Bước tới nội dung

Thảo luận:Kim Jong-un/Lưu 3

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi 2001:16B8:3153:C900:8DCA:C317:35A9:350E trong đề tài Please translate
Lưu 1 Lưu 2 Lưu 3

Phiên âm nhân danh, địa danh ngoài nước Việt Nam

Tôi ủng hộ dịch tên nhân vật này theo kiểu dịch âm căn cứ vào Hán tự hoặc âm đọc trong tiếng Triều Tiên. Sách báo tiếng Việt bây giờ khi phiên âm danh xưng nước ngoài hầu như toàn để nguyên dạng như trong văn bản gốc nếu nó được viết bằng chữ cái la-tinh. Nếu văn bản gốc không viết bằng chữ cái la-tinh thì chuyển tự sang chữ la-tinh. Không những thế ngay cả tên phim, tên sách, tên công ty... cũng thường xuyên được để y nguyên, không dịch gì cả, dù cho chúng có thể được xuất bản, sản xuất, phát hành không phải bằng thứ tiếng đó và không có tên dịch chính thức trong ngoại ngữ. Với kiểu phiên âm này thì độc giả trong nhiều trường hợp còn đọc không nổi, để ghi nhớ thì càng khó.

Tôi không hoàn toàn phản đối phiên âm theo kiểu viết nguyên dạng nhưng phải tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn kiểu phiên âm thích hợp. Wikipedia tiếng Việt là bách khoa toàn thư mở, đối tượng phục vụ là đại chúng, để mọi người dễ dàng tiếp thu tri thức thì tất cả các nhân danh, địa danh nên được phiên âm theo kiểu dịch âm, có thể chú thích thêm cách viết trong nguyên ngữ. Cách phiên âm theo kiểu viết nguyên dạng toàn bộ chỉ nên dùng trong các trường hợp mà người đọc am hiểu ngoại ngữ và vấn đề được đề cập.

1 + 2 x 8 (thảo luận) 10:03, ngày 31 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nếu là phiên âm thì tiếng Việt nên phiên âm thành kim chong/dong/giong un chứ mắc gì phải thông qua tiếng Hán rồi 1 lần nữa phiên âm tiếng hán thành âm hán việt? majjhimā paṭipadā Diskussion 11:46, ngày 31 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
Cũng như ở Việt Nam, nhân danh, địa danh ở bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản thường có chứa các từ gốc Hán. Trong những trường hợp đó có thể đọc theo âm Hán Việt. 1 + 2 x 8 (thảo luận) 01:41, ngày 1 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Từ Hán Việt chỉ viết ra để tham khảo chứ không phải để trở thành tên chính của bài. Hiện nay, cả trong nước và hải ngoại, tên tiếng Nhật và Triều Tiên/Hàn Quốc đều được để nguyên dạng. Tôi nghĩ là một bách khoa toàn thư thì cung cấp kiến thức là chủ yếu, không phải để tạo ra xu hướng, nhất là xu hướng ngược với những gì đang diễn ra. CNBH (thảo luận) 02:09, ngày 1 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Tên Kim Chính Ân vẫn có người dùng đấy chứ. Với tên gọi đã biết một cách rõ ràng chữ Hán tương ứng gọi bằng âm Hán Việt tôi thấy là tốt hơn vì phản ánh được một phần nào ý nghĩa của tên gọi, dễ dàng ghi nhớ. Còn nếu cần thật sự "sát" với tên gọi nguyên ngữ thì phải để nguyên dạng văn tự Triều Tiên và Nhật Bản vì họ đâu có dùng chữ la-tinh làm quốc tự và người đọc cần phải biết tiếng Triều Tiên và Nhật Bản để phát âm cho đúng. 1 + 2 x 8 (thảo luận) 02:44, ngày 1 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

1 + 2 x 8 có thể dẫn ra nguồn nào chứng minh chữ 金正恩 chính là dịch nghĩa từ 김정은? vì tôi không rành cả Hán lẫn Hàn nên tra thông qua từ điển hán hàn anh nhưng thấy chữ Ân hình như không đúng? majjhimā paṭipadā Diskussion 06:02, ngày 1 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Có nguồn này chắc được [1], trang bên tiếng Hàn ko:김정은 (정치인) cũng ghi từ 金正恩 này. Tôi nghĩ đây là phiên âm chính thức. --Langtucodoc (thảo luận) 17:50, ngày 2 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Ngay trong phần chú thích hiện tại của bài cũng đã có đề cập đến. 1 + 2 x 8 (thảo luận) 04:33, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tôi không rành về ngôn ngữ học nên không dám lạm bàn (nhưng ở wiki thì phải chọn tên bài chính là tên phổ biến nhất). Trong trường hợp có tranh cãi như thế này thì việc dịch nghĩa hay phiên âm thì phải có nguồn tin cậy mới được chấp nhận (tránh lan man) để đưa ra thảo luận hay biểu quyết.--Happy New Year!!! 05:12, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Phổ biến nhất và đồng thời còn phải giữ được tiếng Việt thuần hóa nữa chứ không thì mất gốc hết!!!! Chứ đâu phải thấy người ta xài cái gì là ùa theo xài được.Trongphu (thảo luận) 19:46, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Gọi tên người nước ngoài bằng tiếng nước ngoài sao gọi là "mất gốc" được nhỉ. Lấy ví dụ như trong tiếng Anh, mấy vị hoàng đế Đức thời xưa đều được chuyển tên sang từ tương đương trong tiếng Anh, Albrecht thành Albert, Georg thành George, nhưng nay đã khác hoàn toàn. CNBH (thảo luận) 22:03, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Ai nghĩ gì thì nghĩ, mình nghĩ tiếng Việt không xài là thành mất gốc hết. Cái này là quan điểm của mình. Ai không đồng ý thì là quyền của mỗi cá nhân.Trongphu (thảo luận) 21:51, ngày 6 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Tại vì cái gốc của Anh Mỹ Úc yếu hơn cái gốc của Việt Nam nên dễ mất hihi majjhimā paṭipadā Diskussion 05:29, ngày 5 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Vấn đề là ta xác định ưu tiên theo nguyên tắc nào? Có 4 nguyên tắc cơ bản:
  1. Phiên âm tiếng Anh trực tiếp: Kim Jong-un. Chiếm ưu thế do mức độ phổ biến của các tài liệu tiếng Anh.
  2. Phiên âm Latin trực tiếp: Kim Chŏng'ŭn. Tiêu chuẩn, nhưng người Việt không "đọc" được.
  3. Phiên âm tiếng Việt trực tiếp: Kim Chong Ưn. Dễ đọc hơn do phiên âm trực tiếp.
  4. Phiên âm tiếng Việt gián tiếp qua hệ Sino-Xenic: Kim Chính Ân. Ít dùng dần do phiên âm gián tiếp.
Có thể thấy một hiện trạng rõ là các danh từ phiên âm gián tiếp qua hệ Sino-Xenic được dùng trước thập niên 1980, qua thời gian sử dụng lâu mà phổ biến. Sau giai đoạn này, kiểu phiên âm trực tiếp mới bắt đầu thịnh hành hơn cho đến cuối thập niên 1990 thì kiểu phiên âm tiếng Anh mới thịnh hành lên.
VD cụ thể là phiên âm "Kim Nhật Thành" sử dụng lâu nên quen tai hơn là "Kim In Sâng" hay "Kim Il-sung". Đến đời con thì "Kim Chính Nhật", "Kim Châng In", "Kim Jong-il" sử dụng gần ngang nhau. Đời cháu thì rõ ràng "Kim Jong-un" chiếm ưu thế gần như tuyệt đối, "Kim Chong Ưn" dù ít phổ biến, nhưng cũng ít lạ tai hơn là "Kim Chính Ân".
Một VD cụ thể về phiên âm trực tiếp: tên "Robert" được phiên ân sang tiếng Việt là "Rôbe" (tên Pháp) hoặc "Rôbớt" (tên Anh/Mỹ) tùy theo ngôn ngữ gốc của nó.Thái Nhi (thảo luận) 05:35, ngày 5 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Xin góp đôi lời: Việc phiên-âm tên riêng ta nên tránh vì đó là của riêng cá-nhân đó. Nó hoàn-toàn không phải là tiếng Việt mà ta phải áp-đặt âm-vực và chính-tả tiếng Việt lên tên của họ. Trong sách của nhà ngữ-học Cao Xuân Hạo có nói đến việc này. Một người tên Shults, Shultz, Schultze, Shultz, Sholtz ta không thể đồng-loạt ép cho họ một cái tên tiếng Việt "Sun". Họ không phải là người Việt thì sao ta lại bắt họ có tên hợp với nhãn-quan hay nhĩ-quan của ta. Khi George W Bush còn là tổng-thống Hoa-kỳ, tôi thấy sách báo quốc-nội có khi phiên-âm tên của ông là Busơ, Busư, Bút-sơ, Bút-sư, thật nực cười. Nhỡ khi có ông tổng-thống tên Busher, Boosh, Busch, hay Busche thì ta viết sao đây? Vấn-đề không phải là phiên-âm mà là tôn-trọng tên riêng. Cha mẹ họ đặt tên cho họ chứ có ta có quyền đó đâu. Chúng ta cũng nên nhớ rằng chữ viết không hẳn là để phát-âm. Có nhiều trường-hợp nó có dòng lịch-sử riêng của nó và trong các ngôn-ngữ thế-giới có âm câm hoặc đặc-âm, khiến viết một đằng mà đọc một nẻo: Gorbachev đọc là Gorbachov, Walesa đọc là Vawensa, Aung San Suu Kyi đọc là Xu-chi... Ta đừng cho là phải viết đúng theo cách phát-âm của ta vì người đọc là đọc bằng mắt không đọc bằng tai. Nhiều khi trong tiếng ta cũng không có âm đó để dùng, huống chi ta nhọc công dùng tiếng Việt viết và nhại âm tiếng người. Muốn biết đọc đúng thì phải nghe người bản-quốc đọc chứ đừng áp-đặt cách viết chữ của ta lên tiếng của họ. Về tên địa-danh và danh-từ chung thì nó khác với tên riêng nhưng xin gác chuyện đó sang dịp khác. Vài lời góp ý. Duyệt-phố (thảo luận) 05:59, ngày 5 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Đồng tình với quan điểm trên. ~ Violet (talk) ~ 06:31, ngày 5 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

@Duyệt-phố: Đúng là những tên họ người đương đại nếu ngôn ngữ gốc viết bằng chữ cái Latin thì tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha,... thường giữ nguyên cách viết gốc, nhưng đối với những ngôn ngữ không viết bằng chữ cái Latin thì người ta vẫn phải áp đặt âm-vực và chính-tả của tiếng đó lên ngôn ngữ gốc (đâu chỉ riêng tiếng Việt áp đặt). Ví dụ Pu-tin sang tiếng Anh là Putin, nhưng sang tiếng Pháp là Poutine để đọc sát với âm gốc hơn (nếu viết là Putin thì tiếng Pháp đọc là Puy-tanh). Ví dụ khác: Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn trong tiếng Anh và Alexandre Issaïevitch Soljenitsyne trong tiếng Pháp, Alexander Issajewitsch Solschenizyn trong tiếng Đức. Ngoài ra tiếng Anh cũng không nhất quán trong phiên âm tiếng Nga, ví dụ: Nikolay/Nikolai (nếu theo quy tắc người Nga thường phiên thì lại là Nikolaj), Aleksandr/Alexander,... cách nào mới là "tôn-trọng tên riêng"? Tuy nhiên tên người xưa và tên nhiều địa danh chịu sự áp đặt nặng nề hơn và họ không hề có ý muốn sửa chữa sự áp đặt này. Ví dụ: Pythagoras (Anh)/Pythagore (Pháp)/Pitágoras (Tây Ban Nha),...; Ptolemy hoặc Claudius Ptolemaeus (Anh)/Claude Ptolémée (Pháp)/Ptolemäer (Đức)/ Claudio Ptolomeo (Tây Ban Nha)/Cláudio Ptolemeu (Bồ Đào Nha).

