Bước tới nội dung

Thảo luận:Nam quốc sơn hà

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sự thật chưa được sáng tỏ

[sửa mã nguồn]

Đây có phải là bài thơ thần của Ngô Quyền không nhỉ, em tưởng đó là bài thơ thần của Lý Thường Kiệt chứ! 203.162.135.70 10:42, 18 Dec 2004 (UTC)

Wiki viết: "Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang". Sau đó lại ngụy biện "Có văn bản không mang tên như vậy, nhưng có ý nghĩa tương tự, cũng được coi là tuyên ngôn độc lập". Thế nào là "nhưng có ý nghĩa tương tự" ? Những bài thơ / bài văn khẳng định nước Việt của người Việt kiểu này nhiều lắm. Sự ngụy biện này chắc chắn là để "biến" bài thơ này thành "Tuyên ngôn độc lập" vì ý muốn chủ quan của ai đó. Wiki nên khoa học và khách quan, không nên theo ý chủ quan (vì lý do nào đó) của một hay một nhóm người nào đó.

Không hợp nhất

[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ nên bỏ yêu cầu hợp nhất 2 bài, vì nhân vật và tác phẩm đều quan trọng. Nhưng chắc là cần biên tập lại cho đỡ trùng lặp. Avia 01:35, 14 tháng 6 2005 (UTC)

Chữ Hán

[sửa mã nguồn]

Tôi lấy được dị bản Nam quốc sơn hà từ sách "Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn" nhưng không biết viết chữ Hán. Nhờ ai biết viết chữ Hán viết giúp nguyên văn cho hoàn chỉnh.--Trungda 02:49, 5 tháng 10 2006 (UTC)

Hình

[sửa mã nguồn]

Ý nghĩa của hình là gì? Nó chỉ viết lại lời của bài thơ, dịch ra quốc ngữ, đã có sẵn trong bài. NHD (thảo luận) 18:43, ngày 1 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

hình này (đang có trong bài), ai cũng dể dàng tạo ra (nếu muốn) và hoàn toàn không cần thiết ở đây. Đề nghị xóa bỏ.

Hình nào nhỉ? 210.86.225.146 (thảo luận) 05:34, ngày 25 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

[sửa mã nguồn]

Link hỏng nhiều quá! Newone (thảo luận) 04:07, ngày 21 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Một vài thắc mắc

[sửa mã nguồn]

Nhắc tới Lý Thường Kiệt,Lê Hoàn,các cuộc đấu tranh chống Tống là nhắc tới Nam quốc sơn hà,đó là một bài thơ thần.Vị thần liên quan tới bài thơ trên là Trương Hống,Trương Hát.Tôi được biết hai vị thần đó còn được gọi là Đức thánh Tam Giang.Công đức của anh em ngài rất lớn, nên được nhiều triều đại tặng phong mỹ tự: “Đại vương thượng đẳng thần”. Hơn 300 làng ven các triền sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Thương có đình đền thờ Đức Thánh Tam Giang.Bia đá trong đình làng tôi(Thần Chúc,Tiên Sơn,Việt Yên,Bắc Giang)cũng ghi Đức Thánh Tam Giang là tướng của Triệu Việt Vương.Ngoài ra,lễ hội "vật cầu nước"-lễ hội đặc biệt,hiện chỉ còn ở làng Vân (Vân Hà,Việt Yên,Bắc Giang)-cũng để tưởng nhớ công đức của Đức Thánh Tam Giang.

Tại làng Nôm(nay là thôn Đại Đồng,xã Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên- là một làng cổ có giá trị về lịch sử, văn hoá (như làng cổ Đường Lâm) và đã được đề nghị công nhận là di sản quốc gia) cũng có đình thờ Đức Thánh Tam Giang.Nhưng theo báo chí tại Việt Nam thì:"Tương truyền xưa kia, Đức thánh Tam Giang là tướng dưới thời Hai Bà Trưng, có công đánh giặc giúp dân, cứu nước. Không những thế, ông còn hiển linh giúp vua Lê Đại Hành đánh tan giặc Tống, được vua phong là “Hộ Quốc Phúc Thần” ".

Vậy phải chăng là có hai Đức thánh Tam Giang?Sự thực về bài thơ thần và Đức thánh Tam Giang là gì?

Cái này chỉ là những dị bản thôi mà, do phong tục từng nơi mà các đời sau thêm vào. nó cũng như thần Cao Sơn có tới 4 thần khác nhauKien1980v (thảo luận) 11:42, ngày 20 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ngữ văn 7 tên tác giả Lý Thường Kiệt

[sửa mã nguồn]

Với tư cách là một chuyên gia văn học trung đại Việt Nam, PGS. Bùi Duy Tân đã viết rất nhiều bài chứng minh rằng Lý Thường Kiệt không phải là tác giả bài thơ Nam quốc sơn hà. Xin xem: Bùi Duy Tân (2007), Tuyển tập, Nxb. Giáo dục, các bài “Bàn thêm về văn bản và tác giả bài thơ Nam quốc sơn hà”, tr.20-28; “Truyền thuyết về một bài thơ: Nam quốc sơn hà là vô danh, không phải của Lý Thường Kiệt”, tr.29-44; “Giới thiệu bài thơ Nam quốc sơn hà”, tr.59-64. Gần đây nhất, trên tạp chí Văn hoá dân gian, số 4, năm 2009, với bút danh Hữu Thế, PGS. Bùi Duy Tân trở lại vấn đề này. Theo ông, sai lầm cho rằng Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ “Nam quốc sơn hà” là “sai lầm có từ Hoàng Cao Khải (trong Việt sử yếu, nhất là Trần Trọng Kim (trong Việt Nam sử lược, 1920), Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu. Sự thực “Nam quốc sơn hà” là bài thơ thần khuyết danh hoặc vô danh, nằm trong truyền thuyết Trương Hống, Trương Hát xuất hiện đầu thời tự chủ (có thể tác giả là Đỗ Pháp Thuận thời Lê Hoàn. Đây là phát hiện của GS. Hà Văn Tấn (1988) và khảo luận của PGS. Bùi Duy Tân (1996). Thành tựu này đã được xã hội chấp nhận khi chương trình sách giáo khoa mới nhất, Bộ Giáo dục và đào tạo đưa “Nam quốc sơn hà” vào dạy và học ở lớp 7 theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề khuyết danh - không ghi tác giả. (Xem Ngữ văn 7 trang 62 - 63 bài thơ thần "Sông núi nước Nam"

Như vậy từ nay tác giả Lý Thường Kiệt nữa Kien1980v (thảo luận) 13:05, ngày 14 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đức Thánh Tam Giang

[sửa mã nguồn]

Bài thơ Nam quốc sơn hà nằm trong truyền thuyết Trương Hống, Trương Hát (Long Nhãn, Như Nguyệt nhị thần truyện)[1] nên không cho truyền thuyết này vào bài viết là một thiếu sót. Hầu hết các bản chép truyền thuyết thì ban đầu bài thơ do thần đọc, vốn là bài thơ vô đề. Nhan đề do gọi từ câu đầu của bài thơ mà thành. Về tác giả thần của bài thơ, đây là vị thần tiêu biểu ở sông Cầu, sông Thương, được nhiều triều đại phong mỹ tự, là Thượng đẳng phúc thần.Hamhochoilatoi (thảo luận) 21:10, ngày 6 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bản chuẩn?

[sửa mã nguồn]

Không có bản nào là bản chuẩn, vì chưa biết bài thơ ban đầu là bản nào, tất cả đều là dị bản. Bản mà hay đựơc trích dẫn nhất là bản hay nhất, bản ra sau dựa vào bản ra trước và hoàn thiện dần cho hay hơn, chứ đó không phải là bản chuẩn.Hamhochoilatoi (thảo luận) 11:44, ngày 29 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Yen nhi binh nguyen

[sửa mã nguồn]

Thành viên này liên tục lấy nghiên cứu đăng trên mạng để đưa vào bài một cách ngụy tạo như thể chính của mình. Nghiên cứu chưa công bố nên cũng không chấp nhận dù có là tác giả của nó đi chăng nữa. 123.30.243.24 (thảo luận) 19:09, ngày 2 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đây là nghiên cứu (không biết công bố ở đâu chưa và được các học giả nhận xét, đánh giá chưa) mà y nhận vơ là của mình rồi lấy đăng vào Wikipedia: http://issuu.com/chnhledc/docs/noi_bat_dau_cua_huyen_thoai_nqsh. Trên diễn đàn lichsuvn.net cũng có một đoạn được đăng từ 2010, càng chứng tỏ y chép của người khác: http://lichsuvn.net/forum/printthread.php?t=4431&pp=40&page=5. Hãy cấm tài khoản này. 123.30.243.24 (thảo luận) 01:19, ngày 4 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Thơ thần

[sửa mã nguồn]

Thơ thần là thơ thần Do thần thánh viết như Kinh Thánh hay Koran? NHD (thảo luận) 06:36, ngày 5 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Được ca ngợi, thần thánh hóa lên.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 07:03, ngày 5 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tại vì khi đọc thơ thì các cụ "mượn danh" vong linh những anh hùng trong quá khứ để "doping tinh thần" cho binh sĩ và hù dọa quân địch ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:50, ngày 5 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Ngay cả một số người viết đầu tiên bài này cũng hiểu sai 2 chữ "thơ thần", thơ thần không phải do thần sáng tác, hay được đọc bởi thần, hay liên quan chính đến thần. Bài Nam quốc sơn hà được gọi là thơ thần vì nó làm xoay chuyển cục diện kinh ngạc trận đánh, tăng chí khí quân sỹ. Từ đó, người ta mới nghĩ bài thơ này có sức mạnh, phép lạ, lọt vào miệng dân gian, kiểu tam sao 3 chục bản thì thành thơ thần. Không biết vị nào "bốc phét" bảo thần đọc thơ trong bài ngay đoạn đầu tiên, tôi có fact chỗ đó đó.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 00:53, ngày 6 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nói "thơ thần" là nói theo lối tâm linh, thần thánh hóa. Các bài về An Dương Vương xây thành cổ loa, Lê Lợi trả gươm thần ở Hồ Gươm...đều nhắc đến thần đó thôi. Sao lại nói là bốc phét được? Theo truyền thuyết thì bài thơ do thần đọc. Vị thần ở đây là Đức Thánh Tam Giang. Và việc nhắc tới vị thần này là có thật. Trước khi bài thơ này được văn bản hóa thì câu chuyện Thuyền thuyết về Trương Hống, Trương Hát đã được lưu truyền trong dân gian bằng cách truyền miệng, với những bí ẩn, huyền bí, thần thoại rồi. Nên mình thiên về ý kiến thơ thần là thơ do thần đọc (nghĩa đen) và có sức mạnh như thần (nghĩa chuyển). Còn thánh thánh có thật hay không, lại là một vấn đề khác. Xin nhắc lại ở đây là không có chuyện bốc phét: thơ là do thần đọc.Hamhochoilatoi (thảo luận) 21:30, ngày 6 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Truyền thuyết thì không bốc phét thì là gì, thật ra là do mấy bác cho đệ vào đền rồi loa loa đọc ra, lại còn bôi mật vào lá cây để kiến đục ra chữ rồi gán cho thần thánh. Mấy bài chính trị để thu phục nhân tâm đó thì thời nào chẳng có, cứ gì thời hiện đại. Giờ mà vẫn có người tin thật sự là thần đọc thì cũng chịu cái sự ngây thơ :D Chào mừng Cách mệnh tháng Mười Nga ngố (thảo luận) 22:31, ngày 6 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Các bạn là những người vô thần, vô thánh nhưng thời bấy giờ tôi thấy nhà thờ họ người ta lại trở về tấp nập. Cái đời sống tâm linh của người ta sau những năm khó khăn lại phục hưng trở lại. Lễ chùa, cúng tổ tiên, ...vv

Như vậy, chúng ta không thể chống được cái tâm linh được; những truyền thuyết như Thánh Gióng; Lê Lợi Hồ Gươm,...tôi cho là thiêng liêng; chỉ những kẻ bị tẩy não; hoặc cha mẹ không dạy dỗ cho đi thắp hương tổ tiên, đi cúng họ đuơng, coi trọng nhà thờ tổ tiên, tâm linh, cũng như coi trọng anh em họ hàng; thì mới thế.

Còn về quân sự; nó cũng làm tăng khí thế thật; nhưng vị tướng như Lý Thường Kiệt, đã đem quân sang tấn công nước người ta trước; người như thế thì việc thắng không sớm thì muộn, đâu phải nhờ bài thơ đâu.

Nguoiachau (thảo luận) 14:50, ngày 25 tháng 1 năm 2016 (UTC) Nguoiachau (thảo luận) 14:48, ngày 25 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Không có bất đồng

[sửa mã nguồn]

Bài này không có chi là bất đồng cả. Tôi chỉ lùi lại những đoạn do tài khoản Yen Nhi Binh Nguyen mặt dày chép trên mạng thôi. Tôi thấy thật đáng lo ngại khi bài này bị sửa, bị thêm nhiều dung lượng vi phạm bản quyền công nhiên thế mà không ai phát hiện, để đến khi tôi vào thì lại nghĩ là tôi đang bút chiến với ông kia? Cung Nhau Xuong Ho (thảo luận) 10:21, ngày 5 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Theo dõi lịch sử bài viết do thành viên Yen Nhi Binh Nguyen tôi thấy có nhiều điểm rất đáng ghi nhận, cả một quá trình dài suốt 20 ngày, không phải là không ai ý kiến gì, mọi người vẫn theo dõi đấy chứ, và vì họ thấy việc sửa đổi hợp lý, phù hợp với các quy định của wiki. Tôi nghĩ bạn nên xem xét, cân nhắc lại việc lùi những sửa đổi của thành viên này.Kien1980v (thảo luận) 11:27, ngày 5 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Vậy sao? Tôi theo dõi thấy anh vẫn upload những hình ảnh của nguồn khác nhưng rồi lại dán nhãn bản quyền là của anh, phải chăng anh và thành viên này có cùng cách thức nên thấy đồng cảm? Vi phạm bản quyền kiểu chép nguồn của người ta rồi dán vào thế, ai mà chả làm được, có gì đáng ghi nhận? Phản đối! Nếu cho phép, tôi sẽ vi phạm bản quyền để "đóng góp đáng ghi nhận" bằng cách chép nguyên văn hàng loạt vào các bài lịch sử ở đây, anh OK chứ? Cung Nhau Xuong Ho (thảo luận) 00:18, ngày 6 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Xin thêm lại nội dung có nguồn hàn lâm mà bạn đóng góp bị xóa, tôi cũng không biết chỗ nào nữa, sửa nhiều quá. Còn mấy nguồn khác, thông tin báo chí hay nghiên cứu đâu đó cũng không cần, dạng bài này rất nhiều nguồn hàn lâm, không thiếu, cả trăm cái, bạn cứ lấy nguồn hàn lâm viết vào sửa tý câu chữ theo ý của mình là không ai bẻ được. Cảm ơn!  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 00:56, ngày 6 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Sửa lại chú thích Phan Huy Lê

[sửa mã nguồn]

Tôi cho rằng chú thích của Phan Huy Lê quá dài.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 19:05, ngày 5 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bài thơ và tên bài thơ tiếng Hán

[sửa mã nguồn]

Không hề có bất cứ nguồn nào chứng minh cho việc này hay người viết tự phịa?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 19:10, ngày 5 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bác nào ở VN lên thư viện tra giùm cái nguồn bài thơ trong quyển 3, Đại Việt sử ký toàn thư xem đúng tên và nội dung bài dẫn từ nguyên tác để thêm nguồn khúc này với. [1].  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 00:59, ngày 6 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Theo nguồn này [2] ở trang 110, quyển 3, có ghi tên bài thơ tiếng Việt dựa theo bản khắc 9b nhưng không thấy đưa tiếng Hán. Còn nguồn vietfree đưa cái hình [3] nhưng quả thật tiếng Hán của tôi thì quá dở nên nhìn mà k biết kiếm chứng. Bác nào có nguồn tốt hơn ghi vào bài rồi bỏ fact tôi đánh đi nhé. =))  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 01:11, ngày 6 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nguồn blog

[sửa mã nguồn]

đề nghị không thêm nguồn blog vào bài này. đoạn mới thêm vào bị tôi xóa vì các lý do: suy diễn cá nhân người viết, sử dụng nguồn yếu, văn phong cá nhân, không hề có trong nguồn.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 16:07, ngày 30 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Thảo luận các bản dịch

[sửa mã nguồn]

Đề nghị thảo luận các bản dịch để tránh lùi sửa lẫn nhau.  A l p h a m a  Talk 15:14, ngày 8 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 11 tháng 11 năm 2015

[sửa mã nguồn]

Nghiavodang (thảo luận) 15:32, ngày 11 tháng 11 năm 2015 (UTC) Bạn có thể đọc thêm một số truyện về Nam Quốc Sơn Hà, nhằm để hiểu rõ hơn về Nam Quốc Sơn Hà.Trả lời

1. Nam Quốc Sơn Hà của tác giả Thư Sinh Đà Lạt: http://viptruyen.vn/book/truyen-11/nam-quoc-son-ha.html

2. NAM QUỐC SƠN HÀ của Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ: http://sstruyen.com/doc-truyen/kiem-hiep/nam-quoc-son-ha/t206.html

KhôngN chưa rõ yêu cầu. Xuân (thảo luận) 15:48, ngày 7 tháng 5 năm 2018 (UTC)Trả lời

Thư tịch cổ

[sửa mã nguồn]

Tôi thấy 1 số người cứ dùng từ như phim chưởng, bản khắc ván gì đó thời nhà Nguyễn mới được vài trăm năm chứ mấy mà gọi là thư tịch cổ. Gọi là bản khắc, bản in thôi, thư tịch gì. Chúng ta nên giản dị, dễ hiểu.

