Bước tới nội dung

Thảo luận:Nhà Minh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi 2001:EE0:41C1:3305:B42C:664A:2C03:5345 trong đề tài Phần đầu

Ảnh vua Hán?

[sửa mã nguồn]

Sao phần chính trị nhà Minh lại đưa ảnh Hán Quang Vũ đế vào đây?--Trungda (thảo luận) 03:28, ngày 30 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trọng tâm

[sửa mã nguồn]

Bài này là nhà Minh nhưng có 1 đoạn khá dài nói về việc truyền nói của các vua... nhà Nguyên! Cần có sự chỉnh lý để giảm dung lượng nội dung "phụ" này và tăng thêm dung lượng phần chính về nhà Minh.--Trungda (thảo luận) 03:34, ngày 30 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sửa đổi

[sửa mã nguồn]

Tình trạng bài này hiện nay quá tồi tệ (toàn tiếng Anh+tiếng Trung). Đề nghị các bảo quản viên xem xét việc hạn chế sửa đổi và phục hồi lại phiên bản tiếng Việt cũ hơn. Đề nghị thành viên Minh to nên viết/dịch từ bên ngoài và thảo luận trước khi thực hiện các thay đổi lớn đối với một bài viết. Bên cạnh đó, các đề mục nên viết ngắn gọn và mang tính tóm tắt, không ai muốn đọc một bài dài lê thê mà không có trọng tâm. Để có chi tiết cho từng lĩnh vực, có thể tạo thêm bài chi tiết, chẳng hạn như Kinh tế nhà Minh, Quân sự nhà Minh, Tôn giáo thời Minh, Minh Thái Tổ v.v. Song song (thảo luận) 04:10, ngày 3 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đã lùi lại các sửa đổi của các thành viên theo đề nghị trên do phiên bản toàn tiếng Anh và tiếng Trung, trở về phiên bản 1/8/2008. Các thành viên tiếp tục sửa đổi để hoàn tất. Bạn thành viên có tư liệu tiếng Anh và tiếng Trung có thể dịch hoàn tất các nội dung và đưa vào bài.--Trungda (thảo luận) 08:20, ngày 5 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bản đồ

[sửa mã nguồn]

Thật tệ hại khi là người Việt Nam nhưng lại đưa bản đồ triều Minh khi chúng chiếm nước Việt. Trong bản đồ này thì không có nước Việt Nam.

Nhà Minh ba trăm năm, chỉ giữ Việt Nam có chưa đến 20 năm, thế mà dùng bản đồ này thì khác nào tự nhận mình là một phần của TQ.

Vì thế tôi xóa nó đi cho đến khi có bản đồ khác chính xác hơn. Chitto (thảo luận) 07:55, ngày 5 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đã thay bằng một bản đồ năm 1580. RBD (thảo luận) 09:39, ngày 5 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ai giặc lùn

[sửa mã nguồn]

Bộ Trung Quốc cao lắm hả mà gọi Nhật là giặc lùn? Mà đây là Wikipedia tiếng Anh hay tiếng Việt mà toàn bài thấy tiếng Anh không vậy. Minh nhỏ (thảo luận) 02:27, ngày 18 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Rốt cục là sao đây

[sửa mã nguồn]

Bài này trong ngày hôm nay:

Vô xóa, rồi dán thêm, rồi xóa, rồi dán thêm ... rồi xóa ... rồi dán thêm. Rốt cục không hiểu đây có gọi là phá hoại hay không khi văn bản thêm/xóa vào có cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp??? Và việc thêm vào này nhằm mục đích là dịch thuật hay là giỡn chơi? Mag 09:34, ngày 21 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bài này là tôi muốn dịch thật(nhưng phải được hỗ trợ nhiều, vì tiếng anh của tôi khong được tốt)"Minh to"

Làm ơn viết dịch đến đâu thì copy đoạn đó, đừng copy cả bài rồi bỏ bứa đấy. Bài này tuy rất dài (100KB) nhưng không hề có một dẫn chứng nào. 217.128.111.74 (thảo luận) 04:00, ngày 23 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Lùi ngày 20-01-09

[sửa mã nguồn]

Xin lỗi, tôi tưởng rằng phá hoại. Minhlinh36 (thảo luận) 04:15, ngày 20 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dịch bài này

[sửa mã nguồn]

Khẩn thiết yêu cầu được dịch bài này từ tiếng anh Minh Thái Tổ

Dịch

[sửa mã nguồn]

bài tiếng anh tôi vừa đưa vào mong được dịch ra tiếng việt.--Trương Hoàng Phong (thảo luận) 03:09, ngày 2 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bài vốn dĩ đã có nội dung tiếng Việt, dung lượng không ngắn. Nếu bạn có ý định bổ sung từ bản tiếng Anh, hãy dịch ra ở ngoài, xong đoạn nào bổ sung vào đoạn đó, đừng thay cả bài đang có bằng tiếng Việt bằng cả 1 bài tiếng Anh ko có chữ tiếng Việt nào.--Trungda (thảo luận) 03:44, ngày 2 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đã rất nhiều lần bài này bị nhồi vào các nội dung tiếng Anh nhiều hơn mấy lần nội dung tiếng Việt và để đó. Tôi tạm xóa nội dung tiếng Anh quá dài. Tôi đề nghị ai có khả năng và thời gian hãy dịch ra ngoài rồi đưa phần tiếng Việt đã dịch đó cho bài, đừng biến bài viết thành mớ hổ lốn lẫn lộn.--Trungda (thảo luận) 18:32, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nên nhớ là bài viết lúc nào cũng có người cần tra cứu. Nó lúc nào cũng là một bài viết chứ không phải trang nháp. --203.160.1.56 (thảo luận) 18:36, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dám cá đây là đồng chí Minh to a.k.a Trương Hoàng Phong đây mà, chuyên gia giao việc cho người ta mà ko biết tự mình làm lấy. Không biết lúc lên web thì anh này có thấy người ta đang chửi anh không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:40, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chàng Big Minh đã "thô dịch" rồi, chỉ còn chờ các bác "... dịch" mà thôi, thế mà lại xoá đi, hoài của ka ka. thảo luận quên ký tên này là của Trương Tam Phong a.k.a Minh con (thảo luận • đóng góp).
"Thô dịch" là gì vậy? Còn anh có phải là con rối Minh to ko đấy? Minh Con?--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 15:24, ngày 29 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bài này cần được dịch toàn diện.--Đại Minh Quốc (thảo luận) 08:12, ngày 9 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cần được dịch toàn diện không có nghĩa là xóa trắng các đoạn dịch tiếng Việt rồi nhồi vào các nội dung tiếng Anh nhiều hơn mấy lần nội dung tiếng Việt và để đó. Đáng ra người dịch phải dịch ra ở ngoài, xong đoạn nào bổ sung vào đoạn đó, đừng thay cả bài đang có bằng tiếng Việt bằng cả 1 bài tiếng Anh ko có chữ tiếng Việt nào. Những điều trên đây mọi người nói chả nhẽ anh không để tâm ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:24, ngày 9 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cải thiện

[sửa mã nguồn]

bài này cần cải thiện chất lượng, nội dung đã không còn phù hợp.

Sửa đổi

[sửa mã nguồn]

Tôi đã sửa lại thành bản đồ năm 1433

Viết lại các bài về triều đại Trung Quốc

[sửa mã nguồn]

Các bài về nhà Đường, nhà Tống, nhà Minh đều rất dài nhưng thiếu nguồn, thậm chí có bài thiếu rất nhiều. Tôi nghĩ là nên viết lại bài về các triều đại Trung Quốc như lối viết của bên en.wiki tức là tách hẳn ra làm hai bài, một bài là về triều đại, một bài là lịch sử riêng của triều đại. Viết ngắn gọn và bổ sung kín nguồn hơn. Có thể chọn cách dịch lại từ en.wiki. Không biết các tiền bối nghĩ thế nào? Ai rồi cũng phải đi tù thôi. (thảo luận) 09:23, ngày 25 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Dịch từ Wiki tiếng Anh sang không hay đâu bạn ạ. Người phương Tây không hiểu văn hoá, cách diễn đạt của người Trung Quốc. Q2208 (thảo luận) 20:08, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Q2208: Bạn đang nói đùa hay nói thật? Vậy những sách sử phương Tây về Trung Quốc đều chỉ đáng vứt sọt rác hết à? Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 20:16, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tôi không có ý đó. Tôi nghĩ đây là wikipedia tiếng Việt thì nên viết theo hiểu biết của người Việt chứ không nên dịch nguyên si bên wikipedia tiếng Anh. Theo tôi người Việt hiểu lịch sử Trung Quốc hơn là người phương Tây, đây là về vấn đề tư tưởng, văn hoá chứ không phải khoa học. Q2208 (thảo luận) 06:55, ngày 22 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đơn vị đo lường

[sửa mã nguồn]

@Tàn Kiếm: Bài này dùng đơn vị "ounce" làm đơn vị đo lường cho khối lượng. Sử dụng đơn vị Tây phương cho Trung Quốc thời xưa tôi thấy hơi vô lý. Tôi nghĩ rằng các nguồn tiếng Anh dịch không chuẩn từ "lạng". Ví dụ, bài tiếng Anh cho rằng Cửu Anh được trả 2,8 kg (100 ounce) bạc cho một handscroll. Trên thực tế, tôi tìm được nguồn này có ghi rõ rằng chữ "ounce" thật sự nói đến "lạng". NHD (thảo luận) 02:59, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

@DHN: Đồng ý, vậy là quy đổi ra kg là sai hoàn toàn. Ngoài ra, bài này còn đụng tới đơn vị "ounce" trong đoạn "Suy thoái kinh tế", em vừa đọc Quan (tiền) cũng có đoạn nói rõ một quan tiền có giá trị bằng một lạng bạc ròng, khớp với thông tin trong bài. Vậy, có lẽ đúng như anh nói, mọi từ "ounce" trong bài chính xác phải là "lượng". Em sửa đổi ngay. Vĩnh Lạc Đế Nội các 07:23, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tam sao thất bản

[sửa mã nguồn]

@Tàn Kiếm: Một ưu điểm trong việc sử dụng nguồn Tây phương khi viết bài về lịch sử, văn hóa Đông Á là nó có một góc nhìn bàng quan, trung lập. Tuy nhiên, nó cũng có một nhược điểm là dễ dẫn đến vấn đề "tam sao thất bản" nếu không cẩn thận.

  1. Một số khái niệm Á Đông đã được "Tây hóa" để cho dễ hiểu hơn đối với độc giả phương Tây. Nếu dịch khái niệm phương Tây đó ra tiếng Việt sẽ dẫn đến nhiều xa lạ và thiếu chính xác đối với độc giả quen thuộc với văn hóa Trung Quốc. Ví dụ: lạng → ounce → ao-xơ (như đã nêu trên), hay "tang môn" → "mourning cult" → "tà giáo" (đã sửa). Nếu có thể, nên tra nguồn để lấy tên gốc của khái niệm để tiện dịch chính xác hơn.
  2. Sử sách Trung Quốc khi nhắc đến số lượng thường dùng chữ số Trung Quốc, điển hình thì khi nhắc đến số binh lính thì dùng đơn vị vạn. Trong các ngôn ngữ Tây phương đơn vị này khá xa lạ nên được dịch ra theo số ngàn (ví dụ 60 vạn dịch thành 600.000). Tôi nghĩ dịch thế này không sai nghĩa nhưng sẽ làm mất cái ý: ghi đơn vị vạn sẽ cho độc giả tiếng Việt phân biệt được độ chính xác số lượng (ví dụ khi nói 2 vạn người vs. 20.000 người thì ta sẽ thấy có độ chính xác khác nhau).
  3. Tôi thấy tên một số học giả đương đại đã được ghi bằng Hán Việt mặc dù công trình nghiên cứu của họ được xuất bản bằng tiếng Anh(?). Không rõ bạn Tàn Kiếm tra tên họ từ đâu ra, tôi tìm mãi vẫn không thấy.