Còn trường hợp Gorbachev thì không phải viết một đằng đọc một nẻo mà nguyên tiếng Nga là Горбачёв (chữ ё đọc là i-ô, khi đi với ч, phụ âm cứng thì чёв đọc là "chốp"), nhưng vì sách báo bình thường tiếng Nga hay bỏ dấu 2 chấm trên chữ e (Горбачeв) nên tự nhiên nó "trở thành" âm e/i-ê (giống 1 nguyên âm khác của tiếng Nga là e), do đó phiên Latin thường biến thành ev (người Nga vẫn đọc là chốp, không đọc là chép). --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 03:08, ngày 9 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chuyện này xin trình-bày thế này: Thông-tấn-xã của chính Bắc-Hàn (Korean Central News Agency of DPRK) đăng-tải tin-tức về lãnh-tụ của họ với tên Kim Jong Un. Đây là cơ-quan của chính-quyền, và nhất là chính-quyền chuyên-chế thì ắt nó phản-ảnh cái chuẩn của họ. Họ có quyền chọn trong một số cách chuyển-tự từ Hàn-tự sang chữ La-tinh nhưng họ chọn Kim Jong Un chó cá-nhân này. Trường-hợp "Gorbachev" phụ-họa thêm quan-điểm trên. Tiếng Nga đọc thế nào thì theo âm-luật của họ, ta không quá quan-tâm về ngữ-âm của họ. Còn nếu đọc bằng mắt thì "Gorbachev" vẫn viết là "Gorbachev" mà không phải "Gorbachop" cho dù ai muốn biết đọc thành tiếng thì phải đi thêm một bước nữa tìm hiểu thêm qua cách đọc của người bản-xứ. Tôi không đề-nghị viết theo tiếng Anh, thành thử ra khi đợt biểu-quyết đầu tiên, tôi đã chọn Kim Chŏng'ŭn của hệ-thống McCune Reischauer. Nhưng khi biết được Bắc-Hàn dùng Jong Un thì tôi đã đổi lại. Trộm nghĩ đó là tôn-trọng. Duyệt-phố (thảo luận) 09:32, ngày 9 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Bạn Duyệt-phố "đọc bằng mắt" theo tiếng Anh "Gorbachev" nên chịu sự áp đặt của tiếng Anh mà không biết đấy thôi. Một số tiếng khác áp đặt "ốp", nếu bạn chỉ đọc bằng mắt qua những tiếng đó (trong số này có cả tiếng Việt) thì sẽ đọc là "ốp" mà không cần "đi thêm một bước nữa tìm hiểu thêm qua cách đọc của người bản-xứ", ví dụ Đức: Gorbatschow; Séc, Slovenian & Serbo-Croatian: Gorbačov; Đan Mạch: Gorbatjov; Tây Ban Nha: Gorbachov; Bulgaria, Macedonia & Ukraine: Горбачов; Hà Lan & Na Uy: Gorbatsjov; Ba Lan:Gorbaczow; Phần Lan: Gorbatšov; Thuỵ Điển: Gorbatjov, Ru-ma-ni: Gorbaciov... --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 14:46, ngày 9 tháng 1 năm 2012 (UTC). PS. Tôi không biết trong các ví dụ trên đây, theo Duyệt-phố thì tiếng nào tôn trọng ông Gorbachev nhất?Trả lời
Xin nhớ là TTX Bắc Triều Tiên viết Kim Jong Un trong các bản tin tiếng Anh, cho nên cũng dễ hiểu là họ chọn cách viết phổ biến trong tiếng Anh, thêm ưu điểm là không có những dấu khó đọc, khó đánh đối với tiếng Anh. Còn ta đang bàn về tên dùng trong tiếng Việt, chứ không phải trong bản tin tiếng Anh hoặc tờ báo tiếng Anh của Việt Nam.--Nguyễn Việt Long (thảo luận) 15:18, ngày 9 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Dù gì thì đó cũng là lựa chọn của họ. Họ cũng có thể chọn McCune-Reischauer (Kim Chŏng'ŭn) hay tự đặt một cách riêng như Trung-cộng chọn pinyin thay vì Wade-Giles. Chuyển-tự cho tiên riêng, cho dù còn khiếm-khuyết nhưng có lẽ vẫn trung-lập nhất. Nếu không và căn-cứ theo cách đọc thì ThT Dũng khi sang Anh, Mỹ phải viết tên là Nwieng Tung Yoong (nếu hỏi đương-sự) hay Nwien Tun Zoong (nếu hỏi tòng-sự giọng Hà-nội chăng)? Vả lại ngay trong nước có những người mang tên Mlo, Kpa (Thượng), Khorn (Việt gốc Miên), ta sẽ đòi hỏi họ viết lại sao? Duyệt-phố (thảo luận) 19:18, ngày 9 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Đối với những ngôn ngữ sử dụng chữ cái Latin thì dường như về cơ bản mọi người đã thống nhất là để nguyên dạng rồi (trường hợp ngôn ngữ gốc dùng chữ Latin khác tiếng Anh thì có lẽ nghiêng về tiếng gốc). Các trường hợp bạn nêu đều nằm trong phạm vi này. Còn vấn đề ở đây là từ thứ tiếng không dùng ký tự Latin chuyển sang tiếng Việt, thì có cần qua 1 tiếng trung gian là tiếng Anh không, với những bất cập của tiếng Anh? --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 01:50, ngày 10 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Chắc bạn quên là người Miên (và Việt gốc Miên), cũng như người Chàm có chữ viết riêng của họ, không thuộc chữ cái La-tinh chứ nhỉ. Hoàng-thân Sihanouk (Miên), Les Kasem (lãnh-tụ Chàm trong mặt trận Fulro ở VN), họ xưng và nhận cách viết như vậy thì ta cũng theo họ thôi. Tôi khong nghĩ những danh-từ trên là theo tiếng Anh. Chỉ biết là có một hệ-thống chuyển-tự nào đó và được cá-nhân đó nhận là tương-đương với tên chính-thống. Duyệt-phố (thảo luận) 02:07, ngày 10 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chào mọi người, tôi vô tình đi vào cái bài này và thấy mọi người bàn tán rôm rả quá mà tôi hiện không có điều kiện đọc hết thảo luận, nếu ý kiến tôi nêu ra dưới đây đã được nêu rồi xin lượng thứ.

Tôi không ủng hộ kiểu La-tin, ít ra kiểu tiếng Anh hoặc kiểu Hán Việt còn có lý. Giữa kiểu tiếng Anh và kiểu Hán Việt thì tôi cũng nghĩ kiểu Hán Việt cũng có lý do mặc dù theo ai đó trên đây nói là không phải xu hướng hiện nay và là phiên âm gián tiếp qua tiếng Hán. Mặc dù vậy, những chữ dùng được đặt tên ở Triều Tiên đó rõ ràng là bắt nguồn từ chữ Hán và những chữ mình phiên âm kiểu Hán Việt cũng bắt nguồn từ chữ Hán, do đó mặc dù là phiên âm nhưng còn "là phiên nghĩa", nghĩa được bảo toàn, điều mà cả 3 loại kia không làm được. Mặt trời đỏ (thảo luận) 19:19, ngày 5 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