Viết thì cứ theo ĐVSKTT, Việt điện u linh ...rồi chép ra, chứ tôi thấy cứ trích dẫn mấy người làm sử ở VN là không ổn.


Nguoiachau (thảo luận) 03:42, ngày 24 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Ý của P H Lê

[sửa mã nguồn]
Phan Huy Lê khi khảo cứu tác phẩm ĐVSKTT đã cho rằng: "Các tác giả Đại Việt sử kí toàn thư đã đứng trên quan điểm chính thống, đạo trung quân cùng với những nguyên tắc của tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức để viết sử, để khen chê, để đánh giá và bình luận các nhân vật lịch sử"(24). Vì vậy khi đánh giá về Lê Hoàn (Lê Đại Hành), người sáng lập ra nhà Tiền Lê (980-1009), một vị anh hùng dân tộc có công lớn trong việc tổ chức và lãnh đạo công cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất, người đã được nhà viết sử Lê Văn Hưu hết lòng ca ngợi "Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, trói Quân Biện, Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi định yên, công đánh dẹp chiến thắng dẫu là các vua Hán, Đường cũng không hơn được" thì ngòi bút của Ngô Sĩ Liên lại phê phán gay gắt Lê Đại Hành về "tội" không hết lòng phò tá con vua Đinh, lập Dương Thị làm Hoàng hậu. Ông viết: "Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, mối của vương hóa... Đại Hành thông dâm với vợ vua rồi nghiễm nhiên lập làm Hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn vậy". Nếu đã đánh giá Lê Đại Hành như vậy thì dễ gì lại đem bài thơ như một bản "Tuyên ngôn độc lập" đó của dân tộc gắn cho Lê Hoàn được. Vì vậy có lẽ đến thời điểm biên soạn bộ ĐVSKTT, các tác giả đã gắn bài thơ đó cho Lý Thường Kiệt. Cũng có thể đến thời Lý Nhân Tông, Lý Thường Kiệt đã mượn danh thần, cho người nấp vào đền ngâm bài thơ để cổ vũ quân sĩ, làm tiêu tan ý chí và tinh thần của kẻ địch. Việc mượn uy thần trong chiến trận cũng là một điều dễ hiểu, nhưng việc thần không được triều đình phong kiến nhà Lý phong thưởng sau khi thắng trận lại không theo lệ thường. Không lẽ vua Lý Nhân Tông "quên" không phong thưởng cho thần hay VĐUL "bỏ sót" không chép?

Theo tôi biết đoạn này là ý của 1 học giả nước ngoài tên là O.W. Wolters ; ông ta viết 1 bài luận về sách Đại Việt sử ký toàn thư. Theo tôi PHL đọc được rồi nói theo.

Nguoiachau (thảo luận) 14:34, ngày 24 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Theo ý của mình thì vì trước đó Trương Hống và Trương Hách đã được phong thần rồi vậy nên mới có đền thờ do đó sau khi trận chiến kết thúc triều đình không phong thần nữa. Bình Iu (thảo luận) 18:40, ngày 2 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Ý bôi đen là ý của tác giả nước ngoài; còn bên dưới là những lời lăng nhăng vô nghĩa, không nên quan tâm làm gì.14.172.86.15 (thảo luận) 03:39, ngày 22 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời

Bài viết

[sửa mã nguồn]

Thực sự đọc xong tôi không hiểu cái gì nữa; bây giờ lại gán cho vua Lê Hoàn là tác giả. Tôi thấy chả có gì là đúng - logic cả. Sách sử chép thế nào, cứ theo thế ấy, làm gì mà suy luận vớ vẩn như mấy tay làm sử kia.

Còn việc sách giáo khoa viết Lý Thường Kiệt là tác giả; thì là cái sai của sách giáo khoa. Cần gì phải những giáo sư đầu ngành như Bùi Duy Tân, Hà Văn Tấn phải PHÁT HIỆN ra; như 1 công trạng, cứ như con nít khoe công. Cứ mở sách Việt điện u linh, ĐVSKTT ra mà đối chiếu là biết chứ có gì đâu. Nguoiachau (thảo luận) 14:45, ngày 24 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời


Theo Bửu Diên Nguyễn-Phúc, Thị Hoàng Anh Phạm; họ viết như đoạn wiki cũ sau:

Năm 1076, hơn 30 vạn quân nhà Tống (Trung Quốc) do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược Đại Việt (tên nước Việt Nam thời đó). Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến tại sông Như Nguyệt (sông Cầu) để chặn địch. Quân của Quách Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt thì bị chặn.[15] Nhiều trận quyết chiến ác liệt đã xảy ra tại đây nhưng quân Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh. Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ trên.[16] Nhờ thế tinh thần binh sĩ lên rất cao. Lý Thường Kiệt liền cho quân vượt sông, tổ chức một trận quyết chiến, đánh thẳng vào trại giặc. Phần vì bất ngờ, phần vì sĩ khí quân Đại Việt đang lên, quân Tống chống đỡ yếu ớt, số bị chết, bị thương đã hơn quá nửa. Lý Thường Kiệt liền cho người sang nghị hòa, mở đường cho quân Tống rút quân về nước, giữ vững bờ cõi nước Đại Việt (Việt Nam).

Phần này hoàn toàn do nhóm tác giả này tự nghĩ tào lao, đồng ý là nguồn nhưng sách viết kém quá. Xuất bản cho vui chứ không ai mua, và cũng không có giá trị gì cả.Nguoiachau (thảo luận) 02:17, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Bản dịch thơ của Trần Trọng Kim

[sửa mã nguồn]

Khá nhiều người thuộc bản dịch thơ này vì nó có trong sgk lịch sử và địa lý lớp 4 nhưng trong sgk Ngữ Văn lớp 7 lại phủ nhận bản dịch này với lý do chính trị. Thật không hiểu nổi tính thống nhất của NXB, chẳng lẽ lớp 4 thì không hiểu chính trị nên không sao còn lớp 7 thì gây ra vấn đề à? Làm ơn đồng nhất đi chứ. Hơn nữa, nên tôn trọng dịch giả. Nếu sử dụng bản dịch của Lê Thước và Nam Trân trong sgk Ngữ Văn lớp 7 thì nên ghi lại toàn vẹn, đây lại lấy cớ câu đầu không phù hợp mà bê câu đầu bản dịch của Trần Trọng Kim sang. Chẳng lẽ mấy người không ngại vấn đề chính trị mà mình vừa nêu nữa à? SGK là nguồn gốc giảng dạy cơ bản mà đã lệch lạc nhiều như vậy thử hỏi chất lượng thế hệ tương lai mà quốc gia này đào tạo lên. Mong rằng trong những lần tiếp tục chỉnh sửa sgk tới đây, vấn đề này sẽ được giải quyết. Bình Iu (thảo luận) 18:52, ngày 2 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Việc thêm về phần sách giáo khoa VN dịch bài thơ như thế nào, theo tôi là không có tính bách khoa. Không có tính bách khoa, nghĩa là nó nằm ngoài lề của cái gọi là LỊCH SỬ bài thơ. Đó là chuyện riêng của bộ giáo dục VN khi họ soạn sách giáo khoa.14.168.122.7 (thảo luận) 11:38, ngày 10 tháng 12 năm 2016 (UTC)Trả lời

Thống kê truy cập 365

[sửa mã nguồn]

Sao có chữ Giản thể trong bài thơ này (!)

[sửa mã nguồn]

Nguyên văn câu cuối tiếng Hán trong bài thơ được cho là nguồn từ Đại Việt sử ký toàn thư, như sau: 汝等行看取敗虚 Chữ cuối cùng trong câu thơ trên là chữ Hư (虚) giản thể. Chữ Hư (phồn thể) viết như vầy: 虛. Lẽ nào Đại Việt sử ký toàn thư lại dùng chữ Giản thể (!). Hán học của tôi yếu kém, xin vị nào rành chữ Hán, giải thích giúp! --Ddp100 (thảo luận) 08:59, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)ddp100Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 15 tháng 10 năm 2021

[sửa mã nguồn]

14.227.88.60 (thảo luận) 08:39, ngày 15 tháng 10 năm 2021 (UTC)Trả lời

Mời bạn nêu rõ lý do. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 08:41, ngày 15 tháng 10 năm 2021 (UTC)Trả lời
  1. ^ Về thời điểm ra đời của bài thơ Nam quốc sơn hà, Nguyễn Thị Oanh, TC Han Nom 1/ 2002