Thảo luận:Hồng Gia quyền/Lưu 2
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Lưu 1 | Lưu 2 |
Về chính tả trong bài
Bài này đang được 1 thành viên vô danh thươngf xuyên sửa đổi về nội dung. Đề nghị bạn chú ý thêm về chính tả, không nhất thiết phải viết hoa kiểu (VIET HOA), như vậy, để nhấn mạnh 1 câu, từ cần viết, bạn nên dùng chữ đậm hoặc nghiêng. --silvi 05:11, ngày 15 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Cảm ơn bạn Silvi đã có quan tâm và đóng góp ý kiến. Vì tôi viết bài này ban đầu chỉ để bổ sung cho một người nào đó thuộc dòng Hồng Quyền của cụ Tô Tử Quảng ở Hà Nội nên không có chủ ý lập thành dàn bài (Outline). Tôi đã dần dần chỉnh lại nội dung cho dễ đọc và có vẻ hệ thống. Thật ra mà nói bạn cũng như tôi hay bất kỳ ai cũng không thể tìm ra đâu mà có một cái gọi là hệ thống trong thế giới tự nhiên này, nhất là Lịch sử và Xã hội con người cũng không có một hệ thống nào cả, hệ thống là do con người tự đặt ra mà thôi. Võ Thuật cũng vậy, lịch sử của nó cũng chẳng có một qui trình nào, mà chỉ có sự liên hệ logic kỹ thuật giữa các võ phái mà ta tạm gọi là cái logic lịch sử do các võ phái có quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau. Do vậy tôi sẽ gặp khó khăn khi trình bày là như vậy. Bạn nào có khả năng hay hơn xin mời sửa chữa dùm vì bài đang bị một số thành viên treo chờ biểu quyết xóa đấy. Mong các bạn thông cảm. Lê Long
- Một bài bách khoa, vì không mang ý kiến và lối nhìn của người viết, không nên có các dạng nhấn mạnh, các các câu tự hỏi, các dấu !... để dẫn lái người đọc. Mekong Bluesman 09:01, ngày 15 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Võ Thiếu Lâm và võ khác
Tôi đang tham gia hệ thống hóa, wiki hóa bài này và sửa cho nó phù hợp với bách khoa toàn thư. Trong quá trình này, tôi không hiểu tại sao cần có phần nói về Võ Đang với Thái Cực Quyền vào bài này.--Bình Giang 03:37, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Bạn nên đi tìm cuốn Thái Cực Quyền Toàn Thư - Sưu tầm và biên dịch Nguyễn Anh Vũ, võ sư Đỗ Đặng Phong hiệu đính, do nhà Xuất bản Đồng Nai năm 2000, nhà sách Trẻ - số 181 Lý Chính Thắng, quận 3 Thành phố Hồ Chi Minh phát hành do một người đã bỏ công trên hai mươi năm nghiên cứu và truy tìm tài liệu về Thái Cực Quyền bằng tiếng Trung, trong tài liệu này bạn sẽ tìm thấy 13 Yếu Lý Quyền pháp Thái Cực Quyền, và những Yếu Lý Quyền Pháp này giống y hệt từng câu từng chữ trong Yếu Lý Quyền Pháp Thiếu Lâm Quyền. Nếu học quyền pháp mà không rõ những yếu lý thì không thể phát huy được hiệu quả khi thi triển các chiêu thức. Tôi ví dụ như câu đầu tiên là Hư Linh Đỉnh Kình có nghĩa là đầu và cổ, xương cột sống phải luôn ngay thẳng thì Khí lực mới phát sinh và tăng trưởng, sau đó phải Hàm Hung Bạt Bối (Ngực hóp lại hay ngậm lại vì Hung là Ngực và Hàm là ngậm lại, lưng căng ra vì Bối là Lưng và Bạt là căng ra) nghĩa là vận khí lực đưa ra sau lưng, sau đó Trầm Kiên Trụy Trửu (Vai và Cùi Chỏ hạ thấp vì Kiên là Vai và Trửu là Cùi Chỏ) thì khí lực từ lưng đưa lên hai vai xuất ra thành Kình, và trong đó thì phải nhớ Kỳ Căn Tại Cước nghĩa là cái gốc của Khí - Kình là ở đôi chân nghĩa là bộ tấn hay Mã Bộ phải vững vàng thì mới tạo ra một thế quyền dũng mãnh.... Bạn có thấy rằng các tư thế luyện công của Khí Công và các võ phái Nhật Bản hay mặc bộ Kimono để luôn giữ cho cột sống luôn ngay thẳng chứ, để làm chi vậy, vì chỉ trong tư thế thẳng lưng thì sức mạnh của thân thể mới phát sinh chạy dọc trên hai đường kinh mạch Nhâm và Đốc được. Bây giờ bạn đã rõ chưa? Xin cảm ơn bạn có một tấm lòng nhiệt thành quan tâm đến Thiếu Lâm Quyền Pháp. Lê Long
- Vì Thiếu Lâm và Võ Đang, Thái Cực Quyền rất gần nhau về lịch sử và có ảnh hưởng lẫn nhau. Thứ hai là Võ Đang và Thái Cực Quyền là một phần tất yếu của wushu. Thứ ba nữa là ở Việt Nam có hai giả thiết tranh luận về nguồn gốc của Thái Cực Quyền, một lập luận cho rằng Thái Cực Quyền là do Trương Tam Phong (sư tổ võ phái Võ Đang) sáng tác và một lập luận khác thì cho rằng Thái Cực Quyền là của Trần Vương Đình sáng tạo sau khi học tập từ Vương Tông Nhạc chỉnh lý Thái Cực Quyền ở làng Trần Gia Câu, Hà Nam. Sở dĩ có tình trạng tranh luận như vậy trong các tài liệu võ thuật của các võ sư Việt Nam vì họ không có trình độ Hán Ngữ để tham khảo các tài liệu do chính các nhà khảo cứu Trung Quốc viết về chính nền võ thuật của họ. Đó là lý do tôi đưa tên hai tác phẩm Lược Khảo Võ Thuật Trung Hoa của Từ Triết Đông và Thái Cực Quyền Thường Thức Vấn Đáp của Trương Văn Nguyên mà hai tài liệu này đã được dịch sang tiếng Việt để làm tài liệu dẫn chứng. Nếu bạn nào có quan tâm đến Thái Cực Quyền từ hai tài liệu trên có thể vào google gõ từ khóa để tìm vì hai ấn phẩm này đã được đưa lên mạng và tôi cũng đã tải về. Theo các chuyên gia nghiên cứu về Văn Hóa Trung Quốc thì Văn Hóa Trung Quốc gồm các lĩnh vực sau : Triết Học (chủ yếu là từ thời Xuân Thu Chiến Quốc), Lịch Sử, Ngôn Ngữ và Văn Chương, Văn Minh, Đông Y Học Trung Quốc, Khí Công Trung Hoa, và cuối cùng là Võ Thuật. Có thể Văn Phong của tôi không có được cái Khẩu Khí của một chuyên gia Khoa Học làm công tác kinh điển bách khoa, nhưng tôi chỉ muốn viết trên tinh thần khảo cứu khách quan và phải Chân thật Lịch Sử đúng theo như tinh thần tôn trọng sự thật rõ ràng của các nhà khảo cứu Trung Quốc khi khảo sát về chính nền văn hóa của họ (loại bỏ những giả thiết và truyền thuyết không xác thật, kể cả phong cách diễn đạt mang tính tiểu thuyết hóa như câu chuyện võ lâm truyền kỳ nhiều tập) . Xin thành thật cám ơn bạn Bình Giang đã làm công tác wiki hóa dùm cho tôi, tôi sẽ nhường phần này lại cho bạn vì tôi không có nhiều thời gian và cũng do trình độ computer có hạn nếu không muốn nói thẳng ra rằng tôi đã lên tiếng nhờ bạn giúp cho việc này để những ai yêu thích lĩnh vực này có thể tìm hiểu từ những cứ liệu mà tôi đã dẫn ra là các bài quyền của các hệ quyền Thiếu Lâm, mà tài liệu viết về các võ phái Trung Hoa Cổ Điển được dịch từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt giờ đây đầy rẫy ở các hiệu sách ở Sài Gòn, đó là chưa kể sách cũ in trước năm 1975 ở Sài Gòn. Riêng phần tên các bài quyền và tên các phái võ Trung Hoa mà tôi có ghi tên phiên âm của chúng từ Hán Ngữ sang Anh Ngữ để các bạn có thể vào trang web www.youtube.com và gõ đúng tên của chúng để được xem các bài quyền hay các phái võ đó do chính người Trung Quốc diễn tập, để các bạn có thể tận mắt thấy những đặc trưng của các hệ quyền mà tôi đã miêu tả. Cũng có một số tên bài quyền không có trong trang web này.--Lê Long 03:42, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Cảm ơn bạn Lê Long đã hướng dẫn một số tài liệu tìm hiểu về võ thuật. Nếu bạn không giải thích cho, đúng là tôi sẽ chẳng hiểu hai môn Thiếu Lâm quyền và Thái cực quyền liên quan gì. Tuy nhiên, Wikipedia là bách khoa toàn thư điện tử, chứ không phải là một tạp chí khoa học in trên giấy. Bách khoa toàn thư nghĩa là có rất nhiều mục từ. Có cả mục về Thái cực quyền nữa. Nên nếu không nói rõ quan hệ giữa hai môn Thiếu Lâm và Thái cực quyền thì việc trình bày về Thái cực quyền nên viết vào trong bài Thái cực quyền. Bách khoa toàn thư điện tử có nghĩa là từ mục từ này có thể link sang mục từ khác dễ dàng thông qua những liên kết bên trong. Do đó, trên wikipedia tiếng Việt, mọi người không trình bày tổng hợp mọi vấn đề dù cùng thể loại vào một mục từ. Thay vào đó, họ dùng các liên kết. Do đó, bài Thiếu Lâm Hồng gia nếu muốn phù hợp với một bách khoa toàn thư điện tử như Wikipedia tiếng Việt thì nên trình bày tập trung vào phần nói về Thiếu Lâm Hồng gia. Phần về Thiếu Lâm quyền nói chung, theo như người có chuyên môn võ thuật như bạn giải thích cho tôi rằng cần thiết để hiểu lịch sử dẫn tới Thiếu Lâm Hồng gia, có thể nên viết thật ngắn gọn ở đầu bài và nên tạo thêm đường dẫn, kiểu như Xem chi tiết Thiếu Lâm quyền. Người đọc nào muốn đọc thêm về Thiếu Lâm quyền thì theo liên kết đó mà từ bài Thiếu Lâm Hồng gia sang bài Thiếu Lâm quyền để đọc. Người nào biết rồi và không cần đọc thì sẽ đọc tiếp bài Thiếu Lâm Hồng gia mà không bị vướng mắt bởi tiểu mục Thiếu Lâm quyền dài dằng dặc nữa. Tiếp nữa, trong bài Thiếu Lâm quyền hoặc trong bài Thái Cực quyền, nếu muốn chỉ ra liên hệ giữa hai môn thì có tiểu mục này. Và muốn hướng dẫn người đọc đến địa chỉ để hiểu chi tiết môn nào, thì làm liên kết sang bài về mốn đó. Bạn thử tìm đọc một vài bài có sẵn Wikipedia sẽ thấy điều tôi vừa trình bày mà. Tiêu bản Bài không bách khoa gắn ở bài này cũng có liên kết dẫn đến chỗ giải thích Những gì không phải là Wikipedia. Bạn cũng nên vào mục Wikipedia:Biểu quyết xóa bài để thấy cộng đồng ở đây đã nhất trí xóa các bài không bách khoa ra sao. Tôi khâm phục và trân trọng kiến thức võ học của Lê Long và những người viết bài Thiếu Lâm Hồng gia, nên có một vài góp ý vừa là để hướng dẫn người mới tham gia wikipedia như các bạn, vừa là để bảo vệ bài này; tôi tuyệt đối không có ý phá hoại bài này hay làm khó dễ cho các tác giả.--Bình Giang 02:59, ngày 19 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Thành thật cảm ơn bạn Bình Giang đã hướng dẫn sửa chữa bài viết, nhưng tôi có đọc qua bài Chiến Tranh Việt Nam và một số bài khác thì thấy dung lượng của chúng cũng thật là hoành tráng và còn đồ sộ hơn bài viết của tôi và các bạn thuộc môn Hồng Quyền của cụ Tô Tử Quảng nhiều, nếu không muốn nói là rất nhiều. Do vậy tôi nghĩ chỉ cần chia nhỏ các tiểu mục với các tên thích hợp với nội dung của đoạn viết (paragraph) là được rồi. Tôi đã tái cấu trúc (structuralize) lại bài viết và né tránh loại văn phong tiểu thuyết hóa cũng như có tính ca ngợi, ... Có gì cần bổ sung xin bạn giúp cho, chân thành cảm ơn trước --Lê Long 17:28, ngày 21 tháng 6 năm 2007(UTC)
Tôi cũng vừa thêm một số địa chỉ website các tài liệu bản tiếng Anh, tiếng Việt, và cả phim ảnh trên các trang Web quốc tế có liên quan đến Ngũ Đại Danh Gia Nam Quyền Thiếu Lâm cho các bạn tham khảo, khi vào các trang Web xem phim phải đợi khá lâu loading mới xem được. Các bạn sẽ được Tận Mục Sở Thị (chính mắt trông thấy) thế nào là nét đẹp quyến rũ và thế nào là kỹ thuật Trường Kiều Đại Mãcủa Hồng Quyền Hồng Hy Quan, qua sách tham khảo có lẽ không hình dung ra được đâu các bạn.Lê Long
Nếu bạn giải thích như vậy thì tôi xin nhường phần wiki hóa cho bạn và các thành viên khác làm giúp cho tôi. Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của các bạn, vì tôi cũng muốn đóng góp một chút cho wikipedia, bởi vì kiến thức là của chung của nhân loại không phải của riêng ai chiếm giữ làm sở đắc cho riêng mình cả. Một lần nữa, tôi xin kết thúc phần thảo luận và bài viết của mình, và tôi lên tiếng xin bạn giúp đỡ phần tiêu chuẩn hóa wiki bài viết theo tinh thần của wiki như bạn đã đề nghị, từ giờ trở đi tôi không sửa nữa và cũng kết thúc phần thảo luận ở đây. Xin các bạn hãy đón nhận lời cảm tạ của tôi và giúp tôi phần wiki hóa. Khi tôi viết bài Thiếu Lâm Hồng Gia tôi đã mất nhiều thời gian và trí lực để hiệu chỉnh và cũng nhờ sự đóng góp ý kiến của các bạn tôi mới hoàn thành bài viết một cách tương đối hoàn chỉnh. Xin các bạn hãy làm giúp tôi phần công việc còn lại vì thú thật rằng tôi không có thời gian các bạn ạ. Lê Long
- Theo ý kiến tôi thì nên phân chia bài thế này cho tiện theo các mục:
Mục 1. Thiếu Lâm Quyền và Tổng Quan về Thiếu Lâm Quyền,
Mục 2. Thiếu Lâm Quyền và Wushu,
Mục 3. Thiếu Lâm Quyền - Những Dòng Quyền Thuật chính yếu
Mục 4. Thiếu Lâm Nam Quyền Hồng Gia và Triệt Quyền Đạo,
Mục 5. Thiếu Lâm Hồng Gia - Hồng Quyền Thiếu Lâm
Mục 6. Thiếu Lâm Hồng Gia - Nguồn Gốc và Đặc Trưng Quyền Phổ,
Mục 7. Thiếu Lâm Hồng Gia - Các lưu phái Nam Quyền Hồng Gia,
Mục 8. Thiếu Lâm Hồng Gia - Sự Truyền bá Thiếu Lâm Hồng Gia vào Việt Nam
Rất mong sự hồi âm của các thành viên wikipedia phản hồi ý kiến.
Hệ thống
Tôi tình cờ thấy Thảo luận Thành viên:125.212.203.43#Hệ thống lại. Và như thế là người viết cũng đã xem như trình bày xong phần nội dung. Nhưng tiêu bản "Cần hệ thống lại" vẫn còn, có nghĩa, tính hệ thống nó chưa thật tốt lắm. Nếu Lê Long và thành viên IP (vì không đăng nhập) có thể thảo luận ngắn với tôi một vài ý sau không:
- Thiếu Lâm Hồng gia (tên bài viết) nghĩa là gì?
- Các khái niệm như Thiếu Lâm Hồng gia; Thiếu Lâm Hồng gia quyền; Hồng quyền; Thiếu Lâm Công Phu và Thiếu Lâm quyền có cái nào tương đương nhau không, có thể là 1 không? Bạn có thể vẽ cây thư mục về Thiếu Lâm Quyền không?(Hỏi để chuyển hướng và xếp thể loại)
- Tiểu mục "Kỹ Thuật Đặc Trưng của Wushu" có nên đề cập trong bài hay không vì đã có bài Wushu
- Tiểu mục "Nguồn Gốc Thái Cực Quyền" và "Các Dòng phái Thái Cực Quyền ngày nay" có nên đề cập trong bài hay không vì đã có bài Thái Cực Quyền
- Thiếu Lâm Quyền Nam Phái Toàn Châu Phúc Kiến, Thiếu Lâm Quyền Bắc Phái Sơn Đông, Thiếu Lâm Quyền Tung Sơn Hà Nam có thể chuyển sang bài Thiếu Lâm quyền không?
- "Viện Nghiên cứu Võ thuật Trung Quốc và việc hệ thống hóa Thiếu Lâm Quyền" hay là hệ thống hoá một số môn phái...để thành Wushu.
- Thuật Ngữ Võ Thuật: có nên để chung trong bài không?
- Liên Kết Ngoài - Tham khảo: Cái nào là liên kết ngoài và cái nào để tham khảo. Xin nhớ các nguồn "diễn đàn" thường không nên đưa vào vì độ tin cậy không cao.
- Chú thích Liên quan: xin bạn đọc lưu ý và đừng sửa nội dung của chúng. xin được đề nghị đừng xóa bỏ chú thích này sẽ được bỏ theo quy định chung.
- Bạn có thế sẵn sàng (và vui vẻ) bổ sung nguồn dẫn, nguồn thông tin khi có người đề nghị không?
Xin vui lòng trả lời, bài này sẽ được hệ thống lại và nó sẽ trở thành bài hay và có giá trị. Lưu Ly 10:41, ngày 22 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Lê Long (tên thành viên: Shaolin Kungfu) trả lời phần Hệ Thống của bạn Lưu Ly
- Cảm ơn bạn Lưu Ly đã có quan tâm đến bài viết của tôi, nay tôi xin trả lời một số câu hỏi của bạn:
- Bài này có thể chia thành hai bài tối đa mà thôi là Thiếu Lâm Quyền (bao gồm Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam, Thiếu Lâm Bắc Phái Sơn Đông, và Thiếu Lâm Nam Phái Toàn Châu Phúc Kiến) và Thiếu Lâm Hồng Gia.
- 1. Tên bài viết như vậy là nói đến một hệ phái Thiếu Lâm trong dòng Nam Thiếu Lâm (Hồng Hy Quan là môn đồ Nam Thiếu Lâm).
- 2. Các Khái niệm: Thiếu Lâm Hồng Gia (Shaolin Hung Gar), Thiếu Lâm Hồng Quyền (Shaolin Hung Kuen), Hồng Gia Quyền (Hung Gar Kuen), Hồng Quyền (Hung Kuen) là một vì người Trung Hoa có nhiều cách gọi sao cho giản tiện theo ý kiến và sở thích của từng người.
- 3. Khái niệm Thiếu Lâm Quyền (Shaolin Boxing), Võ Thuật Thiếu Lâm (Shaolin Wushu) và Thiếu Lâm Công Phu (Shaolin Kung Fu) là một vì người Quảng Đông thích dùng tên gọi Kung Fu hơn.
- 4. Viện Nghiên Cứu Võ Thuật Trung Quốc hệ thống ba hệ phái lớn là Thiếu Lâm Quyền (Shaolin Boxing), Võ Đang Quyền (Wutang Boxing), Thái Cực Quyền (Tai Chi Chuan). Nhưng trong phần thi đấu ở nước ngoài thì người Trung Quốc không đưa Võ Đang Quyền vào.
- 5. Hệ Cây Thư Mục của Thiếu Lâm Quyền là như sau: Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam là thứ nhất, sau đó phân nhánh thành Bắc Thiếu Lâm và Nam Thiếu Lâm. Riêng Nam Thiếu Lâm sau đó phân nhánh tiếp tục thành Thiếu Lâm Hồng Gia, Lưu Gia, Lý Gia, Mạc Gia, Thái Gia; Thiếu Lâm Bạch Mi, Thiếu Lâm Vịnh Xuân, Thiếu Lâm Phật Gia Quyền, Thiếu Lâm Chung Ngoại Châu Gia.
- 6. Vì Võ Bắc Thiếu Lâm phần lớn do những người thuộc các tầng lớp lao động học nhiều nên không được ghi rõ các phân nhánh mà chỉ lưu truyền trong dân gian là nhiều. Nam Thiếu Lâm phần lớn có các Văn Nhân Học Sĩ, Trí Thức cũng tham gia tập luyện nên được ghi chép rõ ràng hơn một chút.
- 7. Liên Kết Ngoài Tham Khảo không nên bỏ bớt đi hay sửa chữa vì đó là những nguồn tài liệu sống về Hồng Quyền của các Võ Đường Hồng Quyền hiện nay ở Hồng Kông và Quảng Đông cũng như các phim tài liệu trên các đường dẫn (Link) tới các Website. Sở dĩ tôi đưa phần này vào vì tôi biết có nhiều bạn tuổi trẻ ở Việt Nam rất đam mê Thể Thao-Nghệ Thuật-Võ Thuật và các bạn cũng muốn có tài liệu tham khảo thêm, trong khi ở Việt Nam các tài liệu dịch từ tiếng Trung Hoa hiện nay tuy có rất nhiều nhưng vẫn chưa đầy đủ, chưa kể rất nhiều tài liệu dịch rất hay từ trước năm 1975 ở Sài Gòn sau này không còn tái bản vì có một thời gian toàn bộ văn hóa phẩm in ở Sài Gòn bị cấm lưu hành trong một thời gian dài và bị liệt vào hàng "Văn hóa phẩm đồi trụy". Tôi, với tấm lòng chân thành muốn các bạn có thật nhiều tài liệu nên mới đưa vào, xin đừng bỏ đi vì ý kiến do không hiểu biết hay thiếu hiểu biết về lĩnh vực này (dù rằng các bạn có trình độ văn hóa cao), nhưng cũng có nhiều bạn vừa học Quyền thuật mà cũng có trình độ nhưng không biết tra cứu nguồn tài liệu ở đâu.
- 8. Thuật Ngữ võ thuật cũng không nên bỏ đi, tôi đưa vào là có mục đích, đó là tên chính xác của chúng (các bài quyền và các võ phái Thiếu Lâm) vì chúng chính là các từ khóa để vào www.google.com và www.youtube.com để tra khảo rất nhiều nguồn tài liệu hay, quí giá và bổ ích.
- 9. Thay vì các bạn muốn bỏ phần Chú Thích Liên Quan, các bạn có thể đưa vào mục Thảo Luận này đây ngay trên đầu bài thảo luận.
- 10. Tôi sẵn sàng bổ sung nguồn dẫn (nếu có), tôi đã hướng dẫn các bạn vào www.youtube.com gõ đúng tên các từ khóa rồi đó, nếu các bạn có phần mềm (software) để download thì có thể tải về gần hết các bài quyền mà tôi đã liệt kê tên của chúng bằng tiếng Anh đó, ví dụ như bài La Hán Quyền (Lo Han Quan), Tiểu La Hán (Siu Lo Han), Tiểu Hồng Quyền (Siu Hong Quan), Đại Hồng Quyền (Da Hong Quan) chẳng hạn. Toàn bộ nguồn tài liệu liên kết - tham khảo tôi đã móc hết ruột gan tặng cho các bạn rồi đó. Riêng các đầu sách tham khảo các bạn có thể đến ba nhà sách sau ở sài gòn hiện nay để mua: Nhà sách Sông Hương, Số 94 đường Nguyễn Thị Minh Khai - Nhà sách Hoa Niên Design, Số 494 đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 2, Quận 3 - Nhà Sách Minh Khai Book Store và các hiệu sách cũ xung quanh nhà sách Hoa Niên trên đoạn đường này.
- Chúc các bạn vui vẻ và thỏa mãn sở thích của mình. Tôi cũng mong bạn nào có sửa chữa khi định dạng văn bản thì đừng bỏ phần các tài liệu tham khảo vì tôi thấy ở Việt Nam bây giờ đa phần các thanh niên mới trưởng thành nhất là ở Nông thôn bị cuốn hút vào vòng ăn chơi hiện đại mà không lo gì đến thể lực của mình nên tôi muốn qua bài viết này để khơi dậy một hướng tốt cho họ như là các thế hệ trước. Đó là mong muốn của tôi. Các bạn đừng vì một chính kiến riêng biệt nào mà quên đi những mục đích lớn hơn, có ý nghĩa hơn
- 11. Phần Wushu và Thái Cực Quyền không nên bỏ đi vì tôi muốn các bạn yêu thích võ thuật hiểu rõ hơn về Thiếu Lâm Quyền trong khi các tài liệu về Thiếu Lâm Quyền bằng sách vở hiện nay đa phần trình bày ở dạng văn bản viết và không có tài liệu phim ảnh, do vậy qua bộ môn Wushu các bạn có thể hiểu rõ Bắc Thiếu Lâm qua các bài Trường Quyền và Nam Thiếu Lâm qua các bài Nam Quyền, hiểu rõ mối liên quan giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền qua bài La Hán Quyền La Hán Thập Bát Thủ, và Kim Cương Quyền vì trong La Hán Quyền và Kim Cương Quyền có rất nhiều các động tác nhu hóa để phát kình cương mãnh. Vì các bạn có thể đọc nhiều, nhưng chưa học qua thực tế các loại quyền nên cũng không thấy rõ được các quan hệ hết sức mật thiết giữa chúng. Vì đây là từ điển bách khoa toàn thư với mục đích hướng dẫn tra khảo nên tôi mới đưa thêm phần Wushu và Thái Cực Quyền vào. Bài Wushu và Thái Cực Quyền tôi đã đọc và nhận thấy viết nhiều điều không đúng, nhưng tôi không tham gia sửa chữa hai bài ấy vì tôi thấy không cần thiết trong khi tôi đã đưa các dẫn liệu rất rõ ràng về Thái Cực Quyền, Wushu thì có các dẫn liệu về võ thuật Trung Hoa. Khi đưa hai phần viết Wushu và Thái Cực Quyền vào tôi cảm thấy đã hoàn thành một khung cảnh rất đầy đủ về võ thuật Trung Hoa, Thái Cực Quyền thì có liên quan đến giai đoạn sơ khai của Thiếu Lâm Quyền, Wushu thì có liên quan đến giai đoạn hiện đại của Thiếu Lâm Quyền. Các bạn nên hiểu như vậy đó. Nếu bỏ đi vô tình võ Thiếu Lâm là ngôi sao độc tôn trên bầu trời võ thuật Trung Hoa và bài viết rất là thiên kiến trong khi võ Thiếu Lâm sở dĩ là ngôi sao Bắc Đẩu trên bầu trời võ thuật Trung Hoa do đặc tính tích hợp và đặc trưng hóa sau khi tích hợp tất cả các dòng quyền thuật dân gian Trung Hoa. Đó là nguyên nhân tại sao mà chưa có một phái võ nào trên thế giới có một dung lượng các hệ thống bài tập khổng lồ như nó (trên 500 bài quyền). Các bạn nên hiểu ý kiến của tôi như vậy. Tất nhiên là tôi không đưa ra ý kiến riêng mang tính cá nhân chủ quan, nhưng ý kiến của tôi đưa ra thì mọi người cũng đã biết, nhưng chưa ai viết ra và dẫn ra các cứ liệu khảo sát rõ ràng. Thậm chí ở Việt Nam bây giờ có người (là chính các Võ Sư các võ phái) cho rằng Wushu là một môn phái võ mới của Trung Hoa (!!!) Thật tình kiến thức đến đó hay là thế dù đã đi làm thầy rồi. Các bạn đã thấy chưa. Tôi đã ở trong giới võ thuật rất lâu năm và tiếp xúc cũng khá nhiều và người ta nói rằng giới võ thuật là một cộng đồng đầy chia rẽ. Nếu không có Mao Trạch Đông thì nói thật với các bạn võ thuật Trung Hoa đến giờ vẫn còn nằm trong màn đêm bí hiểm với những lời đồn thổi về các kỳ tích công phu hoang đường. Wushu chính là sự tổng hợp các phái võ cổ truyền Trung Hoa chính yếu nổi trội những đặc trưng bao quát các hệ phái khác. Một điều khổ sở nữa là bộ môn Wushu khi đưa vào Việt Nam đã bị một số võ sư Thiếu Lâm không ưa gì lắm và cho rằng đây là bộ môn võ múa biểu diễn nghệ thuật do các bài Trường Quyền và Nam Quyền quá đẹp mắt, thậm chí những đòn đá bay của Trường Quyền cũng làm môn Tae Kwon Do bị lu mờ luôn và nói chung là Wushu bị đả kích khá nhiều về sự không tương hợp giữa quyền thuật và thi đấu. Thật ra những người này không hiểu rằng võ thuật Trung Hoa nói chung và Thiếu Lâm hay Thái Cực Quyền nói riêng có một đặc tính là các bài quyền khi các tiền nhân sáng tác luôn có đòi hỏi tính mỹ cảm tức là khía cạnh tạo hình và hợp lý với hệ vận động (bộ xương) của con người. Shaolin Kungfu 09:00, ngày 25 tháng 6 năm 2007 (UTC) (Shaolin Kungfu là tên thành viên của Lê Long đó các bạn)
- Tôi đang hệ thống lại một chút. Vui lòng chỉnh sửa nội dung sau giấy lát nữaLưu Ly 03:22, ngày 25 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Tôi chỉ đề lại thông tin sát với chủ đề. Các thông tin khác không phải đã xoá đi mà chỉ chuyển đến nới thích hợp. Lưu Ly 03:45, ngày 25 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Cảm ơn bạn Lưu Ly. Tôi đã viết và chỉnh sửa xong hết từ hôm thứ sáu 22 tháng 06 năm 2007. Tôi không còn gì để sửa chữa thêm được nữa. Lê Long Shaolin Kungfu 11:00, ngày 25 tháng 6 năm 2007 - Sài Gòn (UTC)
Địa chỉ nhưng nơi đã chuyển thông tin
- Thảo luận:Thái cực quyền: Thông tin: Nguồn Gốc Thái Cực Quyền; Mối Liên Hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền; Các Dòng phái Thái Cực Quyền ngày nay.
- Thảo luận:Wushu: Thông tin: Wushu và Thiếu Lâm Quyền; Kỹ Thuật Đặc Trưng của Wushu
- Thảo luận:Thiếu Lâm (võ): Thông tin: Tổng Quan về Thiếu Lâm Quyền; Viện Nghiên cứu Võ thuật Trung Quốc và việc hệ thống hóa Thiếu Lâm Quyền; Những Dòng Quyền Thuật Chính Yếu của Thiếu Lâm Quyền; Thiếu Lâm Quyền Tung Sơn Hà Nam; Vài Điểm Dẫn xuất: Thiếu Lâm Quyền Bắc Phái Sơn Đông, Thiếu Lâm Quyền Nam Phái Toàn Châu Phúc Kiến
- Thuật ngữ võ thuật
Nhờ các thành viên võ thuật tiếp tục quan tâm để bổ sung nội dung trên trong bài chính tương ứng. Trong bài Thiếu Lâm Hồng gia hiện tại đều dẫn người đọc đến bài viết chính trong mục Xem thêm. Lưu Ly 05:29, ngày 25 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Cảm ơn bạn Lưu Ly đã wikify dùm bài Thiếu Lâm Hồng Gia. Tuy nhiên, có một vài điểm bạn đề nghị chú thích thêm thì thật tình tôi không biết dẫn thêm ở đâu ra vì những phần đó không phải do tôi viết. Phần do tôi viết bạn đã cân chỉnh hết rồi. Lê Long . Shaolin Kungfu 15:10, ngày 25 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Trung Quốc chả qua là nơi dung nạp đồ ăn cắp
Tôi đọc dã sử vả sử chính thống của Trung Quốc. Tôi thấy, chả qua trong cuộc đấu tranh sinh tồn của các chủng tộc, bộ tộc; thì dân Trung Quốc chỉ nhờ thắng qua các cuộc chinh phạt mà thôn tính được đất đai, văn hóa, ngành nghề,... rồi biến những cái hay, cái tốt của thiên hạ thành ra cái của mình bằng cách lấp liếm kiểu: cả vú lấp miệng em. Nhiều người, nhiều dân tộc cứ nghĩ mình vốn dĩ là dân Hoa Hạ, nhưng đâu phải; chả qua do lâu ngày bị đồng hóa về mặt tư tưởng, chính trị, văn hóa... và bị cai trị từ trong ý thức của cả dòng tộc mà cứ tưởng mình vốn dĩ là người Hoa, thế rồi đem tinh hoa của dân tộc mình ra cống hiến vì miếng cơm manh áo và cho rằng mình đang vì dân tộc mình mà cống hiến, hi sinh... Theo tôi, những tinh hoa mà Trung Quốc đang nhận là của họ phát mình sáng chế ra chả qua là đồ ăn cắp của thiên hạ rồi dung nạp chúng qua năm tháng mà thành. Chả có gì là hay ho tài giỏi cả, không nên "tôn người, ngạo mình" để làm thui chột những thế hệ đi sau. — thảo luận quên ký tên này là của 58.187.52.33 (thảo luận • đóng góp).
- Này bạn, tôi nghĩ bạn nên dùng từ ngữ cho có văn hóa, bạn đã đọc bài thảo luận trong bài Thiếu Lâm (Võ) chưa mà có ngôn ngữ và giọng điệu bất lịch sự quá. Ở wikipedia này không có ai phát ngôn như thế cả. Thế tôi hỏi bạn ai phát minh ra thuốc súng, la bàn, và dệt lụa. Miệt thị người tức là khẳng định sự yếu kém của mình. Dân tộc Việt đâu cần có nền quốc võ mà không thiếu những gì đặc sắc mà Trung Hoa và cả thế giới không có (chẳng hạn nghề làm đồng cho thấy lịch sử Trung Hoa cổ đại từ thời nhà Chu phải sang Việt Nam để mua đồng về đúc thành 9 cái lư làm biểu tượng cho vương triều Chu, nghề làm tàu thuyền của Việt Nam thời cổ là số một thế giới, mời bạn xem giáo trình Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam của giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm - Trưởng khoa Đông Phương Học trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn Tp.HCM). Còn dân tộc Trung Hoa thì ai mà chẳng biết là các dân tộc khác bị Hán hóa (dân Quảng Đông và Quảng Tây có người nói đó là dân Bách Việt bị Hán hóa, nhưng tôi đố bạn dám gặp một người Quảng Đông nào mà nói câu đó chứ đừng nói là khẳng định với toàn thể cộng đồng người Quảng Đông). Không phát biểu có lẽ còn có giá trị hơn, cả thế giới này người ta tự biết mà, đâu có thể mị người khác trong thời buổi bùng nổ thông tin này. Thế bạn có biết Trang Tử (Trang Chu) thuộc dòng Đạo Giáo nổi tiếng là ông tổ của Văn chương U mặc chuyên có những câu chuyện kể trào lộng tự giễu cợt mình không ? Nếu nói như bạn cả 1 tỉ 4 dân Trung Hoa chắc phải xấu hổ với người Ấn Độ khi đất nước này phải tôn thờ một ông tóc quăn và nước da đen là Phật tổ Như Lai, cả 1 tỉ 4 ( chắc là trong đó có dân Hán chính thống) quì lạy một ông Ấn Độ lạ hoắc nào xa xôi đến, và đất nước Việt Nam này đang tôn thờ ông Karl Marx và chủ nghĩa cộng sản vì tư tưởng nhân văn quá rồi đó!. Bạn có nghe câu nói lấy chủ nghĩa Marx - Lenin và tư tưởng Hồ Chi Minh làm nền tảng ở Việt Nam không, không có lẽ chắc dân Việt (trong đó có tôi và bạn) xấu hổ vì điều này (?). Mà tôi hỏi bạn rằng bạn có dám chắc chắn trong cơ thể của bạn là 100% dân Việt Nam không sau 1000 năm đô hộ của Trung Hoa mà không bị đồng hóa. Mọi người Việt Nam ai ai cũng biết trong máu người Việt không còn là 100% dân Giao chỉ mới đúng là người Việt thuần tuý, thậm chí ngôn ngữ Việt hiện nay vẫn được giáo dục trong nhà trường và bậc Đại học rằng trong tiếng Việt có khoảng 2/3 là từ Hán-Việt (mà 2 ngón chân cái của bạn và tôi có giao nhau đâu). Văn hóa vốn nó luôn là sự giao thoa và thăng hoa thì có gì đâu thắc mắc. Võ Thiếu Lâm của Trung Hoa mà người phương Tây khoa học tiến bộ còn tìm đến học hóa ra là người phương Tây kém lắm sao (?), dù đã có bom nguyên tử và hỏa tiễn xuyên lục địa, phi thuyền con thoi lên đến mặt trăng mà còn đi học võ của Trung Hoa. Hoặc nói như bạn thì nước Việt nam cong cong hình chữ S có phải là nước Việt đâu sao cứ đòi thống nhất đất nước ở cả hai phía Nam Bắc (trong Nam cũng nói thế mà ngoài Bắc cũng nói thế, ở miền Nam thì đòi Bắc tiến, ở miền Bắc thì đòi Nam tiến) thời đánh Mỹ, trong khi theo lịch sử thì từ Thanh Hóa đến Nha Trang là của Chiêm Thành (Lâm Ấp) và từ Nha Trang đến Cà Mau là của Chân Lạp (Kh'mer) đó bạn. Khi tôi đi bộ đội sang Kam pu chia năm 1988, dân Kam pu chia hỏi tôi sống ở đâu, tôi nói là ở Sài gòn thì họ nói ngay à thì ra là Sài Côn (Sài Côn chứ không phải là Sài Gòn) ngày xưa của chúng tôi mà (!). Bạn nghĩ sao chứ còn tôi lúc đó xấu hổ muốn độn thổ vì sau đó câu này cứ lập đi lập lại trong đơn vị của tôi với nhiều người khác nữa. Tôi cũng nói cho bạn biết một sự thực (mà chúng tôi những người lính khám phá ra) là trong ý thức của người Kam pu chia nhìn người Việt Nam y hệt như chúng ta nhìn người Trung Hoa là kẻ xâm chiếm đất đai và thôn tính văn hóa của họ, nói theo ngôn ngữ của bạn tổ tiên người Việt ăn cắp rất nhiều thứ của dân tộc Kh'mer và dân tộc Chiêm Thành. Còn điều này nữa nếu theo quan điểm phân hóa như bạn thì chúng ta không nên tôn thờ An Dương Vương Thục Phán đã xây thành Cổ Loa vì ông này đã giết vua Hùng thứ 18 của bộ tộc Văn Lang để thống nhất hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt thành nhà nước Âu Lạc trong khi giờ đây đến ngày 10 tháng 3 âm lịch là chúng ta thờ giỗ tổ Hùng Vương. Vậy bạn và tôi là người Âu Việt hay Lạc Việt bạn trả lời tôi đi? Dân tộc Trung Hoa đều biết họ là các sắc tộc khác nhau bị Hán hóa và họ cũng chấp nhận như vậy vì lịch sử thời Xuân Thu và Chiến Quốc cho thấy rằng tâm lý của một nước nhỏ bị chiến tranh hoài khổ quá nên họ chỉ mong được thống nhất thành một quốc gia lớn để thoát khỏi cảnh binh đao khói lửa chiến tranh liên miên, đó là tư tưởng dẫn đến thống nhất của Tần Thủy Hoàng (dù rằng các vị vua rất là bá đạo (dùng sức mạnh quân sự - kinh tế - chính trị - văn hóa) chứ không thích thuyết Vương đạo (dùng các quan điểm đạo đức xã hội)của Nho Giáo) - xin vui lòng xem tác phẩm Chiến Quốc Sách , nguyên tác Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê công trình biên khảo Trung Hoa. Tư tưởng này sau đó thể hiện thành câu nói cửa miệng của mọi người dân Trung Hoa Nhất hô bá ứng (một người lên tiếng là trăm vạn người theo), đó là ý chí thống nhất của cả "dân tộc Trung Hoa" (xin lưu ý chữ dân tộc Trung Hoa trong ngoặc kép). Bạn có bao giờ nghe nói người Phúc Kiến, Quảng Đông, Bắc Kinh, ... gặp nhau muốn giao tiếp mà họ không biết tiếng Phổ thông (Quan thoại) thì phải dùng bút viết chữ lên giấy để nói chuyện với nhau (Bút đàm) là minh chứng rõ ràng nhất là họ nói tiếng khác nhau, phong tục tập quán khác nhau rồi còn gì nhưng tại họ chấp nhận mà (!). Trung Hoa là một quốc gia lớn như vậy mà chỉ có khoảng hơn 50 dân tộc, trong khi nước Việt Nam chỉ bằng khoảng 1/4 gì đó của tỉnh Quảng Đông mà có tới 54 dân tộc, vậy nếu những dân tộc thiểu số ở Tây Bắc Việt và Cao nguyên miền Trung không công nhận là anh em với người Kinh và đòi tách ra tự trị để khẳng định nền văn hóa độc đáo của mình với chủ quyền lãnh thổ riêng (vì họ có tiếng nói riêng, quá trình lịch sử dân tộc riêng mà) và họ cũng lên tiếng rằng tổ tiên của người Kinh đã thôn tính họ nhiều phương diện thì bạn thấy sao? Xin vui lòng xem bài người Kinh với phần thảo luận tại wikipedia và các bài ở đường link liên kết ngoài ở phía dưới bài này http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_KinhShaolin Kungfu
Xin lưu ý rằng Wikipedia không phải là một diễn đàn. Trang thảo luận chỉ để bàn về bài viết. Avia (thảo luận) 09:35, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Tôi đâu muốn bàn về lịch sử, thưa bạn. Nhưng người thảo luận có ý kiến vậy nên đành phải giải thích vậy. Shaolin Kungfu16:45, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)