Thảo luận:Nhạc sĩ sáng tác bài hát
Thêm đề tàiUntitled
[sửa mã nguồn]Lazy610 viết bài này thật lạ, theo như bên tiếng Anh, songwriter không nhất thiết là phải viết cả phần lời, và theo như en:composer "The term "composer" is often used to refer to composers of instrumental music, such as those found in classical, jazz or other forms of art and traditional music. In popular and folk music, the composer is usually called a songwriter, since the music generally takes the form of a song.", composer (nhà soạn nhạc) thường chỉ dùng cho nhạc cổ điển và nhạc jazz, nhạc dân tộc. Danh từ "Người viết bài hát" cũng rất lạ, chưa mấy ai dùng từ này, có lẽ nên tìm từ khác ? Tôi đã sửa lại bài chút ít. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam : "Ở Việt Nam, người ta quen coi nhạc sĩ là những người sáng tác âm nhạc, còn nghệ sĩ biểu diễn bằng giọng hát được gọi là ca sĩ, bằng nhạc cụ được gọi là nhạc công" thì cứ theo vậy mà làm, nhạc sĩ là người sáng tác, còn nhạc công là nghệ sĩ nhạc cụ. Nên đổi tên bài này thành "nhạc sĩ sáng tác" ??? --Langtucodoc (thảo luận) 03:13, ngày 22 tháng 12 năm 2011 (UTC)
- Một ví dụ điển hình cho sự không ăn khớp giữa các ngôn ngữ & văn hóa. Các khái niệm musician, songwriter, singer-songwriter... không có từ hoàn toàn tương ứng trong tiếng Việt ta (theo nghĩa mà chúng ta vẫn hay dùng/hiểu). Bạn Lazy610 nói trong bài viết rằng "trong tiếng Việt, người ta thường nhầm lẫn khái niệm này với nhạc sĩ và nhà soạn nhạc", theo tôi, là chủ quan. Nguyên Lê (thảo luận) 17:05, ngày 22 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Dịch tên bài "songwriter"
[sửa mã nguồn]- Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.
Tôi đang có ý định nâng cấp một số bài quan trọng về nhân vật âm nhạc (bao gồm cả bài này), song đang có một số lăn tăn nhất định về các phương án Việt hóa từ "songwriter". Thiết nghĩ vì đây là cụm từ được dùng rất phổ biến trong các bài về nhân vật âm nhạc, nên có lẽ cần thống nhất một phương án cho tên bài này, cũng như các bản dịch từ này ở các bài khác. Theo quy trình thảo luận cộng đồng, tôi đề xuất mở cuộc thăm dò này với thời gian diễn ra trong vòng 21 ngày tính từ ngày ký tên. Jimmy Blues ♪ 14:49, ngày 27 tháng 11 năm 2023 (UTC)
Sau đây là một số phương án mà tôi đề xuất:
Tác giả bài hát (ca khúc)
[sửa mã nguồn]Người viết bài hát (ca khúc)
[sửa mã nguồn]Người sáng tác bài hát (ca khúc)
[sửa mã nguồn]Đồng ý Mình chọn phương án Người sáng tác ca khúc/Nghệ sĩ sáng tác ca khúc. Vì songwriter đôi khi chỉ viết lời thôi chứ không soạn phần nhạc, nên mình nghĩ chữ "nhạc sĩ" không chuẩn xác lắm.- ABAL1412🇻🇳🇸🇺🇷🇺 (talk ☭) 18:09, ngày 2 tháng 12 năm 2023 (UTC)- @ABAL1412 Thực ra bạn đang nêu ngược lại thì phải? Phải là "songwriter" mới là người đôi khi chỉ viết nhạc, còn "lyricist" mới là người thuần viết lời. VD: Cặp bài trùng nổi tiếng Elton John (nhạc)-Bernie Taupin (lời) – Jimmy Blues ♪ 11:30, ngày 3 tháng 12 năm 2023 (UTC)
- Ừ nhỉ. Mình quên mất còn lyricist nữa. Musician, composer, songwriter, lyricist. 4 cái này cực kì dễ nhầm lẫn. – ABAL1412🇻🇳🇸🇺🇷🇺 (talk ☭) 17:42, ngày 4 tháng 12 năm 2023 (UTC)
- @ABAL1412 Thực ra bạn đang nêu ngược lại thì phải? Phải là "songwriter" mới là người đôi khi chỉ viết nhạc, còn "lyricist" mới là người thuần viết lời. VD: Cặp bài trùng nổi tiếng Elton John (nhạc)-Bernie Taupin (lời) – Jimmy Blues ♪ 11:30, ngày 3 tháng 12 năm 2023 (UTC)
Nhà/người sáng tác nhạc
[sửa mã nguồn]Nhạc sĩ
[sửa mã nguồn]- Bình luận: Phương án này ban đầu tôi có chút lăn tăn khi đưa vào, vì thông thường nhạc sĩ sẽ được dịch từ từ "musician". Tuy nhiên xét theo định nghĩa của từ "songwriter", tôi thấy có khá nhiều điểm tương đồng với cách sử dụng từ "nhạc sĩ" của nhiều người Việt với từ này. VD như Trần Lập, hay là Đỗ Bảo - những người đơn thuần sáng tác bài hát chứ không biểu diễn nhạc cụ (nhạc công), song thường được gọi là nhạc sĩ. Jimmy Blues ♪ 14:52, ngày 27 tháng 11 năm 2023 (UTC)
Đồng ý@Mintu Martin: Mình cũng hoàn toàn đồng ý với cách dùng từ này. Hầu hết thông tin đại chúng tại Việt Nam đều gọi là "nhạc sĩ" chứ mình chưa thấy những tên gọi khác được sử dụng, ví dụ như nhạc sĩ Giáng Son, nhạc sĩ Trần Tiến, nhạc sĩ Y Vũ,... Đến ngay cả cơ quan quản lý những người như họ còn được gọi là Hội Nhạc sĩ Việt Nam cơ mà (chứ không phải Hội Người sáng tác nhạc Việt Nam)! Hongkytran (thảo luận) 16:24, ngày 27 tháng 11 năm 2023 (UTC)Đồng ýỞ Việt Nam thì chỉ có hai loại: ca sĩ và nhạc sĩ. Ca sĩ là người hát ca khúc, còn nhạc sĩ là người viết nên ca khúc đó chứ không có biểu diễn. Sau khi mình tra cứu "musician" cùng với "songwriter" thì mình đã phát hiện sự khác biệt. "Musician" vừa sáng tác vừa biểu diễn bằng giọng hát hoặc bằng nhạc cụ, còn "songwriter" chỉ là viết nên bài hát và không có biểu diễn. Do vậy, ta thấy các bài bên tiếng Anh luôn đi một cặp singer-songwriter bù qua bù lại lẫn nhau là vậy, chứ chẳng ai gọi singer-musician vì musician bao hàm cả hát rồi, dùng singer thì bị thừa. Trong thống nhất bản dịch, mình sẽ gọi "songwriter" là "nhạc sĩ", còn "musician" là "nghệ sĩ âm nhạc" (vừa viết nhạc vừa hát vừa chơi nhạc cụ luôn, tạp nham). Bổ sung thêm, "Composer" là "người soạn nhạc" theo trường phái cổ điển phương Tây, soạn mấy bài hoà tấu, phổ nhạc này kia nọ. Sóc Kín Đáo (hang động) 17:17, ngày 27 tháng 11 năm 2023 (UTC)- @SecretSquirrel1432 Cảm ơn góc nhìn của bạn, mình cũng rất đồng tình với bạn. Gần đây mình có tham khảo một anh học ở nhạc viện thì anh ấy có phân biệt khái niệm hai từ "nhạc sĩ" và "nhà soạn nhạc" thế này: "Nhạc sĩ" là những người chuyên sáng tác những ca khúc/nhạc phẩm chuyên dành để chơi trên một nhạc cụ duy nhất, bao gồm cả các bản độc tấu (dương cầm/guitar...); trong khi "nhà soạn nhạc" thì lại là chỉ những người có vai trò gần giống một "conductor" (aka "chỉ huy dàn nhạc", hay "nhạc trưởng"), họ sáng tác các nhạc phẩm được chơi trên nhiều nhạc cụ, aka dàn nhạc giao hưởng. Trên thế giới các nhà soạn nhạc nhạc nổi tiếng xưa thì có Mozart, Ludwig van Beethoven... hiện đại thì có các "nhà soạn nhạc" trong phim ảnh như Hans Zimmer, John Williams... Còn ở Việt Nam, những nhân vật nổi tiếng nhất nhì như Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy... cũng toàn được gọi là nhạc sĩ chứ không phải nhà soạn nhạc. – Jimmy Blues ♪ 00:45, ngày 28 tháng 11 năm 2023 (UTC)
- Nói ngắn gọn là sáng tác các tác phẩm nhạc cổ điển = nhà soạn nhạc, còn sáng tác mấy tác phẩm nhạc hiện đại = nhạc sĩ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:31, ngày 28 tháng 11 năm 2023 (UTC)
- Các tác phẩm hiện đại = nhạc sĩ thật ra không đúng. Thời hiện đại vẫn có nhạc hàn lâm trường phái hiện đại (có thể xem nó là nhạc cổ điển thời hiện đại). Chẳng hạn như Hans Zimmer, John Williams, hay thậm chí Việt Nam mình cũng có Đặng Hữu Phúc, Trần Mạnh Hùng,... Vậy nên, nói đúng phải là:
- + Chuyên sáng tác ca khúc: nhạc sĩ
- + Chuyên sáng tác nhạc hàn lâm: nhà soạn nhạc
- Có 1 trường hợp này là khá đặc biệt, không biết còn ai nữa không. Đấy là Franz Schubert. Ông này nổi tiếng với thể loại ca khúc, khi số lượng ca khúc ông sáng tác được lên đến 600 bài. Tuy nhiên, ông cũng là người mở ra thời kỳ lãng mạn trong âm nhạc với tác phẩm Giao hưởng số 8 Bỏ dở. Do đó, ông vẫn được xem là nhà soạn nhạc, chứ ít ai gọi ông là nhạc sĩ. – ABAL1412🇻🇳🇸🇺🇷🇺 (talk ☭) 18:19, ngày 2 tháng 12 năm 2023 (UTC)
- Nói ngắn gọn là sáng tác các tác phẩm nhạc cổ điển = nhà soạn nhạc, còn sáng tác mấy tác phẩm nhạc hiện đại = nhạc sĩ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:31, ngày 28 tháng 11 năm 2023 (UTC)
- @SecretSquirrel1432 Cảm ơn góc nhìn của bạn, mình cũng rất đồng tình với bạn. Gần đây mình có tham khảo một anh học ở nhạc viện thì anh ấy có phân biệt khái niệm hai từ "nhạc sĩ" và "nhà soạn nhạc" thế này: "Nhạc sĩ" là những người chuyên sáng tác những ca khúc/nhạc phẩm chuyên dành để chơi trên một nhạc cụ duy nhất, bao gồm cả các bản độc tấu (dương cầm/guitar...); trong khi "nhà soạn nhạc" thì lại là chỉ những người có vai trò gần giống một "conductor" (aka "chỉ huy dàn nhạc", hay "nhạc trưởng"), họ sáng tác các nhạc phẩm được chơi trên nhiều nhạc cụ, aka dàn nhạc giao hưởng. Trên thế giới các nhà soạn nhạc nhạc nổi tiếng xưa thì có Mozart, Ludwig van Beethoven... hiện đại thì có các "nhà soạn nhạc" trong phim ảnh như Hans Zimmer, John Williams... Còn ở Việt Nam, những nhân vật nổi tiếng nhất nhì như Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy... cũng toàn được gọi là nhạc sĩ chứ không phải nhà soạn nhạc. – Jimmy Blues ♪ 00:45, ngày 28 tháng 11 năm 2023 (UTC)
Đồng ýTiếng Việt không dịch theo kiểu word by word. Ugly tiger = xấu hổ -> sai bét. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:44, ngày 27 tháng 11 năm 2023 (UTC)- Ủa, nhạc sĩ = musician mới đúng chứ nhỉ? Nếu cũng dịch songwriter thì "nhạc sĩ" thì trùng tên với bài musician (nhạc sĩ) rồi tính sao? Tạm gạch phiếu để suy nghĩ thêm. Ý kiến của NXL bên dưới là có lý. Nếu không có ai phản biện tốt hơn thì tôi sẽ ủng hộ phương án của NXL. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:56, ngày 28 tháng 11 năm 2023 (UTC)
- xin chân thành cảm ơn – 14.225.240.16 (thảo luận) 20:57, ngày 18 tháng 12 năm 2023 (UTC)
Nhạc sĩ sáng tác bài hát (ca khúc)
[sửa mã nguồn]- Bình luận: Phương án này tôi mới phát hiện từ bài Taylor Swift. Jimmy Blues ♪ 14:52, ngày 27 tháng 11 năm 2023 (UTC)
- Đồng ý
- "Nhạc sĩ" chỉ là tên gọi chung chung thôi.
- Hội Nhạc sĩ Việt Nam còn chia ra bốn lĩnh vực là Sáng tác, Lý luận, Biểu diễn và Đào tạo (nguồn PGS.TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân).
- Nghị định 21/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì chia Nhạc sĩ làm nhạc sĩ sáng tác, phối khí và biên tập (nguồn Chính phủ)
- Nên là chỉ nên hiểu nghề sáng tác là một nhánh nhỏ trong nghề nhạc sĩ thôi. Riêng trong lĩnh vực sáng tác thì sẽ chia ra:
- Nhạc sĩ sáng tác ca khúc: dùng cho nhạc hiện đại, có vẻ đây là nghĩa sát nhất của songwriter
- Nhạc sĩ sáng tác khí nhạc: dùng cho nhạc giao hưởng, thính phòng, có lẽ là chỉ composer/nhà soạn nhạc (nguồn PGS.TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân)
- Vậy nên có vẻ thuật ngữ "Nhạc sĩ sáng tác ca khúc" là từ chuyên môn nhất rồi. --NXL (thảo luận) 10:23, ngày 28 tháng 11 năm 2023 (UTC)
- Ý kiến "Khí nhạc" khi tôi tra nghĩa trên Google thì có nơi dịch là "Instrumental", tra bên app Tflat cũng dịch giống vậy nhưng thêm chữ "music". Tôi nhận thấy bên mình vẫn chưa có viết về thuật ngữ Instrumental có bên En (từ khoá này hay gặp khi muốn tìm kiếm bài nhạc Âu Mỹ chỉ có nhạc chứ không có lời), tôi nghĩ nên dịch bài này tựa đề là "Khí nhạc" và bên trong bài viết ghi tên gọi khác là "Nhạc không lời", "Nhạc hoà tấu" (ở Việt Nam thì gọi là "Beat"), tạo thêm một trang chuyển hướng "Nhạc không lời" và "Nhạc hoà tấu" sang "Khí nhạc". Tôi đọc bài Instrumental bên đó thì lại cho ví dụ Animals (bài hát của Martin Garrix) là nhạc Instrumental thể loại EDM hiện đại. Do đó, tôi nghĩ "Khí nhạc" không thể luôn là giao hưởng, thính phòng cổ điển. Cứ nhạc không lời thì gọi là "Khí nhạc". - Sóc Kín Đáo (hang động) 10:08, ngày 29 tháng 11 năm 2023 (UTC)
- Thật ra trong tiếng Việt, từ khí nhạc là từ chỉ để dành cho các bản nhạc hàn lâm không lời thôi. Bản Animal của Martin Garrix nó thuộc thể loại bigroom, 1 thể loại EDM. Đây là 1 bài nhạc không lời, nhưng không phải khí nhạc. – ABAL1412🇻🇳🇸🇺🇷🇺 (talk ☭) 19:01, ngày 2 tháng 12 năm 2023 (UTC)
- "Nhạc sĩ" chỉ là tên gọi chung chung thôi.
- Đồng ý Phương án "nhạc sĩ" có vẻ tốt nhưng bị trùng với từ "musician". Do đó, tôi quyết định chọn phương án này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:07, ngày 30 tháng 11 năm 2023 (UTC)
- Đồng ý Như ý kiến dưới. Sóc Kín Đáo (hang động) 11:30, ngày 30 tháng 11 năm 2023 (UTC)
- Đồng ý Nếu mọi người đã có những bằng chứng đầy thuyết phục như vậy thì mình ko còn vấn đề nào nữa! Hongkytran (thảo luận) 12:37, ngày 30 tháng 11 năm 2023 (UTC)
- Đồng ý Theo một số từ điển: Langenscheidt's Pocket Vietnamese Dictionary, Vietnamese-English, English-Vietnamese. ༒ Nhac Ny ༒ Talk to me ♥ 16:12, ngày 30 tháng 11 năm 2023 (UTC)
- Đồng ý. Tôi đồng ý với phương án sử dụng 1 trong 2 ("nhạc sĩ sáng tác ca khúc" hoặc "nhạc sĩ sáng tác bài hát"), và cũng xin phép bổ sung thông tin từ Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí của Hồ Ngọc Đức. Phjtieudoc (thảo luận) 13:38, ngày 3 tháng 12 năm 2023 (UTC)
- Đồng ý - ABAL1412🇻🇳🇸🇺🇷🇺 (talk ☭) 17:43, ngày 4 tháng 12 năm 2023 (UTC)
Ý kiến khác
[sửa mã nguồn]- Bình luận: Chỗ này dành cho những ý kiến bên lề khác, bao gồm cả những phương án dịch tên bài khác chưa được liệt kê ở trên. Jimmy Blues ♪ 14:52, ngày 27 tháng 11 năm 2023 (UTC)
- Ý kiến Không rõ là thuật ngữ này (cũng như các thuật ngữ liên quan) có trong từ điển thông dụng và từ điển chuyên ngành không? ༒ Nhac Ny ༒ Talk to me ♥ 15:06, ngày 28 tháng 11 năm 2023 (UTC)
- @NhacNy2412 từ điển này thì định nghĩa songwriter là "Người viết (sáng tác) ca khúc." – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 12:37, ngày 29 tháng 11 năm 2023 (UTC)
- Ý kiến Hongkytran, User:SecretSquirrel1432 Phương án "nhạc sĩ" bị trùng với từ "musician" rồi. Hai bạn tính sao khi nó đã bị trùng? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:09, ngày 30 tháng 11 năm 2023 (UTC)
- Nếu như bạn User:NXL1997 đã đưa ra lập luận như vậy thì tôi đành phải quay xe đồng tình. Mình dịch thuật ngữ cũng phải nghiên cứu xem đã từng có ở Việt Nam chưa, và bạn đó đã đưa ra một số bằng chứng khá thuyết phục. Tôi cũng đã để thảo luận đó hai ngày nay, suy nghĩ một chút và cảm thấy chưa có lập luận nào thuyết phục hơn của NXL. Do vậy, tôi cũng đồng ý quay trở lại "Musician" là "Nhạc sĩ", còn "Songwriter" thì dịch phân nhánh cụ thể của "Nhạc sĩ" là "Nhạc sĩ sáng tác ca khúc." – Sóc Kín Đáo (hang động) 11:30, ngày 30 tháng 11 năm 2023 (UTC)
- Ý kiến Tôi đã có ý kiến về khái niệm này từ năm 2011 (ở trên cùng). Tôi cũng đồng ý với bạn Nguyên Lê : "Một ví dụ điển hình cho sự không ăn khớp giữa các ngôn ngữ & văn hóa. Các khái niệm musician, songwriter, singer-songwriter... không có từ hoàn toàn tương ứng trong tiếng Việt ta", Theo tôi, việc dịch từ Musician là nhạc sĩ là việc áp đặt từ ngữ và không chính xác theo cách hiểu thông thường của người Việt (nhạc sĩ là người sáng tác ca khúc), và cũng không có nguồn hàn lâm nào dịch musician là nhạc sĩ cả. Ở Wikipedia tiếng Trung, musician là "âm nhạc gia". Bởi thế, theo tôi, nên phục hồi lại khái niệm, songwriter là nhạc sĩ hoặc nhạc sĩ sáng tác ca khúc, musician là nhạc gia hoặc nhạc sĩ phối khí, nghệ sĩ âm nhạc, Singer-songwriter là ca-nhạc sĩ. Mong là bạn @Mintu Martin: có thể thực hiện rốt ráo việc thống nhất các từ ngữ này hợp lý hơn và đúng theo cách hiểu thông thường của người Việt. Nếu cần, mong bạn Jimmy Blues có thể chủ trì các cuộc thảo luận và biểu quyết cộng đồng cho việc này, vấn đề này đã tồn đọng hơn 10 năm rồi, mong lắm thay. Langtucodoc (thảo luận) 07:15, ngày 3 tháng 12 năm 2023 (UTC)
- Tất cả các từ điển Anh-Việt đều dịch "musician" thành "nhạc sĩ". Thêm nữa, nhạc sĩ không chỉ bao gồm người sáng tác ca khúc mà nó còn bao gồm cả conductor (nhạc trưởng) và composer (nhà soạn nhạc). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:55, ngày 3 tháng 12 năm 2023 (UTC)
- @Nguyentrongphu Bác giúp tôi thêm cái deadline màu xanh lá cây ở góc phải trên cùng của thảo luận được không? Để tôi có thể biết thảo luận diễn ra được bao lâu rồi. – Jimmy Blues ♪ 12:15, ngày 11 tháng 12 năm 2023 (UTC)
- Tôi chưa bao giờ xài cái deadline đó vì tôi thích tính thủ công hơn. Dễ mà? 14:49, ngày 27 tháng 11 + 21 ngày -> tới đủ ngày rồi chốt kết quả. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:41, ngày 12 tháng 12 năm 2023 (UTC)
- @Nguyentrongphu Bác giúp tôi thêm cái deadline màu xanh lá cây ở góc phải trên cùng của thảo luận được không? Để tôi có thể biết thảo luận diễn ra được bao lâu rồi. – Jimmy Blues ♪ 12:15, ngày 11 tháng 12 năm 2023 (UTC)
- @Langtucodoc Cảm ơn ý kiến quý báu của bác. Đúng là tôi đang có ý định thống nhất cách Việt hóa một số khái niệm/thuật ngữ trong âm nhạc. Sau thảo luận từ "songwriter" này, tôi dự kiến sẽ mở thêm thảo luận về phương án dịch một số từ thông dụng khác trong âm nhạc như "lyricist", "instrumental", "singer-songwriter",... trước mắt thì phải đợi dứt điểm xong thảo luận này đã, tránh để cộng đồng quá tải. – Jimmy Blues ♪ 11:28, ngày 3 tháng 12 năm 2023 (UTC)
- Tất cả các từ điển Anh-Việt đều dịch "musician" thành "nhạc sĩ". Thêm nữa, nhạc sĩ không chỉ bao gồm người sáng tác ca khúc mà nó còn bao gồm cả conductor (nhạc trưởng) và composer (nhà soạn nhạc). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:55, ngày 3 tháng 12 năm 2023 (UTC)