Bài này có lối viết khá sinh động (theo tôi nghĩ là hấp dẫn hơn phiên bản tiếng Anh), cảm ơn bạn đã bỏ công viết bài. NHD (thảo luận) 19:30, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

@DHN: Có hai học giả được nhắc tên trong bài, người đầu tiên-Chuimei Ho, đơn giản em tìm cái tên này trên công cụ tìm kiếm Baidu.com thì tìm được trang này có đề cập tới một tác phẩm nghiên cứu về gốm sứ, thương mại thế kỷ 15 của tác giả Chuimei Ho (何翠楣). Người thứ hai là Ho Ping-ti có bài về ông này trên Wikipedia tiếng Anh, trong phần tác phẩm có tên Studies on the Population of China, 1368–1953 (1959) như trong nguồn bài nhà Minh. Dịch tiếng Anh như này đúng là có nhiều cái vất vả, em đã phải Google cả buổi tối để dịch chính xác Lesser functionaries thành "tư lại". Tuy nhiên, họ viết đọc rất thoải mái, có cái gì đó tham chiếu hiện đại, người đọc bình dân đọc vào rất dễ hình dung, chẳng hạn như phần "Nội các", bài cũ (khả năng dịch từ bên zh.wiki) chỉ đề cập "thời vua này làm cái gì, thời vua kia vị trí ra sao", rốt cuộc vẫn chẳng hiểu chức năng "Nội các" là gì. Còn bản en.wiki, vài dòng đơn giản đủ cho người đọc hiểu thực ra "Nội các" dạng như một "văn phòng chính phủ". Các họ tóm tắt phần "Lịch sử" cũng rất trọng tâm, không lan man, đầu tiên-kiệt xuất nhất-trị vì lâu nhất-cuối cùng. Vĩnh Lạc Đế Nội các 19:44, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời
Em cũng không giấu tham vọng đưa bài này thành bài chọn lọc. Nên có khuyết điểm gì mong anh tiếp tục chỉ giáo. Vĩnh Lạc Đế Nội các 20:13, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

Timur

[sửa mã nguồn]

Timur định đánh Minh thì chết. Không biết đánh thật thì bên nào thắng? thảo luận quên ký tên này là của Vacoboyi (thảo luận • đóng góp) vào lúc 15:53, ngày 5 tháng 3 năm 2021.

Đầu tiên phải xem tiềm lực, sức mạnh của nhà Minh vào lúc Thiếp Mộc Nhi định xâm lăng Trung Quốc (hình như lúc đó ổng khoảng 70 tuổi rồi thì phải) nó thế nào đã. Thiếp Mộc Nhi và quân đội của ông ta có thể là vô địch ở Trung Á, nhưng nhà Minh ở một đẳng cấp hoàn toàn khác biệt, vượt trội hoàn toàn so với những quốc gia mà Thiếp Một Nhi từng chinh phạt. Trong các nhà nước Hậu Mông Cổ, nhà Minh là quốc gia mạnh nhất. Tình hình Trung Quốc lúc đó không giống như 200 năm trước, không còn là nhà Tống bị chèn ngộp thở giữa đám đế quốc du mục nữa (ngay cả vậy thì con cháu Thành Cát Tư Hãn cũng phải mất tới 40 năm để chinh phục Nam Tống). Kế hoạch của Thiếp Mộc Nhi rơi vào thời Minh Thành Tổ, một hoàng đế dành cả đời để đánh du mục. Quân đội nhà Minh phải có quân số cả triệu người (chắc gấp năm lần Timur), trang bị tận răng, công sự đồ sộ, nó còn có những đặc điểm khác với Ottoman hay Ba Tư, về cả chiến thuật lẫn tổ chức. Nói chung, tôi nghĩ là xâm lược Trung Quốc chưa bao giờ là dễ cả, ngay cả khi đó là thời điểm thuận lợi nhất, cả Thành Cát Tư Hãn và Nỗ Nhĩ Cáp Xích đều không thể làm chủ hoàn toàn Trung Quốc trong phần đời của họ. Huống hồ là một đế quốc đang trong thời đỉnh cao như nhà Minh vào những năm 1400. Ông Thiếp Mộc Nhi này chắc bị ám ảnh bởi idol Thành Cát Tư Hãn quá, nên mới ham chinh phục Trung Quốc để sánh ngang với đế chế Mông Cổ. Nói thì dễ hơn làm, giai đoạn cuối nhà Minh có Hideyoshi cũng từng gửi thư cho vợ nói về việc tấn công thiên triều, nhưng thực tế thì đám samurai gặp đầy khó khăn ở Triều Tiên và vừa đến Mãn Châu thôi đã bị kỵ binh Nữ Chân lùa cho chạy tá lả rồi. Vĩnh Lạc Đế Nội các 18:21, ngày 5 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thêm nội dung không nguồn