HAHAHA Bạn nói đúng lắm đã lâu rồi Wikipedia chưa thảo luận nhộn nhịp giống bây giờ. Cái này thì có thể so sánh được với cái Wikipedia:Biểu quyết/Quy định thành viên có quyền biểu quyết năm 2010 này. Thu hút được một lượng lớn thành viên biểu quyết. Càng nhiều người càng tốt đó là quan điểm của mình vì càng nhiều người = công bằng hơn. Ờ mà bạn Mặt trời đỏ còn đợi gì nữa? Không bỏ phiếu lẹ ủng hộ cho quan điểm của bạn đi kẻo không kịp:D.Trongphu (thảo luận) 21:54, ngày 6 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Tôi chọn 2 cái được không, tôi nghĩ kiểu Hán Việt hay kiểu tiếng Anh đều OK:D Ở Hàn Quốc, trong nhiều văn bản, người ta còn mở ngoặc chú thích thêm chữ Hán là gì. Ví dụ khi tôi làm hợp đồng với bạn tôi người Hàn, anh ta ghi tên tiếng Hàn mở ngoặc ra trong Hán tự tên anh ta là gì. Bởi vì mặc dù phiên âm từ tiếng Hán, tiếng Hàn không có thanh điệu, trong khi tiếng Hán có 4 thanh điệu, nên dễ nhầm lẫn ví dụ cả chữ 日 (nhật) và chữ 一 (nhất) khi chuyển sang chữ Hàn đều giống nhau là chữ 일, tiếng Việt Nam có tới 6 thanh điệu nên ít phải giải thích thêm hơn. Do đó kiểu phiên âm Hán Việt cho tên ở Hàn Quốc không phải là kiểu phiên âm Hán Việt từ các ngôn ngữ Tây Phương như Hoa Thịnh Đốn (Washington) hay Nã Bá Luân (Napoleon) vì Hoa Thịnh Đốn hay Nã Bá Luân chẳng có nghĩa gì cả trong khi chữ Nhật và Thành trong Kim Nhật Thành thì có nghĩa là "mặt trời/ngày" và "làm xong" tương ứng. Trong khi nếu đọc là Kim Il-sung thì người Việt khó nhớ và không hiểu.

Tuy nhiên, tôi đoán là VN không muốn dùng kiểu phiên âm Hán Việt nhiều và do đó phiên âm tiếng Anh phổ biến hơn vì đa số các báo từ Việt Nam và có thể Hàn Quốc cũng muốn mình làm như vậy vì lý do chính trị chăng. Ta và Hàn đều muốn phần nào giảm bớt sự liên hệ/ảnh hưởng của Trung Hoa (?). Mặt trời đỏ (thảo luận) 17:55, ngày 8 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chọn bao nhiêu cách là quyền của bạn. Cứ thoải mái.Trongphu (thảo luận) 05:09, ngày 9 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
bàn luận thì nhiều, rôm rả lắm, nhưng không thấy ai tham gia bỏ phiếu nữa nhỉ ? Chắc phải gia hạn thời gian ? --92.50.74.26 (thảo luận) 17:29, ngày 9 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Những bất cập khi dùng tiếng Anh phiên các ngôn ngữ châu Á và A-rập

Có nhiều ý kiến chê phiên âm tiếng Việt không chính xác, không chuẩn, nhưng họ không đặt ngược vấn đề là tiếng Anh có chính xác, chuẩn và nhất quán không. Khi ta dùng tiếng Anh cho tên riêng các ngôn ngữ châu Á hay A-rập thì sự bất cập lộ rõ, cũng chẳng kém, thậm chí còn bất cập hơn tiếng Việt, cộng thêm việc khó đọc, đọc sai phổ biến vì nhược điểm nổi bật của tiếng Anh là “viết 1 đằng, đọc 1 nẻo”.

Lấy ví dụ: Tên họ nhà độc tài Ca-đa-phi mới bị giết năm ngoái được viết theo nhiều kiểu khác nhau: Kadhafi, Gadhafi, Khadafi, al-Khadafy, al-Gaddafi, al-Qadhdhāfī (xem http://www.csmonitor.com/World/2011/0222/Gaddafi-Kadafi-Qaddafi-What-s-the-correct-spelling). Thậm chí người ta còn liệt kê (tất nhiên hơi cường điệu) là có tới 112 cách phiên tên Gaddafi sang tiếng Anh (xem http://abcnews.go.com/blogs/headlines/2009/09/how-many-different-ways-can-you-spell-gaddafi/). Hay như vua Thái Lan cũng có 2 cách phiên: Bhumibol Adulyadej và Phumiphon Adunyadet, chắc là do có phụ âm đọc lên nằm giữa b và ph.

Có nhiều khi viết tiếng Anh dài hơn tiếng Việt, chẳng hạn: My-an-ma nếu chuyển tự chính xác chỉ là Myan-ma, nhưng sang tiếng Anh phải đèo thêm chữ “r” ở cuối, chỉ cốt để nó được đọc chính xác là “ma” chứ không phải đọc là “mơ”: Myanmar. Hay ông Ban Ki Mun, thì viết dài hơn, người Việt dễ đọc sai hơn: Ban Ki-moon.

Có những âm tiếng Anh thiếu: ư, ơ, â, hoặc khó phân biệt o hay ô, nên nếu ta dùng phiên âm của tiếng Anh sẽ mất chính xác, như Kim Chong Ưn ở đây.

Họ tên của người Triều Tiên và Hàn Quốc cũng được họ phiên sang tiếng Anh theo nhiều cách. Chẳng hạn anh hùng dân tộc Lý Thuấn Thần sẽ có các dạng Yi Sun-shin, Lee Sun-shin, Yi/Lee Soon-shin, Ri Sun Shin, Yi/Lee Sun-sin, ta theo cách nào? Cũng họ Lý ấy của Lý Thừa Vãn vẫn quen phiên là Ree (Syngman) thì sao? Từ hơn chục năm nay Hàn Quốc ban bố quy tắc phiên mới thay cho quy tắc McCune-Reischauer trước đây, nhưng CHDCND Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) không chấp nhận, chưa kể việc có lúc người ta vẫn quen phiên theo quy tắc cũ. Do đó thành phố Kê-xâng (Khai Thành) sẽ có 2 kiểu phiên là Kaesong hoặc Gaeseong, Pu-xan sẽ là Pusan hoặc Busan.

Về những bất cập của tiếng Anh trong phiên âm, tôi đã viết trong bài “Những ý kiến thiên vị tiếng Anh” ở đây:

http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/bandocviet/27676 

Và bài tiếp theo: http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/bandocviet/27996/Cuoc-song-da-chap-nhan-nguyen-dang-tieng-Anh-chua?.html

--Nguyễn Việt Long (thảo luận) 19:15, ngày 8 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Không cần phải chối cãi là tiếng Anh viết một đằng đọc một nẻo và do đó so với tiếng Việt (hầu như các qui luật là thống nhất), tiếng Anh chắc chắn là lộn xộn hơn trong cách đọc/viết. Những lộn xộn của nó chắc kể hoài cũng không hết.
Trong khi đó Việt Nam đưa ra cách phiên âm cho người dân mình cách đọc theo đúng như ngôn ngữ của mình. Thế mà nó không phổ biến, thậm chí còn bị nhiều người đem ra cười cợt. Rồi cách phiên âm như vậy chỉ được dùng trong các kênh truyền thông chính thống của chính thống như báo Nhân dân, đài truyền hình VTV,... Các báo đài khác vẫn dùng cách phiên âm khác.
Tại sao lại như vậy, tôi mạo muội đoán thử:
  • Tiếng Anh được dùng bởi Mỹ, siêu cường duy nhất hiện nay, và là thứ tiếng của một siêu cường trước đó, đế quốc Anh. Ta xem phim Mỹ, ta xài đồ Mỹ (google, wikipedia, facebook, apple, windows, boeing, coca cola, pepsi,...), ta đưa người đi học ở Mỹ,... Mỹ ảnh hưởng tới hầu như tất cả mọi thứ trên Trái đất. Việt Nam do đó bị cuốn theo vòng ảnh hưởng đó cũng không ngoại lệ. Đôi khi tự cố chống lại một xu hướng to lớn lại chính làm cho mình khó khăn.
  • Cách phiên âm tiếng Việt là đọc theo giọng Bắc, nếu đọc cách phiên âm đó bằng giọng Nam sẽ sai bét nhè, sai còn hơn cả những cách phiên âm khác. Mà số người nói giọng Bắc dĩ nhiên chỉ hơn một phần hoặc tương đương số người nói giọng Nam và dĩ nhiên không thể là áp đảo. Số người dùng internet hoặc tương tác với báo chí trong Nam tôi nghĩ rằng có thể còn hơn ngoài Bắc. (Tôi không có ý phân biệt, chỉ muốn phân tích một chút). Từ đó không tạo ra sự thống nhất và phổ biến.

Mặt trời đỏ (thảo luận) 19:56, ngày 8 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nguyên nhân quan trọng nhất là nhiều người Việt rất sính ngoại, mang mặc cảm tự ti đối với tiếng Việt (những người này muốn tỏ ra mình văn minh, tiếng Anh búa xua). Cứ xem các bảng hiệu đầy tiếng Anh ngoài phố phường, có khi còn viết sai nhưng vẫn sính, và lối chêm, đệm tiếng Anh trên báo chí, trong đối thoại hằng ngày thì thấy. Sở dĩ tiếng Anh được sính so với các ngôn ngữ khác vì nó "mạnh vì gạo, bạo vì tiền", là thứ tiếng của một siêu cường, của khoa học kỹ thuật,... Nhiều ngôn ngữ khác họ rất tự chủ, muốn nhập gia phải tùy tục, không dùng tiếng Anh tràn lan, cũng như họ không tiêu đô la Mỹ tràn lan trong nước, muốn tiêu thì phải đổi sang tiền nước họ.

