Bước tới nội dung

Thảo luận:Nguyễn Cảnh Toàn/Lưu 2

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi 134.147.73.227 trong đề tài Một hướng giải quyết khác
Lưu 1 Lưu 2 Lưu 3

Bút chiến

Kỳ quá, cái ông tào lao này cũng có tranh cãi. Nếu có revert 3 lần tôi phải khóa trang này lại để thảo luận. Nguyễn Hữu Dng 05:10, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Nhiều chiều

Đã chiều ngợi khen:

  1. nhân tài: được nhiều người biết đến như là một tấm gương tự học và tự rèn luyện thành tài và có công lao trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ những giáo viên toán và nhà nghiên cứu toán học hiện đại.
  2. sự đam mê toán học vẫn cuốn hút ông và ông dành thêm thời gian cho việc tự nghiên cứu toán
  3. Phong trào này (dạy tốt -học tốt) đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo trong những năm chiến tranh
  4. danh hiệu cao quý.

Tất có chiều khác

  1. Đã đam mê toán học, tự nghiên cứu toán tất không nên nhận nhiệm vụ lãnh đạo vì làm lãnh đạo thì không có thời gian làm toán và nghiên cứu toán (đã có bài viết thống kê các giáo sư làm lãnh đạo thì không có công trình khoa học). Số lượng bài báo ít (có 4 bài là do đó mà ra?).
  2. Làm lãnh đạo, làm chính sách thì phải chú ý số đông, cứ nghĩ mình tự học thành tài, mình tự học trong nước mà giỏi và có bài đăng báo quốc tế thì ai cũng làm được thế. Mở rộng phong trào đến độ Tiến sỹ trong nước không đọc được ngoại ngữ hoặc vừa làm lãnh đạo vừa làm luận án tiến sỹ thì đến Tây cũng phải nể, phải vái dài. Tưởng ông nào bày ra phong trào này thì ra Giáo sư Toàn. Tôi sẽ tìm nguồn trích dẫn cho hệ lụy của phong trào này sau, nếu không ai bổ sung nguồn trích dẫn giúp.
  3. Đã có "danh hiệu cao quý" tất phải có "tự huyễn hoặc và làm lẫn lộn giá trị". Tại sao người ta là nhạc sỹ không rành tiếng Anh mà còn biết sinh nghi đi hỏi người khác trước khi sưu tầm danh hiệu cao quý ngoại. Cái thời Đến Tây còn phải khen xưa lắm rồi.

Tôi tự ý sửa bài vì tôi cho rằng nó cũng khách quan và có nhiều chiều và tôi cũng đã có bàn luận, tất nhiên không vừa ý hết tất cả các thành viên khác được. Nếu có thành viên nào phản đối và muốn sửa lại xin góp ý.Nghilevuong 12:46, 30 tháng 9 2006 (UTC)

"lý thuyết siêu phi Ơ-cơ-lít (hay còn gọi là hình học Nguyễn Cảnh Toàn)" là gì?

Chuyện GS Toàn được lăng xê (hay tự lăng xê) là chuyện nhỏ. Tôi nghĩ chúng ta nên thông cảm cho nhu cầu của người nằm trong guồng máy lãnh đạo một cơ quan. Dù đó là cơ quan khoa học, người lãnh đạo có nhu cầu khác người làm khoa học.

Tôi quan tâm hơn tới câu "Ông là chuyên gia lý thuyết siêu phi Ơ-cơ-lít (hay còn gọi là hình học Nguyễn Cảnh Toàn)": Quý vị nào viết ra câu này xin cho biết "lý thuyết siêu phi Ơ-cơ-lít" là cái gì, và ai là người gọi nó là "hình học Nguyễn Cảnh Toàn"? Haonhien 07:50, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi cũng vừa treo bảng "cần dẫn chứng" vô ngay chỗ đó. Haonhien 07:51, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi đã cho thêm nguồn dẫn mà bạn yêu cầu. Còn để giải thích cặn kẽ" lý thuyết siêu phi Ơ-cơ-lít" là gì thì để nhiều chuyên gia Toán ở đây giải thích. Casablanca1911 08:05, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Cám ơn bạn. Tôi mới thêm ngoặc đơn "(web Bưu điện Đà Nẵng)" vào chú thích đó, nếu bạn thấy không thích hợp thì cứ revert. Haonhien 08:14, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Không sao, tôi cũng chẳng phải là người đưa thông tin đó vào bài, chỉ thấy là thông tin này tìm cũng không khó nên cho 1 trang bất kỳ vào thôi. Casablanca1911 08:38, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi xin bổ sung thêm, danh từ: Hình học siêu phi Ơ-cơlit, hay hình học Nguyễn Cảnh Toàn là cái do chính bản thân ông Toàn đặt ra, và hoàn toàn không có bất cứ một giá trị khoa học nào cả. Chỉ cần tra trên Mathscinet là đủ thấy trên thế giới này chỉ có ông Toàn và ông Phất là có làm về cái này và tra chỉ số trích dẫn thì thấy chả có ai quan tâm. Một công trình khoa học mà hoàn toàn không có tiếng vang trên giới khoa học, nhưng lại nổi tiếng đến mức trẻ con cũng biết thì chỉ có thể do tài nghệ public relation kiệt xuất, thậm chí còn vượt xa các ca sĩ nhạc thị trường của ông Nguyễn Cảnh Toàn.

