Bước tới nội dung

Thảo luận:Franci

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi Trần Nam Hạ 2001 trong đề tài Bài đồng vị franxi
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.
Dự án Nguyên tố hóa học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nguyên tố hóa học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nguyên tố hóa học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Bài đồng vị franxi

[sửa mã nguồn]

Tính chất của Franxi.

  • Tính chất lý học

Franxi có khối lượng riêng 2,48 g/cm3, nóng chảy ở 8 °C và sôi ở 620 °C. Các đồng vị của Franxi có thời gian sống ngắn, hoạt độ phóng xạ của nó lên tới 45000 curi/mg.

  • Tính chất hóa học

Franxi nằm trong chu kỳ VII và phân nhóm chính thứ I, nhóm kim loại kiềm, của hệ thống tuần hoàn, có cấu hình electron các lớp ngoài như sau: 5s25p65d106s26p67s1. Franxi chỉ thể hiện số oxi hóa +1. Các tính chất hóa học của Franxi chỉ được nghiên cứu với dung dịch siêu loãng có chứa nguyên tố này, vì đồng vị sống dài nhất của Franxi, 223Fr (223AcK), cũng chỉ có thời gian bán hủy 22 phút.

Nhiều hợp chất của Franxi đồng hình với các hợp chất tương ứng của cesi, vì thế người ta kết tinh các hợp chất của cesi để cộng kết các vi lượng Franxi. Kết tủa cesi peclorat (FrClO4), còn trong trường hợp cesi picrat chỉ có 50% Franxi cộng kết. Khi kết tủa hexacloroplatinat của cesi và rubiđi từ dung dịch rượu - nước, Fr2PtCl6 cộng kết một cách định lượng, trong khi liti và natri hoàn toàn không cộng kết. Từ dung dịch axit axetic, franxi pentaclorobimutat (Fr2Bi.Cl5.2,5H2O), hexaclorostanat (Fr2SnCl6), hoặc cobanitrit Fr2Na[Co(NO2)6] bị cộng kết hoàn toàn khi kết tủa các phức tương ứng của cesi. Sự cộng kết 90% franxi xảy ra khi kết tủa cesi cloroatimonat, cesi silicomolipdat, hoặc cesi photphorotungstat.

Franxi cũng bị cộng kết hoàn toàn và chọn lọc ở dạng FrSiO2.12WO3.nH2O từ dung dịch axit clohyđric đặc, khi axit silicotungstic tự do kết tủa.

Franxi clorua bắt đầu thăng hoa trong không khí ở nhiệt độ 2250C và ở 1100C trong chân không. Ở khoảng nhiệt độ 100 - 1500C trong chân không, nó thăng hoa nhanh và hoàn toàn, còn ở nhiệt độ cao hơn quá trình thăng hoa hoàn tất trong vòng 1 phút. Có thể dựa vào đặc điểm này để tách franxi khỏi đồng vị của rađi AcX, nhưng các đồng vị của chì và tali, AcB và AcC, cũng bay hơi một phần cùng với franxi.

  • Điều chế Franxi

Đồng vị 223Fr (AcK) hình thành do sự phân rã α của 227Ac. Đồng vị này có thể thu được khi tách khỏi các sản phẩm phân rã khác của 227Ac, các đồng vị của thori, rađi, poloni, bitmut, chì và tali. Sự tách franxi khỏi các nguyên tố này được tiến hành bằng kết tinh phân đoạn, chiết, sắc kí hoặc kết hợp các phương pháp này. Để tách franxi từ các dung dịch, một giải pháp kỹ thuật hay được sử dụng là cộng kết franxi với chất mang cesi.

Khi các đồng vị của franxi được điều chế bằng các phản ứng tóe bắn phá thori bằng chùm proton năng lượng cao, bia thori được hòa tan trong axit clohyđric đặc, sau đó franxi cộng kết với axit silicotungstic và tách khỏi dung dịch. Kết tủa sau khi lọc rửa, được hòa tan trở lại trong nước rồi hấp phụ trên đát trao đổi cation. Franxi được rửa giải bằng axit clohyđric.

Các đồng vị của franxi cũng có thể được điều chế bằng phản ứng tóe khi bắn phá 238U bằng chùm proton năng lượng cao theo phản ứng 238U(p,6p21n)212Fr, bia được hòa tan trong hỗn hợp axit nitric và hyđropeoxit và franxi cộng kết với chất mang cesi.

Francium_Fusion_ReactionFranxi còn được tổng hợp bằng phản ứng hạt nhân giữa 18O và 197Au. Quá trình này được thực hiện đầu tiên tại Khoa vật lí Đại học Stony Brook (State University of New York at Stony Brook), các đồng vị tạo thành gồm 209Fr,210Fr và 211Fr.

--Nam Hạ (thảo luận) 04:15, ngày 18 tháng 9 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thông tin trên có phải bắt nguồn từ bài Tìm hiểu về nguyên tố phóng xạ Franxi của Võ Ngọc Bình trên trang Hóa học Ngày nay cập nhật THỨ BA, 21 THÁNG 12 2010 22:43 không Nam Hạ? "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 04:28, ngày 27 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời
Mình không kiểm tra, trước đó tôi cắt nó trong bài chính ra vì nó không liên quan nhiều đến bài đồng vị.--Nam Hạ (thảo luận) 11:28, ngày 27 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bài cơ bản

[sửa mã nguồn]

Bên trang tiếng Anh nó thuộc nhóm 10.000 bài cơ bản (mở rộng bậc 4) chứ không phải 1.000 bài cơ bản đâu (dự án của tiếng Việt là bậc 3).--Nam Hạ (thảo luận) 13:47, ngày 21 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời