Thảo luận:Chủ nghĩa phúc âm
Thêm đề tài“Chủ nghĩa phúc âm”, hay đúng hơn là phiên bản trước đây của nó, từng là một bài viết chọn lọc. Nhưng theo thời gian, hoặc một số thông tin trong bài đã lỗi thời, hoặc những đòi hỏi từ cộng đồng đối với chất lượng của bài chọn lọc đã nâng cao khiến bài viết không đáp ứng được yêu cầu mới, và cộng đồng đã quyết định đưa bài ra khỏi danh sách các bài viết chọn lọc. Nếu có thể xin bạn hãy nâng cấp bài viết để đưa bài trở lại ứng cử sao chọn lọc. |
Tên gọi: tin lành hay phúc âm?
[sửa mã nguồn]Nếu chỉ xét về mặt ngữ nghĩa thì hai cái tên tin lành và phúc âm là như nhau nhưng trên thực tế, ngôn ngữ lại có tính quy ước và điều này tạo nên sự khu biệt nghĩa. Cách dịch thông dụng nhất cho Protestantism vốn là Tin Lành, điều này phù hợp với hoàn cảnh lịch sử tại châu Âu lục địa, xem chi tiết tại mục #Từ nguyên trong bài (được mở rộng vào tháng 11 năm 2014) và tại Thảo luận:Cải cách Kháng nghị#Đặt lại vấn đề. Trong tiếng Đức có tính từ evangelisch dùng để gọi các giáo hội Lutheran (lutherische) và Reformed (reformierte). Tính từ này, hầu như đồng nghĩa với protestantisch, không có từ tương đương về mặt từ nguyên trong tiếng Anh (chỉ có duy nhất một từ Protestant), được phân biệt rõ ràng với evangelikal. Ngược lại, evangelical trong tiếng Anh tùy vào ngữ cảnh có thể là evangelisch (≈protestantisch) hoặc evangelikal trong tiếng Đức.
Như vậy, để khu biệt nghĩa giữa hai khái niệm, tiếng Đức dùng hai hình thái khác nhau từ cùng một từ nguyên Hy Lạp euangélion, trong khi đó tiếng Việt dùng hai từ nguyên khác nhau (thuần Việt tin lành và Hán Việt phúc âm) có cùng một ý nghĩa. Đây là cách mà một số từ điển Anh-Việt phân biệt hai khái niệm này: Protestantism được dịch là (đạo) Tin lành, còn evangelicalism là (thuyết/phái) Phúc âm. Do đó chọn tên gọi "phúc âm" sẽ giúp phân biệt tốt hơn và bài này nên đặt tựa là phong trào hoặc chủ nghĩa phúc âm.
P/s: evangelicalism được viết thường, chỉ khi muốn thu hẹp cách hiểu thì mới viết hoa. Greenknight (thảo luận) 05:32, ngày 22 tháng 8 năm 2018 (UTC)