| Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Tôi tạm thời chuyển tên bài này thành tên trước khi có bút chiến xảy ra và không cho phép đổi tên bài đến khi có đồng thuận về tên bài tại đây. Các thành viên tham gia bút chiến đổi bài qua lại đã bị cấm 24 tiếng. NHD (thảo luận) 17:00, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
- Tại sao biểu quyết chưa ngã ngũ, không ai ủng hộ tên Kim Chính Ân thì thành viên DangTungDuong và các thành viên khác lại tự ý đổi tên bài. Đề nghị quay về tên theo chuyển tự Latin Bắc Triều Tiên.113.161.220.14 (thảo luận) 03:48, ngày 21 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
Thông tấn xã xã trung ương Triều Tiên ngày mồng 1 tháng 10 năm 2010 công bố, con trai thứ ba của người lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Chính Nhật, cũng tức là người được ông chỉ định làm người kế tục, tên là Kim Chính Ân. Hihihiha (thảo luận) 15:43, ngày 10 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
- Xin Hi Hi Ha Ha hãy cho hộ 1 cái link coi! (tiếng Bắc Triều TIên cũng được!) Cám ơn bạn nhiều lắm!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 15:45, ngày 10 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
- Các wiki viết hanja tên ông này đều là Kim Chính Ân mà. Bên tiêng Trung thấy có ghi là thường dịch nhầm thành Kim Chính Ngân hay Kim Chính Vân. Bongdentoiac (thảo luận) 07:36, ngày 12 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
- Với cách phiên âm Hán Việt ít dùng như thế này, tôi nghĩ Wiki chúng ta cần đặt sự chính xác lên hàng đầu. Nếu ông ta có chữ Hán là Kim Chính Ân thì hãy để đúng như vậy, đừng đi theo báo chí, đôi khi bao gồm những người dốt ngôn ngữ. Tôi thường xuyên thấy BBC ghi Kim Chính Nhất mà tôi cũng không thể biết cách phiên âm nào lại ra cái chữ này. Tân (thảo luận) 01:18, ngày 17 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
- Xin hỏi vị trên này thế nào là dốt ngôn ngữ. Như ngày xưa dịch giả Trương Vĩnh Ký khi dịch văn bản sang tiếng Việt các tên riêng đều dùng tên Pháp bất kể người đó là người nước nào? Thí dụ như Julius Caesar ông dùng Jules César thì có phải ông nằm trong số những người dốt ngôn ngữ không? Hay như các vị giáo sư soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam cũng rất thường phiên âm tên người nước khác bằng tên của họ trong tiếng Pháp. Họ có phải là người dốt ngôn ngữ không?--RommelA (thảo luận) 10:08, ngày 20 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
"...báo chí, đôi khi bao gồm những người dốt ngôn ngữ" [cần dẫn nguồn]
- @Rommel: Việc anh Tân nói không phải là hoàn toàn không có cơ sở. Theo tôi hóng hớt được từ những ý kiến trên nhiều diễn đàn thì mặt bằng chung của báo chí VN và trình độ phóng viên VN hiện nay không được đánh giá cao nếu không muốn nói là bị chỉ trích rất nhiều. Cái thứ hai, đặt trường hợp báo chí chất lượng tốt và nhà báo tay nghề cao thì dầu sao nghiệp vụ của họ cũng là làm báo chứ không phải là ngôn ngữ học vì vậy không nên đòi hỏi họ phải có kiến thức siêu đẳng về tên gọi và chúng ta cũng không nên lấy tên trên báo chí làm chuẩn đúng nhất. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 02:43, ngày 21 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
- Tôi không hiểu bạn muốn khuyên can tôi hay có ý gì. Tôi lập lại câu hỏi. Liệu việc dùng tên do có ảnh hưởng ngôn ngữ, như ngày xưa Trương Vĩnh Ký và ngày nay là các vị giáo sư soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam chịu ảnh hưởng của tiếng Pháp. Ngày nay các phóng viên chịu ảnh hưởng của tiếng Anh. Nó có phải là cơ sở để cho họ (Trương Vĩnh Ký, giáo sư, phóng viên) bị kết tội là bọn dốt ngôn ngữ không?--RommelA (thảo luận) 05:41, ngày 21 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
- Anh Tân đâu có ý vơ đũa cả nắm vậy ? Anh ấy đang lấy ví dụ về trường hợp phiên thiết Hán Việt (Kim Chính Nhất vs Kim Chính Nhật), tương tự tên mục này (Kim Chính Vân/Ngân/Ân). Rõ ràng anh ấy đã dùng nếu,đôi khi rồi còn j. Bình tĩnh đi bạn! 222.252.117.146 (thảo luận) 05:51, ngày 21 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
- Thật vô lý cho câu thảo luận của Vinhtantran. Ngay cả cơ quan thông tấn chính thức của Triều Tiên cũng dùng Kim Jong Un này. Hóa ra họ dốt ngôn ngữ của chính họ à? Nói như Sholokhov hóa ra Trương Vĩnh Ký cũng là một ông dốt à. Bạn giỏi hơn được ai, cùng lắm bạn sao chép cách Wikipedia tiếng Anh phiên âm ra thôi; cứ bạn có đủ trình độ tự phiên âm tiếng Hàn không mà to tiếng thế.--74.52.75.242 (thảo luận) 05:13, ngày 21 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
- Bạn nhìn lại tựa đề của thảo luận này rồi nói chuyện tiếp nhé. Tân (thảo luận) 08:10, ngày 21 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
@IP, Rommel: Tôi cũng lập lại hai ý của tôi: 1)tình trạng phóng viên "dốt", có nghiệp vụ kém, bài báo chất lượng kém ở VN không phải là của hiếm và có những trường hợp mà bài báo mắc lỗi rất là gây sốc; tin hay không thì tùy, hiện nay việc tìm kiếm thông tin không khó và các bạn cũng chỉ cần bỏ chút thời gian là sẽ thấy được những ý kiến chỉ trích báo chí VN hiện nay. 2) dù là phóng viên tay nghề cao, báo uy tín chất lượng cao thì dầu sao họ cũng là nhà báo chứ không phải là chuyên gia ngôn ngữ học hay nhà tên học, vì vậy chúng ta không nên đòi hỏi họ viết cái tên siêu chính xác và cũng không nên bê cái tên trong báo ra làm chuẩn chính xác nhất được.
Ở đây tôi không nói tất cả các phóng viên là dốt, cũng không nói tất cả những người dùng tên gì ấy là dốt. Đó là tự các bạn tưởng tượng ra. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:26, ngày 21 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
- Bình tĩnh nào, có mỗi cái tên của một viên đại tướng trẻ của Triều Tiên mà cũng tranh luận tới mức quá nóng. Meotrangden (thảo luận) 10:23, ngày 21 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Từ đây tôi nghĩ nên làm 1 cái thảo luận to hơn về vấn đề tên/danh từ riêng của các nhân vật trên báo đảo Triều Tiên luôn. Cố gắng thống nhất với nhau 1 lần đề không lấn cấn về sau. Hình như ngày nào trang của các nhân vật này cũng bị đổi tên và tranh luận với nhau chí chóe cả nên cần giải quyết triệt để vấn đề này.JesperDo (thảo luận) 02:50, ngày 22 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi thấy chủ đề này rường như đã quá nóng nhưng vẫn chưa đến đâu, nếu tiếp tục dù có bầu bán nữa thì nếu có ngả ngũ thì bên thua cũng không phục mà bên thắng cũng không vinh, và quan trọng hơn là chỉ giải quyết được trường hợp này mà không không phải là toàn bộ các bài viết tiếng Triều Tiên hay các ngôn ngữ tương tự sau này. Vì vậy tôi đề nghị 1 phương án như sau để các thành viên xem xét.
- Các bài về chủ đề mà tên nó phổ biến trong tiếng Việt như Kim Chính Nhật, Kim Nhật Thành, etc thì sẽ được đặt theo tên phổ biến.
- Các bài viết nếu không quá phổ biến (thế nào là phổ biến? -vấn đề có thể lại tranh cãi tiếp) thì sẽ do người viết đầu quyết định, các tên phiên âm khác chỉ là đổi hướng về đó.
- Giữ nguyên hiện trạng các tên bài viết hiện nay để tránh tranh cãi tiếp cho đến khi có thêm người am hiểu nó thảo luận tiếp.
Mong các bạn cho ý kiến!--Mannschaft (thảo luận) 14:02, ngày 23 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
- Đang nóng sao tự nhiên nguội lạnh thế này các bạn?--Mannschaft (thảo luận) 12:25, ngày 28 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên không dùng hệ chuyển tự Latin của Hàn Quốc nên chúng ta không nên dùng chữ "Kim Jong-un". Họ dùng hệ chuyển tự McCune–Reischauer nên cách chuyển tự ("Kim Chŏng'ŭn") của Sholokhov là chính xác. Tuy nhiên cách viết này rất khó cho người Việt đọc cũng như tra cứu. Và trong tiếng Triều Tiên, tên "김정은" được đọc và phiên âm sang tiếng Việt thành "Kim Chong Ưn" (ưn = 은 chứ không phải là un = 운). Hơn nữa, phần lớn tên người CHDCND Triều Tiên được đọc sang Tiếng Việt qua tiếng Hán nên tôi nghĩ chúng ta nên dùng tên này (tất nhiên sau khi thảo luận xong tên nào đúng trong các tên Kim Chính Vân - Kim Chính Ngân - Kim Chính Ân).
Hy vọng mọi người giữ bình tĩnh khi thảo luận An Apple of Newton thảo luận 13:57, ngày 28 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Theo tôi tên gọi chính thức của bài viết nên là 1 trong 3 tên gọi Kim Chính Vân hoặc Kim Chính Ngân, Kim Chính Ân (khi đã xác định được chính xác tên gọi tiếng việt), do đây là wiki tiếng Việt và cũng vì trên wiki đã có hai bài với tên gọi Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật. Các tên gọi phiên âm Kim Jong-un hoặc Kim Chŏng'ŭn... có thể dùng trang định hướng và viết cùng với tên gọi theo tiếng Việt ở đầu bài viết. Chuyện tên gọi có gì khó khăn đâu mà không thống nhất được. 222.252.113.31 (thảo luận) 06:55, ngày 29 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
- Nói chung là không dùng cái tên Kim Jong Un làm tên chính của bài. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:14, ngày 29 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
- Hì, cứ phải thêm những câu thế này mới hả dạ à Sho? Dù sao mọi người vẫn đang biểu quyết mà! Hungda (thảo luận) 08:32, ngày 29 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
- 金正恩 (Kim Chính Ân) là tên gọi Hán tự chính thức do Bắc Hàn công bố ngày mồng 1 tháng 10 năm 2010.[cần dẫn nguồn] Trước đó do không rõ nên giới truyền thông đã phỏng đoán mà lần lượt dịch sai thành Kim Chính Vân và Kim Chính Ngân.Hihihiha (thảo luận) 06:45, ngày 2 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi không hiểu sao ý kiến bỏ phiếu của tôi không được chấp nhận, nếu xét thời điểm bắt đầu bỏ phiếu thì thành viên bỏ phiếu phải đủ 100 sửa đổi, vậy thì thời hạn dành cho một cuộc bỏ phiếu hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì. Cho dù gì đi nữa, bây giờ thì tôi cũng đã hiểu vì sao wikipedia càng lúc càng vắng vẻ, Việt hóa ngôn ngữ wikipedia nhưng đừng có đem luôn tính thiếu dân chủ đặc trưng khi tranh luận của người Việt vào wikipedia. Đường trần đâu có gì... (thảo luận) 08:32, ngày 3 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Lấy tên "Kim Jong-un" làm tên bài. Xem
#Tổng kết.
Hình như đang có một sự tranh luận về tên bài, và liên tục bị thay đổi 2 ngày nay ? Trước đây đã có 1 sự biều quyết và tên Kim Jong-un đã được chọn với đa số phiếu (8 phiếu) nhưng tên bài vẫn cứ là Kim Chŏng'ŭn. Nay, với tình thế mới, tôi nghĩ nên làm cuộc bỏ phiếu trở lại để thống nhất tên bài:
- Chú ý
-
- Xem thảo luận phía trên.
- Thành viên bỏ phiếu phải đăng ký trước ngày 26/11/2011 và có ít nhất 100 sửa đổi trước ngày 26 tháng 12 năm 2011
- Cuộc bỏ phiếu kéo dài 2 tuần. Đến hết ngày 10/01/2012
Kim Chŏng'ŭn
- Đồng ý
# Đồng ý Thiết nghĩ tên riêng thì viết theo cá-nhân đó. Kim Chính Ân là nhân-vật mới xuất-hiện trên chính-trường nên không cần phiên-âm qua chữ Hán, khác gì bỗng-nhiên gọi Hussein là "Hồ Sâm", Putin là "Phổ Kinh". Trường-hợp tiếng Hàn có mấy cách phiên-âm thì ta cũng chấp-nhận được mấy dạng tương-tự như Kim Chŏng'ŭn hay Kim Jong Un đều được, cũng như Gaddafi, Gadhafi, hay Qaddafi đều là một cả như không thể có "Tạp Đạt Phi".Duyệt-phố (thảo luận) 06:03, ngày 27 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) sử dụng Kim Jong Un [1]. CNBH (thảo luận) 14:48, ngày 28 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
Kim Chong-un
Với tình hình hiện nay thì chắc tiếng Việt thuần hóa đã bị thua thế nhưng mà mình đã có một ý kiến mới muốn vừa đọc theo đúng âm tên của họ vừa giữ được tiếng Việt thuần hóa thì nên viết cách này. Cách này người Việt khi nghe họ có thể hiểu, đọc và viết được. Ở trong tiếng Việt xin lưu ý không có xài chữ cái J. Nếu không dùng Kim Chính Ân thì cách này vẫn là tiếng Việt thuần hóa hơn cái tên Kim Jong-un nhiều. Theo mình cách này là ổn thỏa đôi đàng. Xin mời mọi người hãy giữ lấy truyền thống tiếng Việt ngàn đời này, đã đang bị mòn dần cho ảnh hưởng trên thế giới. Tiếng Việt muôn năm!Trongphu (thảo luận) 09:25, ngày 1 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Nếu đã Việt hóa thì Việt hóa hết và như vậy 김정은 phải viết thành Kim Chong ưn (ㅜ = u và ㅡ = ư). Do đó cách viết này không chính xác. An Apple of Newton thảo luận 11:09, ngày 1 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Đồng ý
- Đồng ý Mình đồng ý với cái này và Kim Chính Ân. Một trong hai, cái nào cũng được.Trongphu (thảo luận) 09:25, ngày 1 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Mỗi người chỉ bỏ một phiếu duy nhất thôi chứ bạn. CNBH (thảo luận) 05:25, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Có luật nào cấm được bỏ hơn một phiếu à?Trongphu (thảo luận) 19:52, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Wikipedia:Biểu quyết, bạn phải chọn lấy 1 trong 2 lựa chọn, ở đây là chọn 1 trong nhiều lựa chọn. CNBH (thảo luận) 21:51, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Mời bạn nhìn lại vấn đề. Cái đó là biểu quyết thuận/chống/trắng. Chỉ được chọn một trong ba cái. Như mình ở nói cuộc biểu quyết này khác so với cuộc biểu quyết thường. Chưa có quy định cụ thể nào về vụ này. Xin hỏi đây có phải là cuộc biểu quyết đơn thuần là thuận/chống/trắng không? Nếu không thì không áp dụng được. Nếu thích mời bạn hỏi ý kiến cộng đồng rồi đặt ra quy định mới. Còn nếu muốn áp dụng nội dung cũ vô đây thì. Ví dụ: Trong Kim Chong un, mình chọn phiếu thuận = 1 sự lựa chọn trong ba cái = không phạm luật. Còn ở phần Kim Jong-un, mình bỏ phiếu chống = 1 sự lựa chọn trong ba cái = không phạm luật. Bạn hãy nhìn rõ tùy theo cách biểu quyết mà áp dụng.Trongphu (thảo luận) 06:41, ngày 4 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Trong đó nó còn nói rõ nữa là: "Trong một cuộc biểu quyết có hình thức thuận/chống/trắng để chọn lấy 1 trong 2 lựa chọn". Đây không phải là cuộc biểu quyết theo hình thức thuận/chống/trắng nên không áp dụng được.Trongphu (thảo luận) 06:44, ngày 4 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Bó phiếu khác thảo luận ở chỗ chỉ được chọn một phương án. CNBH (thảo luận) 07:00, ngày 4 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Chưa có quy định cụ thể về vụ này. Mời bạn chỉ ra quy định cụ thể? Và Bó phiếu khác thảo luận ở chỗ chỉ được chọn một phương án.? Quy định này ở đâu vậy?Trongphu (thảo luận) 07:10, ngày 4 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Thôi không cãi nhau nữa, cãi hoài cũng vậy thôi, vô ích. Đã bất đồng quan điểm rồi mà. Bây giờ nếu muốn mời bạn đặt ra một cuộc biểu quyết ở trang wikipedia:thảo luận để bầu về vụ này xem ý kiến cộng đồng ra sao. Rồi viết thành quy định wikipedia luôn để mai mốt khỏi bàn cãi chi cho mệt. Chưa có quy định mà bạn định áp chế cách của bạn lên mọi người là sao?Trongphu (thảo luận) 07:20, ngày 4 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Vậy theo bạn đi bầu tổng thống chẳng hạn thì ta có thể bỏ cho cả mấy ông? CNBH (thảo luận) 07:26, ngày 4 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Mỗi trường hợp khác nhau chứ bạn làm sao đánh đồng với nhau được? Mà dĩ nhiên kết quả của cuộc bỏ phiếu chỉ duy nhất một phương án được chọn nhưng người bầu đều có thể phản ánh quan điểm của họ lên tất cả những gì họ muốn. Cái này là giới hạn quyền tự do con người.Trongphu (thảo luận) 07:56, ngày 4 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Kim Chong Ưn
- Đồng ý
- Đồng ý Tên phiên âm chính xác từ tên tiếng Hàn 김정은 sang tiếng Việt --Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 08:21, ngày 1 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Ủa sao cái này giống như cái ý kiến của mình bên dưới quá vậy?:D! Hai chữ o thấy hơi kì. Cộng với người ta đọc là Un không à, có ai đọc là Ưn đâu? Bạn bỏ chữ o ra đi rồi xuống bỏ phiếu ủng hộ mình luôn. Mình với bạn đang chung đường mà.Trongphu (thảo luận) 09:29, ngày 1 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Chữ "Ưn" là chính xác. Nhưng 2 chữ "oo" thì hơi lạ! An Apple of Newton thảo luận 12:22, ngày 1 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Đúng vậy, mình gõ thừa một chữ o --Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 13:06, ngày 1 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Đồng ý Có lẽ đây là tên ít gây tranh cãi nhất trong những tên đưa ra. An Apple of Newton thảo luận 14:45, ngày 1 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Chúng ta không dùng phiên âm cách đọc như vậy chứ nhỉ. Tôi thấy trên TV toàn đọc là Châng mà, vậy thì chữ thứ 3 dùng phiên âm cách đọc tiếng Việt còn chữ thứ hai lại để phiên âm Latinh. Phương án này quả là không ổn.CNBH (thảo luận) 01:15, ngày 2 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Đồng ý 김정은 phiên âm sang tiếng Việt là Kim Chong Ưn. --adj (thảo luận) 02:47, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Tôi thì hay đọc là Kim Chơng Ưn:D--adj (thảo luận) 02:47, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Chữ o ㅓ bị người Seoul đọc chệch thành ơ hay â, sai chuẩn phát âm, bạn nào học tiếng Hàn thì biết. --Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 02:55, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Tôi thì trước được dạy đọc là "ơ", nghe bạn nói tôi lại đâm hoang mang:)--adj (thảo luận) 03:08, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC) Ủng hộTrả lời
- Đồng ý Kim Châng Ưn hay Kim Chính Ân đều được miễn là không phải kiểu viết nguyên dạng ngoại văn. 1 + 2 x 8 (thảo luận) 04:28, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Mỗi người chỉ bỏ một phiếu thôi bạn ơi. CNBH (thảo luận) 05:24, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Bỏ bao nhiêu phiếu là tùy mỗi người. Chả lẽ không có quyền đồng ý hơn một sự lựa chọn? Cái này không giống như biểu quyết xóa bài, một là xóa hai là giữ. Cái này có nhiều sự lựa chọn hơn.Trongphu (thảo luận) 19:48, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Đồng ý Ủng hộ cách này luôn.Trongphu (thảo luận) 20:03, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Đồng ý --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 18:47, ngày 8 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Chữ Ưn và chữ Un là hay chữ có cách đọc khác nhau. Ví dụ ở trên truyền hình khi nghe tên đó đọc thì cách viết tương tự với cách đọc là Un chứ không phải là Ưn.Trongphu (thảo luận) 05:50, ngày 2 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Bạn có thể nghe phát âm Bảng chữ cái tiếng Hàn do người Hàn nói ở đây. Phần đọc nguyên âm từ phút 6:giây 10. Trong tên Kim Chong Ưn 김정은, tiếng thứ ba, chữ ㅡ đọc là ư chứ không phải đọc u, u là chữ ㅜ. Bạn có thể tham khảo thêm sách của tác giả Lê Huy Khoa. --Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 02:12, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Tôi không rõ về tiếng Triều Tiên như qua tra cứu chữ cái "ㅓ" đọc theo phiên âm quốc tế là "ʌ" và nó tương đương nhất với âm "â" trong tiếng Việt, như vậy thì đọc là Châng mới gần nhất với âm gốc, en:Korean phonology, en:Vietnamese phonology. Phương án này không ổn do một chữ thì để nguyên, một chữ thì lại phiên theo cách đọc tiếng Việt. CNBH (thảo luận) 02:44, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Và tôi phản đối việc dùng phiên âm theo cách đọc tiếng Việt để làm tên chính cho các bài viết. Không có chuẩn cho việc phiên âm này và hơn nữa là gần như chẳng ở đâu dùng nó cả. CNBH (thảo luận) 02:52, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Chữ ㅓ khi phiên âm thì thành chữ [ə] (tôi ghi lại theo sách dạy tiếng Hàn Quốc - về Bắc Triều Tiên thì tôi không rõ)--adj (thảo luận) 03:08, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Nếu là [ə], thì cũng tương đương duy nhất với âm "â" trong tiếng Việt và Wikipedia sử dụng âm này. Chữ "â" của tiếng Việt tùy nguồn có thể phiên âm quốc tế thành [ə], [ʌ] hoặc [ɜ]. en:Vietnamese phonologyCNBH (thảo luận) 03:24, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
@CNBH: Báo chí chính thống ở Việt Nam vẫn còn Quân đội nhân dân, Nhân dân và Hà Nội mới sử dụng lối phiên âm theo kiểu dịch âm một cách phổ biến từ thời kỳ kháng chiến cho tới tận ngày nayChẳng hạn như:
Báo chí Đông Bắc Á người ta cũng với tên gọi nước ngoài họ cũng phiên âm bằng cách dịch âm hoặc dịch nghĩa. Tất cả các láng giềng của Việt Nam (Lào, Trung Quốc, Campuchia) đều vậy.
1 + 2 x 8 (thảo luận) 04:25, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Vì trong bảng chữ cái của họ không có đủ các âm và do các lý do nội tại trong ngôn ngữ của họ. Và quan trọng là họ có chuẩn phiên âm dạng đó. CNBH (thảo luận) 05:21, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Lưu ý với thành viên 1 + 2 x 8 là trên Quân đội nhân dân, Nhân dân và Hà Nội mới... họ cũng phiên âm tên CLB Chelsea là Chen-xi chẳng hạn. Các tờ báo này có nguyên tắc của họ và nguyên tắc đó có tính hệ thống. Vi.wiki cũng có nguyên tắc riêng, chúng ta đang thảo luận về một trường hợp cụ thể nhưng không được bỏ qua tính hệ thống của bách khoa thư này. Hungda (thảo luận) 04:38, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Tôi nói là "gần như" mà, VN có mấy trăm tờ báo mà chỉ có vài tờ dùng và cũng không thống nhất. Và các tờ báo có tính ảnh hưởng trên mạng thì chẳng bao giờ dùng.--CNBH (thảo luận) 05:21, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- @Hunda: Hệ thống của bách khoa thư này ai đặt ra vậy bạn? Đây là bách khoa toàn thư tiếng Việt vậy mà không xài tiếng Việt mà cứ xài tiếng nước ngoài là sao? Không cần biết nó phổ biến hay không, cái nào là phản tiếng Việt!
- @CNBN: Theo mình câu này không trung lập "các tờ báo có tính ảnh hưởng trên mạng thì chẳng bao giờ dùng." Bạn lấy gì mà nói mấy tờ báo nổi tiếng không dùng phiên âm tiếng Việt?Trongphu (thảo luận) 19:56, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Cậu có thể tự nhận ra, chỉ có vài tờ dùng phiên âm kiểu đọc này là Nhân dân, Quân đội Nhân dân và Hà Nội Mới. Wikipedia cần đặt tên theo độ phổ biến, những tờ báo này có có tính ảnh hưởng trên mạng thế nào thì cậu hãy thử kiểm tra xem thứ hạng truy cập của nó là bao nhiêu. CNBH (thảo luận) 21:57, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Wikipedia cũng cần phải giữ lấy nguồn gốc của ngôn ngữ tiếng Việt. Đây là Wikipedia tiếng Việt chứ không phải wikipedia nước ngoài.Trongphu (thảo luận) 23:26, ngày 4 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Và xin hỏi future head. Bây giờ không nói tới các chữ cái riêng lẻ. Bây giờ ví dụ nếu một hãng thông tấn nào ở bên Hàn Quốc đọc cái tên này "김정은" vậy thì nếu người Việt Nam chúng ta nghe được thì viết theo kiểu, "nghe sao viết vậy" thì viết thành Kim Chong Ưn hay Kim Chong Un?Trongphu (thảo luận) 20:09, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Viết lại được hay không là do người nghe chứ đâu phải do người nói? Sao lại có luận điệu "tên nào đọc lên mà người nghe viết lại được" ở đây? PRENN (tl) 06:58, ngày 4 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Bạn hiểu nhầm ý mình rồi. Ở đây có phải là bắt "tên nào đọc lên mà người nghe viết lại được" đâu? Đúng viết lại đuợc không là tùy vào người nào có nghe được hay không. Nhưng câu hỏi mình là như vầy: Ví dụ mình nói chữ Hồ Chí Minh thì người ta viết thành Hồ Chí Minh đúng không? Vậy nếu người Hàn Quốc họ nói chữ "김정은" thì viết theo tiếng Việt của kiểu "nghe sao viết vậy" thì là Kim Chong Ưn hay Kim Chong Un?Trongphu (thảo luận) 08:01, ngày 4 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Ui, nhầm đề mục.:)) PRENN (tl) 09:31, ngày 4 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Ý kiến
- Ý kiến Nếu nói là phiên âm sát với tiếng Việt thì Kim Chong Ưn không đúng, không phải đọc là Chong mà là Choong. Giống như từ "cái xong" và "cái xoong" vậy. Hơn nữa, phiên âm chữ Ch cũng chưa chính xác, vì nếu đã dùng ch cho chữ ᄌ thì phiên âm của ᄎ ứng với chữ nào trong tiếng Việt đây? Thiết nghĩ hệ thống phiên âm này chưa đồng bộ, không nên đưa vào sử dụng. Cho tới khi nó được hoàn thiện, nên dùng một bộ phiên âm thông dụng nhất. ~ Violet (talk) ~ 03:37, ngày 5 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Như câu hỏi của mình ở trên thì cái tên "김정은" nếu được người Hàn Quốc đọc và một người Việt Nam khác viết theo kiểu "nghe sao viết vậy" thì viết ra làm sao? Đó mới là phiên âm đúng nhất.Trongphu (thảo luận) 21:27, ngày 5 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Người Việt Nam đó không thể viết được, vì trong tiếng Hàn (hay bất cứ tiếng nào khác) sẽ có những âm mà tiếng Việt không có. Giống như bạn gì vừa nêu, chẳng hạn ᄌ cũng không đồng nhất với ch trong tiếng Việt khi mà người Hàn phiên âm cho người nói tiếng Anh họ phiên âm thành J. Mặt trời đỏ (thảo luận) 22:54, ngày 5 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Theo mình thì chữ J và ch = có âm điệu, tiếng giống nhau mà. Giống như người Mỹ nói Jong sẽ giống như người Việt Nam nói Chong. Không cần đồng nhất hoàn toàn, giống na ná là được rồi. Nếu nói như vậy thì cũng chả có phiên âm nào giống hoàn toàn vì giới hạn về âm ngữ. Nhưng tiếng Việt thuần hóa vẫn hơn.Trongphu (thảo luận) 21:46, ngày 6 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- @ Mặt trời đỏ. Trong tiếng Triều Tiên có những cặp phụ âm gần giống nhau (không có âm bật và có âm bật, unaspirated and aspirated consonants): ㄱ/ㅋ, ㄷ/ㅌ, ㅂ/ㅍ, và ㅈ/ㅊ. Chúng được phát âm lần lượt giữa k và g, giữa t và d, giữa p và b, và giữa ch và j (xem Korean Consonants 1.mp4). Trong hệ phiên McCune–Reischauer, chúng thg được phiên là k/k', t/t', p/p', ch/ch'. Cách này dễ bị nhầm, có khi do không thuận tiện khi đánh dấu ' nên người ta bỏ qua, khiến chúng đồng nhất với nhau, nên trong các cải cách về sau, người ta thường dùng g thay cho k, còn k dùng thay cho k',..., do đó ㅈ = j, ㅊ = ch để dễ phân biệt chứ không phải ㅈ đọc giống j hơn giống ch.— thảo luận quên ký tên này là của VietLong (thảo luận • đóng góp).
Ờ mà thắc mắc của mình vẫn chưa được làm rõ. Chữ "김정은" viết theo kiểu tiếng Việt "đọc sao viết vậy" là Kim Chong Ư hay là Kim Chong U?Trongphu (thảo luận) 05:17, ngày 9 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Kim Chính Ân
- Đồng ý
- Đồng ý. Nếu phiên âm Hán-Việt là đúng thì nên chọn tên này, dễ đọc, dễ nhớ. Wikipedia tiếng Việt nên chọn ưu tiên âm tiếng Việt làm từ ngữ chính. --Langtucodoc (thảo luận) 02:41, ngày 26 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Đồng ý. Đồng ý nên xài tên dễ đọc dễ nhớ, theo kiểu người VN. Kim Chŏng'ŭn ai đọc được?Trongphu (thảo luận) 02:46, ngày 26 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Đồng ý với Trongphu. Không những đọc không được mà viết cũng không được (tình trạng này tương tự như tên của mấy ông bắc âu, có mấy chữ bó tay không thể đọc và viết được, giống như chữ o mà có một gạch xiên ở giữa bụng, rồi chữ o có 2 dấu chấm trên đầu...)--Huy Phương (thảo luận) 01:51, ngày 27 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Đồng ý. Tên phiên âm tiếng Hán có lẽ sẽ là tên hợp lý nhất. Nếu để Kim Chŏng'ŭn thì hơi kỳ lạ, thậm chí là lố bịch khi không có báo nào ở Việt Nam dùng tên này. Tên Kim Jong-un chỉ là lựa chọn thứ hai, do wikipedia tiếng Việt đã chọn tiếng Hán phiên âm (như với tên các nhân vật, diễn viên Trung Quốc và Hàn Quốc hay một số vị vua Nhật Bản). Nếu chọn Kim Jong-un thì nên thay đổi tên của Kim Jong-il và Kim Il-sung luôn (hầu hết tên của Hàn tại wikipedia, ví dụ như Lee Min Ho đều phiên âm từ tiếng quốc tế). Thân --DangTungDuong (thảo luận)