Nếu nói lý do vì "đọc cách phiên âm đó bằng giọng Nam sẽ sai bét nhè, sai còn hơn cả những cách phiên âm khác" thì chưa hẳn đúng. Nói giọng Nam sẽ sai bét nhè ngay cả đối với tiếng Việt, chứ không chỉ với tiếng Anh. Ví dụ Võ Văn Vấn sẽ thành Dỏ Dăng Dấng. --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 03:24, ngày 9 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Ủng hộ quan điểm của cậu Việt Long. Thật buồn khi thấy càng ngày càng nhiều người mê ngoại hơn nội. Nhất là lớp giới trẻ ngày nay. Mất gốc hết. Không xài thì dần cũng quên thôi. Tiếng Việt thuần hóa muôn năm!Trongphu (thảo luận) 05:11, ngày 9 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Anh Viet Long nói Nói giọng Nam sẽ sai bét nhè ngay cả đối với tiếng Việt... là chưa đúng. Giọng Nam thuộc về phương ngữ Nam Bộ, họ nói vậy nhưng đại đa số vẫn viết đúng chính tả tiếng Việt. Chưa có văn bản nào công nhận giọng Hà Nội hay giọng Bắc là chuẩn, dù phương ngữ Bắc là cơ sở của chính tả tiếng Việt phổ thông. Anh nói như vậy khác nào bảo người miền Nam nói sai tiếng Việt.
(nhân thành viên Duyệt-phố nhắc đến GS Cao Xuân Hạo, theo quan điểm của GS Hạo thì khi người Nam đọc từ Võ Văn Vấn thì người Bắc sẽ nghe như là Dỏ Dăng Dấng, chứ không phải người Nam nói Võ Văn Vấn sẽ thành Dỏ Dăng Dấng.)
Ngoài ra, trong một bài báo anh dẫn ra ở trên, anh nói đến một tờ báo cổ súy việc dùng tên bính âm đối với người Trung Quốc thay cho tên Hán Việt, sẽ dẫn đến những nhầm lẫn như Lu Xun có thể là Lỗ Tấn, cũng có thể là Lục Tốn. Vậy thì khi phiên âm hết các danh từ Latinh như quan điểm của anh, sẽ khó khăn với các tr/hợp như thành viên Duyệt-phố đưa ra ở trên: Shults, Shultz, Schultze, Shultz, Sholtz sẽ đồng loạt dẫn đến Sun hoặc Sunz. Cũng chính vì chính tả tiếng Anh rắc rối nên mới có chuyện đòi sửa tên Luật sư Lôdơbai thành Lôdơbi như ở đây. Có thể tôi bị nhiễm tư tưởng sính ngoại (dù ít nhiều) mà không biết, nhưng quả thực việc phiên âm hết danh từ riêng nước ngoài gặp nhiều bất cập, chẳng hạn có dùng dấu thanh hay không (người Bắc phiên United thành Y-u-nai-tít thì người Nam sẽ là Y-u-nai-tịt), có gạch ngang hay không, nếu không dùng gạch nối thì viết liền hay viết cách, có dùng các tổ hợp phụ âm không có trong tiếng Việt không, phải hiểu rõ chính tả chung và cách dùng cụ thể của bản ngữ... Tóm lại rất rắc rối mà nhiều công trình nghiên cứu nhưng chưa có câu trả lời thỏa đáng. Tôi nghĩ chính vì vậy mà hiện nay, trên báo chí, ngoài các tờ báo trong hệ thống Đảng (Báo Nhân dân và các báo địa phương), báo Quân đội nhân dân... thì ít phương tiện truyền thông nào dùng cách phiên âm này. Xu thế ngôn ngữ học ngày nay cũng đã khá rõ ràng, chúng ta đều biết. Tất nhiên không thể phủ nhận mọi phương cách sử dụng danh từ riêng nước ngoài trong tiếng Việt đều có ưu và nhược điểm của nó.
--Hungda (thảo luận) 05:35, ngày 9 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tên ông Triều Tiên kia chuyển sang Anh ngữ và chuyển sang hán ngữ hoặc chuyển trực tiếp sang Việt ngữ như đang thảo luận ở trên, vấn đề chỉ nên dừng lại là cách nào đang được dùng phổ biến nhất, vì cả 3 cách đều có cái hay cái dở như nhau cả như chúng ta đã chứng minh ở trên. Khi cả 3 đều sai, thì nên dùng đến cái quy định về tính bách khoa của một đề mục wikipedia mà hành quyết chứ không phải cố chứng minh cách này ít sai hơn cách kia mà làm gì. P/s: mà "sính ngoại" thì đã sao nhỉ hỡi những nhà dân tộc học? majjhimā paṭipadā Diskussion 08:17, ngày 9 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Sính ngoại hay sính nội chỉ là ý thích, quan điểm. Miễn là đừng quá bài bác nhau ("lai căng" >< "cổ lỗ sĩ") vì cách dùng nào cũng có ưu điểm, nhược điểm. Theo cách nào cũng có thể được chấp nhận, miễn là chuẩn xác và đủ "trình" sử dụng đúng cách. Bạn Việt Long có quan điểm của mình và phát biểu có nhiều ý đúng (nhất là ở điểm nhiều người Việt rất sính ngoại nhưng khi thể hiện thì "tiếng Anh búa xua"). Tôi trân trọng những ý kiến đào sâu suy nghĩ và cung cấp kiến thức rộng rãi của bạn Việt Long, bày tỏ một thứ quan điểm tới nơi tới chốn, dù trên thực tế không phương pháp phiên âm nào giải quyết được triệt để mọi yêu cầu.