Ông cũng là người đầu tiên trên thế giới "tự lấy tên mình đặt cho công trình nghiên cứu của mình". Thật là sáng tạo.

(Kakalotta) thảo luận quên ký tên này là của 58.187.106.33 (thảo luận • đóng góp).

thảo luận quên ký tên này là của 132.203.114.216 (thảo luận • đóng góp). 23:51, 30 tháng 9 2006

Tính trung lập của mục: Đóng góp

Theo thống kê của MathSciNet (thuộc Hội Toán học Hoa Kỳ) ông có tất cả 8 bài báo, trong đó có 4 bài đăng trên hai tạp chí toán học Việt Nam.

Cũng theo thống kê nói trên của MathSciNet thì đã 40 năm nay ông không có bài báo nào trên tạp chí toán học quốc tế. Tất cả các bài báo của ông cũng không được trích dẫn lần nào. Số lượng 4 bài đăng trên các tạp chí quốc tế không phải là nhiều so với số lượng bài của các nhà toán học cùng thời, chẳng hạn trường hợp Giáo sư Hoàng Tụy có đến 151 bài (theo thống kê trên MathSciNet) trên nhiều tạp chí quốc tế. Nhưng số lượng bài báo không chắc nói lên chất lượng đóng góp thật sự cho khoa học cho dù quy trình chọn lọc để được đăng bài lên tạp chí toán học của quốc tế là rất khắt khe.

  • 40 năm nay là kể từ khi nào? Sau 40 năm nữa con cháu chúng ta đọc bài này, chúng lại tưởng bắt đầu tính từ những năm 200x?
  • 40 năm nay ông không có bài báo nào trên tạp chí toán học quốc tế.. Tại sao phải đưa sự kiện này vào bài, nhằm làm gì? như thế có "trung lập" không? Nếu không, phải viết lại sự kiện này cho khách quan, trung lập!
  • Tất cả các bài báo của ông cũng không được trích dẫn lần nào. Thiếu trích dẫn nguồn tin?, và hoàn toàn không "trung lập"! Một cách nói xấu người khác?
  • Số lượng 4 bài đăng trên các tạp chí quốc tế không phải là nhiều so với số lượng bài của các nhà toán học cùng thời... số lượng bài báo không chắc nói lên chất lượng đóng góp thật sự cho khoa học.... Đưa số liệu này vào để làm gì? Wiki không có quyền đánh giá "số lượng" nhiều hay ít cũng như "chất lượng" các công trình của một người. Và Wiki càng không có quyền so sánh giữa các cá nhân, các nhà khoa học!

Đề nghị:

  1. LÀM RÕ các số liệu về mốc thời gian: bài báo đầu tiên được đăng, bài báo cuối cùng được đăng. Đăng tại đâu? Có thể liệt kê danh sách các bài báo đó vào bài viết không, coi như một phần của mục Tác phẩm (Công trình)?
  2. VIẾT LẠI sự kiện, 40 năm nay, kiểu như: Theo thống kê của MathSciNet (thuộc Hội Toán học Hoa Kỳ), trong 40 năm qua (19xx đến nay, 2006), ông có tất cả 8 bài báo, trong đó có 4 bài đăng trên hai tạp chí toán học Việt Nam:
    1. ABC
    2. DEF
    3. GHI
    4. ?
    5. ?
    6. ?
    7. ?
    8. ?
  3. BỎ ĐOẠN: Tất cả các bài báo của ông cũng không được trích dẫn lần nào. Số lượng 4 bài đăng trên các tạp chí quốc tế không phải là nhiều so với số lượng bài của các nhà toán học cùng thời, chẳng hạn trường hợp Giáo sư Hoàng Tụy có đến 151 bài (theo thống kê trên MathSciNet) trên nhiều tạp chí quốc tế. Nhưng số lượng bài báo không chắc nói lên chất lượng đóng góp thật sự cho khoa học cho dù quy trình chọn lọc để được đăng bài lên tạp chí toán học của quốc tế là rất khắt khe.

--Nguyễn Thế Phúc thảo luận 06:21, 1 tháng 10 2006 (UTC)

Tôi đồng ý với ý kiến của Nguyễn Thế Phúc ở trên. Chuyện "con gà tức nhau tiếng gáy" là chuyện thường tình, nhưng việc đề cao người này để hạ thấp người khác không phải là nhân cách của một người làm khoa học và không phải nhiệm vụ của Wikipedia ! Wikipedia không phải là tòa án, không phải là nơi xét xử hay bảo vệ cho một con người ! Casablanca1911 13:14, 1 tháng 10 2006 (UTC)
Bài viết đã được bổ sung chi tiết từ năm 1964 rồi như ý của Nguyễn Thế Phúc
Tôi cũng đồng ý là wiki không nên so sánh giữa 2 cá nhân. Nhưng wiki nên có so sánh nhiều chiều, nhiều thông tin vì vậy tôi đã chỉnh lại thành so sánh số lượng bài viết với các nhà toán học cùng thời, việc đưa số liệu so sánh số lượng công trình không nhằm đề cao hoặc hạ thấp ai mà chỉ làm người đọc có thêm thông tin, hơn nữa đã được giải thích rõ là số lượng không có tương quan chất lượng. Không rõ "cần dẫn chứng" điều gì?
Hay là dẫn chứng quy trình chọn đăng bài của các tạp chí quốc tế là khắt khe?
Hay là dẫn chứng là rất nhiều nhà khoa học rất tự hào khi được đăng tạp chí quốc tế?
Câu tự rèn luyện thành tài và có công lao trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ những giáo viên toán chỉ có dẫn chứng từ bào báo là không đủ cần ghi rõ thành tài là "thi đỗ tiến sỹ", "có công lao" đào tạo là "hướng dẫn bao nhiêu người làm luận án tiến sỹ toán, thạc sỹ toán... rồi phải có sự so sánh kết quả hướng dẫn với các giáo sư khác.
Nếu không có sự so sánh thì ai mà hiểu, ít ra là so với tiêu chuẩn (nếu có) của nhà nước mỗi năm các giáo sư phải hướng dẫn bao nhiêu thạc sỹ, tiến sỹ ... mặc dù tôi biết chỉ cần hướng dẫn được một người làm luận án tiến sỹ toán thì cũng quá giỏi rồi.Nghilevuong 08:17, 2 tháng 10 2006 (UTC)
Việc so sánh thì là vô cùng, nếu có người mang vấn đề về so sánh các công trình khoa học ra, thì lại có người so sánh về việc số năm ông làm Tổng biên tập, số tuổi ông bảo vệ thành công tiến sĩ, số phong trào ông đã kêu gọi, số sinh viên, số lớp ông đã từng đào tạo...rồi có khi lại cả số tiền ông kiếm được ít hay nhiều hơn só với các ông khác. Nhưng nói chung, Wikipedia không phải là nơi nhận định một con người riêng về một mặt nào đó, ví dụ như về nhà toán học, nhà giáo...mà là tổng quan một con người. Các bài viết về ông trên cương vị một nhà toán học sẽ được viết trong Diễn đàn toán học, hay trên cương vị một nhà giáo, sẽ được người khác đề cập đến trong trang diễn đàn Mạng giáo dục-Edunet. Việc hiểu cụ thể hơn về đời tư của ông T hay về quá trình hướng dẫn đào tạo của ông thì Nghilevuong có thể gửi thư đến cho phóng viên đã đăng thông tin này lên báo. Casablanca1911 06:49, 3 tháng 10 2006 (UTC)

Wikipedia không phải là một diễn đàn

Tôi xin được lưu ý nhắc lại cho thành viên không đăng nhập, rằng Wikipedia khác với những trang khác là nơi đây không phải là forum, diễn đàn. Ai có ý kiến nhận xét cá nhân về nhân vật chính trong bài xin mời sang thảo luận tại nơi khác. Có nhiều nơi để cho bạn trút nỗi bực tức về ông T, về báo chí Việt Nam, về viện tiểu sử Hoa Kỳ, về nhà báo Việt Nam, về cả dân trí Việt Nam nữa.

Có nhiều điều bạn không viết ra thì không ai biết chắc ??? Mà ông T đã làm gì đúng, hay sai thì chẳng liên quan gì đến Wikipedia cả. Bạn có biết câu "bàn tay không che nổi mặt trời" không ? mà sao bạn phải lo sợ giùm cho người khác khi ông T được nổi tiếng ? Tôi thấy thật là may ở đây vì trước khi có bài này ở Wikipedia thì có tôi là người không biết gì về ông Toàn, đúng vậy. Và tôi hoàn toàn có thái độ trung lập khi viết, khi bàn về ông này.

Tôi đọc nội dung bài trong trang này, Nguồn từ Báo Văn hiến Việt Nam không hề thấy, mục đích chính của bài báo là bơm vá cho ông Toàn. Tại sao lại có người cứ khăng khăng chê bôi người này người nọ, trong khi không thể dẫn ra nổi một nguồn dẫn nào, bài báo nào nói ý kiến như vậy. Nếu bạn bất mãn với báo chí Việt Nam, xã hội Việt Nam vì đã bao che cho ông T, thì bạn có thể trích dẫn nguồn từ báo chí nước ngoài, xem họ chê bôi, đánh giá ông T thế nào. Việc ông T làm tiến sĩ như thế nào, bảo vệ ở nước ngoài như thế nào, tại sao vô lý thế, chẳng ai quan tâm. Nơi để giải thích, tìm hiẻu câu trả lời cho các chuyện vô lý không phải là Wikipedia ! Cách đưa ra thông tin và dẫn chứng bảo vệ cho thông tin đó cũng đủ để hiểu được một người có làm trong công tác khoa học không. Bạn có chê ông T cho đến khi cạn cả tài nguyên của Wikipedia, mà không đưa ra được nguồn dẫn xác đáng thì cũng chẳng để làm gì, điều này chắc bạn hiểu. Ai mà chẳng được khen, chẳng bị chê ! Nói chuyện tào lao thì hết ngày cũng không xong. Tôi nhắc lại lần cuối cùng, Wikipedia không phải là một diễn đàn. Casablanca1911 13:14, 1 tháng 10 2006 (UTC)

Đồng ý với Casablanca1911, hình như là cô chứ không phải anh đúng không?
Casablancá911 đừng nóng vì thanh viên vô danh còn nóng hơn. Thành viên này chắc giỏi môn toán, sao không vào các bài về môn toán khác để tham gia, có nhiều bài còn sơ khai như Đại số trừu tượng chẳng hạn. Với lại thành viên này chưa quen quy luật cần dẫn chứng của wiki, hay đưa ra các nhận định mà không lường được hậu quả của nó là có nhiều người tranh luận và khi có yêu cầu dẫn chứng thì tìm không ra.Nghilevuong 08:33, 2 tháng 10 2006 (UTC)
Tôi không nóng, mà chỉ nhắc bạn IP như vậy, vì có thể bạn chưa đọc Wikipedia không phải là một diễn đàn. Còn những câu phân tích, lý luận về ông T mà chính những người làm khoa học khác, chắc cũng không dám nói thẳng, viết bài đăng báo chỉ trích đích danh ông T chắc vì sợ ảnh hưởng đến "đạo đức khoa học của mình" nên toàn chỉ nói sau lưng hoặc viết qua thảo luận dưới dạng nickname. Casablanca1911 07:04, 3 tháng 10 2006 (UTC)

Một hướng giải quyết khác

Tôi nghĩ hầu hết khó khăn xảy ra là vì bài này gọi ông Toàn là một nhà toán học. Trong khi đó, bằng chứng cho thấy khó nói được rằng thành tựu của ông trong ngành toán học khiến ông xứng đáng lên Wikipedia. Nói ngược lại: Ông Toàn xứng đáng lên Wikipedia, nhưng không phải với tư cách nhà toán học, mà với tư cách nhà giáo (hay ít ra thì cũng với tư cách một quan chức giáo dục).

Tôi đề nghị giải quyết bằng cách đổi câu đầu như sau: "Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn (sinh năm 1926) là một nhà giáo dục trong ngành toán học Việt Nam." Chúng ta có thể dễ đồng ý hơn rằng ông là một nhà giáo lâu năm, một nhân vật quan trọng trong guồng máy giáo dục, một người đóng góp cho việc dạy và học toán ở Việt Nam qua công việc trên báo Toán học và tuổi trẻ cũng như qua các sách dạy giải toán v.v.

Tôi cũng cho rằng chúng ta nên bỏ phần nói về "hình học Nguyễn Cảnh Toàn" đi; qua các trang tìm thấy bằng google, có vẻ như chỉ có một mình NCT gọi nó là "hình học NCT" :-)

Haonhien 20:20, 7 tháng 10 2006 (UTC)

Và nếu để lâu không thấy ai nói gì khác thì tôi sẽ ... tự sửa! Haonhien 21:23, 7 tháng 10 2006 (UTC)
Hà à! Hình học Nguyễn Cảnh toàn thì "tớ" có được nghe tới khi còn nhỏ đọc "tạp chí gì đó" (có thể là "tạp chí toán học" hay một bài trong báo "toán học và tuổi trẻ" --- wên rùi nên đừng nói là chỉ có một mình ông ta gọi nó là hình học NCT. Mà cho dù đó chỉ là "phát minh" không đáng cho người nào nhắc đến thì "môn học" này cũng "đặc trưng" cho người "sáng tạo" ra nó.
Làm ơn đừng "đổi tên" sang tên tui mất công tui lại phải ra tòa xin đổi tên cúng cơm của tui nhé! (Đây là việc tui mô phỏng và phát minh lại chuyện tích "Hứa Do rửa tai" chứ tui hông có ăn cắp đâu nhé). Giờ, yêu cầu cứ để nó là hình học NCT cho mọi người yên tâm là nó không bị đổi thành tên của mình. OK! (70.248.184.4 04:34, 8 tháng 10 2006 (UTC))
He he he, khoảng cách giữa NCT và "một bài trong báo "toán học và tuổi trẻ"" không xa lắm vì NCT là tổng biên tập báo đó. :D Haonhien 09:08, 8 tháng 10 2006 (UTC)

Câu đầu tiên, nếu có người không muốn viết giới thiệu ông là nhà toán học, thì theo tôi, nên gộp 2 câu đầu thành :"Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn (sinh năm 1926) nguyên là Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Tổng biên tập báo Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm." Còn không chỉ có NCT là tổng biên tập báo mà Hoàng Tụy cũng là tổng biên tập 2 tờ báo toán học ở VN và uỷ viên ban biên tập của 3 tạp chí toán học quốc tế cơ mà, khoảng cách của Hoàng Tụy với mấy tờ báo này có xa không nhỉ ?

Có lẽ những người thảo luận ở đây có ít người được đọc các bài báo của ông NCT đăng trên "toán học và tuổi trẻ" (có thể trừ anh LĐ) nên không rõ thực sự các bài ông viết hồi đó là như thế nào, về cái gì. Tôi xin trích ra đây một đoạn viết của người đã từng đọc các bài báo đó: "Dĩ nhiên, những bài viết của tổng biên tập Nguyễn Cảnh Toàn không thể bỏ qua được, đó là những bài nói chuyện với bạn trẻ yêu toán, nội dung chủ yếu của các bài viết đó là viết về những các suy nghĩ khi đứng trước 1 bài toán sơ cấp. Những tư duy rất mới đối với MrMATH lúc đó. MrMATH có thể nói rằng, về nội dung, những bài viết đó là hoàn toàn ko quá khó, nếu ko muốn nói là đơn giản. Nhưng cái gì là cái khiến MrMATH rất trân trọng những tâm sự đó? Ấy là vì nó rất thật, quả thực, vì quá trình học của tác giả là tự học, nên những bài viết đó có thể nói là có tính chất rất sáng tạo so với cái nền kiến thức của 1 học sinh cấp 2 thời đó.

Và MrMATH đã từng có cái cảm giác khâm phục tác giả của những bài toán đó. Nhưng cũng nên nói thêm rằng, MrMATH đã chọn ra những gì là tinh túy nhất của các bài tâm sự đó để tiếp thu, nhưng chưa bao giờ MrMATH cho rằng Nguyễn Cảnh Toàn là 1 nhà khoa học lớn, và cũng chưa bao giờ MrMATH coi Nguyễn Cảnh Toàn là tấm gương để noi theo. Điều đó chả có gì là lạ, vì khi cần, có rất nhiều những nhà toán học đáng để cho MrMATH học tập. Nói trong 1 câu ngắn gọn, MrMATH cho rằng Nguyễn Cảnh Toàn là 1 người hết mình vì giới trẻ thời trước, cái tâm huyết đó được thể hiện qua công sức mà tổng biên tập dồn vào để xây dựng 1 sân chơi cho giới trẻ toán học Việt Nam. Về bình diện đó, Nguyễn Cảnh Toàn xứng đáng là 1 anh hùng lao động. Còn xét trên phương diện là 1 nhà khoa học, MrMATH ko hiểu rõ và do đó cũng ko có thái độ đánh giá gì về Nguyên Cảnh toàn. Thiết nghĩ điều đó cũng là hợp lý".

"Hãy đánh giá con người ta toàn diện hơn là việc nhập tên họ vào một dữ liệu rồi lấy số lượng trả lại làm cơ sở để thẩm định sự cống hiến của cả một đời người. Những sai lầm và sự lỗi thời cần phải được làm sáng tỏ và thậm chí lên án. Nhưng xét về tổng thể, hãy trân trọng những gì họ đem lại hơn là để ý một số sai lầm họ mắc phải trong những thời điểm họ không còn sung sức và minh mẫn. Không tôn vinh cái gì không xứng đáng, nhưng cũng không nên chà đạp sự cống hiến của cả đời người ta vì một số sai lầm. ". Lấy từ Diễn đàn Toán học. Casablanca1911 05:27, 9 tháng 10 2006 (UTC)

Nguyễn Cảnh Toàn hoàn toàn không làm bất cứ điều gì sai lầm cả, mà tất cả đều rất có chiến thuật. Cái sai lầm duy nhất của ông đó là nghĩ rằng con người thời nay cũng ngu dốt như cách đây 40 năm, có thể lừa bịp được dễ dàng. Về khoản công lao cả đời thì cũng cần phải xem lại, cái mà tôi thấy đến nay ông làm được thì chỉ có kể được mấy cái chức vụ, chứ chưa có tài liệu dẫn chứng nào chứng tỏ được đóng góp của họ trong sự nghiệp giáo dục cũng như sự nghiệp toán học.

(Kakalotta) thảo luận quên ký tên này là của 58.187.106.33 (thảo luận • đóng góp).

Cái cậu Casablanca trích dẫn lời em MrMath ở diễn đàn toán học làm gì? 134.147.73.227 17:28, ngày 19 tháng 6 năm 2007 (UTC)nguyen le dang thiTrả lời

Đã sửa

Xin lỗi các bạn, định "để lâu" nhưng hôm nay có thì giờ nên tôi đã sửa. Tôi dựa trên những thảo luận tại đây vì cho là Wikipedia cần biên tập by consensus.

Tôi cũng để sẵn một subsection để nói riêng về các đóng góp của NCT trong tạp chí TH&TT. Như: Ông thường viết những bài gì trên đó? Trong thời gian ông làm TBT, báo TH&TT đã có những mục nào mới, những đổi mới gì trong nội dung, trong cách trình bày? Trong việc phân phối đến vùng sâu vùng xa? Bao nhiêu cộng tác viên (các học sinh gửi bài toán hoặc lời giải) sau này đi thi Olympiad quốc tế hay trở thành nhà toán học nổi tiếng hay thầy cô dạy toán giỏi? V.v.

Dưới đây là nội dung trước khi thay đổi để có ai cần tham khảo:


Đoạn cũ từ đây xuống

Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn (sinh năm 1926) là một nhà toán học Việt Nam. Ông dạy toán học tại Đại học Sư phạm Hà Nội và làm Tổng biên tập báo Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm. Ông được nhiều người biết đến như là một tấm gương tự học và tự rèn luyện thành tài và có công lao trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ những giáo viên toán [1]

Tiểu sử

Ông sinh tại xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, tỉnhNghệ An.

Nguyễn Cảnh Toàn vào học ở Trường Quốc học Huế năm 1942. Mặc dù ông đỗ tú tài toán nhưng vì gia đình ép buộc nên ông phải đến Hà Nội để học ngành luật. Tuy nhiên, sự đam mê toán học vẫn cuốn hút ông và ông dành thêm thời gian cho việc tự nghiên cứu toán.

Ông đã từng được Bộ Giáo dục Việt Nam cử vào Hội đồng giám khảo thi toán đại cương lần đầu tiên của cả nước và còn là một trong chín cán bộ giảng dạy đại học đầu tiên ở Việt Nam được đưa sang Liên Xô làm thực tập sinh. Sau khi học tập và nghiên cứu ở đây, ông trở thành người Việt Nam đầu tiên bảo vệ luận án Phó tiến sĩ ở nước ngoài, và là người có luận án Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam được làm trong nước và bảo vệ thành công ở nước ngoài. Ông là người duy nhất cho đến nay tự làm luận án trong nước không cần GS hướng dẫn và sang bào vệ thành công trong vòng một tháng{{cần dẫn chứng}}. Trong khi các nhà toán học tên tuổi khác, dưới sự hướng dẫn của nhiều GS đầu ngành, thường phải mất 4-5 năm mới bảo vệ xong luận án tiến sỹ tại MGU. Điều này khiến nhiều người trong nghề nghi ngờ về giá trị thực sự của luận án của ông{{cần dẫn chứng}}.

Ông dạy toán tại Đại học Sư phạm Hà Nội và bảo vệ luận án tiến sĩ toán học (phó tiến sĩ) và tiến sĩ khoa học (tiến sĩ) toán học tại Đại học Tổng hợp Moskva (MGU), Liên bang Nga. Ông từng giữ các chức vụ: chủ nhiệm Bộ môn hình học, chủ nhiệm khoa toán, hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1967 - 1975), thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Cần dẫn chứng việc ông Toàn vẫn tiếp tục tham gia nghiên cứu và giảng dạy. Theo tôi biết, ông toàn vài chuc năm nay chả nghiên cứu gì cả [2].

Đóng góp

Ông có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục Việt Nam. Ông tham gia phổ biến kiến thức toán học trên cương vị Tổng biên tập báo Toán học và Tuổi trẻ hơn 40 năm, phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam. Ông đã biên soạn và viết 26 cuốn sách và hơn 650 bài báo về giáo dục.

Ông được Viện tiểu sử Hoa Kỳ phong làm viện sỹ và bầu là một trong những bộ óc vĩ đại của thế kỷ 21[3]. Đây là một tổ chức tư nhân, không phải là đại diện cho quốc gia Hoa Kỳ, nhiều người được tổ chức này đề nghị vào danh sách viện sĩ phải nộp một số phí (có khi lên đến hơn 1000USD) để làm thủ tục công nhận.

Đầu năm 1996, ông được Trung tâm Tiểu sử danh nhân quốc tế IBC mời làm Phó Tổng giám đốc Trung tâm. Giữa năm 1996, tổ chức này tặng ông bằng "Danh dự vẻ vang" về những thành tựu lớn lao mà ông đạt được trong lĩnh vực toán học và giáo dục.

Ông là chuyên gia lý thuyết siêu phi Ơ-cơ-lít (hay còn gọi là hình học Nguyễn Cảnh Toàn[4]).

Theo thống kê của MathSciNet (thuộc Hội Toán học Hoa Kỳ) ông có tất cả 8 bài báo, trong đó có 4 bài đăng trên hai tạp chí toán học Việt Nam.

Cũng theo thống kê nói trên của MathSciNet, trong hơn 40 năm từ năm 1964 đến nay ông không có bài báo nào trên tạp chí toán học quốc tế; tất cả các bài báo của ông chưa được trích dẫn lần nào bởi các bài báo toán học khác{{cần dẫn chứng}}. Số lượng 4 bài đăng trên các tạp chí quốc tế không phải là nhiều so với số lượng bài của các nhà toán học cùng thời, chẳng hạn trường hợp Giáo sư Hoàng Tụy, là tổng biên tập của 2 tạp chí toán học tại Việt Nam, uỷ viên ban biên tập của 3 tạp chí toán học quốc tế, có 151 bài (theo thống kê trên MathSciNet) trên nhiều tạp chí quốc tế. Nhưng số lượng bài báo không nói lên đóng góp thật sự cho khoa học cho dù quy trình chọn lọc để được đăng bài lên tạp chí toán học của quốc tế là rất khắt khe.

Về giáo dục

Ông từng giữ các trọng trách như chủ nhiệm Bộ môn, chủ nhiệm khoa toán, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Trước thực tế Việt Nam bấy giờ có hàng nghìn cán bộ đủ khả năng và trình độ để làm luận án Phó tiến sĩ, Tiến sĩ nhưng chỉ tiêu gửi đi nước ngoài để đào tạo thì rất hạn hẹp, ông đã đề xuất chủ trương đào tạo trong nước. Sau này, với sự bảo vệ thành công của ba luận án Phó tiến sĩ tại Đại học Sư phạm Hà Nội, nhà nước Việt Nam đã chính thức quyết định mở hệ nghiên cứu sinh trong nước. Nhờ vậy mà số lượng Phó tiến sĩ, Tiến sĩ được đào tạo ở Việt Nam đã tăng lên rất nhanh, thậm chí sau này vì chỉ quan tâm đến số lượng đào tạo mà có cả Tiến sỹ giấy và chất lượng đào tạo Tiến sỹ trong nước xuống rất thấp.{{Cần dẫn chứng}}

Ông còn là người đề xuất phong trào "Dạy tốt - học tốt" tại các khoa trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong những năm cuối của thập kỷ 1960, xây dựng phong cách giảng dạy mới, phong cách học tập mới, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Phong trào này đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo trong những năm chiến tranh, hàng chục ngàn giáo viên sẵn sàng chi viện cho sự nghiệp giáo dục ở miền Nam sau ngày giải phóng thống nhất đất nước[5]. Song chất lượng giáo dục của Việt Nam từ các phong trào giáo dục, giáo trình, người thầy, cách dạy, cách học vẹt theo mẫu, phương pháp tư duy, bệnh thành tích là một đề tài đáng bàn của xã hội và nhà nước.{{Cần dẫn chứng}}

Trong tuyển tập "Bàn về giáo dục Việt Nam", ông đã viết một số quan điểm của mình, ông quan niệm "...Tư duy và nhân cách quan trọng hơn kiến thức...Người thày dở là người chỉ đem kiến thức cho học trò, người thày giỏi là người biết đem đến cho họ cách tự tìm ra kiến thức...".

Tác phẩm

  • Phương pháp luận duy vật biện chứng và ứng dụng vào giảng dạy và nghiên cứu toán học.
  • Tập dượt cho học sinh giỏi toán quen dần với nghiên cứu toán học
  • Hình học siêu phi Ơ-cơ-lít
  • Tuyển tập Bàn về giáo dục Việt Nam.

Dư luận về danh hiệu quốc tế

Một số báo chí loan tin rộng rãi và ngọi ca các danh hiệu quốc tế có tầm ảnh hưởng tới nhân loại[6] có thể gây ngộ nhận cho công chúng, vì nhiều văn nghệ sỹ được mời nhận các danh hiệu tương tự đã từ chối và cho rằng việc này là tốn kém, mất thời gian, tự huyễn hoặc và làm lẫn lộn các giá trị.[7]

Và một vài báo Việt Nam đã bắt đầu nghi ngờ về giá trị của những danh hiệu và giải thưởng kiểu này. [8]. Đã có cảnh báo để các nhà khoa học không ngộ nhận về các giải thưởng này khi có giấy mời nhận giải.

Việc các nhà khoa học được mời tương tự Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn tiến hành thủ tục để nhận các danh hiệu với chi phí khá lớn có thể gây phản cảm trong giới chuyên môn [9] nhất là các trường hợp sự đóng góp có tầm quốc tế không nhiều hoặc đã lâu không còn tham gia nghiên cứu.

Chú thích

  1. ^ Văn hiến… xưa và nay & văn hiến trong tương lai - Bài đăng trên báo Văn hiến Việt Nam.
  2. ^ Câu chuyện đầu xuân với Thiên tài lỗi lạc thế kỷ XXI
  3. ^ Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn được tặng danh hiệu cao quý
  4. ^ Nguyễn Cảnh Toàn - Người thầy về tư duy và nhân cách (web Bưu điện Đà Nẵng)
  5. ^ TỪ TAM BẤT KỲ ĐẾN BA SẴN SÀNG
  6. ^ Một người Việt được lưu danh trong “Những bộ óc vĩ đại của TK 21”
  7. ^ “Loạn” danh hiệu, giải thưởng quốc tế.
  8. ^ Báo Hà Nội mới Thực hư những danh hiệu phong tặng từ ngoại quốc
  9. ^ Toán học Việt Nam: Danh và thực.

Liên kết ngoài


::::::::::::Đoạn cũ từ đây lên


Nếu thấy bài này đã ổn thì tôi đề nghị bỏ biển {{POV}}

Haonhien 19:42, 9 tháng 10 2006 (UTC)

Tôi đã xem lại và có sửa câu đầu tiên, đồng thời thêm 1 tiêu bản cần chú thích. Nếu tiêu bản này được gỡ bỏ thì tôi thấy bài sẽ ổn. Casablanca1911 00:35, 10 tháng 10 2006 (UTC)

Im lặng là đồng ý

Thường người ta cho rằng im lặng là đồng ý.

  1. Khi có lỗi bị người khác vạch ra không có đường chối cãi, phải im lặng, như vậy im lặng là đồng ý. Nhưng cũng có trường hợp phớt tỉnh Ăng lê, chả thèm để ý dư luận, chó sửa mặc chó đường ta ta cứ đi. Trường hợp không thèm chấp này là im lặng có nghĩa là không đồng ý. Vợ chồng giận nhau không thèm nói có nghĩa im lặng là có nhiều chuyện lắm.
  2. Khi có người khen mình, không đính chính nghĩa là đồng ý lời khen đó đúng và mình xứng đáng được khen, im lặng là sư cần thiết để tỏ ra mình khiêm tốn nhưng phải có lời khen để thế hệ sau noi dương cũng như người đương thời có mốc mà phấn đấu. Nhưng cũng có khi tự thấy chưa xứng đáng, đang phải cố gắng tự hoàn thiện hơn nữa thì có lời thưa gởi tử tế để giũ lòng tự trọng, giữ tình thân với người đương thời.
  3. Khi có người nói khác ý kiến của mình, không tranh cãi,có khi là đồng ý, có khi không đồng ý. Có nhiều lý do. Cả nể, ngại mất thời gian hoặc ba phải, hoặc chuyện vặt hoặc mackeno hoặc không biết nói . Người nghèo không biết nói (truyện của Ý, Casa thích thì đọc).
    Ông Nguyễn Cảnh Toàn không im lặng.
    Ông Nguyễn Cảnh Toàn không nghèo.
    Ông Nguyễn Cảnh Toàn biết nói và có điều kiện để nói.

Các bạn xóa bỏ đoạn dư luận mà tôi đã viết có chú thích hẵn hoi xem có được mắt không?

Tôi xin hỏi Haonhien mấy câu:

  1. Trong cách sách báo cũ có viết Nguyễn Cảnh Toàn là nhà toán học không?
  2. Có không gian Nguyễn Cảnh Toàn không?
  3. Trong các báo cũ có ca ngợi danh hiệu cao quý tầm thế giới không?
  4. Người đọc thời điểm đó có ngộ nhận không? Bao nhiêu người đếnay đã cập nhật được thông tin mới và hết ngộ nhận?

Tôi xin hỏi Casablanca1911 mấy câu:Câu Casa trích sau nghĩa là gìNhưng xét về tổng thể, hãy trân trọng những gì họ đem lại hơn là để ý một số sai lầm họ mắc phải trong những thời điểm họ không còn sung sức và minh mẫn. Không tôn vinh cái gì không xứng đáng, nhưng cũng không nên chà đạp sự cống hiến của cả đời người ta vì một số sai lầm

  1. Lấy công chuộc tôi? Xét quá khứ cống hiến nhiều xương máu nay có nhận tiêu cực chút xíu xin tòa khoan hồng bỏ qua cho? Bây giờ đồng chí ấy đã hết minh mẫn rồi?
  2. Cô bé ấy đẹp quá đi thôi, chảnh một chút xin đừng chà đạp mà tội?
  3. Trong bài chà đạp ông Nguyễn Cảnh Toàn chỗ nào?
  4. Ngày xưa ca ngợi nhiều quá không còn đúng nữa thì nay thôi không ca ngợi nữa là được. Ăn hối lộ, tham nhũng bị báo khui ra thì trả lui là được chứ gì? Làm to chuyện vậy, thời cống hiến của tui để đâu?
Câu trích trên là để trong trang thảo luận, chứ không phải trong bài chính do vậy ai thấy được thì để lại trong tâm trí, còn ai thấy không đúng, sai thì coi như chưa đọc. Giải thích thì dài dòng lắm, mà câu đó không phải câu viết của tôi, nên không dám giải thích cách hiểu của mình cho ý nghĩa câu của người khác. Casablanca1911 03:38, 10 tháng 10 2006 (UTC)

Tôi hiểu ý bạn không ký tên nói, nhưng tôi không trả lời, không phải vì tôi đồng ý hay không đồng ý, mà vì tôi nghĩ cãi nhau tay đôi ở đây là không có lợi. Tôi viết lại bài này, trong đó lược bớt nhiều phần của mục "dư luận" vì tôi thấy phần còn lại đã đủ rồi. Với lại wiki là cuốn bách khoa mở - nếu bạn thấy tôi lược mất nhiều quá thì cứ bỏ lại vào, nhưng xin nhớ hộ nguyên tắc "by consensus" và điều gì bạn nghĩ là có người khác sẽ cãi nhặng lên, thì đừng bỏ vào. Tôi có ý kiến của tôi về NCT nhưng tôi không bỏ vào vì Wiki không phải là chỗ để cho tôi đưa ý kiến của tôi vào.Haonhien 06:34, 10 tháng 10 2006 (UTC)