[sửa mã nguồn]

Đề nghị bạn Marie Gulleya dừng ngay việc thêm thông tin không nguồn làm hỏng bài chất lượng mới được gắn sao như bài này. Thay vào đó, bạn nên đi sửa lại cái bài Tây Hán mà bạn dịch máy toàn bộ không ai hiểu nổi thì sẽ tốt hơn. --Hankiz tl 15:10, ngày 25 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Marie Gulleya: Bài này nội dung đầy đủ rồi bạn ạ. Bạn muốn thêm gì thì làm ơn ghi ra ở đây, đạt được đồng thuận hẵng thêm vào bài.  Băng Tỏa  15:32, ngày 25 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi ủng hộ phiên bản đã được gắn sao BVT (đã đồng thuận) và cho rằng mọi thay đổi lớn sau đó cũng cần nhận được đồng thuận. Việc tiếp tục cố ý chèn lượng lớn nội dung không nguồn và chưa được đồng thuận sẽ khiến Marie Gulleya bị cấm sửa đổi, mong bạn lưu ý. --minhhuy (thảo luận) 15:33, ngày 25 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời
Đã cấm 1 tuần do vẫn tái diễn hành vi. --minhhuy (thảo luận) 15:38, ngày 25 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NhacNy2412 Câu "Hoạn quan cũng được phân phẩm bậc như quan chức, nhưng chỉ có bốn bậc thay vì chín bậc." có giá trị và có nguồn, bạn thêm trở lại ngay sau đoạn "... sử sách nhà Minh." Ngoài ra, dịch tài liệu thì tôi đương nhiên thích dùng niên hiệu, nhưng theo thống nhất của cộng đồng tinh anh, ta phải dùng miếu hiệu, bạn đổi "Vĩnh Lạc" thành Minh Thành Tổ và "Thành Hóa" thành Minh Hiến Tông. Ngoài ra, "thái giám" là chức quan đứng đầu một "giám". Thái giám thì chắc chắn là hoạn quan, nhưng hoạn quan thì chưa chắc đã là thái giám. Bạn tìm trong bài, thấy từ thái giám thì đổi hộ mình thành hoạn quan (chỉ trừ Ty lễ Thái giám ra), vừa để đảm bảo đồng nhất. Cảm ơn bạn, tôi đi đào hầm đây, nếu có ăn nuke thì tôi mong mình đi gặp Các Mác, Lênin ngay từ loạt đầu và hi vọng ở thế giới bên kia, chúng ta lại cộng tác. – Vũ Hóa Điền (thảo luận) 15:02, ngày 27 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

Phần đầu

[sửa mã nguồn]

Ở phần đầu viết là "nhiều quốc gia tàn dư" là sai, bên Wikipedia tiếng Anh ghi là "rump regimes" nghĩa là các chế độ tàn dư. – 2001:EE0:41C1:3305:B42C:664A:2C03:5345 (thảo luận) 16:21, ngày 17 tháng 5 năm 2022 (UTC)Trả lời