--Vietuy (thảo luận) 08:41, ngày 9 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Vấn đề là ở chỗ, ngôn ngữ không phải là 1 sản phẩm thuần túy của tư duy và suy nghĩ, mà nó thiên về phản xạ hơn. Mà khi đã là phản xạ, thì khó có thể nói lên được 1 cái tư tưởng gì của người sử dụng cả. Kiểu nhận xét như thế là quy chụp 1 cách vội vã. Khi người khác dùng như là 1 thói quen, anh lại ép người ta theo kiểu quan điểm có suy nghĩ của anh, rồi lại quy chụp ngược lại về tư tưởng của họ?. Người sử dụng đến phạm trù "tư tưởng" không phải là những người sử dụng Anh ngữ, mà chính là những người khoái (có chủ đích và tư duy) đưa tất cả mọi thứ trên đời về Việt ngữ. majjhimā paṭipadā Diskussion 09:00, ngày 9 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Thực ra các phân tích của Duyệt-phố, Việt Long sẽ giúp mọi người có cái nhìn thấu đáo hơn, chứ có nhiều phiếu biểu quyết rất cảm tính, nếu phân tích kỹ thì đáng bị gạch bỏ. Dù sao tôi cũng thấy mừng vì chủ đề này có nhiều người quan tâm. Hungda (thảo luận) 09:17, ngày 9 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Ở đây nói về phiên âm, mà bạn nhắc tới phương ngữ thì chuyện nó khác đi. Nhưng tôi cũng muốn phân tích thêm một tí về điều này. Khi ai đó nói rằng phát âm kiểu này đúng, kiểu kia sai thì họ thường lấy chữ viết làm chuẩn ví dụ họ nói phát âm chữ Vấn thành Dzấng (miền Nam) là ”sai”. Nếu lấy chữ viết làm chuẩn thì tất cả các vùng ở Việt Nam đều sai ít hay nhiều. Giọng Bắc phát âm chữ ”sá” thành ”xá”, chữ ”trâu” thành ”châu”, chữ ”ưu” thành ”yêu”, chữ ”rồi” thành ”zồi”.
Nhưng lại nên nhớ là, ngôn ngữ gồm hai phần lời nói và chữ viết. Lời nói ra đời từ hàng ngàn năm trước khi chữ viết ra đời. Chữ viết ra đời để ghi lại lời nói, nếu giả sử nó đúng thì chỉ đúng lúc nó ra đời. Sau đó nó thay đổi thì chữ viết không còn đúng với lời nói nữa. Mà chưa kể khi nó ra đời chưa chắc nó đã đúng.
Vấn đề ”sính ngoại”, đồng ý là sính ngoại, có rất nhiều nước như thế, đối với những nước châu Âu khi ngôn ngữ khá tương đồng với tiếng Anh thì người dân nói tiếng Anh càng dễ dàng (Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển,...) và có một mối đe dọa thực sự với ngôn ngữ nước nhà. Tuy nhiên cách phiên âm tiếng Việt hoặc bất cứ nét văn hóa nào khác nếu không tự sức nó có ”sức quyến rũ” đủ mạnh (về sự tiện dụng, sự thống nhất, sự chính xác,..) thì cuộc chiến còn cam go.Mặt trời đỏ (thảo luận) 11:02, ngày 9 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Please translate

According to Kim Yong-hyun, a professor of North Korean studies at Dongguk University in Seoul, and others, the promotion of Kim Yo-jong and others is a sign that "the Kim Jong-un regime has ended its co-existence with the remnants of the previous Kim Jong-il regime by carrying out a generational replacement in the party’s key elite posts".[1][2]

  1. ^ McCurry, Justin (9 tháng 10 năm 2017). “Meet Kim Yo-jong, the sister who is the brains behind Kim Jong-un's image”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2018.
  2. ^ “Kim Jong-un's sister sits just yards from the tyrant after promotion”. Mail Online. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2018.

Please translate and add to article. Geraldshields11 (thảo luận) 16:54, ngày 8 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời

Nobody in Vietnam cares! --2001:16B8:3153:C900:8DCA:C317:35A9:350E (thảo luận) 19:59, ngày 6 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời