Bước tới nội dung

Thảo luận:Pháp Luân Công/Lưu 4

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lưu 1 Lưu 2 Lưu 3 Lưu 4 Lưu 5

Cách tổ chức

Xét về ý nghĩa học thuyết, Pháp Luân Công hướng tới sự "không có hình thức", rất ít hoặc không có tổ chức hữu hình hay chính quy. Các học viên Pháp Luân Công không được thu tiền hoặc tính phí, chữa bệnh, hoặc giảng dạy hoặc diễn dịch các lời giáo huấn cho người khác.[1] Không có người quản lý hay nhân viên, không có hệ thống hội viên, và không có nhà thờ hoặc nơi thờ tự.[2][3][4][5] Vì không có các nghi lễ kết nạp thành viên hay nhập môn, những người tập Pháp Luân Công có thể là bất kỳ ai tự nhận định mình như vậy. [6] Các học viên tự do tham gia tập luyện và tuân thủ theo các bài giảng nhiều hay ít tùy thuộc vào bản thân họ, và những người tập cũng không chỉ dẫn người khác tin vào điều gì hay cư xử như thế nào.[7][8][9]

Quyền năng chỉ được trao duy nhất trong các bài giảng của người sáng lập Lý Hồng Chí.[1] Nhưng về mặt tổ chức, Pháp Luân Công là tản quyền, và các chi nhánh và phụ đạo viên địa phương không được hưởng các đặc quyền, có thẩm quyền hoặc chức vụ đặc biệt nào. Những “phụ đạo viên” hay những ‘liên lạc viên” tình nguyện không có quyền hành đối với những người tập khác, bất kể họ đã tập Pháp Luân Công trong bao lâu.[10][11] Quyền năng của ông Lý trong môn này là tuyệt đối, nhưng cách tổ chức của Pháp Luân Công đi ngược lại sự kiểm soát toàn diện, và ông Lý không can thiệp vào cuộc sống cá nhân của các học viên. Những người thực hành Pháp Luân Công có rất ít hoặc không có liên hệ gì với ông Lý, ngoại trừ việc học tập các bài giảng của ông.[7][11] Pháp Luân Công không tồn tại hệ thống phân cấp để bắt tuân theo một tư tưởng chính thống, và rất ít hay không nhấn mạnh về kỷ luật giáo điều; điều duy nhất được nhấn mạnh là cần phải hành xử theo tiêu chuẩn đạo đức nghiêm khắc, theo ông Craig Burgdoff, giáo sư nghiên cứu tôn giáo. [11]

Về phạm vi tổ chức đã đạt được trong Pháp Luân Công, điều đó đã được thực hiện thông qua một cộng đồng kết nối toàn cầu chủ yếu là trực tuyến. Cụ thể, truyền thông điện tử, danh sách email và nhiều trang web là phương tiện chủ yếu để điều phối các hoạt động và phổ biến các bài giảng của ông Lý Hồng Chí. [12]

Bên ngoài Trung Quốc đại lục, một mạng lưới các "người liên hệ” tình nguyện, các Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp khu vực và các câu lạc bộ trường đại học tồn tại trên khoảng 80 quốc gia.[13] Các bài giảng của ông Lý Hồng Chí chủ yếu được lan tỏa qua Internet.[3][14] Ở hầu hết các thành phố từ trung bình đến lớn, các học viên Pháp Luân Công tổ chức các buổi thiền định hoặc các buổi học tập định kỳ, trong đó họ sẽ tập luyện Pháp Luân Công hay đọc các bài viết của ông Lý Hồng Chí. Các buổi tập và thiền định được mô tả là khi các nhóm học viên tụ họp tại các công viên công cộng không theo nghi thức nào-thường là buổi sáng- tập luyện trong một đến hai giờ.[7][3][15] Các buổi học nhóm thường diễn ra vào buổi tối tại nhà riêng hoặc ở trường đại học hoặc các lớp học trung học, và được ông David Ownby mô tả là "điều gần giống nhất với "hoạt động giáo phái" thông thường của Pháp Luân Công.[16] Individuals who are too busy, isolated, or who simply prefer solitude may elect to practice privately.[16] Các cá nhân nào quá bận rộn, xa cách, hoặc những người chỉ đơn giản là thích sự tĩnh mịch có thể quyết định tập luyện riêng lẻ.[16] Khi có các chi phí (chẳng hạn như phí thuê cơ sở vật chất cho các hội nghị quy mô lớn), thì chi phí đó được thanh toán bởi những cá nhân tự nhận lãnh và tương đối giàu có trong cộng đồng.[16][17]

Cách tổ chức tại Trung Quốc đại lục

Năm 1993, Hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại pháp ở Bắc Kinh được chấp nhận là chi nhánh của Hiệp hội Nghiên cứu khí công Trung Quốc (HHNCKC), là một cơ quan nhà nước, giám sát việc quản lý các môn phái khí công khác nhau trên cả nước, và tài trợ các hoạt động và hội thảo. Theo các yêu cầu của HHNCKC, Pháp Luân Công được tổ chức thành một mạng lưới các trung tâm hỗ trợ trên toàn quốc, "các trạm chính", "các chi nhánh", "các trạm hướng dẫn" và các địa điểm tập luyện tại địa phương, phản ánh cấu trúc của cộng đồng khí công hoặc thậm chí là cấu trúc của chính Đảng Cộng sản.[5][18] Các phụ đạo viên Pháp Luân Công là những tình nguyện viên tự nguyện dạy các bài tập, tổ chức các sự kiện, và phổ biến những bài viết mới của ông Lý Hồng Chí. Hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp đã đưa lời khuyên cho học viên về các kỹ thuật thiền định, các dịch vụ dịch thuật và điều phối cho việc tập luyện trên toàn quốc.[5]

Sau khi rời khỏi HHNCKC vào năm 1996, Pháp Luân Công bị các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ hơn và đã đáp lại bằng cách áp dụng cơ cấu tổ chức phân cấp và lỏng lẻo hơn [49]. Vào năm 1997, Hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp chính thức bị giải thể, cùng với các "trạm phụ đạo chính" ở các khu vực.[19] Tuy nhiên, các học viên vẫn tiếp tục tự tổ chức ở các cấp địa phương, kết nối với nhau thông qua các phương tiện giao tiếp điện tử, các mạng lưới giữa các cá nhân và các điểm luyện công tập thể.[7][20] Cả các nguồn tin từ Pháp Luân Công và các nguồn tin của chính phủ Trung Quốc đều tuyên bố rằng có khoảng 1.900 "trạm hướng dẫn" và 28.263 điểm tập luyện Pháp Luân Công tại địa phương trên cả nước vào năm 1999, mặc dù họ không đồng ý về mức độ điều phối theo chiều dọc/từ trên xuống giữa các đơn vị tổ chức này.[21] Để đối phó với cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, Pháp Luân Công đã chuyển sang hoạt động bí mật, cấu trúc tổ chức phát triển theo hướng ngày càng phi hình thức ở Trung Quốc, và internet trở thành phương tiện ưu tiên dùng để kết nối các học viên.[22]

Sau cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, chính quyền Trung Quốc đã cố gắng miêu tả Pháp Luân Công như một tổ chức có thứ bậc và có gây quỹ. James Tong viết rằng chính phủ miêu tả Pháp Luân Công như một tổ chức có kết cấu chặt chẽ nhằm biện minh cho hành động đàn áp của mình: "Càng chứng minh được Pháp Luân Công là một tổ chức nhiều chừng nào thì càng chứng tỏ tính đúng đắn của cuộc đàn áp của chế độ dưới danh nghĩa là duy trì trật tự xã hội nhiều chừng nấy".[23] Ông kết luận rằng những lời tuyên bố của Đảng thiếu "cả bằng chứng bên trong và bên ngoài để chứng minh", và mặc dù tiến hành bắt giữ và thẩm vấn, các nhà cầm quyền không bao giờ "phản bác các cáo buộc/Pháp Luân Công một cách đáng tin cậy".[24] Nhân khẩu học

Trước tháng 7 năm 1999, ước tính chính thức số học viên Pháp Luân Công ở mức 70 triệu người trên toàn quốc, sánh ngang với số lượng thành viên của Đảng Cộng sản.[25][26][27][28][29] Vào thời điểm cuộc bức hại diễn ra vào ngày 22 tháng 7 năm 1999, hầu hết các số liệu của chính phủ Trung Quốc cho biết số người tập Pháp Luân Công là từ 2 đến 3 triệu người,[20][30] mặc dù một số ấn phẩm vẫn duy trì con số ước tính là 40 triệu người.[5][31] Hầu hết các học viên Pháp Luân Công ước tính trong thời kỳ này tổng số học viên ở Trung Quốc là từ 70 đến 80 triệu.[32][5][33] Các nguồn tin khác đã ước tính số người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc đạt đỉnh điểm từ 10 đến 70 triệu người.[34][35] Rất khó để xác định chính xác số người tập Pháp Luân Công vẫn đang tập luyện tại Trung Quốc ngày nay, mặc dù một số nguồn tin ước tính rằng hàng chục triệu người vẫn tiếp tục tập luyện bí mật.[36][37]

Các cuộc khảo sát nhân khẩu học được thực hiện ở Trung Quốc vào năm 1998 đã phát hiện ra một quần thể người tập chủ yếu là phụ nữ và người cao tuổi. Trong số 34.351 người thực hành Pháp Luân Công được khảo sát, 27% là nam giới và 73% là nữ giới. Chỉ có 38% dưới 50 tuổi.[38] Pháp Luân Công đã thu hút được một loạt các cá nhân khác, từ sinh viên trẻ đến các viên chức, trí thức và các quan chức Đảng.[39][40] Các cuộc khảo sát ở Trung Quốc từ những năm 1990 cho thấy có khoảng từ 23% - 40% số người thực hành có trình độ đại học có bằng cấp cao đẳng hoặc đại học - cao gấp nhiều lần so với dân số nói chung.[7]

Có hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn người tập luyện Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc, [41] với các cộng đồng lớn nhất là ở các thành phố tại Đài Loan và Bắc Mỹ, nơi có quần thể người Hoa lớn, như thành phố New York và Toronto. Các cuộc nghiên cứu nhân khẩu học của Palmer và Ownby tại các cộng đồng này cho thấy 90% người thực hành là người Hoa. Tuổi trung bình là khoảng 40.[42] Trong số những người tham gia khảo sát, 56% là nữ và 44% nam; 80% đã lập gia đình. Các cuộc khảo sát cho thấy những người được hỏi có trình độ học vấn cao: 9% là tiến sỹ, 34% có bằng thạc sĩ, và 24% có bằng cử nhân.[42]

Những lý do phổ biến nhất cho việc bị thu hút bởi Pháp Luân Công được ghi nhận là nội hàm cao thâm, bộ bài tập tu luyện và các lợi ích sức khoẻ.[43] Các học viên Pháp Luân Công không phải người Hoa có xu hướng là những người “tìm kiếm giá trị tinh thần” - những người đã từng thử nhiều môn khí công, yoga, hoặc tu tập trước khi tìm đến Pháp Luân Công. Theo ông Richard Madsen, các nhà khoa học Trung Quốc có bằng tiến sĩ từ các trường đại học uy tín của Mỹ đang tập luyện Pháp Luân Công cho rằng vật lý học hiện đại (ví dụ lý thuyết siêu dây) và sinh học hiện đại (cụ thể là chức năng của tuyến tùng) cung cấp cơ sở khoa học cho niềm tin của họ. Theo quan điểm của họ, "Pháp Luân Đại Pháp là tri thức chứ không phải là tôn giáo, một dạng khoa học mới chứ không phải là đức tin".[44]

3.

Với mong muốn mang lại cho độc giả cái nhìn toàn diện hơn về Pháp Luân Công, tôi mạn phép phiên dịch lại toàn bộ mục Niềm tin và thực hành trong bài Pháp Luân Công từ nguồn là trang wiki về Falun Gong tiếng Anh. Trong quá trình phiên dịch, dù đã cố gắng dịch sát nghĩa, nhưng có thể vẫn còn thiếu sót. Tuy nhiên, mong quản trị viên có thể xem xét và bổ sung vào phần mục này vào bài gốc để mọi người có thể tiếp cận được nhiều thông tin hơn về bài này. 

Chính (thảo luận) 12:35, ngày 12 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nhận xét 1: Dịch Pháp Luân Công mà bê nguyên từ trang wiki tiếng Anh vào thì chẳng khác gì là quảng cáo cho Pháp Luân Công, toàn nói những điều tốt đẹp, chẳng thấy có điều gì không tốt cả.بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 15:30, ngày 12 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Nhận xét 2: Thống kê các tác giả viết bài trên: David Ownby chú thích 19 lần độc lập, Benjamin Penny chú thích 27 lần độc lập, Noah Porter 8 lần, James Tong 6 lần. Như vậy rõ ràng nếu như David Ownby mà bênh vực thiên vị Pháp Luân Công thì lập tức đã có 19 tâng bốc Pháp Luân Công.بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 15:30, ngày 12 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tham khảo

  1. ^ a b David Palmer, "Qigong Fever:Body, Science and Utopia in China," p 241–246
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Ownbyfuture
  3. ^ a b c Susan Palmer and David Ownby, Field Notes: Falun Dafa Practitioners: A Preliminary Research Report, Nova Religio, 2000.4.1.133
  4. ^ Noah Porter, "Professional Practitioners and Contact Persons Explicating Special Types of Falun Gong Practitioners", Nova Religio, November 2005, Vol. 9, No. 2, pp 62–83
  5. ^ a b c d e Tong, James (tháng 9 năm 2002). “An Organizational Analysis of the Falun Gong: Structure, Communications, Financing”. The China Quarterly. 171: 636–660. doi:10.1017/S0009443902000402.
  6. ^ Haar, Barendter. “Evaluation and Further References”. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2009. One difference between the Falun Gong and traditional groups is the absence of rituals of daily worship or rites of passage
  7. ^ a b c d e Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên porterthesis
  8. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Ping
  9. ^ David Ownby, "Falungong and Canada's China Policy," International Journal, Spring 2001, p 193. Quote:"These people have discovered what is to them the truth of the universe. They have arrived freely at this discovery, and, if they change their mind, they are fee to go on to something else. The Falungong community seems to be supportive but not constraining – aside from the peer pressure that exists in many groups situations; there is no visible power structure to chastise a misbehaving practitioner, nor do practitioners tell one another what to do or what to believe."
  10. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Chou
  11. ^ a b c A Burgdoff, Craig (2003). “How Falun Gong Practice Undermines Li Hongzhi's Totalistic Rhetoric”. Nova Religio. 6 (2).
  12. ^ McDonald, Kevin (2006). Global movements: action and culture. Wiley-Blackwell. ISBN 978-1-4051-1613-8.
  13. ^ Falundafa.org, 'Local Contacts'.
  14. ^ Mark R. Bell, Taylor C. Boas, Falun Gong and the Internet: Evangelism, Community, and Struggle for Survival, Nova Religio, April 2003, Vol. 6, No. 2, pp 277–293
  15. ^ Craig Burgdoff, "How Falun Gong Practice Undermines Li Hongzhi's Totalistic Rhetoric," p 336.
  16. ^ a b c d David Ownby, "Falun Gong in the New World", European Journal of East Asian Studies (2003), pp 313–314.
  17. ^ Craig Burgdoff, "How Falun Gong Practice Undermines Li Hongzhi's Totalistic Rhetoric," p 338.
  18. ^ Kevin McDonald, Global Movements: Action and Culture, 'Healing Movements, embodied subjects', (Hoboken, NJ: Wiley-Blackwell, 2006), pp 142 – 164
  19. ^ James Tong, "An Organizational Analysis of the Falun Gong: Structure, Communications, Financing," p 641
  20. ^ a b James Tong, "Revenge of the Forbidden City: The suppression of the Falungong in China, 1999–2005" (New York, NY: Oxford University Press, 2009), ISBN 0-19-537728-1
  21. ^ James Tong, "An Organizational Analysis of the Falun Gong: Structure, Communications, Financing," p 642.
  22. ^ Patricia Thornton, "Manufacturing Dissent in Transnational China", in Popular Protest in China, Kevin J. O'Brien (ed.), (Cambridge, MA: Harvard University Press, 2008).
  23. ^ James Tong, "An Organizational Analysis of the Falun Gong: Structure, Communications, Financing," p 638.
  24. ^ James Tong, "An Organizational Analysis of the Falun Gong: Structure, Communications, Financing," p 657.
  25. ^ Seth Faison, "In Beijing: A Roar of Silent Protestors", New York Times, 27 April 1999. Quote: "Buddhist Law, led by a qigong master named Li Hongzhi, claims to have more than 100 million followers. Even if that is an exaggeration, the government's estimate of 70 million practitioners represents a large group in a nation of 1.2 billion."
  26. ^ Bay Fang, "An opiate of the masses?" U.S. News and World Report, February 22, 1999.
  27. ^ Joseph Kahn, "Notoriety Now for Movement's Leader", New York Times, 27 April 1999. Quote: "Beijing puts the tally of followers in his mystical movement at 70 million. Its practitioners say they do not dispute those numbers. But they say they have no way of knowing for sure, in part because they have no central membership lists."
  28. ^ Renee Schoff, "Growing group poses a dilemma for China", Associated Press, 26 April 1999. Quote: "It teaches morality and acceptance, just what the Beijing government likes to see. But, with more members than the Communist Party—at least 70 million, according to the State Sports Administration—Falun is also a formidable social network ..."
  29. ^ New York Times, "4 From Chinese Spiritual group Are Sentenced", 13 November 1999. pg. A.5. | Quote: "Before the crackdown the government estimated membership at 70 million — which would make it larger than the Chinese Communist Party, with 61 million members."
  30. ^ Zong Hairen, "Zhu Rongji zai 1999" (Zhu Rongji in 1999) (Carle Place, N.Y.: Mirror Books, 2001).
  31. ^ Cheris Shun-ching (2004). "The Falun Gong in China: A Sociological Perspective". The China Quarterly, 179.
  32. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Lowe
  33. ^ David Palmer, Qigong Fever: Body, Science and Utopia in China. Quote: "In 1997, Li Hongzhi claimed to have 100 million followers, including 20 million regular practitioners."
  34. ^ Seth Faison, Followers of Chinese Sect Defend Its Spiritual Goals, New York Times, 30 July 1999.
  35. ^ David Palmer, "Qigong Fever:Body, Science and Utopia in China." Quote: "... we may very roughly and tentatively estimate that the total number of practitioners was, at its peak, between 3 and 20 million. ... A mid-range estimate of 10 million would appear, to me, more reasonable."
  36. ^ U.S. Department of State (26 October 2009) 2009 International Religious Freedom Report: China (includes Tibet, Hong Kong, Macau)
  37. ^ Malcolm Moore, "Falun Gong 'growing' in China despite 10-year ban," The Telegraph, 24 April 2009.
  38. ^ Noah Porter, "Falun Gong in the United States: An Ethnographic Study," p 117.
  39. ^ Lincoln Kaye, "Travelers Tales," Far Eastern Economic Review, 23 July 1992.
  40. ^ David Ownby, Falun Gong and the Future of China, p 127.
  41. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên David Ownby p 126
  42. ^ a b David Ownby, Falun Gong and the Future of China, p 136.
  43. ^ David Ownby, Falun Gong and the Future of China, pp 132–134.
  44. ^ Richard Madsen, "Understanding Falun Gong," Current History (September 2000).

Đề nghị bổ sung đoạn viết sau vào bài

Trong bài chính có đoạn: Vào ngày 13 tháng 5 năm 1992, Lý Hồng Chí đã tổ chức buổi hội thảo công khai lần đầu tiên về Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) ở thành phố đông bắc của Trường Xuân, Cát Lâm. Trong tiểu sử tâm linh của mình, Lý Hồng Chí nói rằng ông đã được "một số thiền sư của Phật giáo và Đạo giáo" dạy cho ông cách thức "tu luyện". Những người thầy này bao gồm Quan Jue, người kế vị thứ 10 của Đại Pháp Phật giáo, và một đạo sĩ Đạo giáo với bí danh Đạo sĩ thực sự tu tại dãy núi Trường Bạch. Pháp Luân Đại Pháp được cho là kết quả của việc tái tổ chức và ghi lại những giáo lý đã được các vị này dạy cho Lý.[1]

Bổ sung: Trong tác phẩm Pháp Luân Công, Lý Hồng Chí khẳng định Pháp Luân Công là khí công thuộc Phật Gia không liên quan Phật Giáo[2]. Trang web của Pháp Luân Công cũng khẳng định như vậy [3].

Thành đoạn sau:

Vào ngày 13 tháng 5 năm 1992, Lý Hồng Chí đã tổ chức buổi hội thảo công khai lần đầu tiên về Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) ở thành phố đông bắc của Trường Xuân, Cát Lâm. Trong tiểu sử tâm linh của mình, Lý Hồng Chí nói rằng ông đã được "một số thiền sư của Phật giáo và Đạo giáo" dạy cho ông cách thức "tu luyện". Những người thầy này bao gồm Quan Jue, người kế vị thứ 10 của Đại Pháp Phật giáo, và một đạo sĩ Đạo giáo với bí danh Đạo sĩ thực sự tu tại dãy núi Trường Bạch. Pháp Luân Đại Pháp được cho là kết quả của việc tái tổ chức và ghi lại những giáo lý đã được các vị này dạy cho Lý.[4] Trong tác Phẩm Pháp Luân Công Lý Hồng Chí khẳng định Pháp Luân Công là khí công thuộc Phật Gia không liên quan Phật Giáo [5]. Trang web của Pháp Luân Công cũng khẳng định như vậy [6].

@Alphama: بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 18:01, ngày 12 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tham khảo

  1. ^ Li Hongzhi, 9-day Lectures in Guangzhou (audio), lecture 1, 1994.
  2. ^ Tôi long trọng minh xác rằng Pháp Luân Công là khí công của Phật Gia, là một đại pháp chính truyền, và không có liên hệ gì với Phật giáo, Lý Hồng Chí, sách Pháp Luân Công trang 13 (phiên bản cũ)
  3. ^ http://vi.falundafa.org/faqs.html#religios
  4. ^ Li Hongzhi, 9-day Lectures in Guangzhou (audio), lecture 1, 1994.
  5. ^ Tôi long trọng minh xác rằng Pháp Luân Công là khí công của Phật Gia, là một đại pháp chính truyền, và không có liên hệ gì với Phật giáo, Lý Hồng Chí, sách Pháp Luân Công trang 13 (phiên bản cũ)
  6. ^ http://vi.falundafa.org/faqs.html#religios

Tâm thư về Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí

Kính gửi các bảo quản viên!

Một dịp tình cờ tôi vào diễn đàn Học Hỏi Pháp Luân Công cũng như Tu Luyện Pháp Luân Công trên facebook tôi hỏi Hoa Ưu Đàm mà các trang web Pháp Luân Công đang tuyên truyền được lấy ra từ kinh điển nào, kinh điển nào mô tả hình dáng màu sắc và kích thước của Hoa Ưu đàm như vậy. Nhưng không ai trả lời thuyết phục được, sau đó tôi có tìm hiểu thêm từ một số bài báo, tôi phát hiện ra Hoa Ưu Đàm của Pháp Luân Công là một trò lừa đảo. Bằng chứng là bạn có thể xem cái mà đang được toàn thể cộng động gọi là Hoa Ưu Đàm (mà do Pháp Luân Công tuyên truyền) https://www.google.com.vn/search?q=Hoa+%C6%AFu+%C4%90%C3%A0m&dcr=0&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0ahUKEwj2_eXeu-LWAhUJi7wKHQKuCUwQ_AUICigB&biw=1366&bih=659 và trứng côn trùng của đại học Ohio https://ohioline.osu.edu/factsheet/ent-72

Một số tuyên truyền khác của Pháp Luân Công. Ví dụ Đại Kỷ Nguyên tuyên truyền có hai triệu người mổ cắp nội tạng http://www.daikynguyenvn.com/trung-quoc/ket-luan-da-duoc-xac-thuc-tren-2-trieu-nguoi-da-bi-chinh-quyen-trung-quoc-mo-lay-noi-tang-song.html, trong khi trang nội bộ của Pháp Luân Công tuyên bố có 3305 người bị đàn áp chết http://www.clearwisdom.net/emh/special_column/death_cases/death_list.html#outline (họ đã xóa đường link này) nhưng rất may con số đó vẫn còn được lưu tại đây http://sgforums.com/forums/2445/topics/206391. Rất may vẫn còn lưu trữ tại bộ nhớ của google:

Tập tin:True of Falun Gon.png
center}True of Falun Gon

Với tất cả những gì mà tôi biết về Pháp Luân Công, tôi khẳng định những gì mà người dân Việt Nam cũng như thế giới đang biết về Pháp Luân Công qua hệ thống truyền thông của họ là lừa đảo. Tôi đã nhiều lần trao đổi cùng Tuấn Minh về Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí nhưng chẳng bao giờ Tuấn Minh có sự phản hồi mà luôn làm theo ý kiến cá nhân.

Đã lâu nay tôi không sửa đổi Pháp Luân Công hay Lý Hồng Chí, tôi thấy hơi vui vì những gì về Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí cũng dần được hé lộ qua sửa đổi của bạn nào đó. Nhưng tôi lại trở lên thất vọng khi chính bảo quản viên Tuấn Minh đã xóa những bổ sung như vậy. Tôi kính mong các bạn hãy vào cùng nhau thảo luận.

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=L%C3%BD_H%E1%BB%93ng_Ch%C3%AD&type=revision&diff=31848353&oldid=31482716

Eightcirclestheorem 03:44, ngày 9 tháng 10 năm 2017 (UTC)

Nhờ bảo quản viên Tuấn Minh đưa các câu nói nổi tiếng của ông Lý Hồng Chí vào bài

“I'm not Jesus, and I'm not Sakyamuni, but the Fa has created millions and millions of Jesuses and Sakyamunis who have the courage to walk the path of Truth, who have the courage to risk their lives for the sake of the Truth, and who have the courage to devote their lives to saving sentient beings” (Teaching the Fa at the Washington, D.C. Fa Conference, July 22, 2002 Li Hongzhi- http://en.falundafa.org/eng/lectures/20020722L.html )

Dịch ra tiếng Việt như sau: “Tôi không phải là Giê su và tôi cũng không phải là Thích Ca Mâu Ni nhưng Pháp Luân Công đã tạo ra hàng triệu triệu Giê-su và Thích Ca Mâu Ni những người có can đảm bước trên con đường chân lý, những người có cam đảm dấn thân vì chân lý và những người có cam đảm hiến dâng mạng sống của mình để cứu vớt chúng sinh.” Teaching the Fa at the Washington, D.C. Fa Conference, July 22, 2002 Li Hongzh, xem sẵn tại đây http://en.falundafa.org/eng/lectures/20020722L.html

“Chư Thần nhìn nhận rằng nhân loại vốn từ lâu đã không được nữa rồi và vốn nên bị huỷ diệt, nhân loại vốn là không qua được năm 1999 đâu, bởi vì Đại Pháp muốn cứu chúng sinh, [nên] kéo dài thời gian nhân loại.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016, Lý Hồng Chí, 15 tháng Năm, 2016, Brooklyn, New York Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016, Lý Hồng Chí, 15 tháng Năm, 2016, Brooklyn, New York, nguồn http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html tiếng Hán http://big5.minghui.org/mh/articles/2016/5/26/%E4%BA%8C%E9%9B%B6%E4%B8%80%E5%85%AD%E5%B9%B4%E7%B4%90%E7%B4%84%E6%B3%95%E6%9C%83%E8%AC%9B%E6%B3%95-329288.html

Không chỉ đệ tử Đại Pháp tới thế gian này là từng ký [thệ] ước với Sư phụ, mà tất cả con người, sinh mệnh tới thế gian này, chư Thần tới từ thiên thượng, đều có ước với tôi. http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html tiếng Hán http://big5.minghui.org/mh/articles/2016/5/26/%E4%BA%8C%E9%9B%B6%E4%B8%80%E5%85%AD%E5%B9%B4%E7%B4%90%E7%B4%84%E6%B3%95%E6%9C%83%E8%AC%9B%E6%B3%95-329288.html

[Từ sau] khi tôi xuất sinh, rất nhiều chư Thần đều xuống theo. http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html tiếng Hán http://big5.minghui.org/mh/articles/2016/5/26/%E4%BA%8C%E9%9B%B6%E4%B8%80%E5%85%AD%E5%B9%B4%E7%B4%90%E7%B4%84%E6%B3%95%E6%9C%83%E8%AC%9B%E6%B3%95-329288.html

Đệ tử Đại Pháp là chư Thần hạ thế có trách nhiệm trợ Sư cứu chúng sinh, gánh vác trách nhiệm cứu độ chúng sinh ở hạ giới.http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html tiếng Hán http://big5.minghui.org/mh/articles/2016/5/26/%E4%BA%8C%E9%9B%B6%E4%B8%80%E5%85%AD%E5%B9%B4%E7%B4%90%E7%B4%84%E6%B3%95%E6%9C%83%E8%AC%9B%E6%B3%95-329288.html

“Đương nhiên, không phải nói là công pháp của những người khác không tốt; tôi chỉ nói rằng họ không truyền gì tại cao tầng.Tôi cũng biết rõ tình thế khí công trên toàn quốc.Cả trong ngoài nước hiện nay, về việc truyền công lên cao tầng một cách chân chính, thì chỉ có mình cá nhân tôi đang làm.Truyền công lên cao tầng ấy, tại sao không có ai làm?” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 1)

“Chúng tôi nói cái pháp môn ấy là thứ dùi sừng bò. Sao lại gọi là dùi sừng bò? Khởi đầu khi Đạt Ma dùi vào trong thì thấy còn rộng; nhị tổ dùi vào thì thấy không còn rộng nữa; tam tổ thì thấy còn lọt được; tứ tổ thì thấy hẹp lắm rồi; ngũ tổ về cơ bản chẳng còn gì để dùi nữa; tới lục tổ Huệ Năng thì đã đến đỉnh [sừng bò] và có dùi cũng chẳng đi đến đâu được nữa. (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 5).Eightcirclestheorem 05:10, ngày 10 tháng 10 năm 2017 (UTC)

Đệ tử: Thế giới Pháp Luân và thế giới Cực Lạc trong Tịnh Độ có gì khác biệt? Sư phụ: Thế giới Pháp Luân của chúng tôi lớn hơn, tầng thứ cao hơn, cũng tức là xa hơn.

Nguồn tiếng Việt: http://vi.falundafa.org/book/zfl_fajie_html/fajie_5.html

Nguồn tiếng Trung: http://gb.falundafa.org/chigb/fajie_5.htm

 Đệ tử: Con là giáo đồ Ki-tô đã được mục sư làm lễ rửa tội? Sư phụ: Có thể tu Đại Pháp như nhau. Luyện Pháp Luân Đại Pháp chư vị muốn luyện thì cứ luyện không sao cả. Ai cũng sẽ không trừng phạt chư vị, đều là tu luyện chính Pháp. Chư vị muốn ở môn nào là do chư vị quyết định, tôi bảo chư vị rằng Ki-tô giáo nó cũng là chính giáo. Chỉ là đều ở vào thời kỳ mạt Pháp rồi, giáo nghĩa đều [bị] con người ngày nay lý giải sai lệch rồi. Nhưng tôi không nhìn thấy trong thiên quốc của Giê-su có người phương Đông. Giê-su và Giê-hô-va đương thời đều không bảo [tôn] giáo của Họ truyền về hướng Đông. 

Nguồn tiếng Việt: http://vi.falundafa.org/book/zfl_fajie_html/fajie_5.html

Nguồn tiếng Trung: http://gb.falundafa.org/chigb/fajie_5.htm Eightcirclestheorem 05:26, ngày 10 tháng 10 năm 2017 (UTC)

Mấy cái này ko phải PLC. Bài PLC chỉ nói chủ yếu về PLC là đủ rồi. Tuanminh01 (thảo luận) 02:12, ngày 14 tháng 8 năm 2018 (UTC)Trả lời

Sửa "đàn áp Pháp Luân Công" thành "trấn áp Pháp Luân Công"

Tôi thấy bạn Kotankien đang sửa "đàn áp Pháp Luân Công" thành "trấn áp Pháp Luân Công", bạn có thể đưa ra giải thích cho trường hợp này không?

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 15:38, ngày 25 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Trấn áp và đàn áp cùng là 1 nghĩa, có khác gì đâu, chẳng qua trong đoạn văn dùng quá nhiều từ "đàn áp" nên chỉnh lại cho bớt lặp từKotankien (thảo luận) 15:52, ngày 25 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

"Trấn áp" được sử dụng trong ngữ cảnh để chỉ nhóm nổi loạn, trong khi đó Pháp Luân Công là nhóm yếm thế bị đàn áp.

Sửa đổi này không hợp lý và không cần thiết vì vậy không chọn dùng.

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 16:31, ngày 25 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Nguồn từ Báo Thanh Niên không phải "nguồn tin cậy"

Hiện tại tài khoản Kotankien sử dụng nguồn Báo Thanh Niên. Trong khi đó, Báo Thanh Niên là cơ quan báo chí bị kiểm duyệt dưới chế độ Cộng sản, bên cạnh đó truyền thông đưa tin Báo Thanh Niên đã cho thôi chức các quản lý cấp cao của tờ báo không phải là Đảng viên Đảng Cộng sản

https://www.voatiengviet.com/a/bi-thoi-chuc-vi-khong-phai-dang-vien-buoc-lui-cua-bao-thanh-nien/4680073.html

Về sự trung thực của Báo Thanh Niên, tài khoản Kotankien dẫn nguồn từ Thanh Niên và viết rằng:

"Về phía quan điểm của chính quyền Trung Quốc thì họ xếp Pháp luân công nằm trong danh sách 11 tà giáo gây hại nhất nước này (cùng với 10 nhóm tôn giáo khác như Toàn năng thần giáo, Môn đệ hội, Quan âm pháp môn, Huyết thủy thánh linh, Toàn phạm vi giáo hội...). Chính phủ Trung Quốc cho rằng Pháp luân công đã giảng dạy những điều mê tín như "có bệnh không cần uống thuốc, chỉ kiên trì luyện tập là khỏi" khiến nhiều người tự hủy hoại sức khỏe, những tín đồ cuồng tín đã thực hiện những hành vi phá hoại xã hội, tấn công những cá nhân có ý kiến khác không thống nhất với Pháp luân công, và vu cáo chính phủ rằng “người luyện Pháp luân công bị mổ cướp tạng”"

Đoạn Kotankien nói rằng những người tập Pháp Luân Công "vu cáo chính phủ rằng “người luyện Pháp luân công bị mổ cướp tạng”" rõ ràng là sai sự thật, bởi ngoài các kênh truyền thông dòng chính trên Thế giới đưa tin về thảm kịch này, Nghị viện Châu âu cũng khẳng định rằng người luyện Pháp Luân Công bị mổ cướp tạng: http://www.europarl.europa.eu/sides/getDoc.do?type=TA&reference=P7-TA-2013-0603&language=EN&ring=B7-2013-0582

Đoạn "Chính phủ Trung Quốc cho rằng Pháp luân công đã giảng dạy những điều mê tín như "có bệnh không cần uống thuốc, chỉ kiên trì luyện tập là khỏi" khiến nhiều người tự hủy hoại sức khỏe, những tín đồ cuồng tín đã thực hiện những hành vi phá hoại xã hội, tấn công những cá nhân có ý kiến khác không thống nhất với Pháp luân công" càng không có căn cứ chứng minh cho thông tin của Thanh Niên và Kotankien.

Vì vậy tôi xóa đoạn này.

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 11:36, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Ngày 26/05/2019, các nội dung chỉnh sửa mục "Tại Việt Nam"

Tôi sẽ trình bày nội dung trước bản sửa và lý do chỉnh sửa:

Đoạn bôi đậm là nội dung của phiên bản cũ:

Theo BBC, tại Việt Nam, Pháp Luân Công chưa được hoạt động hợp pháp và nhiều buổi tụ tập của các học viên Pháp Luân Công tại đây những năm qua đã bị giải tán.[243]

==> Bài của BBC là tính đến năm 2014, vì vậy không phản ánh được giai đoạn từ sau thời điểm bài viết xuất hiện đến hiện nay. Sửa thành: "Theo BBC, tính đến ngày 03/04/2014 – thời điểm bài viết được xuất bản, Pháp Luân Công chưa được hoạt động hợp pháp và nhiều buổi tập trung của những người tập Pháp Luân Công tại Việt Nam đã bị Công an giải tán"

Tính đến tháng 12/2015, không có bất kỳ một văn bản chính thức hay luật định, hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương công khai nào nói về chủ trương của nhà nước Việt Nam đối với vấn đề Pháp Luân Công.[244]

Trong một bài báo trên tạp chí Khoa học & Đời sống viết rằng học viên Pháp Luân công do tập khí công nên "có khả năng đả thông các nguồn năng lượng bên trong cơ thể, hấp thu năng lượng vũ trụ để điều chỉnh, lưu thông khí huyết, giúp cơ thể khỏe mạnh."[245]

==> Viết lại cho chính xác thông tin từ nguồn. Đoạn lấy nguồn từ Báo KH&ĐS, nguyên văn trong nguồn: “Sau 12 năm “lỡ duyên”, chính vào giai đoạn nhận ra rằng những tiến bộ của khoa học vẫn chưa thể giúp mình vượt cửa tử, TS.BS Lê Thị Thanh Thái lại một lần nữa cầm trên tay quyển Chuyển Pháp Luân. Quyết là học, là tập cho chỉn chu, TS.BS Lê Thị Thanh Thái đã tập một mạch liên tục 4 bài tập động công và một bài tĩnh công ngồi thiền. Các bài tập này nhằm đả thông các nguồn năng lượng bên trong cơ thể, hấp thu năng lượng vũ trụ để điều chỉnh, lưu thông khí quyết, giúp cơ thể khỏe mạnh lên.”

Ngày 11 tháng 10 năm 2011, hai học viên Pháp Luân Công Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành đã bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án ba và hai năm tù giam vì hành vi phát thanh tuyên truyền trái phép, khi đã phát chương trình ‘Tiếng nói Hy vọng’ sang lãnh thổ Trung Quốc bằng làn sóng phát thanh ngắn hồi tháng 4 năm 2009.[246][247]

==> Theo nguồn báo Dân Trí trong đoạn này, viết: "2 bị cáo Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành bị Viện kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội “Đưa trái phép thông tin trên mạng viễn thông”", như vậy không có tội danh nào về "tuyên truyền" (bỏ). Đưa trái phép thông tin lên mạng viễn thông nghĩa là công dân chưa có giấy phép thì không được đưa các loai thông tin lên mạng viễn thông, kể cả đó là nội dung sách Mác - Lê nin.

Ngày 3/2/2014, bốn người Nguyễn Doãn Kiên, Vũ Hồng Tố, Nguyễn Văn Kiểm và Trinh Kim Khánh, đã có kế hoạch mang theo búa ra lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với ý định đập phá. Trước đó, ngày 4/1/2014, nhóm này cũng đã dùng dây cáp nhằm kéo đổ tượng Lenin ở vườn hoa trên đường Điện Biên Phủ (Hà Nội) nhưng không thành. Kế hoạch kéo đổ tượng Lenin và đập phá lăng Hồ Chủ tịch đều được nhóm này công bố công khai trên mạng xã hội trước khi tiến hành. Ngày 27 tháng 3 năm 2014, bốn người này đã bị tòa kết án 4 tới 6 năm tù vì tội gây rối trật tự công cộng và phá hoại công trình Nhà nước[243]. Theo BBC, cả bốn người bị kết án đều nhận là theo Pháp Luân Công, nhưng báo Đại Kỷ Nguyên (thuộc sở hữu của Pháp luân công) thì phủ nhận bốn người này là học viên Pháp Luân Công.[248]

==> Cần phản ánh đủ chuỗi sự kiện nhóm 4 người tự nhận học Pháp Luân Công đã thực hiện trong 1 thời gian ngắn khiến dư luận quan tâm.

Từ năm 2014 đến 2016, Công an các tỉnh Vĩnh Phúc[249], Gia Lai[250], Ninh Thuận[251], Kon Tum[252] đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố phối hợp cùng các đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ và ngăn chặn việc phát tài liệu Pháp Luân Công.

==> rút gọn, không cần thiết copy hoàn toàn từ nguồn dễ dẫn đến rủi ro về bản quyền.

Năm 2018, Tạp chí Văn hóa và đời sống có bài viết "Tập Pháp Luân Công chữa bệnh hiểm nghèo: Phản khoa học, phi thực tế", bài báo ghi nhận rằng nhiều học viên quá tin vào Pháp luân công nên không đi chữa trị tại bệnh viện, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Tại Thanh Hóa đã có trường hợp bà Nguyễn Thị D (khu phố Ái Sơn, phường Đông Hải, TP Thanh Hóa) bị suy thận, bà D. nghe theo người hàng xóm để tham gia Pháp luân công mà không đến bệnh viện cứu chữa. Hoặc anh Lê Xuân Mậu (Hậu Lộc, Thanh Hóa) bị viêm gan B, anh Mậu đã bỏ nhà đi tận vào Quảng Bình theo tập Pháp luân công. Cả bà D. và anh Mậu đều phát bệnh nặng và chết chỉ sau một thời gian ngắn tập Pháp luân công[253].

==> Thông tin từ báo bị kiểm duyệt ( báo của Sở VH, TT& DL Thanh Hóa) không đáng tin cậy

Tháng 5/2019, dư luận Việt Nam xôn xao vì vụ án giết 2 người rồi ném vào thùng bê-tông để phi tang. Theo báo chí, cả 4 nghi phạm đều tu luyện Pháp luân công, có nghi phạm từng là giảng viên đại học, sau đó bỏ việc để đi tu luyện Pháp luân công. Bản thân nạn nhân Trần Đức Linh cũng từng dạy Pháp luân công ở Nghệ An, cuối năm 2017, ông Linh từng bị công an Nghệ An xử phạt do hành vi truyền bá tôn giáo trái phép. Sau đó ông Linh ly hôn, bán nhà vào Nam rồi cắt đứt liên lạc với gia đình. Trước đó 1 tháng, người thân ông Linh có gọi điện tìm kiếm thì 1 trong các nghi phạm trả lời "anh Linh đã đi sai đường” (tức là đã tu luyện Pháp Luân công theo cách sai lầm), rồi sau đó người nhà mất liên lạc cho tới khi vụ án bị phát hiện[254][255][256]

==> Bổ sung thông tin và chỉnh sửa các nội dung không rõ rang khiến người đọc hiểu nhầm,cụ thể đoạn Kotankien viết rằng: “Bản thân nạn nhân Trần Đức Linh cũng từng dạy Pháp luân công ở Nghệ An, cuối năm 2017, ông Linh từng bị công an Nghệ An xử phạt do hành vi truyền bá tôn giáo trái phép. Sau đó ông Linh ly hôn, bán nhà vào Nam rồi cắt đứt liên lạc với gia đình.”. Theo nguồn mà Kotankien sử dung thì ông Linh vào vì để tránh mặt vợ do hôn nhân đổ vỡ.

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 11:59, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Báo Thanh niên là nguồn đủ tiêu chuẩn wiki. Dù bạn không tin đi chăng nữa, thì đó vẫn là nguồn được phép sử dụng, việc tin hay không là chuyện của người đọc. Bạn nói báo Thanh niên là "báo CS", thế mấy tạp chí của Bộ y tế thì không phải à? Tin khen thì bạn giữ, tin xấu thì bạn tìm cách xóa ư. Hãy nhớ Wiki không thuộc sở hữu của pháp luân công các bạn, không có nghĩa vụ chỉ đăng tin tốt và bịt miệng tin xấu về nó, vậy nên hãy ngừng việc xóa thông tin có nguồn lạiKotankien (thảo luận) 12:01, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Dear Kotankien,

Wikipedia là trang Web thuộc Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ. Các nguồn bị kiểm duyệt thì không được sử dụng.  Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 12:13, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Thưa bạn Rakhoi, wiki KHÔNG THUỘC SỞ HỮU CỦA CHÍNH PHỦ NÀO CẢ, nếu bạn nghĩ nó là công cụ tuyên truyền của Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ thì nhầm to rồi đấy. Hãy chấm dứt việc xóa thông tin bất lợi cho PLC mà bạn đang làm đi, muốn ở chỉ có khen chứ không có chê thì hãy về trang Đại kỷ nguyên của các bạnKotankien (thảo luận) 12:16, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Dear Kotankien,

Wikipedia là hệ thống được đăng ký tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, tuân theo các nguyên tắc về tự do và khong bị kiểm duyệt. Do vậy, Wikipedia không sử dụng nguồn không đáng tin cậy.

Trân trọng,  Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 12:18, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Xem ra logic là vô nghĩa với 1 tín đồ ngoan đạo nếu tôn giáo của anh ta có những vấn đề xấu. Tôi sẽ nhờ người khác phân xử, nói chuyện tiếp với bạn là bằng thừaKotankien (thảo luận) 12:21, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

@Kotankien: chụp mũ và công kích thành viên Wikipedia là không tốt. Thông tin của bạn cần phải nguồn đáng tin cậy theo quy định của Wikipedia.

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 12:24, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Báo thanh niên là nguồn hợp lệ, wiki KHÔNG PHÂN BIỆT BÁO CHÍ TỪ BẤT KỲ QUỐC GIA NÀO. Điều bạn đang làm là BỊA RA QUY ĐỊNH để ngăn chặn thông tin xấu về PLC. Vì vậy, tôi sẽ không phí thời gian đôi co với bạn nữaKotankien (thảo luận) 12:27, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Bạn Kotankien thân mến,

Như đã chỉ ra bên trên vì sao Báo Thanh Niên không phải là nguồn đáng tin cậy, bạn nên đọc lại.

Thông tin sử dụng Wikipedia phải đáp ứng được quy định về "Nguồn đáng tin cậy", bạn nên tìm hiểu trước các quy định trước khi tham gia soạn thảo bài. Tôi sẵn sàng giúp đỡ nếu bạn cần.

Trân trọng,  Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 12:51, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Về: Pháp Luân Công và Phật giáo liên quan đến nguồn http://www.undv.org

Tôi thấy bạn Kotankien có sử dụng link http://www.undv.org/books/commemorative%20_book%202013.pdf để làm nguồn cho nội dung bạn viết trên bài "Pháp Luân Công". Bạn biết như sau:

"Giáo pháp của Pháp Luân công có sử dụng một số khái niệm tương tự Phật giáo như "Nghiệp", "Chuyển Pháp Luân", "Pháp Thân", "Mạt pháp", huy hiệu cũng dùng chữ Vạn (卍) của đạo Phật nên dễ dẫn tới hiểu nhầm rằng đây là 1 nhánh của Phật giáo... Tại Đại lễ Phật Đản ở Thái Lan vào ngày 10 tháng 5 năm 2006, Hội nghị Phật giáo Quốc tế đã chính thức tuyên bố giáo lý của Pháp Luân Công không phải là một nhánh của Phật giáo[1]"

Tuy nhiên, khi kiểm tra link của bạn thì chí có đoạn này nhắc đến "Falun Gong" (Pháp Luân Công), cụ thể như sau:

"11. To record the success of the First World Buddhist Forum held in April in Zhou Shan, China, the convening of which was supported in the 2005 International Buddhist Conference on the United Nations Day of Vesak in Bangkok, Thailand, and to affi rm that Falun Gong is not in accordance with the fundamental teachings of Buddhism"

Dịch: "Ghi nhận sự thành công của Diễn Đàn Phật Giáo Thế Giới lần 1, được tổ chức tại Châu Sơn, Trung Quốc, trong đó sự khởi động của diễn đàn này đã được ủng hộ trong Hội Thảo Phật Giáo Thế Giới năm 2005 về Ngày Phật Đản của Liên Hiệp Quốc, nhằm xác quyết rằng Pháp Luân Công không thích ứng với các giáo lý/ bài giảng nền tảng trong đạo Phật."

Hoàn toàn không thấy những nội dung này trong nguồn: "Giáo pháp của Pháp Luân công có sử dụng một số khái niệm tương tự Phật giáo như "Nghiệp", "Chuyển Pháp Luân", "Pháp Thân", "Mạt pháp", huy hiệu cũng dùng chữ Vạn (卍) của đạo Phật nên dễ dẫn tới hiểu nhầm rằng đây là 1 nhánh của Phật giáo..." ==> Dường như bạn đang sử dụng Wikipedia để phản ánh quan điểm cá nhân.

Vì vậy dựa trên nội dung sẵn có của bạn tôi sẽ thể hiện lại chính xác hơn

Trân trọng,  Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 06:31, ngày 27 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Rakhoi 8x Cảm ơn ý kiển của bạn, tôi sẽ thẩm tra ngay khi có thời gian!-- ✠ Tân-Vương  06:36, ngày 27 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời
ThiênĐế98 nếu bạn không có nhiều thời gian thì có thể Ctrl + F, gõ từ khóa "Falun Gong" viết liền hoặc phân cách như bên để thấy kết quả, đơn giản dễ tìm.  Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 06:41, ngày 27 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời
Tôi tìm chưa thấy thông tin dẫn nguồn nhưng để chắc chắn mong bạn Kotankien hỗ trợ cho biết số trang trích dẫn, theo quy định thì phải trích dẫn số trang bạn ạ, phiền bạn chút nhé!-- ✠ Tân-Vương  12:55, ngày 27 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời
ThiênĐế98 Tôi đã bổ sung trang trích dẫn là trang 17 nhưng tài khoản Kotankien đã xóa (xem hình), bạn chú ý kĩ càng giúp khi biên tập vì như vậy độc giả không thể tra cứu được trong nguồn nói gì về Falun Gong (Pháp Luân Công).
Tôi có thấy sửa đổi này, nhờ bạn Rakhoi 8x cứ thêm trang vào nguồn dẫn bạn nhé, việc này là hợp quy, bạn đừng lo lắng.-- ✠ Tân-Vương  06:33, ngày 28 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 06:04, ngày 28 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Đó là do tôi thao tác nhầm thôi, bạn Rakhoi8X cứ thêm số trang vào nguồnKotankien (thảo luận) 08:33, ngày 28 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Thẩm tra nội dung nguồn James Tong bị xuyên tạc nội dung

Đề nghị Bảo quản viên thẩm định nội dung nguồn James Tong bị các đối tượng bôi nhọ Pháp Luân Công xuyên tạc nội dung

https://books.google.com.vn/books?id=PyxCVRB-De8C&pg=PP6&lpg=PP6&dq=james+tong+revenge&source=bl&ots=PAXEUO0lAG&sig=Asclwn4AMZASBTPoy1oo-DtsneA&hl=en&sa=X&ei=bF-FULFdpPbSAaiUgMAM&redir_esc=y#v=onepage&q&f=false

Trân trọng,

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 10:15, ngày 28 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Phiền bạn hỗ trợ khoản này nhé Rakhoi8x, vì việc thẩm định rất lâu, nếu bạn biết rõ vị trí và đoạn nào mạo nguồn xin chỉ ra giúp, việc thẩm định và xử lý vi phạm sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn!-- ✠ Tân-Vương  13:23, ngày 28 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Tôi tra trong nguồn thì thấy tại Chương V của cuốn sách có đề cập đến con số 2.3, nội dung như trong hình (xin lỗi không copy được)

Xin tạm dịch là: "Sau khi các tổ chức đại diện cho Pháp Luân Công chính thức bị giải thể vào ngày 22/7/1999, việc phải xử lý số lượng lớn học viên Pháp Luân Công đưa ra những vấn đề đặc biệt cho chế độ. Thậm chí theo một ước tính chính thức dè dặt (tức ước tính thấp hơn so với thực tế - conservative estimate) 2.3 triệu người, việc giam giữ ồ ạt và bỏ tù rõ ràng không phải là lựa chọn, khi mà lực lượng an ninh, tư pháp, tòa án và hệ thống cải tạo lao động lại thiếu không gian để giam giữ, thiếu các kiểm sát viên và quan tòa truy tố, buộc tội, kết án và tuyên án, và thiếu các cơ quan công an để thi hành việc cưỡng bức bắt giữ"

=> Ở đây ý James Tong đang nói về ĐCSTQ phải xử lý số lượng lớn học viên. Ông ta đưa ra ước tính chính thức dè dặt là với 2.3 triệu người thì giam giữ không phải là lựa chọn khi mà ĐCSTQ thiếu nguồn lực lẫn vật lực. Ông ta ko hề nói là Chính phủ Trung Quốc ước tính có đến 2-3 triệu người tập Pháp Luân Công. Không nên thêm thắt như vậy.

Trân trọng,  Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 17:40, ngày 28 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Sách không rõ ý vì không có Chủ ngữ. Vì vậy theo tôi câu này nên loại chủ ngữ và dùng bản dịch "ước lượng dè dặt" của bạn Rakhoi 8x là phù hợp và nội dung nguồn.-- ✠ Tân-Vương  01:24, ngày 29 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

VỀ: Phân biệt đối xử khi biên tâp bài viết về Pháp Luân Công

Bạn Bảo quản viên ::ThiênĐế98 cho tôi hỏi, sau khi thông tin từ các nguồn tuyên truyền báo chí Nhà nước bạn cho là "nguồn đáng tin cậy" và "trung lập" bị tôi xóa thì tôi bị bạn cảnh báo không được xóa nguồn trung lập

Còn nguồn VOA (Đài Tiếng nói Hoa Kỳ) - một nguồn trung lập thực sự với Chính phủ Hoa Kỳ sau khi bị Kotankien xóa với lý do "Nguồn VOA thì bịa nguồn rõ ràng (trong bài chỉ nhắc đến PLC 1 lần, mà lại là do nghị sỹ Mỹ nói chứ ko phải CP Tây Tạng)" thì lại được bạn chấp nhận và không hề có động thái nhắc nhở vi phạm nội quy nào.

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%C3%A1p_Lu%C3%A2n_C%C3%B4ng&diff=53536572&oldid=53536440

Bạn cho tôi biết lý do là từ khi nào Dự án Wikipedia Tiếng Việt xem 1 nguồn uy tín phương Tây là không đủ tiêu chuẩn trung lập hơn là 1 nguồn từ báo chí nhà nước bị kiểm duyệt bởi chế độ cộng sản?

Trân trọng,  Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 17:16, ngày 19 tháng 6 năm 2019 (UTC)Trả lời

Bài này lúc đó do BQV Tuanminh01 kiểm soát và xóa bài, việc này bạn nên hỏi BQV này. Tôi sẽ không tiếp tục thảo luận với bạn nếu bạn suốt ngày đi chỉ trích các nguồn báo chính thống của Việt Nam là bị kiểm duyệt vì đã thảo luận rất nhiều nhưng bạn vẫn tiếp tục quan điểm cũ, về việc BQV nào đang theo sát vụ việc, bạn nên kiểm tra lịch sử bài viết sẽ nắm rõ hơn để hỏi đúng thành viên cần hỏi, chào bạn!-- ✠ Tân-Vương  00:48, ngày 20 tháng 6 năm 2019 (UTC)Trả lời

Chào bạn ThiênĐế98, việc báo chí Việt Nam bị kiểm duyệt thì ai cũng biết, tôi nghĩ tôi không phải là người phát minh hay phát hiện ra điều này. Điều tôi quan tâm là tại sao lại có sự phân biệt đối xử trong việc xử lý các hành vi xóa nguồn hợp lệ theo quy định của Wikipedia mà cụ thể ở đây là xóa nguồn VOA? Bạn ThiênĐế98 nói rằng bạn không nắm rõ về vụ việc tại thời điểm có thành viên vi phạm quy định của Wikipedia, song tra cứu lịch sử thì tôi và bạn vẫn đang trao đổi về bài viết tại thời gian đấy.

Nhưng tôi muốn biết là bây giờ bạn đã biết về việc nguồn VOA bị xóa bỏ như vậy thì bạn xử lý như thế nào? liệu rằng hành động này có được các Bảo quản viên của dự án tiếng Việt cho qua và tiếp tục cho đăng thông tin từ các nguồn bị kiểm duyệt mà bạn nói là "chính thống" ?

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 15:02, ngày 20 tháng 6 năm 2019 (UTC)Trả lời

Tôi không quản lý bài viết tại thời gian đó, đúng là như vậy, bạn Rakhoi 8x hãy xem BQV nào khóa bài viết này? Vui lòng kiểm tra thật kỹ kỹ lịch sử sửa đổi. Nguồn dẫn của cả hai bên bị BQV Tuanminh01 không đồng tình nên xóa, bài viết hiện nay không còn nguồn VOA cũng không còn các đoạn tranh luận vì BQV này thấy không phù hợp, việc này nếu có thắc mắc hay phản đối, vui lòng liên hệ BQV này. Nói cách khác, từ khi Tuanminh tiếp quản việc quản lý bài viết này, nhiệm vụ của tôi đã chấm dứt. Tôi chỉ dẫn ra một quy định của Wikipedia: Wikipedia:Không chứng minh quan điểm#Cố ý không hiểu để trình ra cho bạn đọc, và không tiếp tục thảo luận hay dính dáng đến chủ đề này nữa, vì tôi cảm thấy bị làm phiền và mệt mỏi khi phải liên tục nhắc đi nhắc lại rằng ở đây, chúng tôi chấp nhận các nguồn được gọi là chính thống đó, hay bạn nói là các nguồn "kiểm duyệt", chiếu theo quy định của chính bản thân dự án này. Việc bạn chỉ chứng minh quan điểm báo kiểm duyệt, xóa nguồn,... mà không có gì tích cực hơn thì tôi e ngại bài viết này sẽ bị khóa cách lâu dài và xin nói trước tôi sẽ không can thiệp vào việc quản trị của một quản trị viên khác. Chào bạn. P/S:Như ở trên đã nói, tôi phân tích rõ hơn là kể từ quyết định của Tuanminh01, mọi việc thắc mắc về nguồn VOA bạn có thể hỏi thành viên này, tuy vậy, các nguồn trên thuộc quan điểm theo BQV này là "Từ Pháp Luân công đến Thiên an môn, cần cách viết rất công bằng, chứ không phải là có 1 đoạn chỉ trích mạnh, sau đó 1 đoạn bênh vực mạnh, xen kẽ khắp bài, như vậy không phải là bài wikipedia mà thành forum lịch sử, cứ 1 đoạn chỉ trích lại 1 đoạn thanh minh, đọc không khác gì cãi nhau ngoài chợ." nên tôi nghĩ rằng nguồn này sẽ không được thêm vào. Nói đơn giản theo BQV Violet thì Không phải cái gì có nguồn cũng đưa vào được. Cứ vin vào cớ có nguồn rồi cái gì cũng đưa vào như nồi lẩu thập cẩm. Thật tiếc nhưng tôi cũng không can thiệp được vào các trường hợp này (quy định Chiến tranh đồng cấp của Wikipedia)-- ✠ Tân-Vương  15:31, ngày 20 tháng 6 năm 2019 (UTC)Trả lời

Tôi đọc cũng thấy bài viết này không khác gì cãi nhau ngoài chợ, có lẽ là do các bạn đã bảo quản không tốt bài viết nên để xảy ra hiện tượng như vậy. Bạn có thấy bài tiếng Anh có tình trạng như vậy không? cần học tập các Bảo quản viên của dự án Wikipedia Tiếng Anh.