01:43, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Wiki và tôi.

[sửa mã nguồn]
Đã chuyển sang Wikipedia:Thảo luận

Có người nói:Một thành viên Wikipedia thường là một người đàn ông trẻ ở một đất nước giàu có , có thể là một sinh viên đã tốt nghiệp đại học hoặc là một người có thông minh, có học thức, quan tâm về các vấn đề của thế giới, suy nghĩ, học hỏi và luôn ghi chép.Ở Việt Nam ý đầu thì nó hiển nhiên đúng rồi vì Việt Nam không phải là đất nước giàu có, các ý sau có thể đúng.Và tôi xin bổ sung thêm wiki Tiếng Việt người đàn ông còn mang cả lòng ghen ghét đố kị vào wiki nữa.Tôi đã sai lầm khi tham gia vào wiki Tiếng Việt và giờ đây tôi sẽ rời bỏ nó!--Lê Văn Vũ (thảo luận) 04:08, ngày 1 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời