Thảo luận:Nông thôn Việt Nam
Thêm đề tài“Nông thôn Việt Nam”, hay đúng hơn là phiên bản trước đây của nó, từng là một bài viết chọn lọc và được đưa lên Trang Chính từ từ 8 tháng 10 đến 15 tháng 10 năm 2005. Nhưng theo thời gian, hoặc một số thông tin trong bài đã lỗi thời, hoặc những đòi hỏi từ cộng đồng đối với chất lượng của bài chọn lọc đã nâng cao khiến bài viết không đáp ứng được yêu cầu mới, và cộng đồng đã quyết định đưa bài ra khỏi danh sách các bài viết chọn lọc. Nếu có thể xin bạn hãy nâng cấp bài viết để đưa bài trở lại ứng cử sao chọn lọc. |
Dự án Văn hóa làng xã Việt Nam | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Khi tôi ở tại Việt Nam, tôi nhớ là cô là chị hay em gái của ba (cha), dì là chị hay em gái của má (mẹ), và bác là anh hay chị dâu của ba. Các cách dùng khác hình như chỉ là phương ngữ. Dung Nguyen 22:37, 29 tháng 5 2005 (UTC)
Bạn xem thêm cuốn KIẾN VĂN của nhà nghiên cứu Khải Chính Phạm Kim Thư, xuất bản năm 2001 tại Canada.Zạ Trạch 23:06, 29 tháng 5 2005 (UTC)
Cách gọi như trong bài (anh chị của cha mẹ đều là bác) là của miền bắc. Ở miền nam (ít nhất từ Huế trở vào) gọi như Dung Nguyen nêu ra, và thêm là: anh hay em trai của mẹ đều là cậu. --Avia 09:57, 1 tháng 8 2005 (UTC)
Nông thôn ngày nay
[sửa mã nguồn]Tôi thấy nếu có một phần "nông thôn ngày nay" nói về quá trình đô thị hóa của một số vùng nông thôn và ảnh hưởng đến phong tục cổ truyền thì hay biết mấy. Dung Nguyen 23:28, 29 tháng 5 2005 (UTC)
Tôi cũng có ý định viết về Đô thị Việt Nam, và Quốc gia Việt Nam, tất cả các phần đó cộng với Nông thôn Việt Nam nằm trong cái gọi là Văn hóa tổ chức cộng đồng một phần của Văn hóa Việt Nam. Mối quan hệ qua lại giữa nông thôn và đô thị cùng với các mối quan hệ địa lý hành chính khác rất mật thiết, sẽ được trình bày trong Văn hóa Việt Nam. Ngoài việc đô thị hóa nông thôn, ở Việt Nam đã từng có rất nhiều trường hợp nông thông hóa đô thị, một đặc điểm rất đặc biệt của Việt Nam. Zạ Trạch 23:33, 29 tháng 5 2005 (UTC)
gọi người trong cây dòng họ
[sửa mã nguồn]Cách gọi như trong bài vẩn đúng. Nhưng theo tôi học sử truớc đây còn được thầy dạy tên gọi như sau:
- Nội/ngoại -> cố -> sơ -> sờ -> xẩm
- con -> cháu (nội/ngoại) -> chắt -> chít.
Không biết các bạn nghĩ sao ? LĐ
- Chắc đây là cách gọi của miền nam. Tôi cũng quen thuộc của cách gọi này hơn là cách gọi trong bài. Nguyễn Hữu Dụng 19:13, 30 tháng 7 2005 (UTC)
Nếu đây là cách được người miền Nam gọi thì số lượng người gọi có thể xêm xêm phân nửa dân số rồi. Có thể xem đây là cách gọi chính thức của người Việt. Người Bắc chiếm phân nửa còn lại, đâu thể xem là đại diện hoàn toàn cho Việt Nam. Số lượng người gọi theo cách miền Bắc xấp xỉ số lượng người gọi theo cách miền Nam. Như vậy, hai cách này đều xứng được xem trọng như nhau.thưsinhviệt (thảo luận) 14:08, ngày 24 tháng 8 năm 2011 (UTC)
- Theo tôi được biết, cửu đại người xưa thường dùng những từ sau: Cao, tằng, tổ, khảo, kỷ, tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn. Tương đương với bây giờ gọi là: Kỵ, cụ, ông, cha, mình (bản thân), con, cháu, chắt, chút. Casablanca1911
80%
[sửa mã nguồn]Bài này có câu "Ở Việt Nam, cho đến ngày nay, có đến 80% dân số sống ở vùng nông thôn". Con số 80% có nguồn từ đâu? Mekong Bluesman 17:44, ngày 19 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Bây giờ đã được một thành viên vô danh đổi thành 74% ... nhưng vẫn chưa nói nguồn. Mekong Bluesman 13:18, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Tôi cũng muốn được bắt đầu từ những khái niệm căn bản nhất, như định nghĩa thế nào là " vùng nông thôn", theo phân loại hành chính, diện tích, dân số hay bao gồm một số tiêu chí nhất định nào khác? Các số liệu thống kê nhất thiết phải có nguồn.Pirate (thảo luận) 16:20, ngày 4 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Cửu tộc
[sửa mã nguồn]Theo tôi tộc là họ, đại là đời, tam đại là ba đời. Bị tội tru di tam tôc là giết hết ba họ: họ của cha, họ của mẹ và họ của vợ. Còn tru di cửu tộc thì không rõ là 9 họ nào? ai biết đếm giùm.
Theo tôi thì tru di cửu đại thì đúng hơn. Phạm tội này sẽ bị xử phạt giết hết bốn đời trên mình và bốn đời dưới (cả bản thân nữa), là chín đời. Casablanca1911
Bình tĩnh, bình tĩnh! Tôi mới thấy Casablanca1911 nói tới tru di cửu đại là lần đầu đấy. Trước giờ mới nghe tru di cửu tộc hoặc tam tộc thôi. Có 1 cách giải thích khác về tru di tam tộc là:
- Bản thân bị xử chém;
- Tất cả con trai và cháu trai bị xử chém;
- Vợ, tất cả con gái và cháu gái bị sung làm tỳ thiếp.
- (chú thích trong 1 sách về Nguyễn Trãi)
Avia (thảo luận) 08:38, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Ở Trung Quốc trước đây có hình phạt tru di cửu tộc đấy (ở Việt Nam thì tôi không rõ lắm), Avia thử kiểm tra lại xem. Còn viết là tru di cửu đại vì tôi muốn có thể lý giải chính xác hơn về cách thức xử phạt được phiên âm ra là tru di cửu tộc.
- Từ tộc và đại đã được giải thích ở phần trên. Nếu từ tộc được hiểu theo như cách của Avia giải thích (nghĩa là chỉ những người họ hàng gần với mình) thì không cần chuyển tru di cửu tộc thành tru di cửu đại Casablanca1911 09:21, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Hàng Giáp và phái tính
[sửa mã nguồn]Việc vào giáp nếu cho là căn cứ theo phái tính là sai vì tất cả hội-đoàn liên-quan đến làng xã đều dành riêng cho đàn ông từ hội-đồng hào-mục, đánh thuế thân, đang cai, rước xách v.v. đều chỉ tính theo dân đinh, tức là đàn ông. Họa-hoằn có làng tổ-chức tế nữ-quan thì đàn bà mới tham-dự, còn không thì nữ-giới chỉ đóng vai phụ hoặc vai bán-chính-thức (như hội chư-bà trong chùa). Việc vào hàng giáp cũng vậy. Cho nên nếu kết-luận hàng giáp là một tổ chức riêng cho nam-giới thì "oan" quá.Duyệt-phố (thảo luận) 05:26, ngày 11 tháng 7 năm 2009 (UTC)