Bước tới nội dung

Thảo luận:Quách Thị Trang

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Johannjs trong đề tài Sai rồi

Untitled

[sửa mã nguồn]

Tôi cho rằng, trong sử dụng tiếng Việt, dùng đại từ không ổn với một người chết lúc 15 tuổi. G.G 01:24, ngày 21 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hình như Bà Triệu chết lúc 23 tuổi? Nguyễn Thanh Quang 01:31, ngày 21 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi cũng nghĩ là trừ phi người đó là nhà lãnh đạo cao cấp, dùng đại từ hoặc ông không phù hợp với một người chết lúc trẻ như vậy. Bà Triệu là tên trong dân gian tôn vinh gọi như vậy và trở thành tên riêng. Trong dân gian thì phần lớn các nhân vật anh hùng được gọi là bà hoặc ông. Casablanca1911 01:46, ngày 21 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nguyễn Thanh Quang xem lại, người qua tuổi thành niên khác với một thiếu niên. Có ai (là người VN) gọi Kim Đồngông không? G.G 03:26, ngày 21 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ở Việt nam mọi người gọi là anh Kim Đồng, anh Lý Tự Trọng, chị Võ Thị Sáu, chị Quách Thị Trang... Avia (thảo luận) 04:07, ngày 21 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thuydaonguyen hiểu lầm lời bình của tôi. Việc bà mẹ của QTT là người phụ nữ tảo tần tôi không nói là ngụy tạo. Đúng hay sai, việc đó không phải là cá tính của QTT mà là của bà mẹ. Đọc câu đó tôi có cảm tưởng như đây là một bài ca ngợi chứ không phải ghi chép về nhân vật. Nếu bạn ghi là QTT sống cuộc đời thiếu thốn thì hợp lý hơn là ghi bà mẹ "tảo tần". Viết vậy thiếu tính trung lập. Duyệt-phố (thảo luận) 09:20, ngày 28 tháng 11 năm 2008 (UTC) Bạn nói đúng. Sẽ chỉnh lại. Chúc vui. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 20:08, ngày 28 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Wiki tiếng Việt hay Wiki của người Việt?

[sửa mã nguồn]

Nếu là Wiki tiếng Việt thì viết là "đồng bào Sài Gòn" có ổn không nhỉ? Knight Wolf (thảo luận) 20:19, ngày 28 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Lại gì nữa đây hả ông DLV? Muốn kiểm duyệt cả Wikipedia nữa hả?

Sai rồi

[sửa mã nguồn]

"Năm 1963, Chính phủ Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam đã vinh danh Quách Thị Trang bằng cách lấy tên chị đặt cho công viên Diên Hồng.[2]"

Tại sao sai ư? "Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam" đến 1967 mới được thành lập thì năm 1963 làm sao lại đã có thể "vinh danh v...v..." ? ai đó viết lại đi thôi! Johannjs (thảo luận) 19:11, ngày 22 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

khi nói đến chính phủ Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam thì người ta ám chỉ bắt đầu từ ngày lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm (Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam) ngày 1 tháng 11 năm 1963, nhưng nền Đệ nhị Cộng hòa Việt được chính thức hóa khi thông qua bản hiến pháp mới năm 1967. Như vậy trong bài nói chính phủ Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam vinh danh Quách Thị Trang thì không sai.---Nhacdangian (thảo luận) 19:42, ngày 22 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Vẫn sai! bài phóng sự sau đây ghi là đến tháng 9 năm 1964 tượng mới được dựng lên, mà còn phải có dân anh chị giang hồ từ Cầu Ông Lãnh đến canh gác để ngăn chính quyền gỡ tượng... Nếu năm 1963 mà chính quyền Nguyễn Khánh đã vinh danh từ trước khi dựng tượng thì nào có chuyện xảy ra như thế được? Các năm sau khi Diệm bị ám sát, toàn là tướng này đẩo chánh lên tướng kia đẩo chánh xuống lộn xộn mà là Đệ Nhị Công Hoà thế nào được... nếu quả như thế thì 1967 có thể đã thành Đệ Thập Cộng Hoà cũng không chừng!
« Dựng tượng Quách Thị Trang trước mũi súng cảnh sát » Johannjs (thảo luận) 01:42, ngày 23 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thông tin sai

[sửa mã nguồn]

"Đầu tháng 8 năm 1964, để tưởng nhớ Quách Thị Trang, Hội sinh viên học sinh do sinh viên Vũ Quang Hùng làm trưởng ban, tổ chức quyên góp để tạc tượng chị[5]. Ngày 25 tháng 8, nhân cuộc biểu tình chống tướng Nguyễn Khánh, tượng được dựng ngay ở gần nơi chị mất, tức ngay tại bùng binh, kề bên tượng đài danh tướng Trần Nguyên Hãn, trước cửa chính chợ Bến Thành, Sài Gòn."

Lúc xây tượng Quách Thị Trang thì vẫn chưa có tượng Trần Nguyên Hãn. Phải sang năm 1967 thì binh chung truyền tin mới xây dựng tượng