Bước tới nội dung

Thảo luận:Thành phố cấp huyện/Lưu 1

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi Nguyentrongphu trong đề tài Tên bài
Lưu 1 Lưu 2

Tên bài

ĐÃ GIẢI QUYẾT
Cộng đồng đồng thuận chọn tên "thành phố cấp huyện" thành tên chính thức của bài. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:17, ngày 9 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Bây giờ tôi mới để ý tên bài này có chút vấn đề. "Huyện cấp thị" là dịch word-by-word từ tiếng Trung. Ở đây, "县级" (huyện cấp) là tính từ, tương đương với "county-level" trong tiếng Anh, "市" (thị, thành phố) ở đây là danh từ, tương đương với "city" trong tiếng Anh. Vậy nên 县级市 dịch sang tiếng Anh là County-level city thì hợp lý, nhưng để nguyên "huyện cấp thị" trong tiếng Việt là không phù hợp về mặt ngữ pháp. Một bài tương tự nữa là Địa cấp thị. 2 danh từ trước sau chữ "cấp" nếu đổi chỗ cho nhau thì hợp lý hơn.

Một ví dụ hơi khác một chút về cách dịch danh từ ghép thế này: trong những bài về nhà Thanh, xuất hiện những hàm như "Quận vương hàm Bối lặc", thực tế đây là những Bối lặc được ban thêm hàm Quận vương mà không phải được thăng tước vị lên Quận vương. Tôi thường đảo lại thành "Bối lặc hàm Quận vương" hoặc "Bối lặc (hàm Quận vương)" để phù hợp với cách hiểu trong tiếng Việt. – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 06:26, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@NhacNy2412: thảo luận đã quá dài, biểu quyết cũng đã có nhiều người bỏ phiếu. Có lẽ chúng ta nên dừng ở đây và đi đến kết luận đồng thuận nhỉ. Không nên kéo dài nữa. Chroxr (thảo luận) 13:38, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Chroxr Biểu quyết đã bỏ xó gần 1 tháng, bắt đầu thảo luận trở lại chưa đến 1 tuần, chẳng có gì phải vội – ˜“*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 13:41, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tên bài đổi thành thành phố cấp huyện thì hợp lí hơn. Như vậy nó sẽ đồng bộ với cả Wiki tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn và các phiên bản khác. Gacimat (thảo luận) 06:43, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NhacNy2412: một trường hợp tương tự: "phó tỉnh cấp thị" tức là thành phố cấp phó tỉnh hiện cũng đã có bài viết trên Wikipedia tiếng Việt với tên bài là Thành phố cấp phó tỉnh. Vì vậy đối với các trường hợp của trực hạt thị, địa cấp thị, phó địa cấp thị, huyện cấp thị là các cấp thành phố của Trung Quốc thì cũng nên đổi tên bài thành Thành phố trực thuộc Trung ương, Thành phố cấp địa khu, Thành phố phó địa và Thành phố cấp huyện. Cách chuyển ngữ huyện cấp thị là thị xã là cách dịch mang tính nôm na, không chính xác. Gacimat (thảo luận) 06:57, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Các bạn cần phải ghi rõ các "sự lựa chọn" ra cho rõ ràng (ví dụ như cách tôi làm) chứ thảo luận kiểu này thì đừng hỏi tại sao ít thành viên quan tâm. Căn bản tv dự án này đã lười thảo luận sẵn rồi nên nếu không có sự lựa chọn rõ ràng thì chả ai care đâu. Tôi có rất nhiều kinh nghiệm trong các cuộc BQ và thảo luận (và đã từng bị cho ăn bơ một số lần nên rút ra được vài kinh nghiệm). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:15, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Việc cho rằng trong tiếng Việt tính từ phải luôn luôn đặt sau danh từ là một ảo giác từ việc kết luận trong đa số trường hợp. Các ví dụ mà tính từ đặt trước danh từ:

  • xã hội chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa
  • Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ cộng hòa
  • bạch mã hoàng tử
  • đói bụng, chóng mặt, nhức đầu, đau răng
  • bảo quản viên, điều phối viên

Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 03:04, ngày 11 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

BQV và ĐPV là động từ đứng trước danh từ chứ đâu phải tính từ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:16, ngày 31 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Có những khái niệm chỉ để dành gọi cho một sự vật, sự việc, chức tước trong hoàn cảnh hoàn toàn đặc thù, mà việc dịch lại (mà thực ra là diễn giải lại khái niệm hiện có bằng từ vựng mới) là một dấu chấm hỏi về sự cần thiết:

  • "Nguyệt lão" (vốn là nói tắt của "Nguyệt hạ lão nhân") có nên dịch lại cho vô cùng dễ hiểu và thuận miệng thành "Ông lão dưới trăng"?

Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:22, ngày 12 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Dễ thấy là từ Hán Việt thì mới có vụ "phụ trước chính sau". Còn ví dụ "đói bụng, chóng mặt, nhức đầu, đau răng" là sai về mặt kỹ thuật, đây không là "tính từ đặt trước danh từ", mà là "tính từ theo sau động từ", không tương đương để đem ra so sánh. Việc dịch hay giữ nguyên còn tùy vào nhiều yếu tố, nếu có từ dịch tốt hơn so với gốc thì ưu tiên, như trường hợp này thì Thành phố cấp huyện nhanh hiểu hơn Huyện cấp thị. Từ "thị" trong tiếng Việt có lẽ ít người hiểu nghĩa gốc, thường là sẽ nghĩ đến "thị tứ", "thị xã", "thị trấn", "thành thị". P.T.Đ (thảo luận) 15:50, ngày 12 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Từ thị 市 ban đầu nghĩa là chợ, sau được mở rộng và được hiểu là cách nói tắt của đô thị. "Huyện cấp thị" nếu muốn diễn Nôm chính xác thì phải là "đô thị cấp huyện". Không phải đô thị nào cũng là thành phố đâu. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:03, ngày 12 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
P.T.Đ Bạn đã có ý kiến vậy thì mời bạn tham gia cuộc đồng thuận này ở dưới. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:51, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời

Cần phải xác định rõ mục đích của bài viết này là gì

Cần phải xác định rõ bài viết này là bài để nói về cụm từ "huyện cấp thị" theo kiểu định nghĩa của Wiktionary hay là bài viết nói về chủ thể của đơn vị hành chính đang có địa vị hành chính là "huyện cấp thị", rồi từ đó mới thảo luận.

Đương nhiên là đang nói về 1 đơn vị hành chính, nếu tên bài là "Thành phố cấp huyện" thì cần có dòng ghi chú tương đương trong tiếng Trung là "Huyện cấp thị". Tương tự như bài Danh sách quận của Bangkok, đơn vị hành chính là "quận", nhưng phải ghi chú "khet" vào. P.T.Đ (thảo luận) 14:25, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời

Xin ý kiến về định nghĩa cấp 2 của "Huyện cấp thị"

Xin mọi người cho ý kiến về phần giải thích hay còn gọi là định nghĩa cấp 2 của thuật ngữ đơn vị hành chính huyện cấp thị này. Phần giải thích đó sẽ phải chú thích là đô thị cấp huyện hay thành phố cấp huyện hay thị xã hay ý kiến khác?

Huyện cấp thị hay đô thị cấp huyện/thành phố cấp huyện/thị xã (tiếng Trung: 县级市; bính âm: xiànjí shì) là một đơn vị hành chính ở Trung Hoa đại lục.

Cần nguồn cho vụ dịch "huyện cấp thị" thành "thị xã". P.T.Đ (thảo luận) 14:15, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời

Huyện cấp thị

Nguồn hàn lâm sử dụng:

  1. https://books.google.com.vn/books?hl=vi&id=d4SOsVkvcCMC&dq=%22huy%E1%BB%87n+c%E1%BA%A5p+th%E1%BB%8B%22&focus=searchwithinvolume&q=%22huy%E1%BB%87n+c%E1%BA%A5p+th%E1%BB%8B%22
  2. https://books.google.com.vn/books?id=LfTxCwAAQBAJ&pg=PT838&dq=%22huy%E1%BB%87n+c%E1%BA%A5p+th%E1%BB%8B%22&hl=vi&sa=X&ved=2ahUKEwjMwZWqguHyAhUUaN4KHQZVD8oQuwV6BAgEEAc#v=onepage&q=%22huy%E1%BB%87n%20c%E1%BA%A5p%20th%E1%BB%8B%22&f=false
@Thusinhviet Tôi không rõ là bạn có phân biệt được thế nào là "nguồn hàn lâm" hay không? Một cuốn truyện ngôn tình cũng tính là nguồn hàn lâm? Một kết quả tìm kiếm không thể thấy chính xác nguyên văn cũng được xem là nguồn? – ˜“*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 19:59, ngày 2 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
  1.  Đồng ý Bần đạo cho rằng một khi đã tìm hiểu về Trung Hoa thì nên làm quen với việc để tính từ trước danh từ: Đại đế, Đại vương, Đại biểu, Hắc đạo, Bạch đạo các kiểu của từ Hán Việt. Truyện tranh của Nhật Bản bản dịch Tiếng Việt một thời từng in theo lối Việt Nam đọc từ trước ra sau, giờ nhiều cuốn đã in lại theo đúng theo kiểu Nhật Bản, đọc lùi từ trang cuối đến trang đầu. Leemyongpak (thảo luận) 16:09, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Nếu cứ cố gắng thuần Việt thành Thành phố cấp huyện, thì tiếp theo sẽ biến Tống Thái Tổ, Minh Thành Tổ, Nguyễn Ái Quốc sẽ thành Thái Tổ nhà Tống, Thành Tổ nhà Minh, người họ Nguyễn yêu nước. Rất là rườm rà, tốn giấy mực. Leemyongpak (thảo luận) 17:59, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Leemyongpak: phương án để nguyên như này là an toàn và đỡ tranh cãi nhất. Nhưng sẽ phải gọi các quận của Bắc Kinh là các khu, và gọi Bắc Kinh là trực hạt thị Bắc Kinh chứ không gọi là thành phố nữa. Rượu Thịt Chó (thảo luận) 18:08, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thì cứ dùng Huyện cấp thị, Trực hạt thị trong cả bài viết, rồi thêm cái chú thích bên dưới để giải thích cho người chưa quen. Dùng từ Hán Việt là khá dễ hiểu rồi, các bạn Nhật còn phiên Việt Nam thành Bê tô na mừ mới ghê. Leemyongpak (thảo luận) 18:14, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tại sao không thể dịch Bắc Kinh thị là thành phố Bắc Kinh?
Tôi có cảm giác ai đó cố tình diễn giải theo kiểu nếu chọn cách dịch này thì những chữ thị khác không biết sẽ dịch thế nào, và không thể gọi một nơi ai cũng biết là thành phố là thành phố. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 18:21, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Bần đạo không rành tiếng Hán lắm, chỉ biết chữ Hán Việt thôi, nhưng theo thí chủ RTC thì gọi Bắc Kinh là trực hạt thị Bắc Kinh chứ đâu có bắt buộc gọi Bắc Kinh thị. Nói chung là cố gắng theo thông lệ báo chí, sách vở đời thường lâu nay, Qui đình này không nên dùng biểu quyết đại pháp để thay đổi thông lệ. Ở Việt Nam, văn bản nhà nước ghi Thành phố Sài Gòn, Thành phố Hà Nội, nhưng nhiều báo nhiều người vẫn gọi là Sài thành, Hà thành theo kiểu Tàu cho gọn và cả oai nữa. Leemyongpak (thảo luận) 18:27, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Leemyongpak: Tôi nghĩ việc báo chí hoặc blogger dùng từ gì để gọi thì vẫn không quan trọng bằng văn bản hành chính chính thức. Cũng giống như việc các văn bản cực kỳ kị cách xưng hô "anh em", "cục cưng",... trong khi nó được sử dụng rất phổ biến trong văn nói thường ngày. Tôi nghĩ cuộc thảo luận này chỉ dừng ở mức độ: Nếu không có văn bản hành chính tiếng Việt nào đề cập thì chúng ta nên sử dụng cách dịch như thế nào? Thu nhỏ phạm vi như vậy là để dễ thảo luận và đi đến kết quả hơn. Giờ nói về cách hiểu, theo tôi nghĩ chúng ta nên chọn cách nào mà nhiều người hiểu nhất, và nên căn cứ vào đó mà thảo luận tiếp, không nên đi lạc đề. Xin cảm ơn! --Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 05:42, ngày 8 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Danh từ riêng thì không được dịch kiểu vậy. P.T.Đ (thảo luận) 18:57, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Nếu không chắc chắn dịch sang thuần Việt là gì thì cứ theo nguyên văn Hán tự chuyển sang Hán Việt, vừa gọn gàng vừa đảm bảo cho việc tra cứu đối chiếu với văn bản gốc tiếng Trung. Nhật Bản, Triều Tiên có chữ viết riêng rồi mà còn phải dùng kha khá Hán tự trong văn bản. Việt Nam dùng từ Hán Việt viết bằng chữ Quốc ngữ là dễ dàng tiện lợi lắm rồi. Cần cẩn thận kẻo lại như trường hợp danh pháp Hóa học một thời Việt hóa chán chê xong, giờ lại đổi ngược về gốc tiếng Anh. Tiếng Trung giờ đã được đưa vào chương trình phổ thông rồi nên vài năm nữa ba cái từ Hán Việt thậm chí là Hán tự cũng không làm khó được lớp người Việt mới. 이 묭 박 (thổi da trâu) 00:54, ngày 2 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Leemyongpak: Hảo hán nói chí phải. Với những thứ mang tính hệ thống như này, không phải đổi một cái là xong, nó sẽ kéo theo rất nhiều cái. Người xưa lại nói "binh bại như núi đổ", nếu lỡ quyết định sai thì hậu quả sẽ rất thảm khốc. Phải cân nhắc, phải cân nhắc, không vội vàng được. – 27.66.46.145 (thảo luận) 01:06, ngày 2 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
@27.66.46.145: Ngộ ái nị, may mà còn có đạo hữu lên đây đứng cùng, chứ lẻ loi một mình bần đạo cảm thấy ái ngại lắm. Đáng tiếc là đạo hữu cũng như nhiều đồng đạo khác lại không có quyền bỏ phiếu. 이 묭 박 (thổi da trâu) 01:11, ngày 2 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Vấn đề ở đây là hệ thống tên gọi hành chính này đã được nghiên cứu và dịch ra. Không phải là trường hợp chưa có ai dịch, các học giả cũng phải cân nhắc mới thực hiện việc dịch, nếu như để nguyên mà người nói tiếng Việt dùng tốt, hiểu thì để nguyên cho khỏe, dịch chi cho mệt, chắc chắn có lý do chính đáng để họ phải dịch. Đã có người cân nhắc giùm và chắc chắn giùm, Wikipedia chúng ta chỉ cần xài lại. Vụ danh pháp hóa học thì phức tạp, không đơn giản như trường hợp này, hiện tại thì TCVN vẫn chưa theo tiếng Anh hoàn toàn. Còn vụ dạy tiếng Trung thì có thể liên quan hoặc không, ít nhất thì sau Hội nghị Thành Đô và VN xóa bỏ động thái thù dịch với TQ thì việc dạy tiếng này đã có, không đến mức phải gần đây mới được dạy; có chăng là các phong trào tìm hiểu cổ phong gần đây mới phổ biến nên có cảm giác như vậy. Tuy nhiên, nói đi nói lại thì danh từ riêng thì không được dịch kiểu vậy, tên họ là gì thì để nguyên, chứ không được dịch kiểu kia. P.T.Đ (thảo luận) 02:04, ngày 2 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Các đề tài của các viện sĩ Hàn lâm nhiều khi đi quá xa bản gốcthực tế nên làm xong rồi thì xếp xó. Cái danh pháp hóa học Việt hóa cũng chính là kết quả đồng thuận của các vị viện sĩ đấy. Thực tế ở Việt Nam hiện nay thì thứ tự đi dần lên là: huyện > thị xã > thành phố cấp tỉnh, cái tương đương huyện cấp thị của TQ chính là thị xã của VN. Tuy nhiên quy mô dân số và diện tích của TQ thì gấp mười mấy lần VN nên việc dịch huyện cấp thị thành thị xã đã bị thí chủ RTC cực lực phản đối. Còn dịch là thành phố cấp huyện thì vừa dài thêm một từ vừa chả thấy tương đồng gì với cấp tương đương thị xã ở VN. Thế nên như Tiểu NY tử đã nêu ở đầu thảo luận, Qui đình ta nên học theo Anh quốc County-level city, dịch thành huyện-cấp thị vừa tôn trọng bản gốc tiếng Trung, vừa tương đồng với thực tế thị xã của VN, đồng thời giảm nhầm lẫn cho người đọc và tiện việc truy vết sửa đổi sau này. (cái này trong IT gọi là tương thích ngược thì phải) 이 묭 박 (thổi da trâu) 02:38, ngày 2 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi thấy TQ có 4 cấp hành chính, VN thì chỉ có 3, nghĩa là cấp huyện của TQ không tương đương cấp huyện của VN, cũng khó để so sánh. Vụ danh pháp hóa học thì như đã nói là phức tạp, một phần cũng do lịch sử chia cắt 2 miền, nếu bần đạo đọc cuốn Danh pháp và thuật ngữ hóa học Việt Nam thì sẽ thấy tranh cãi rất quyết liệt mới ra được cái TCVN. Mà có lẽ nên dừng ở đây, tránh làm loãng topic. P.T.Đ (thảo luận) 02:53, ngày 2 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
OK con gà đen. Xin đính chính một chút, ta tự xưng là bần đạo thì các hạ có thể gọi ta là đạo trưởng hoặc Lý đạo. Lời ta nói chính là đạo lý Lý đạo nhân (thổi da trâu) 03:00, ngày 2 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
  1.  Đồng ý Tôi ủng hộ giữ nguyên tên gọi này và bổ sung bài Thành phố tại Trung Quốc hay Thành phố (Trung Quốc) (dùng chữ đô thị cũng được). Lý do: rất khó tìm được cách chuyển ngữ mà giữ nghĩa tương đương. Thái Nhi (thảo luận) 16:19, ngày 2 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Tam giáo ba cành một gốc . Phải là đồng đạo thì mới đồng ý với nhau được như này. Từ Hán-Việt chính là cây cầu nối giữa Hán tựViệt ngữ giúp ông cha Việt tộc ta tuy dùng Hán tự để viết mà vẫn có thể dụng Việt ngữ để nói mấy nghìn năm rồi, không nên lạm dụng, nhưng cũng đừng triệt bỏ thái quá. Qua cầu rút ván chả hay ho gì. Nói huyện-cấp thị, Quốc-vụ viện thì dễ dàng nhận biết là Made in China, còn thí chủ UBTVQH đang lượn quanh đây thì đứt đuôi con nòng nọcMa dê in Việt Nam. Lý Đạo nhân (lời ta nói là Đạo Lý) 03:27, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
  2.  Đồng ý Tất cả các từ liên quan tới đơn vị hành chính như thị, thành, phố, xã, phường, châu, quận, khu trong tiếng Việt đều có nguồn gốc Hán-Việt và tên gọi huyện cấp thị đúng là dịch thẳng từ tiếng Trung (县级市) sang, hiểu đơn giản là đơn vị hành chính cấp huyện có mức đô thị hóa cao hơn so với huyện thông thường khi nắm được rất đơn giản/thô thiển về quy tắc viết trong tiếng Trung. Các tên gọi nghe có vẻ thuần Việt hơn (đô thị cấp huyện, thị cấp huyện - tự chuyển và/hoặc bổ sung từ đô để giữ kiểu quy tắc thông dụng trong tiếng Việt là danh từ + tính từ bổ trợ) hoặc quen thuộc hơn (thị xã - tên gọi đơn vị hành chính cấp huyện tại Việt Nam) đều có điểm chung là giữ được nghĩa gốc của từ thị (市) trong cả Hán-Việt lẫn Hán-Nôm và khá sát với 县级市 - nhưng không phải điều gì nghe thuận tai cũng đúng (điều này cũng áp dụng đối với khái niệm thành phố cấp huyện dưới đây); trong khi từ thành phố cấp huyện mà một số thành viên muốn đổi cũng là từ mà một vài tác giả tự dịch (vấn đề là chưa có tổ chức/cơ quan có thẩm quyền nhà nước nào công nhận cách dịch như vậy của họ) và nghe cũng có vẻ thuận tai, nhưng gặp các vấn đề sau: (i) Làm mất bản sắc riêng rất Trung Hoa; (ii) Lạm dụng thái quá từ thành phố, do không phải thị (市) nào cũng có thể gọi là thành phố (城鋪 / 城庯). Khi đã tham gia vào Wikipedia thì người viết có trách nhiệm không đăng nghiên cứu chưa được công bố và tìm hiểu các khái niệm rất đặc thù của từng quốc gia để diễn giải rõ ràng hơn trong các bài viết tương ứng cho mỗi khái niệm - cho dù thoạt nghe thì thấy nó khác lạ. Xét theo các điểm yếu, điểm mạnh của từng cách gọi thì tôi cho rằng giữ nguyên tên gọi huyện cấp thị là phù hợp. Vấn đề là bổ sung nội dung để độc giả dễ hiểu hơn.Khonghieugi123 (thảo luận) 05:13, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Khonghieugi123 Xin mạn phép thảo luận với bạn về vấn đề bạn nói là dịch sang thành phố cấp huyện tức là lạm dụng từ thành phố. Tôi nói cho bạn biết, tính về quy mô diện tích và dân số thì có thể thấy Việt Nam ngang với một tỉnh của Trung Quốc. Hiện tại tính tới tháng 9/2021, Việt Nam có 80 thành phố cấp huyện. Vậy nhân lên với 22 tỉnh của Trung Quốc thì số thành phố này phải là hơn 1700 cái. Mà theo sự thật hiện tại Trung Quốc mới chỉ có hơn 300 cái thành phố cấp huyện. Thế thì ai là lạm dụng cái thành phố? Quốc gia nó có diện tích lớn, dân đông thì đương nhiên số lượng thành phố nó phải nhiều. Không lẽ vì nó rộng, dân đông nên các cái thành phố đó không được phép gọi là thành phố cho dù nó có quy mô gấp nhiều lần các thành phố ở Việt Nam. Bạn nên có cái nhìn sáng suốt hơn. Còn về mặt bản sắc của Trung Quốc mà bạn e ngại, tôi nói cho bạn biết, ngay cả chính các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc, họ cũng xác nhận gọi các huyện cấp thị này là các thành phố cấp huyện. Nếu mọi thuật ngữ Hán Việt không thể dịch thì sinh ra tiếng Việt để làm gì? Nuluv (thảo luận) 14:54, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Nuluv. Điều bạn nói thật buồn cười. Không thể nói chuyện diện tích/dân số một tỉnh của Trung Quốc xấp xỉ bằng Việt Nam để ngoại suy ra rằng vì Việt Nam có 80 thành phố cấp huyện (đúng ra là thành phố trực thuộc tỉnh, trừ Thủ Đức là thành phố trực thuộc thành phố HCM, và chúng là đơn vị hành chính cấp huyện) để ngoại suy rằng Trung Quốc phải có hơn 1700 thành phố cấp huyện và hỏi ai lạm dụng từ thành phố. Thứ nhất: Họ gọi các đô thị tùy theo cấp mà phiên trực tiếp từ tiếng Trung sang Hán-Việt là huyện cấp thị, địa cấp thị, trực hạt thị chứ không có khái niệm thành phố (khái niệm thành phố và/hoặc thị xã để chỉ tên gọi chung của một nhóm các đơn vị hành chính là sản phẩm thuần túy Việt Nam, cho dù bạn viết nó bằng chữ Latinh hay chữ Nôm, chữ Hán cũng vậy thôi); vì thế việc bạn cho rằng phương tiện truyền thông đại chúng của Trung Quốc xác nhận gọi các huyện cấp thị này là các thành phố cấp huyện là điều tôi rất nghi ngờ. Vì vậy, đề nghị bạn cho nguồn dẫn cụ thể có thể kiểm chứng về phát biểu này. Thứ hai, không phải thuật ngữ nào (không riêng gì tiếng Trung) đều có thể quy đổi tương đương sang tiếng Việt theo kiểu ánh xạ 1-1 được. Cách dịch "huyện cấp thị" thành "thành phố cấp huyện" chỉ là một trong các lựa chọn gần sát khái niệm gốc của họ; nhưng nó là sản phẩm thuần túy Việt Nam, không khác gì chúng ta gọi tất cả những người da trắng là người Tây cả. Thay vì cố tạo ra một khái niệm hoàn toàn không có tại quốc gia bản địa và cố gò nó theo những gì tương đối quen thuộc với người Việt thì việc cần làm là giải thích khái niệm của họ có nghĩa là gì trong tiếng Việt; và về bản chất thì đây mới là sự mở rộng, bổ sung, sáng tạo thêm cho tiếng Việt. Khonghieugi123 (thảo luận) 17:21, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Khonghieugi123: Mình không tranh cãi với bạn về việc có dịch cái thuật ngữ huyện cấp thị ra tiếng Việt hay không, nhưng mà theo mình nghĩ chúng ta đang ở trong phiên bản tiếng Việt của wiki thì tại sao không chuyển ngữ một cụm từ khó hiểu với đại đa số dân thường để thành một cụm từ dễ hiểu hơn mà vẫn sát nghĩa? Nói như bạn thì cần gì phải dịch Bắc Kinh là thành phố? cứ gọi là trực hạt thị Bắc Kinh cho xong... Còn về nguồn mà truyền thông TQ mà bạn hỏi thì hiện có kênh youtube của CCTV bản tiếng Việt, Đài phát thanh Bắc Bộ, Đài phát thanh CRI (đài phát thanh quốc tế Trung Quốc) bản tiếng Việt... Trên mạng thì bạn có thể search Google với keyword "thành phố cấp huyện" site:cri.cn là ra một loạt. Họ đều gọi các huyện cấp thị là thành phố cấp huyện cả Nuluv (thảo luận) 17:55, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Khonghieugi123: Đây bạn này https://www.google.com/search?q=%22th%C3%A0nh+ph%E1%BB%91+c%E1%BA%A5p+huy%E1%BB%87n%22+site%3Acri.cn&rlz=1CDGOYI_enVN969VN969&oq=%22th%C3%A0nh+ph%E1%BB%91+c%E1%BA%A5p+huy%E1%BB%87n%22+site%3Acri.cn&aqs=chrome..69i57.20897j0j7&hl=vi&sourceid=chrome-mobile&ie=UTF-8 Nuluv (thảo luận) 18:11, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Khonghieugi123: À mà bạn cho mình hỏi, bạn có phải là Việt Long (Vietlong/VietLong) không? Nuluv (thảo luận) 18:28, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Thành viên:Nuluv Ở đây thảo luận chuyện huyện cấp thị với thành phố cấp huyện. Nếu bạn không có ý kiến gì làm sáng tỏ thêm vấn đề thì không cần phải vào đây nữa.Khonghieugi123 (thảo luận) 00:45, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Khonghieugi123: Bạn trả lời đi. Bạn có phải là Việt Long không? Tại sao bạn né tránh câu hỏi này? Nuluv (thảo luận) 01:03, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Nuluv: Bạn qua đây: Thành viên:Vietlong mà hỏi. P.T.Đ (thảo luận) 01:11, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Khonghieugi123 Chính bạn nói Wiki không đăng nghiên cứu chưa công bố, giờ cũng chính bạn đòi "sáng tạo". Ở Wiki không có chuyện "sáng tạo ngôn ngữ". – ˜“*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 17:38, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Thành viên:NhacNy2412 Tôi không có tự tạo. Có nguồn viết và xuất bản thành sách gọi nó là huyện cấp thị đó. Đọc lại toàn bộ thảo luận này đi. Khonghieugi123 (thảo luận) 00:45, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Khonghieugi123 Còn số lượng nguồn xuất bản thành sách gọi nó là thành phố cấp huyện thì nhiều gấp mấy lần – ˜“*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 01:28, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Khonghieugi123 Mời bạn xem mục Một số nguồn hàn lâm cho Thành phố cấp huyện bên dưới trước khi phán xét đây là "Nghiên cứu chưa được công bố". – ˜“*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 05:36, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Thành viên:NhacNy2412: Tôi đã đọc và thấy họ cũng chỉ tự dịch ra mà thôi. Không phải bất kỳ sách vở nào của mấy tác giả Việt Nam cũng đúng mà nhiều khi rất nhiều sạn. Bạn không cần phải cố chứng minh nó nhất định phải là thành phố cấp huyện. Bạn cần tìm hiểu và phân biệt rõ thành phố, thị xã, huyện cấp thị khi xét theo các nghĩa gốc của chúng (trong cả tiếng Việt - như trong Việt Nam tự điển, và tiếng Trung) cũng như của từng từ tách biệt (thành, phố, thị, xã). Không phải ngẫu nhiên khi người Trung Quốc có tất cả các từ như thành, phố, thành phố, thị, (社/社) v.v... nhưng họ không dùng từ thành phố (城鋪 / 城庯) hay thị xã (市社 / 市社 - chữ xã sau là U+FA4C, không hiển thị đúng) để chỉ các loại đô thị theo phân cấp hành chính hiện nay mà chỉ dùng từ thị (市) trong tên gọi các đơn vị hành chính đó. Mời bạn tra cứu thêm để xem họ định nghĩa 城鋪 / 城庯 và 市社 / 市社 (mà chúng ta gọi là thành phố, thị xã) xem chúng là cái gì.Khonghieugi123 (thảo luận) 07:03, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Khonghieugi123 Nói kiểu "họ chỉ tự dịch ra mà thôi" như bạn thì tôi chịu. 2 sách của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, 1 sách được giới thiệu khắp các mặt báo, 1 luận án tiến sĩ đã được đăng trên Tạp chí Khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội, 1 bài nghiên cứu của 1 thạc sĩ Đại học Nhân dân Trung Quốc và 1 tiến sĩ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã được đăng lên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp của Viện Lập pháp mà đối với bạn không là cái gì cả thì Wiki từ nay đừng hoạt động theo nguồn hàn lâm nữa là vừa rồi. – ˜“*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 07:50, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Thành viên:NhacNy2412: Tiến sĩ thì luôn luôn đúng à. Điều này chỉ ghi nhận đó là cách gọi của một số cá nhân người Việt nhất định đã được xuất bản thành sách hay trong luận án của họ và trong bài viết cần ghi nhận rằng có cách gọi như vậy, nhưng không có nghĩa là 县级市 phải được gọi duy nhất là thành phố cấp huyện. Tôi thấy các nguồn tiếng Trung rất tôn trọng tên gọi các đơn vị hành chính của người Việt khi trong nhiều tài liệu họ viết rằng thành phố/thị xã (tất nhiên ghi bằng tiếng Trung) là tên gọi của một số đơn vị hành chính của Việt Nam và họ không thực hiện việc chuyển đổi hay so sánh thành phố/thị xã với huyện cấp thị, địa cấp thị hay trực hạt thị của họ (như cho rằng thị xã hay thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam khi chuyển sang tiếng Trung phải dịch thành huyện cấp thị của họ) - vì bản thân điều này là khập khiễng khi phân cấp hành chính ở các quốc gia là khác nhau và chúng có thể thay đổi theo thời gian. Đây là điều mà tôi cho rằng chúng ta cần học tập, đó là biết tôn trọng những khái niệm đặc thù của quốc gia khác, dân tộc khác, tránh làm việc chuyển đổi tên gọi của họ thành cái gì đó thoạt nghe thì có vẻ ổn về mặt cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt – nghĩa là đạt về ngoại diên, nhưng về nội hàm thì hỏng hẳn; làm người nghe ngộ nhận về bản chất của khái niệm này.Khonghieugi123 (thảo luận) 09:46, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Khonghieugi123 Không có gì là hoàn toàn đúng. Nhưng wiki hoạt động dựa trên nguyên tắc "có nguồn", giữ 1 khái niệm không thể dẫn ra được 1 nguồn hàn lâm cho đàng hoàng với 1 khái niệm có không ít nguồn hàn lâm thì ngay cả không có đồng thuận thì việc sử dụng khái niệm "có nguồn hàn lâm" là chuyện đương nhiên. Còn nếu bạn phán xét các nguồn hàn lâm là chẳng đáng sử dụng thì nên xem xét mở BQ thay đổi luôn wiki và cách vận hành. – ˜“*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 10:50, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Thành viên:NhacNy2412: Thế nào là không nguồn, khi huyện cấp thị chính là phiên âm Hán-Việt của 县级市 mà không cần phải quá giỏi tiếng Trung đều không thể phiên khác được. Việc bạn đang làm mới là thiếu chuẩn mực, khi muốn sử dụng một tên gọi mà người bản địa không công nhận, ngoài mấy ông tiến sĩ giấy Việt Nam nghĩ ra. Việc bổ sung câu đại loại như "được một số tác giả người Việt gọi là thành phố cấp huyện" trong bài đã là sự ghi nhận là có một số người Việt dùng như vậy. Bên cạnh đó, bài này để giải thích khái niệm "县级市" của người Trung Quốc chứ không phải giải thích khái niệm "thành phố cấp huyện" của mấy ông bà người Việt Nam. Khonghieugi123 (thảo luận) 11:11, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Khonghieugi123 Các tiến sĩ có quyền định nghĩa chữ "thành phố cấp huyện" giống như định nghĩa của khái niệm "县级市". Suy ra, cả hai chữ là đồng nghĩa. Ví dụ, naive set = tập hợp ngây thơ (có nguồn hàn lâm). Chữ "ngây thơ" ở đây có nghĩa khác so với nghĩa thông thường của nó. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:35, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Thành viên:Nguyentrongphu: Không ai cấm tự định nghĩa, nhưng rõ ràng bạ cũng chưa đọc nguồn số 1 mà Thành viên:Thusinhviet đã dẫn ở ngay dòng đầu tiên của mục này. Ở đó họ dùng từ huyện cấp thị khi nói về Đông Hưng trong sách Hỏi đáp về các sông, suối, thác, hồ ao nổi tiếng ở Việt Nam do NXB QDND phát hành năm 2009.Khonghieugi123 (thảo luận) 00:11, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Thành viên:Khonghieugi123 Đã đọc và thấy "thành phố cấp huyện" có nhiều nguồn hàn lâm hơn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 00:26, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Thành viên:Nguyentrongphu Nhiều nguồn hàn lâm bằng tiếng Việt hơn không phải là một lý do đủ vững để buộc nó phải là thành phố cấp huyện, do nó được người Việt tạo ra trên cơ sở các khái niệm quen thuộc của mình. Khonghieugi123 (thảo luận) 00:42, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Khonghieugi123 Có lẽ bạn chưa biết trụ cột của Wikipedia là nguồn hàn lâm (cộng độ phổ biến), và đồng thuận là quyền lực tối cao trên Wikipedia. Thành phố cấp huyện hiện đang có cả hai. Tôi thấy bạn đã đuối lý. Tôi sẽ ngừng thảo luận tại đây và sẽ đổi tên dựa trên sự đồng thuận trong tương lai. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:32, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Khonghieugi123 Trong 2 nguồn mà Thusinhviet nêu ra ở trên thì cái mà bạn nói là 1 cuốn ngôn tình. Nếu bạn thấy cuốn ngôn tình này vững chắc hơn hàng loạt sách, nghiên cứu khoa học của các tiến sĩ, được các nhà xuất bản, các tạp chí khoa học Quốc gia thẩm định thì tôi cũng thua bạn. Bạn hiểu các hoạt động dựa trên độ phổ biến và nguồn hàn lâm ở wiki không? – ˜“*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 01:32, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Khonghieugi123 Nói như bạn thì tất cả những tên ngoại ngữ đều chỉ cần dịch word-by-word thôi, chẳng cần nguồn gì hết :)))) Nói tới đây thì tôi cũng hiểu được phần nào tư tưởng và cách bạn phán xét vấn đề rồi. – ˜“*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 11:36, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Thành viên:NhacNy2412: Tùy bạn, đối với tôi trong tranh luận không quan trọng bạn nghĩ gì, hiểu gì về tôi mà điều quan trọng là vấn đề đang tranh luận cần được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh, nhiều phương diện với tinh thần cầu thị chứ không áp đặt chủ quan phiến diện. Còn rất nhiều chủ đề, khái niệm trong rất nhiều lĩnh vực mà bạn có lẽ chưa gặp phải hoặc ít gặp mà khi càng muốn tìm thuật ngữ tiếng Việt tương đương để giải nghĩa thì càng làm cho khái niệm/chủ đề đó trở nên sai lệch nghiêm trọng mà cũng chẳng giúp làm sáng tỏ thêm được điều gì; nhất là các khái niệm, chủ đề vốn dĩ không liên quan tới Việt Nam. Với các khái niệm/chủ đề này thì tốt nhất là nhập khẩu luôn từ ngôn ngữ bản địa để giải quyết cho nhanh. Khonghieugi123 (thảo luận) 13:06, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Khonghieugi123 Có nguồn hàn làm thì gọi là chủ quan phiến diện? Vậy quan điểm 0 nguồn của bạn thì gọi là gì? Tiến sĩ không phải lúc nào cũng đúng, nhưng Wikipedia không có thẩm quyền phán xét đúng hay sai. Có nguồn uy tín là có quyền viết. Bạn nên học làm tiến sĩ để viết luận án phản bác lại cách dịch của các tiến sĩ khác. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:12, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Thành viên:Nguyentrongphu Trong tranh luận cần nhìn nhận thẳng vào vấn đề, tránh lan man ngoài luồng. Bạn đọc lại ngay nguồn số 1 do Thành viên:Thusinhviet dẫn tại đầu phần này xem là có nguồn cho huyện cấp thị hay không. Ngoài ra, không công kích cá nhân là quy định không riêng gì ở Wikipedia mà còn ở bất kỳ đâu trong cuộc sống. Câu này Bạn nên học làm tiến sĩ để viết luận án phản bác lại cách dịch của các tiến sĩ khác là sự công kích cá nhân khi không biết người đang thảo luận với mình là ai và một người có văn hóa ở mức khả dĩ chấp nhận được sẽ không nói câu này với người đang tranh luận cùng mình mà đi vào thực chất của vấn đề và chỉ tranh luận về vấn đề đó thôi xem thành phố cấp huyện và huyện cấp thị giống nhau tới mức nào và khác nhau ở những điểm nào và tại sao nhất định phải chuyển nó thành thành phố cấp huyện mà không là thị xã hay đô thị cấp huyện, thành thị cấp huyện. Qua đây, bạn nên tự xem xét lại văn hóa của mình. Khonghieugi123 (thảo luận) 00:11, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Khonghieugi123: Mình xin giải thich cho bạn về từng câu hỏi mà bạn đưa ra: Thứ nhất là không thể nào dịch nó thành đô thị cấp huyện hay thành thị cấp huyện được, vì chẳng có đơn vị hành chính nào trong tiếng Việt có tên gọi là đô thị cấp huyện/thành thị cấp huyện cả. Và càng không thể dịch nó là thị xã, bởi quy mô của nó vượt quá nhiều so với các thị xã ở Việt Nam, nó vượt cả các thành phố đô thị loại I thuộc tỉnh ở VN. Và mình đang cảm thấy lạ, xin đặt ra một câu hỏi cho bạn: Tại sao bạn cứ khăng khăng rằng huyện cấp thị không thể là thành phố cấp huyện mà phải là thị xã? Theo như mình được biết, chủ trương dịch huyencapthi thành thị xã là của bạn thì phải? Và bạn nhất quyết phải bóp méo cái huyện cấp thị đó để ép nó thành một đơn vị hành chính rất không liên quan, không tương xứng về cả quy mô, diện tích, dân số, kinh tế vvv... Đã bao giờ bạn thử tìm hiểu xem một cái huyện cấp thị thuộc dạng làng nhàng ở Trung Quốc nó lớn hơn thành phố thuộc tỉnh ở Việt Nam thế nào chưa? Nuluv (thảo luận) 01:17, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Khonghieugi123: Kết quả điều tra dân số huyện cấp thị Côn Sơn (tỉnh Giang Tô) cho thấy dân số của huyencapthi này hiện tại là 2,09 triệu người, hơn dân số của thành phố Hải Phòng là 2,02 triệu người. GDP của huyện cấp thị này hiện là 62 tỷ $, lớn hơn GDP của TPHCM 59,5 tỷ $. Diện tích của Côn Sơn là 927 km2, lớn hơn diện tích các tỉnh Bắc Ninh/Hà Nam/Hưng Yên. Vậy bạn ép phải gọi nó (huyện cấp thị Côn Sơn) là thị xã? Nuluv (thảo luận) 01:41, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Tôi thấy không công kích cá nhân là đúng, nhưng cũng đừng nên nói mấy ông tiến sĩ, giáo sư kia "giấy" này nọ, rõ ràng đây cũng là hành vi công kích cá nhân người khác, dù họ không tham gia cuộc thảo luận này. P.T.Đ (thảo luận) 00:54, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Khonghieugi123 Thứ nhất: tôi không hề công kích bạn. Có lẽ bạn không phân biệt được như thế nào là công kích vs không công kích. Ý của tôi là nếu bạn muốn chứng minh các tiến sĩ đó sai thì bạn cần phải làm như vậy (tôi không cần biết bạn là ai). Wikipedia không có quyền phán xét đúng hay sai.
    Thứ hai: bạn nói người khác thì nên nhìn lại mình. "Một người có văn hóa ở mức khả dĩ chấp nhận được sẽ không nói câu này" và "bạn nên tự xem xét lại văn hóa của mình" = bạn đang nói văn hóa của tôi thấp = công kích cá nhân rõ ràng. Rất mong lần sau bạn thảo luận văn minh hơn. Rất nhiều tv đã bị cấm vô hạn vì vi phạm văn minh. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:00, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Từ đầu tôi đã rất khó hiểu về cách tranh luận cũng như lập luận của thành viên này. Các nghiên cứu khoa học chính thức được công bố, các sách hàn lâm được xuất bản đến từ các Giáo sư, Tiến sĩ, đã qua tay nhiều hội đồng thẩm định lại bị coi thường, trong khi cách dịch chỉ dẫn ra đường 1 nguồn hàn lâm duy nhất (còn không phải là chủ thể nghiên cứu chính) thì được tung hô vì "ai cũng dịch như vậy"? – ˜“*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 01:38, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @NhacNy2412: Bởi vì theo như tôi tìm hiểu, bạn ấy chính là Việt Long, người đã tạo ra cái trào lưu dịch huyện cấp thị thành thị xã, dẫn đến sai lầm suốt một thời gian dài qua. Nên bạn ấy nhất định không muốn nó được định nghĩa lại thành tpch. Đây là nhận định cá nhân của tôi, để chính xác hơn thì phải YCKĐ Nuluv (thảo luận) 02:04, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Đừng có suy diễn tào lao như vậy. Với kiểu suy diễn thế mà đi tranh luận vấn đề thuật ngữ thì chết rồi. – Nguyễn Việt Long (thảo luận) 03:45, ngày 5 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đô thị cấp huyện

Thị xã

  1.  Đồng ý. --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 03:24, ngày 5 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tôi ủng hộ phương án "thị xã" vừa gọn vừa thể hiện thứ bậc trong các cấp hành chính và cực lực phản đối dùng huyện cấp thị. Trước hết huyện cấp thị do trật tự ngược nên gây khó hiểu, vì có thể hiểu theo trật tự xuôi của tiếng Việt là huyện cấp đô thị / thành phố.

Xét về mặt từ ngữ thì cả "thị xã" lẫn "thành phố" đều không được dùng trong tên gốc, mà họ chỉ dùng chữ "thị" và bổ nghĩa để phân cấp: "huyện cấp", "địa cấp", "trực hạt",... nên dùng từ nào cũng vẫn là kiểu Việt Nam hóa, tức là dùng "thành phố" cũng không hơn gì dùng "thị xã". Tuy nhiên ở đây ta dùng cả 2 từ bổ khuyết cho nhau: "thị xã" = huyện cấp thị, còn "thành phố" cho các cấp cao hơn. Nó phù hợp với phân cấp hành chính trước đây của VN (tôi và nhiều người trên MXH đã thấy buồn cười và phản đối phân cấp hành chính mới của VN đã đặt ra 1 loại thành phố trong TP như Thủ Đức). Khi chưa có sáng tạo trái khoáy này, thì thị xã như Sơn Tây thuộc TP Hà Nội, trước đó Sơn Tây đã lên TP, nhưng từ khi nhập về HN thì lại phải "xuống cấp" thành thị xã cho phù hợp với phân cấp HC khi đó, còn TP Hà Đông thì trở thành 1 quận trong nội thành HN.

Tranh luận cũ của tôi với 1 thành viên Wiki từ năm 2011 diễn ra tại đây: Thảo luận Thành viên:VietLong/Lưu 4

Nếu phương án thị xã không được chấp nhận, thì nên dùng thành phố cấp huyện. --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 03:21, ngày 5 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Vietlong: Bác không thể nào gọi huyện cấp thị Côn Sơn ở tỉnh Giang Tô là thị xã được, khi mà nó có số dân đông hơn cả thành phố Trực thuộc TW Hải Phòng, có quy mô GDP hơn cả TPHCM, có diện tích lớn hơn các tỉnh Bắc Ninh/Hà Nam/Hưng Yên của Việt Nam... Ngay cả cái huyện cấp thị thuộc loại nhỏ nhất của Trung Quốc là Lâm Hạ nó đã lớn hơn rất nhiều so với các thành phố Sầm Sơn, Hà Tĩnh, Đông Hà, Phan Rang - Tháp Chàm, Hội An, Vĩnh Long, Sa Đéc, Dĩ An, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Ngã Bảy, Tân An, Mỹ Tho, Thuận An... của Việt Nam. Hơn nữa về cấp thành phố của Trung Quốc họ có hẳn 5 loại: huyện cấp thị< phó địa cấp thị< địa cấp thị<phó tỉnh cấp thị và tỉnh cấp thị (trực hạt thị). Bác ép cái huyện cấp thị nó làm thị xã thì 4 cái còn lại bác gọi nó là cái gì để đảm bảo truyền tải đúng cái "cấp" của đơn vị hành chính đó? Không thể nào đem 2 bậc hành chính thị xã và thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam mà gán cho 5 cái cấp thành phố đó của Trung Quốc được. Như vậy là cực kì khiên cưỡng. Mấy năm trước bác có nói không có chuyện có thành phố thuộc thành phố, nhưng hiện giờ Việt Nam đã có trường hợp của Tp Thủ Đức thuộc TPHCM rồi đó, tương lai gần là có Tp Thủy Nguyên thuộc Hải Phòng và Tp Sơn Tây thuộc Hà Nội hay Tp Huế thuộc Thừa Thiên Huế... Dịch "huyện cấp thị" thành "thành phố cấp huyện" là chuẩn nhất vì nó đảm bảo được quy mô của đơn vị hành chính đó, nói bật lên được cấp của đơn vị hành chính đó, sát nghĩa với thuật ngữ gốc, và nó sẽ logic không bị lủng củng khi dịch kết nối với các thành phố cấp phó tỉnh, thành phố cấp địa khu... Nó cho người đọc trực giác biết được rằng ở Trung Quốc có nhiều cấp thành phố, và cái thành phố này là cái thành phố cấp huyện, cái thành phố kia là thành phố cấp địa khu, thành phố nọ là thành phố cấp phó tỉnh. Nhân đây cũng xin lỗi bác vì có sự chụp mũ bác với bác khonghieugi123 kia vì 2 bác giống nhau quá. Chúc bác nhiều sức khoẻ Nuluv (thảo luận) 10:18, ngày 5 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Bạn so sánh rất buồn cười: cả nước VN cũng chỉ bằng 1 tỉnh của TQ và thành phố thuộc tỉnh của VN có quy mô dân số từ 150.000 người trở lên thì làm sao so được với huyện cấp thị của họ, cho nên có gọi là TP theo ý bạn cũng vẫn khập khiễng KHÔNG SO ĐƯỢC (tức là phương án gọi tuốt là TP cũng khập khiễng không hơn gì phương án dùng cả 2 từ thị xã và TP để gọi). So sánh ở đây là so sánh tương đồng về sự phân cấp hành chính: cấp cao nhất (thành phố trực thuộc trung ương tương đương với trực hạt thị... cho tới cấp thấp nhất huyện cấp thị tương đương với thị xã). Ở đây sự hợp lý là huy động được tất cả các từ (không bỏ thị xã ra ngoài) để thể hiện 1 cách tương đối nhất quán hệ thống thứ bậc HC của TQ. Dùng thế còn có sự hợp lý là ngắn gọn, ko gây hiểu lầm, chứ ko có pp nào đúng hoàn toàn hay vượt trội cả. Có rất nhiều từ người ta lấy sự giống nhau tương đối để dùng khi chọn từ có sẵn trong tiếng Việt. Lấy ví dụ từ tiến sĩ của ta trước đây đâu có giống với Dr. của Tây (1 bên vẫn là thi cử, tầm chương trích cú, 1 bên là làm luận án và có nghiên cứu KH) nhưng từ TS đã được dùng để gọi /dịch từ Dr. của Tây. Còn rất nhiều ví dụ như vậy.
Còn nói về cái TP trong TP thì tôi vẫn cho rằng đó là sự ngớ ngẩn của những người nghĩ ra nó và đưa vào luật, giống như cách dịch University trong 1 University khác của VN mà Tây ko hiểu nổi và tôi hy vọng sẽ có ngày phải thay đổi lại. – Nguyễn Việt Long (thảo luận) 14:44, ngày 5 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Vietlong: Theo ý bác thì có những huyện cấp thị của Trung Quốc có diện tích hơn 120.000 km2 cũng sẽ được xếp ngang hàng với các thị xã có diện tích mấy chục km2 ở Việt Nam? Ý bác là các huyện cấp thị có dân số hơn 2 triệu người cũng sẽ xếp ngang với các thị xã ở Việt Nam có dân hơn 2 vạn người? Và các huyện cấp thị có GDP hơn 50 tỷ $ sẽ ngang với các thị xã có GDP chưa nổi nửa tỷ $? Và các đơn vị cấp huyện của Trung Quốc không được phép có cái gọi là thành phố, trong khi đvhc cấp huyện của Việt Nam được có cái gọi là thành phố thuộc tỉnh mà về mặt bản chất thì các thành phố thuộc tỉnh này chính là thành phố cấp huyện? Bác ạ, ở Trung Quốc họ có cái gọi là "triệt thị thiết khu", tức là giải thể thành phố để nâng thành phố đó thành quận. Với việc đó nó không khác gì việc thành phố Hà Nội giải thể thành phố Hà Đông mà nâng thành quận Hà Đông năm xưa. Và trong tương lai không xa, khi mà toàn bộ tỉnh Bắc Ninh nâng lên TPTTTW thì 2 thành phố Từ Sơn và Bắc Ninh cũng sẽ tiến hành các hình thức giống như cái triệt thị thiết khu đó. Nuluv (thảo luận) 15:41, ngày 5 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Vietlong: Thêm ý nữa, nếu theo logic của Bác, đem các cấp hành chính của Việt Nam chiếu theo hành chính của Trung Quốc thì quốc gia ngang với quốc gia, tỉnh ngang với tỉnh. Cấp dưới tỉnh của Việt Nam là các huyện. Vậy cấp dưới tỉnh của Trung Quốc hiện đang là các địa cấp thị, địa khu, châu vvv... phải đổi thành các huyện để cho ngang bậc với bên VN? Điều này là vô cùng vô lí! Nuluv (thảo luận) 16:00, ngày 5 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Đọc bảng kê bên lề phải của bài Huyện cấp thị thì thấy thực tế là cấp địa khu TQ = cấp tỉnh của VN, cấp tỉnh TQ = cả cái nước VN.
Các thí chủ rành chuyện Tam Quốc thì đều biết rằng trong nước Đông Ngô thời xưa thì 3 châu Kinh Châu, Quảng Châu (Quảng Đông+Quảng Tây hiện nay), và Giao Châu (miền Bắc VN hiện nay) là ngang cấp. Hiện nay nói là lãnh đạo đồng cấp, nhưng lãnh đạo tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây qua thăm hay là đồng chí đại sứ Hùng Ba ở Hà Nội đều được các bác tầm lãnh đạo quốc gia VN đón tiếp nhé. Còn chú Tập mà qua thì chúng ta biết làm sao cả rồi, không nên tự lừa dối mình. Cứ cố ép phân cấp hành chính TQ theo VN thì sẽ sinh ra đủ chuyện tréo ngeo cẳng ngỗng. – Leemyongpak (thảo luận) 16:38, ngày 5 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Lãnh đạo quốc gia tiếp Đại sứ là bình thường, ví dụ [1]. Không biết có gì đặc biệt không. P.T.Đ (thảo luận) 18:31, ngày 5 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Phải nhìn thật kỹ vào Địa điểmThời điểm thì mới ra được Trọng điểm. Leemyongpak (thảo luận) 00:36, ngày 6 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Chắc là gặp đại sứ Trung Quốc trước khi Kamala qua để thể hiện sự nắn gân chứ gì, trò này cây gậy củ cà rốt còn lạ gì nữa. P.T.Đ (thảo luận) 03:18, ngày 6 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Theo thông lệ thì đại sứ các nước sẽ được đón tiếp tại Phủ chủ tịch hoặc trụ sở Chính phủ, khi mới nhậm chức, còn các dịp khác thì sẽ được triệu tập đến Bộ Ngoại giao Việt Nam để làm việc. Biệt lệ dành riêng cho đồng chí Trung Quốc, nhiều khi, các vị BCT ta đến Đại sứ quán Trung Quốc để làm việc, chứ nói triệu tập thì rất hiếm. – Leemyongpak (thảo luận) 11:07, ngày 7 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Leemyongpak: Đã bảo ko so sánh về diện tích và dân số được, mà so sánh về cấp tương đương nhau. Lào, Cam-pu-chia nhỏ hơn VN thì cấp tỉnh, huyện của họ cũng nhỏ hơn. Rồi ở LHQ, nước lớn nước bé đều có đại diện ngang hàng, chỉ trừ vài nước thường trực HĐBA là đặc biệt thôi. – Nguyễn Việt Long (thảo luận) 10:41, ngày 7 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Đã rõ. Bần đạo cũng thích cái Thị xã lắm. Nhưng sư môn đã có lệnh, ta thật là không dám làm chuyện khi sư diệt tổ. Leemyongpak (thảo luận) 12:28, ngày 7 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
@ Nuluv: Ko có gì vô lý cả, TQ có 4 cấp, VN có 3 cấp, cấp nào tương ứng hoặc sát nhất thì dùng tương đương, cấp nào chỉ TQ mới có thì dùng của TQ, ví dụ TP cấp ĐK. Cấp huyện và tỉnh cả VN và TQ đều có thì căn cứ vào đấy làm mốc. Giống như cấp bậc sĩ quan, VN có thượng úy và thượng tá, Tây ko có, nhưng trung úy, đại úy, trung tá, đại tá vẫn tương ứng với trung úy, đai úy, trung tá, đại tá của Tây. Bạn nên suy nghĩ cho chín rồi hãy kết luận cái gì vô lý, cái gì ko, chứ ko phải gắn huyện với ĐK. – Nguyễn Việt Long (thảo luận) 10:37, ngày 7 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Vietlong: Theo như bác nói cấp nào tương ứng hoặc sát nhất thì dùng tương đương, vậy đề nghị bác dùng cụm từ "thành phố cấp huyện" để chỉ cái đơn vị hành chính huyện cấp thị này. Vì những lí do sau: 1- sát nghĩa 2- tương ứng với cấp của nhau (đều là cấp huyện). Cực lực phản đối phương án dịch thành thị xã. Nếu phương án dịch "huyện cấp thị" thành "thị xã" được thông qua, nó sẽ bóp méo cách hiểu của người đọc. Người ta sẽ liên tưởng đến một đô thị cấp huyện sơ khai, mức độ đô thị hoá thấp, diện tích nhỏ bé, dân số không đông, kinh tế không quá phát triển, quy mô đô thị nhỏ... trong khi về thực tế quy mô của các huyện cấp thị còn vượt hơn nhiều so với các thành phố thuộc tỉnh đang là đô thị loại I của Việt Nam. Nếu bác quy định cái huyện cấp thị này là thị xã thì cái phó địa cấp thị bác sẽ gọi nó là gì? là thị xã cấp phó địa ư? tức là cuối cùng vẫn cứ phải có chữ cấp để làm tính từ bổ sung cho cái đô thị đó. Bác nói là dịch thành thị xã cho ngắn gọn, nhưng nói nó là thị xã tức là bỏ mất cái cấp đô thị của nó rồi, làm mất quy mô của nó, gây nên sự hiểu lầm to lớn. Phương án dịch thành thị xã có rất nhiều nhược điểm trong khi thành phố cấp huyện nó đáp ứng hầu hết các tiêu chí về sát nghĩa, biểu đạt được cấp của đô thị chủ thể, biểu đạt được quy mô của đô thị đó, tại sao bác không dùng? Em xin phép dừng tranh luận với bác ở đây vì có quá nhiều câu hỏi em đặt ra nhưng bác không trả lời. Các lý lẽ bác nói ra nó mang tính luẩn quẩn. Chúc bác nhiều sức khoẻ Nuluv (thảo luận) 13:42, ngày 7 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nuluv: Tại sao "thị xã" thì bóp méo cách hiểu người đọc (chắc là cách hiểu của 1 số người thôi), còn TP cấp huyện thì ko thấy ngô nghê, bóp méo, khi ghép khái niệm TP (hiện đại) vào cấp huyện (liên tưởng đến mức độ sơ khai, đô thị hoá thấp, theo quan niệm của bạn)? Tôi đã nói ko so về quy mô giữa VN và TQ, vì nếu so thì Cam-pu-chia hay Lào so với TQ còn chênh lệch hơn nhiều, nhưng ở các nước đó vẫn tồn tại thị xã, tỉnh mà có khi còn bé hơn cấp địa khu, huyện của TQ, sao cứ bám vào đấy mà tranh luận mãi. Chỉ đô thị cấp huyện mới dùng thị xã, còn cấp phó địa khu, phó tỉnh là cấp phụ của TQ, nếu đã dùng TP cấp ĐK, thì chỉ thay bằng TP cấp phó địa khu, cấp phó tỉnh vào chứ có vấn đề gì đâu, vì chúng liên quan đến cấp ĐK và cao hơn, chứ có liên quan đến cấp huyện đâu mà tranh cãi? Thị xã là cấp huyện, ngắn gọn và tách biệt, chứ dùng tất cả là TP thì mới luôn luôn phải đi kèm "cấp huyện". Ngoài ra, dùng TX thì bất cứ khi nào nói cũng hiểu ngay, chứ dùng "thị" hay TP (theo cách của bạn) mà muốn rõ nghĩa phải thêm "cấp" đằng sau và dài dòng hơn hẳn.
Nói thêm là ở 1 số nước, thủ đô có thể là TP khá nhỏ, ko có nhiều dân hay TTCN hoành tráng bằng các TP to khác, như Canberra của Úc hay Bonn của Đức. Đến thủ đô Washington còn nằm trong cái district Columbia có quy chế thấp hơn 1 bang và đại diện ko có quyền bỏ phiếu nữa kia. Cho nên mỗi nơi 1 khác, quan trọng nghe tên gọi (theo quy ước) thì biết nó là cấp gì trong hệ thông phân cấp HC. – Nguyễn Việt Long (thảo luận) 17:50, ngày 7 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Vietlong Bạn show vài cái nguồn gọi huyện cấp thị của Trung Quốc là thị xã đi, hay là bạn tự chế? – ˜“*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 11:00, ngày 7 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NhacNy2412 Không kể một số trang du lịch dùng thị xã, báo chính thống có báo Nhân Dân (ít nhất 2 lần, lần gần nhất năm 2020) dùng thị xã Bằng Tường, thị xã Đông Hưng, báo Nông nghiệp cũng dùng thị xã Bằng Tường, ngoài ra dùng thị xã còn có báo Bắc Ninh thị xã Bằng Tường, chuyên trang Em Đẹp thuộc Tạp chí điện tử Thế giới di sản. Đài RFI dùng thị xã Trương Dịch (Zhangye). Thị xã Đông Hưng xuất hiện trong 1 trang tin của VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN. – Nguyễn Việt Long (thảo luận) 17:26, ngày 7 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Vietlong Cả 2 nguồn báo Nhân Dân đều không thể truy cập. Bằng Tường là một phó địa cấp thị (thành phố cấp phó địa khu), còn Trương Dịch là một địa cấp thị, hoàn toàn không liên quan đến chủ thể huyện cấp thị. Việc gọi 2 đơn vị hành chính này cùng là "thị xã" đã sai quá sai. – ˜“*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 17:32, ngày 7 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NhacNy2412 Vì dẫn link sai quy tắc nên nó ko hiện ra, tôi đành dẫn lại:
Không kể một số trang du lịch dùng thị xã, báo chính thống có báo Nhân Dân (ít nhất 2 lần, lần gần nhất năm 2020) dùng thị xã Bằng Tường (https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/thi-xa-bang-tuong-lui-thoi-diem-thong-quan-bo-cong-thuong-khuyen-cao-hoat-dong-xuat-nhap-khau-448403), thị xã Đông Hưng (https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/hoi-cho-thuong-mai-quoc-te-mong-cai-lan-thu-4-411321/), báo Nông nghiệp cũng dùng thị xã Bằng Tường (https://nongnghiep.vn/thuong-khach-o-bang-tuong-d293685.html), ngoài ra dùng thị xã Bằng Tường còn có báo Bắc Ninh (http://www.baobacninh.com.vn/chi-tiet-kinh-te/-/details/20182/pho-chu-tich-ubnd-tinh-nguyen-huu-thanh-tiep-va-lam-viec-voi-oan-can-bo-thi-xa-bang-tuong-trung-quoc-), chuyên trang Em Đẹp thuộc Tạp chí điện tử Thế giới di sản (https://emdep.vn/di/co-giao-bac-giang-chia-se-kinh-nghiem-di-bang-tuong-o-trung-quoc-2-ngay-1-dem-chua-den-700-ngan-20180904103030992.htm). Đài RFI dùng thị xã Trương Dịch (Zhangye): https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-kinh-t%E1%BA%BF/20210629-khi-trung-qu%E1%BB%91c-m%E1%BA%A5t-vai-tr%C3%B2-c%C3%B4ng-x%C6%B0%E1%BB%9Fng-c%E1%BB%A7a-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi. Thị xã Đông Hưng xuất hiện trong 1 trang tin của VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN (http://agro.gov.vn/vn/tID4135_Cua-khau-Dong-Hung.html). – Nguyễn Việt Long (thảo luận) 18:22, ngày 7 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Hơi lạ là Bằng Tường, Trương Dịch theo wiki thì không phải là huyện cấp thị, có thể các báo này dùng "thị xã" cho cấp hành chính khác. P.T.Đ (thảo luận) 03:14, ngày 8 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Nhà báo không có kiến thức chuyên môn thì dịch sai là bình thường. Nên ưu tiên nguồn hàn lâm. Cái sai rõ ràng nhất là nhiều cấp bậc khác nhau bị gôm chung vô gọi là "thị xã". SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:36, ngày 8 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
@P.T.Đ @Nguyentrongphu Cũng đã 1 tháng từ khi mở thảo luận, số lượng phiếu cũng đã hơn 20, không biết là đến đây có thể đồng thuận và đổi tên bài được chưa? – ˜“*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 01:47, ngày 9 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thị xã cấp huyện

Đã là thị xã thì đương nhiên tương đương cấp huyện rồi, cần gì phải thêm chữ cấp huyện làm mất đi ưu thế ngắn gọn của phương án thị xã nữa. --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 14:57, ngày 5 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thị cấp huyện

Cho ló mấu. Bắc Ẩm Cuồng Đao (thảo luận) 02:12, ngày 2 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thành phố cấp huyện

Một số nguồn hàn lâm cho "Thành phố cấp huyện"
  • Lưu Hiểu Ba (2019). Cái chết chìm của siêu cường: Lời cảnh tỉnh gửi tới Trung Quốc. Hồ Như Ý biên dịch. Nhà xuất bản Đồng Dao. tr. 445.
  • Nguyên Phong; Thích Hằng Đạt (2020). Đường Mây Trên Đất Hoa. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 45. ISBN 9781393911555.
  • Phan Đại Doãn (1995). Tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn ở một số khu vực Đông Á và Đông-Nam Á. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. tr. 89. OCLC 36225480.
  • Lễ Hữu Tầng; Lưu Hàm Nhạc (2002). Nghiên cứu so sánh đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Trung Quốc. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. tr. 424. OCLC 606019974.
  • Ngũ Quang Hồng (15 tháng 1 năm 2009). “Nghiên cứu so sánh về Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát giữa Việt Nam và Trung Quốc” (PDF). VNU Journal of Science: Legal Studies. 25 (2): 53. ISSN 2588-1167.
  • Bành Chấn Thanh; Nguyễn Trọng Bình (tháng 9 năm 2018). “Tiêu chuẩn, thẩm quyền và thủ tục phân loại đơn vị hành chính ở Trung Quốc”. Nghiên cứu lập pháp. 18 (370). OCLC 74493222.


  1.  Đồng ý ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 09:29, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  2.  Đồng ý Olongfit (thảo luận) 09:49, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Olongfit Trả lời câu hỏi của PTD trước rồi mới được đưa ý kiến. Nếu những tài khoản PTD liệt kê là 1 người thì bạn đã vi phạm quy định "tạo đồng thuận ảo". Nếu không phải thì bạn cần xác nhận là không phải. Tuy nhiên, nói không phải mà checkuser ra thì cũng sẽ bị cấm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:36, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  3.  Đồng ý Thành phố cấp huyện nghe dễ hiểu. Huyện cấp thị bảo đảm nhiều người VN chưa chắc gì hiểu. Thêm nữa, có nguồn hàn lâm ủng hộ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:51, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  4.  Đồng ý Nguyenquanghai19 14:37, ngày 31 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  5.  Đồng ý Đọc là hiểu ý nói gì, còn huyện cấp thị nghe như nói về một huyện. Cảm ơn bạn ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ bỏ công đề nghị sửa chung cho thống nhật. Trong tiếng Đức, cũng có vấn đề tương tự. Gemeinde được dịch là "đô thị", trong khi nó thực sự chỉ là một đơn vị hành chánh nhỏ nhất: xã. DanGong (thảo luận) 09:03, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
  6.  Đồng ý Đồng ý. Tôi đang hiểu cụm từ huyện cấp thị tức là huyện của thành phố, thị xã nào đó đây. Ai có kinh nghiệm dọn dẹp sửa đổi lại các loạt bài về hành chính của Trung Quốc thì tốt.NNTAI319 (thảo luận) 09:35, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
  7.  Đồng ý Nghe dễ hiểu hơn so với "huyện cấp thị" Martin L. KingI have a dream 10:36, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
  8.  Đồng ý.--Pk.over (thảo luận) 11:49, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
  9.  Đồng ý Người đọc sẽ dễ hình dung cấp hành chính của đơn vị đó.Kieprongbuon812 Thảo luận 14:25, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
  10.  Đồng ý Mình cũng đồng ý với quan điểm là "thành phố cấp huyện nghe dễ hiểu". Cái nào dễ hiểu trong khả năng của tiếng Việt hiện đại truyền tải được thì mình làm. Việc so sánh với các chủ đề khác chỉ nên tham khảo, còn cách nói thành phố cấp huyện vẫn hiểu được cơ mà. • Vũ Tuấn (thảo luận) 15:56, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
  11.  Đồng ý Hán hóa là Huyện cấp thị. Còn Việt hóa Thành phố cấp huyện, chính xác hơn là Thành phố ngang cấp huyện. Tôi ủng hộ Việt hóa. Tín đồ Tốc độ 16:59, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
  12.  Đồng ý Theo nguồn hàn lâm mà tôi, NXL1997, NhacNy2412 đã đề cập bên dưới. P.T.Đ (thảo luận) 18:52, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
  13.  Đồng ý.Phó Nháy (thảo luận) 01:07, ngày 2 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
  14.  Đồng ý Theo số lượng nguồn hàn lâm áp đảo của thuật ngữ này, đã đề cập tại Ý kiến #3. Các Tiến sĩ Giáo sư đã thảo luận chán chê rồi dân thường không thảo luận lại. --NXL (thảo luận) 06:04, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
  15.  Đồng ý Khi đọc bài về Trung Quốc, tôi đã thấy khó hiểu những tên như thế này; rất dễ gây hiểu lầm. Loạt bài này nên đổi tên cho dễ hiểu.--Namnguyenvn (thảo luận) 05:31, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
  16.  Đồng ý Tôi đảm bảo 100% người Việt Nam lần đầu nghe huyện cấp thị sẽ không hiểu chính xác nó là cái gì. Phương án thành phố cấp huyện là dễ hiểu nhất. Greenknight (thảo luận) 20:39, ngày 6 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
  17.  Đồng ý Tôi không biết gì về tiếng Hán, tôi cũng chưa bao giờ đọc truyện TQ và đọc sách được dịch từ TQ, nên ý kiến có thể lệch chiều. Nhưng nếu chúng ta lấy tiêu chuẩn "phần lớn người VN hiểu thuật ngữ" thì tôi ủng hộ phương án "Thành phố cấp huyện". Còn nếu chúng ta dựa vào tiêu chuẩn khác thì tôi không biết. --Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 06:16, ngày 8 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ý kiến

@P.T.Đ: cấm hết các tài khoản đấy đi, như tôi đã nói ở TNCBQV, các tài khoản đó là các con rối của một người hay một nhóm người nào đó... họ đã lũng đoạn chủ đề huyện cấp thị này mấy năm nay rồi. Và họ đang muốn đổi huyện cấp thị thành tpch, xem ra họ sắp đạt được ý nguyện thâm độc rồi! Đặng Đình Đồng (thảo luận) 10:03, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Ok, nếu như người này không xác nhận mình đang dùng tài khoản phụ thì sẽ có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, vụ biểu quyết thì không liên quan, vẫn cần tuân theo các lập luận phù hợp. P.T.Đ (thảo luận) 10:06, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@P.T.Đ Tôi lại nghi ngờ tài khoản Đặng Đình Đồng này. Rất có hơi của một nhóm thành viên (rối) nào đó. Nhờ BQV @Nguyentrongphu xem xét giúp. – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 10:34, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thành viên:NhacNy2412 Nếu bạn có theo dõi nhóm rối này và có bằng chứng, rất mong bạn đem vụ việc ra kiểm định để đem ra ánh sáng (nên tham khảo các vụ kiểm định thành công để học hỏi kinh nghiệm yêu cầu kiểm định, không khó). Tôi không theo dõi nhóm rối này nên tôi không nên cấm (có gì tôi là người phải chịu trách nhiệm và cái giá phải trả rất có thể là 1 vụ BTN). Tuy nhiên, tôi sẽ cấm nếu có bằng chứng checkuser. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:55, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu Nói đúng ra là tôi không đủ kinh nghiệm để phân biệt và nhớ các nhóm rối. Chỉ theo cảm giác nhớ được kiểu áp đặt định kiến này đã từng gặp với một nhóm thành viên nào đó, nên mới nhờ bạn giám định thử – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 10:59, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thành viên:NhacNy2412 Tôi không có theo dõi nhóm rối này nên đâu có biết ai với ai để mà giám định. 1 nhóm rối cần phải theo dõi một thời gian để có đủ bằng chứng mà tiêu diệt chúng. Nhóm rối này tôi nghĩ không trùng với những nhóm rối chính trị tôi hay "truy lùng". Chủ đề TQ là mảng chuyên môn của bạn (tôi không rành bằng bạn trong chủ đề này). Nếu bạn muốn diệt được nhóm rối này thì bạn có thể lục lại bằng chứng tương đồng của các tk khác nhau trong quá khứ và đem ra kiểm định. Nếu may mắn sẽ bắt được trọn rổ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:08, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NhacNy2412:
Phiền bạn cho tôi vài đầu mối nhất định để tôi đốt lò.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:57, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Nếu phá được nhóm rối này tôi nghĩ đây sẽ là phi vụ rối rất lớn trong suốt nhiều năm nay. Có vẻ nhóm rối này có rất nhiều acc nằm vùng có thâm niên vài năm! 1 người hoặc 1 nhóm người điều khiển. Có thể có 2 nhóm rối đối lập (giống như MiG vs Quachtinh). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:01, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NguoiDungKhongDinhDanh Hiện cũng chưa có gì nhiều để làm bằng chứng. Chủ yếu là cách thảo luận đậm chất [...] như "ý nguyện thâm độc". Tài khoản này chỉ mới được khởi tạo cuối tháng 7. Sửa đổi đầu tiên là yêu cầu mở khóa trang để sửa đổi, nhưng sau khi được mở khóa thì tài khoản này lại hoàn toàn không sửa đổi gì, tài khoản sửa đổi mới nhất là Войдите, cũng là một tài khoản mới. Những sửa đổi sau thì chỉ liên quan đến việc công kích thành viên, IP về việc sửa đổi nói trên. Việc sửa đổi này tôi đã gặp vài lần (vì tôi có theo dõi khá nhiều bài liên quan đến TQ) nhưng thấy khá tốt, vì đơn vị hành chính khác nhau giữa mỗi quốc gia thì việc đồng nhất cách gọi là vô lý. Ngoài ra, tại WP:TNCBQV thì thành viên này có thể dẫn ra được 1 thảo luận đã lưu trong trang thảo luận của Q.Khải, điều này là impossible đối với thành viên mới. – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 11:05, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Nếu đây đúng là thành viên cũ giả mới, thì tạm thời chưa có đủ bằng chứng để yêu cầu kiểm định.
Chỉ còn một cách là ngồi chờ sai phạm thôi.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 11:14, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Chắc chắn chủ rối là một acc có thâm niên khá lâu trên Wikipedia và có tham gia thường xuyên về chủ đề TQ. Là ai thì tôi pótay. Tôi nghĩ bạn NhacNy đã từng ít nhiều gặp qua chủ rối trong quá khứ rồi (nhưng có lẽ hiện giờ bạn ấy chưa nhận ra là ai). Chủ rối là 1 trong những thành viên chuyên viết bài trong chủ đề TQ (không phải Tàn Kiếm). Nếu bạn NhacNy vắt óc suy nghĩ thì maybe có thể tư duy ra. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:24, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu Maybe tôi đã gặp rồi, mới thấy quen như vậy. Nhưng giờ tôi đang không rảnh lắm, hẳn là phải đợi thời gian nữa vậy – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 11:31, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Làm ăn lề mề quá, biểu quyết nhanh cho người ta còn vào sửa hơn 7000 trang liên quan. Lịch sử của nó, kinh tế, chính trị, văn hóa, du lich... một loạt trang đang chờ Rượu Thịt Chó (thảo luận) 11:55, ngày 31 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Rượu Thịt Chó Nếu quan tâm thì bạn nên gửi thư đi mời hàng trăm thành viên tích cực đến tham gia cuộc thảo luận này. Nên nhớ là phải mời một cách trung lập và lịch sự. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:40, ngày 31 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Cảm ơn Admin đã ra chỉ thị Rượu Thịt Chó (thảo luận) 13:55, ngày 31 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời


Ôi Nguyenquanghai19 bạn ôi, cảm ơn bạn đã vote nhé. Yêu bạn quá hí hí Rượu Thịt Chó (thảo luận) 15:55, ngày 31 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Rượu Thịt Chó: Mà bạn gửi thư đi khắp nơi mà không thấy có thêm phiếu nào nhỉ 😅 Nguyenquanghai19 02:40, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nguyenquanghai19: Mình gửi thủ công bằng tay cho được gần 20 ông thì mệt quá ngủ quên mất 🤣 List những người cần phải gửi dài lắm ~ 1000 user thì chịu bó tay thôi, cái này phải nhờ ông nào có bot chạy hộ 😳😆😢😂 Rượu Thịt Chó (thảo luận) 02:48, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Tôi nghĩ nên có nguồn hàn lâm sách vở hoặc nghiên cứu nào đó xác minh tên "Thành phố cấp huyện" cũng như tên các cấp hành chính khác của Trung Quốc. Tôi tìm được nguồn này của hai bác thạc sĩ và tiến sĩ nào đó nghiên cứu về hành chính Trung Quốc, trong đó đề cập:
"Điều 30 Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định cụ thể về việc phân loại đơn vị hành chính của Trung Quốc như sau: Cả nước Trung Quốc chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương và đặc khu hành chính. Tỉnh, khu tự trị chia thành châu tự trị, huyện, huyện tự trị, thành phố cấp huyện. Châu tự trị chia thành huyện, huyện tự trị. Huyện, huyện tự trị chia thành hương, hương dân tộc, trấn. Riêng thành phố trực thuộc trung ương hoặc thành phố tương đối lớn chia thành khu, huyện"
Cần xác minh lại nguồn này, tìm thêm vài nguồn nữa cho đảm bảo, rồi đồng nhất với các bài viết phân cấp hành chính của Trung Quốc là xong. --NXL (thảo luận) 11:40, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Nguồn này đủ mạnh rồi, tuy nhiên cần xem là so với bài Phân cấp hành chính Trung Quốc nó thiếu thừa chỗ nào. P.T.Đ (thảo luận) 16:16, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thành phố cấp huyện là dịch chừng chừng đấy cậu ơi. – 27.66.46.145 (thảo luận) 16:19, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi tìm thấy thêm 1 nguồn từ Google Books. "Dịch chừng chừng" là nghĩa gì? Wiki ưu tiên nguồn hàn lâm. P.T.Đ (thảo luận) 16:22, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Nguồn cho "Thành phố cấp địa khu" cũng có vài cái: [2], [3]. Ngoài ra thì tôi cũng tìm được bản đầy đủ "Tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn ở một số khu vực Đông Á và Đông-Nam Á" của Phan Đại Doãn, trang 89 sử dụng "Thành phố cấp huyện" và "Thành phố cấp địa khu", ngoài ra còn có "Thành phố trực thuộc" thay cho "Trực hạt thị", bài Thành phố trực thuộc trung ương (Trung Quốc) hẳn đã phù hợp. – ˜“*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 17:02, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Nếu đã có nguồn hàn lâm hết rồi thì cứ theo official term mà đổi tên thôi. Cái này các thành viên dự án Hành chính Trung Quốc sẽ thống nhất với nhau, không cần cộng đồng phải biểu quyết làm gì. --NXL (thảo luận) 17:17, ngày 1 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
NXL dự án Hành chính TQ có 0 thành viên tích cực nên cần cộng đồng đồng thuận. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:47, ngày 2 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Một nguồn khác cho "thành phố cấp huyện", "thành phố cấp địa khu" và "thành phố cấp phó tỉnh". Tôi cũng cố tìm nguồn hàn lâm cho "địa cấp thị" nhưng không thấy có hoặc lục không tới, trong khi nguồn cho "thành phố cấp huyện" thì nhiều. --NXL (thảo luận) 06:04, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Thuật ngữ này có liên quan đến Trung Quốc và có gốc tiếng Trung Quốc, nên theo tôi, việc mượn từ Hán-Việt không phải là một vấn đề lớn, miễn là Wikipedia không phải là nguồn duy nhất mượn từ Hán-Việt cho khái niệm này. Dĩ nhiên các từ Hán-Việt khó phân tích hơn các từ thuần Việt đối với nhiều người, nhưng bài này nhằm mục đích định nghĩa thuật ngữ này để cho mọi người hiểu. Nhiều khi dịch sát nghĩa cũng có thể gây nhầm lẫn vì mất sắc thái (nuance). Trong các bài địa lý, chúng ta đã đôi khi dịch sát nghĩa (thành phố Vernon, California chỉ có dân số 112 người), đôi khi khớp với đơn vị Việt Nam để dễ hiểu (các "township" tại Hoa Kỳ là "" nhưng không có "thị xã"), và đôi khi để nguyên trong ngoại ngữ (freguesia). Đối với các đơn vị hành chính Trung Quốc thì "huyện cấp thị" đã dễ hiểu hơn 县级市 hoặc xiànjí shì. Dù sao, bài này vẫn cần phải nói đến mọi thuật ngữ được sử dụng trên thực tế, không kể tên bài là gì. – Nguyễn Xuân Minh 💬 14:57, ngày 2 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Bên Wikipedia tiếng Việt bàn cách dịch cụm từ "县级市" ra tiếng Việt thì bên Wikipedia tiếng Trung cũng từng có thảo luận cách dịch cụm từ "thị xã" ra tiếng Trung. Trung Quốc đại lục thì dịch thành "市" (thị) còn Đài Loan thì giữ nguyên "市社" (thị xã), còn chính quyền Việt Nam thì khi dịch thành 市 (thị), khi dịch thành "镇" (trấn). Kết luận: dịch nguyên khái niệm này thành "市社" (thị xã), một khái niệm chỉ tồn tại trong tiếng Việt. NHD (thảo luận) 07:26, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
    • @Thành viên:DHN Chính xác thì cả hai khái niệm thành phố, thị xã đều là sản phẩm ròng của Việt Nam trên cơ sở ghép thành + phố và thị + xã, các từ Hán-Việt (城, 庯 / 鋪, 市, 社 (U+FA4C) / 社 (U+793E)), còn trong tiếng Trung thì người ta không coi đây là cách gọi các đơn vị hành chính của họ. Nghĩa gốc của thành phố là "để nói chung về phố xá ở trong thành" còn thị xã là "nơi đô hội có tổ chức [hành chính] thành một cơ quan như một xã" và chỉ sau này mới có xu hướng dường như coi trọng "thành phố" hơn "thị xã", khi cả thành phố (thuộc tỉnh) và thị xã đều là tên gọi đơn vị hành chính nhưng các tiêu chí để thành lập thành phố [thuộc tỉnh] của Việt Nam là cao hơn.Khonghieugi123 (thảo luận) 00:25, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.