- Xin lỗi, Wikipedia tiếng Việt chỉ phiên Hán Việt đối với tên các nhân vật lịch sử Triều Tiên, còn tên người Triều Tiên hiện đại đều dùng phiên âm. Người này chỉ được biết đến trong vài năm trở lại đây. CNBH (thảo luận)
- Một chính khách Trung Quốc mới tinh sang Việt Nam cũng được gọi Hán Việt chứ không dùng bính âm, người đó còn được biết đến sau cả Kim Chính Ân.--Vietuy (thảo luận) 02:12, ngày 27 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Nhưng đó là người TQ, còn đây là người Triều Tiên. CNBH (thảo luận) 13:03, ngày 27 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Đồng ý Thuần việt, dễ nhớ, dễ viết, nếu chắc ăn thì bên cạnh tên Hán Việt có thể mở ngoặc thêm tên phiên âm tiếng Anh--Huy Phương (thảo luận) 01:51, ngày 27 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Đó là điều chắc chắn, ở đây chỉ thảo luận về tên chính của bài, chứ trong bài có ghi những tên khác và có các trang chuyển hướng để giúp việc tra cứu dễ dàng cho người đọc --Langtucodoc (thảo luận) 02:41, ngày 27 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Tên chính của bài nên là tên được sử dụng rộng rãi. Thử hỏi không đọc được thì làm sao mà sử dụng được? Ví dụ trên thời sự khi nhắc tới ông này thì người ta sẽ nói Kim Chính Ân chứ tên kia ai biết cách đọc, mà đọc cũng chả ai hiểu. Nên sử dụng cách thông dụng nhất thành tên chính của bài.Trongphu (thảo luận) 19:23, ngày 28 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Nếu nói về rộng rãi thì trong tiếng Việt, Kim Jong-un được sử dụng rộng rãi hơn rất nhiều bạn à. CNBH (thảo luận) 22:53, ngày 28 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Mình thấy tên đó không được thuần Việt lắm. Người Việt nên dùng tiếng Việt bất cứ khi nào có thể.Trongphu (thảo luận) 22:49, ngày 29 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Sao lại đòi hỏi một cái tên Triều Tiên phải thuần Việt? Hơn nữa cái tên Kim Chính Ân là Hán-Việt đấy chứ, cho dù nó là dịch âm hay dịch nghĩa chăng nữa. Tôi đề nghị loại phiếu của Huy Phương. Hungda (thảo luận) 04:41, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Tại sao lại có phải nhái theo tên nước ngoài? Người Việt mà không dùng tiếng Việt thì tiếng Việt để trưng chắc? Cái tên Hán Việt còn nghe thuần Việt hơn cái tiếng nước ngoài kia, kim jong un kia.Trongphu (thảo luận) 20:41, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Đồng ý Nhất trí vì dễ nhớ, dễ viết. Không lý gì ông nội thì gọi Kim Nhật Thành, cha thì Kim Chính Nhật mà con lại là Kim Chŏng'ŭn. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đương chức cũng vẫn được phiên âm Hán Việt chứ không gọi bính âm.--Vietuy (thảo luận) 02:12, ngày 27 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Đồng ý Đồng ý để chữ Hán - Việt rất dễ nhớ, dễ viết so với như là Kim Chŏng'ŭn thì thật là khó viết và cũng rất khó nhớ. --Генеральная Hoàng Văn Thái (обсуждение) 03:09, ngày 27 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Đồng ý Nếu không dùng Kim Chŏng'ŭn (vì ít phổ biến và khó viết) thì nên để Hán Việt. Các nhân vật lịch sử Triều Tiên cũng để theo cách này. Bongdentoiac (thảo luận) 05:01, ngày 27 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Đồng ý Dễ nhớ, dễ đọc. Với các cách viết khác thì đã có công cụ định hướng giúp chuyển tới bài phù hợp, không có khó khăn gì trong tra cứu. 1 + 2 x 8 (thảo luận) 09:26, ngày 31 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Đồng ý Lý do là người Hàn khi đặt tên cũng lấy từ từ gốc Hán, do đó đây không phải là phiên âm lòng vòng mà là phiên âm từ gốc. Các phiên âm kiểu tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Latin mới chính là phiên âm lòng vòng. Lưu ý ở Hàn Quốc chữ Hán vẫn còn được dùng trong các chú thích một cách chính thức. Ngoài ra, phiên âm kiểu này nghĩa vẫn giữ được. Mặt trời đỏ (thảo luận) 17:43, ngày 9 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Ý kiến
- Ý kiến Nếu chọn tên phiên âm thì nên chọn tên phiên âm trực tiếp từ tiếng Hàn Quốc tên tiếng Việt là Kim Choong Ưn chứ không nên phiên âm sang tiếng Tàu rồi lại phiên âm tiếp từ tên Tàu sang tiếng Việt. Đường đi càng vòng vèo thì sai sót càng lớn. --Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 08:26, ngày 1 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Ở đây chỉ bỏ phiếu chọn theo những tên gọi đã được nêu ra, không có lựa chọn "phản đối".--Happy New Year!!! 07:31, ngày 4 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Kim Jong-un
- Đồng ý
- Đồng ý. Tên người Triều Tiên/Hàn Quốc hiện nay không được phiên theo Hán-Việt. Phiên âm theo McCune-Reischauer thì chẳng mấy nơi sử dụng và cả Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cũng không dùng [2]. CNBH (thảo luận) 08:47, ngày 26 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Đồng ý. Theo nguyên tắc thông dụng.Quangbao (thảo luận) 15:47, ngày 26 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Đồng ý. Theo các văn bản hành chính và báo chí thường dùng. Đồng ý với CNBH, Wikipedia tiếng Việt chỉ phiên Hán Việt đối với tên các nhân vật lịch sử Triều Tiên, còn tên người Triều Tiên hiện đại đều dùng phiên âm. Lê Thy (thảo luận) 00:27, ngày 27 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Đồng ý Đồng ý với CNBH và Lê Thy. Trên báo thuờng thấy dùng tên này hơn "Kim Chính Ân" hay "Kim Chŏng'ŭn". PRENN (tl) 01:07, ngày 27 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Đồng ý Ưu tiên tên phổ biến. ~ Violet (talk) ~ 11:53, ngày 27 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Đồng ý Tên này phổ biến và nhìn vào cảm thấy dễ đọc hơn là Kim Chŏng'ŭn. Không chọn tên Kim Nhật Thành, cách gọi bằng phiên âm Hán Việt vốn đã có nhiều bất cập. Khyem (thảo luận) 15:43, ngày 27 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Đồng ý Tên người Triều Tiên hiện đại thì không dùng phiên âm Hán-Việt.--Tranletuhan (thảo luận) 04:17, ngày 28 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Đồng ý Viết tên riêng theo cách viết bản-quốc, trong tường-hợp này theo KCNA của Bắc Hàn. Duyệt-phố (thảo luận) 04:08, ngày 29 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Đồng ý Tên được dùng phổ biến trong sách báo tiếng Việt. Hungda (thảo luận) 05:55, ngày 29 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Đồng ý Nếu Kim Chŏng'ŭn không được thì tôi ủng hộ phương án này. Nên phiên âm theo đúng tên của họ, còn nếu đã chuyển qua Hán - Việt thì dịch tên xem tiếng Hàn nó có nghĩa gì rồi chuyển âm sang, chứ trọ trọe kiểu Kim Chính Ân vừa ít sát phiên âm tên gốc, vừa chẳng mang lại cái nghĩa gì cả, sờ sợ kiểu Nã Phá Luân nghe cứ như bắn phá lòng vòng kinh hãi lắm:D. majjhimā paṭipadā Diskussion 04:58, ngày 30 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Nếu theo báo thì chắc Moskva cũng phải chuyển thành Moscow rồi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:03, ngày 31 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Nếu là Mạc Tư Khoa thì tớ sẽ phản đối cậu ạ, đấy mới là ý của tớ. Happy Nuyear 00:06 1/1/2012:D majjhimā paṭipadā Diskussion 17:06, ngày 31 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Nã Phá Luân chỉ là thuần tuý dịch âm, Kim Chính Ân là dịch nghĩa, hai từ đó khác nhau về kiểu phiên dịch. Người Trung Quốc khi dịch âm họ dựa trên cách đọc của tên gọi, chọn lấy những chữ Hán có âm đọc giống hoặc gần giống để ghi lại. Với những từ này khi dịch sang tiếng Việt nếu không biết tên gọi gốc thì nên dịch âm theo cách đọc của người Trung Quốc đương thời, nhưng một số người lại đọc theo âm Hán Việt. Âm Hán Việt thì lại dựa trên tiếng Hán thời Đường là chủ yếu, người Trung Quốc khi dịch đâu có căn cứ vào tiếng Hán thời Đường nên phát sinh chuyện tên dịch đọc bằng tiếng Hán hiện đại thì khá gần với tên gọi trong bản ngữ nhưng đọc bằng âm Hán Việt thì khác xa. Ông họ Kim này trng tên gọi toàn là các từ gốc Hán chứ không phải tiếng Triều Tiên. Vì từ gốc Hán đông âm dị nghĩa trong tiếng Triều Tiên rất nhiều nên lúc đầu giới truyền thông phải mò mẫm xem tên ông ta viết bằng chữ Hán là gì. Sau đấy đương cục Triều Tiên mới chính thức công bố là 金正恩 (Kim Chính Ân). 1 + 2 x 8 (thảo luận) 01:55, ngày 1 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Đồng ý Dễ hiểu, tên phổ biến hơn TpDk26 (thảo luận) 01:11, ngày 1 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Dễ hiểu gì bạn? Tên này bạn nói với người Việt thì họ biết cách viết không? Trong tiếng Việt không có xài chữ J bạn à. Tên này không dễ hiểu gì hết.Trongphu (thảo luận) 09:37, ngày 1 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Chữ J không có trong bảng chữ cái tiếng Việt nhưng được sử dụng rất nhiều trong tiếng Việt hiện đại. Ví dụ hiện nay trong tiếng Việt dùng rất phổ biến tên Jamaica, trong khi ít người dùng Giamaica hoặc Gia-mai-ca. Ngay trên vi.wiki, 2 cái tên về sau cũng không xuất hiện. Hungda (thảo luận) 17:17, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Viết lại được hay không là do người nghe, không phải do người nói. Do đó ý kiến "tên nào đọc lên mà người nghe viết lại được" ở đây có vẻ bất hợp lý? PRENN (tl) 09:31, ngày 4 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Bởi vậy nên sử dụng tên nào đọc được, viết được, nghe được cho người Việt Nam. Không có gì là bất hợp lí cả, quan điểm của mình là cách nào dễ nhất cho người Việt Nam thì xài cách đó. Cách nào thuần Việt nhất thì xài cách đó. Tiếng Việt thuần hóa muôn năm!Trongphu (thảo luận) 23:44, ngày 7 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Đồng ý Các trang web hay dùng tên gọi này, tôi thấy đa số cũng đã quen tên gọi này. Đồng thời tên gọi này dễ viết hơn so với cách viết Chŏng'ŭn. Milk Coffee (thảo luận) 06:15, ngày 1 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Ý kiến
- Ủa mà sao bố của Kim Chính Ân đều dùng chữ Hán Việt hết mà Kim Chính Nhật, Kim Nhật Thành. Sao đến đời cháu lại đổi thành tên Kim Jong-un?Trongphu (thảo luận) 19:28, ngày 28 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Cũng giống như ở Nhật Bản chỉ có núi Phú Sĩ hay tại BTT chỉ có duy nhất Bình Nhưỡng được là gọi theo Hán Việt. Thói quen sử dụng ngôn ngữ luôn thay đổi. Hiện tại ở Việt Nam, tên người Triều Tiên hiện đại nói chung và nhân vật này nói riêng không hoặc rất ít được phiên theo H-V, còn ở hải ngoại, đại đa số cũng dùng phiên âm latinh. CNBH (thảo luận) 22:53, ngày 28 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- @Trongphu: Cái này chính là một ví dụ phản ảnh sự phát triển của tiếng Việt đấy bạn à: Mỗi thời kì chúng ta có quan điểm khác nhau về việc dùng danh từ riêng nước ngoài. Cũng giống như tuyệt đại đa số người dùng tiếng Việt sử dụng nước Pháp để chỉ France trong khi đa số dùng Afghanistan hoặc Apganistan mà không dùng A Phú Hãn. Không thể đòi hỏi mọi danh từ riêng nước ngoài phải ở dạng Hán Việt, đó sẽ là một bước lùi của lịch sử tiếng Việt. Hungda (thảo luận) 12:36, ngày 4 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Nếu sửa tên bài này thành Kim Jong-un thì nên lập thảo luận để đổi luôn tên Kim Nhật Thành lại Kim Il-sung và Kim Chính Nhật thành Kim Jong-il =.= DangTungDuong (thảo luận).
- Mỗi thời kỳ mỗi khác chứ DangTungDuong. Việc sử dụng tên thông dụng là rất cần thiết. CNBH (thảo luận) 02:16, ngày 29 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Cần phải thống nhất bạn à. Một là đổi hết chứ cái này cái nọ nhìn ra cái gì? Mình thấy tên Hán Việt dễ đọc dễ nhất, thông dụng, dễ xài nên được áp dụng cho tất cả.Trongphu (thảo luận) 22:48, ngày 29 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Nhưng theo như vậy thì sao ta lại gọi vua Nhật tên là Hirohito (裕仁) mà không là Dụ Nhân? Akihito (明仁) mà không là Minh Nhân? Duyệt-phố (thảo luận) 01:02, ngày 30 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Thì chúng ta nên đổi để tiến đến một tiếng Việt thuần hóa hơn và để giúp người đọc dễ đọc dễ nhớ. Thời nay đơn giản là vì ít người viết cách thông dịch qua tiếng Hán Việt nên lười gọi đại bằng tiếng bản địa cho xong. Tiếng Việt thuần hóa muôn năm!Trongphu (thảo luận) 05:21, ngày 30 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Trongphu nên suy nghĩ kỹ các thảo luận của CNBH và bác Duyệt-phố. Tiếng Việt ngày nay khác với 50 năm trước. 50 năm trước sách báo tiếng Việt hoàn toàn dùng Kim Nhật Thành, đến đời tiếp theo thì có nơi dùng Kim Châng In, có nơi dùng Kim Chính Nhật. Hiện tại trên sách báo, cái tên Kim Chính Ân rất rất ít phổ biến, hầu như chỉ dùng Kim Jong-un. Wiki không thực hiện nhiệm vụ cách mạng nào, nó chỉ phản ảnh thực tế ngôn ngữ mà thôi. Tiếng Việt là ngôn ngữ, nó không phải là một loài thú hoang để Trongphu hy vọng thuần hóa. Hungda (thảo luận)
Sao không thuần hoá được? Có công mài sắt có ngày nên kim mà? Đào núi lắp biển quyết chiến cũng nên. Như mình đã nói lý do ở trên tại sao bây giờ ít thấy tiếng Hán Việt do thế hệ bây giờ "rất ít" người Việt biết tiếng Hán Việt. Báo chí giờ toàn thế hệ trẻ cho nên có biết đâu mà xài. Mà cần với nhắc cho các cậu biết là Kim Jong-un đâu phải là cách viết chính thống của Hàn Quốc. Cái này mới là chính thống nè 김정은. Nói muốn gọi theo đúng cách Hàn thì sao không dùng cái đó? Kim Jong-un theo mình được biết là cách gọi theo phiên âm tiếng Anh dùng chữ latin. Vì tiếng Anh ảnh hưởng mạnh trên thế giới nên được đa số các quốc gia dùng chữ latin gọi theo. Mà người Việt chúng ta tại sao cũng phải nhái theo người khác? Tiếng Việt mình xài liên quan gì đến họ? Và xin mọi người nhìn lại vấn đề ở đây là thảo luận tên nào xứng đáng nhất để thành tên chính của bài chứ không phải tên nào được nhiều người dùng nhất hay cái gì đó. Trên thực tế thì tên nào cũng vậy đằng nào cũng có trang đổi hướng mà lo gì? Người Việt thì xài tiếng Việt! Cái này sao giống như trường hợp Nguyễn Trường Tộ quá, muốn đổi mới nhưng đâu ai nghe theo vì đã quen theo lối cũ. Hỏi bạn cái gì mà không đổi được? Khi người ta bắt đầu xài thì trở thành quen thôi. Ở đây mình không có ý nói chuyện lớn như ông Nguyễn Trường Tộ cải cách đất nước này nọ nhưng là chuyện ngôn ngữ tiếng Việt chúng ta. Một ngôn ngữ thiêng liêng nhưng do bị thực dân Pháp rồi tới Mỹ. Bây giờ có một số từ thành lai tạp hết rồi. Xài cách nào cũng được nhưng cách chính thống vẫn phải là tiếng Việt thuần hóa.
Wikipedia đã và đang là biểu tượng kho kiến thức khổng lồ "miễn phí" duy nhất của Việt Nam, thử hỏi có mạng nào khác bì được wikipedia? Ở Mỹ đây ngoài Wikipedia ra còn hàng nghìn website khác nên họ không coi trọng nó nhiều. Tầm quan trọng của Wikipedia đối với VN là không phải chuyện nhỏ đâu, đây là vận mệnh tương lai đất nước đấy, VN ta có sánh vai bằng các cường quốc năm Châu không thì phải nhờ phần lớn công học tập của các em (Không có kiến thức thì lấy gì học?). Nếu Wikipedia cũng chịu chấp nhận nhái theo các báo chí không biết xài tiếng Hán Việt thì e rằng trong một tương lai gần tiếng Việt sẽ bị bóp méo và cũng chả còn cái gì gọi là thuần Việt nữa. Cái gì không giữ thì sẽ mất. Mời mọi người nhìn lại vấn đề thảo luận ở đây. Tiếng Việt muôn năm!Trongphu (thảo luận) 20:19, ngày 30 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Cũng giống như ta gọi tên các nước Pháp, Anh, Đức, nhưng lại gọi nước Israel, Palestine, Bangladesh vậy majjhimā paṭipadā Diskussion 05:56, ngày 1 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Ai muốn gọi gì thì tùy họ nhưng riêng ý kiến của mình thì mình chọn tiếng Việt thuần hóa.Trongphu (thảo luận) 07:06, ngày 1 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Tình hình đã thay đổi! Đã có thêm một số lựa chọn mới. Mời gia đình Wikipedia chung tay chui vô bàn tán cho nhộn nhịp năm mới cái nào. Theo mình đây là một cuộc biểu quyết mang tính quan trọng trong ngôn ngữ tiếng Việt chúng ta, liệu chúng ta có tìm cách vừa bảo tồn được cái đẹp của tiếng Việt vừa hòa nhập với thế giới mà không quên chúng mình là người Việt và nói tiếng Việt. Đây là một thử thách khó khăn. Nếu chúng ta thất bại thì hậu quả khôn lường. Hy vọng mọi người sẽ thảo luận, suy nghĩ, bổ sẻ, đưa ra ý kiến... kỹ càng. Năm 2012 sẽ có thể thành một bước ngoặt mới giống như cái nhìn hay hay này:D.Trongphu (thảo luận) 09:56, ngày 1 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Nên ghép 2 cái Kim Chong-un và Kim Chong ưn vào làm 1, bỏ phiếu chung, cũng là một kiểu phiên âm Việt hóa, kiểu như Kim Chong-un và Kim Chong ưn, ai đồng ý thì vào chung. Mà đưa ý kiến này ra bỏ phiếu chậm quá, mất phiếu hết, còn có 10 ngày. --Langtucodoc (thảo luận) 19:56, ngày 1 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Từ từ đã bạn, chưa gì là đã bi quan rồi. Lỡ các thành viên khác thấy ý kiến đó hay rồi rút phiếu lại rồi bầu cho nó thì sao?Trongphu (thảo luận) 05:48, ngày 2 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Ủa sao không ai đưa vụ này vô trang thay đổi gần đây hết vậy? Càng nhiều người biết càng hay chứ.Trongphu (thảo luận) 05:15, ngày 9 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Tổng kết
- "Kim Chŏng'ŭn": 0 phiếu
- "Kim Chong-un": 1 phiếu
- "Kim Chong Ưn": 6 phiếu
- "Kim Chính Ân": 9 phiếu
- "Kim Jong-un": 12 phiếu
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!