Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Công giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Công giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tôn giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tôn giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Đức, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Đức. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hà Lan, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hà Lan. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
“Cải cách tôn giáo”, hay đúng hơn là phiên bản trước đây của nó, từng là một bài viết chọn lọc và được đưa lên Trang Chính từ từ ngày 26 tháng 3 đến ngày 1 tháng 4 năm 2007. Nhưng theo thời gian, hoặc một số thông tin trong bài đã lỗi thời, hoặc những đòi hỏi từ cộng đồng đối với chất lượng của bài chọn lọc đã nâng cao khiến bài viết không đáp ứng được yêu cầu mới, và cộng đồng đã quyết định đưa bài ra khỏi danh sách các bài viết chọn lọc. Nếu có thể xin bạn hãy nâng cấp bài viết để đưa bài trở lại ứng cử sao chọn lọc.
"1517 – Theo thư tịch cổ, Martin Luther treo Chín mươi lăm Luận đề trên cửa Nhà thờ Lâu đài Wittenberg, nay thuộc Đức, đánh dấu khởi đầu Cải cách Tin Lành."
Có cần chữ "cuộc" không? Nguyễn Hữu Dụng 02:42, 4 tháng 9 2005 (UTC)
Trong câu văn nói chung là cần, còn tên mục từ thì tôi nghĩ là không cần. --Avia (thảo luận) 02:17, 5 tháng 9 2005 (UTC)
Tôi cũng nghĩ như vậy. Tên của một mục đề phải đầy đủ, phản ảnh được đề tài nhưng không được dài (dùng các chữ không cần). Mekong Bluesman 03:15, ngày 05 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
Cám ơn vì những góp ý, xin một sysop đổi thành "Cải cách Kháng cách".TCN 11:02, ngày 08 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
Trong tiếng Anh, có thuật từ Protestant (tạm dịch là Kháng Cách - Kháng nghị và Cải cách - theo nguyên ngữ và những dữ kiện lịch sử ghi lại. Xem Kháng Cách) chỉ một cộng đồng thuộc Cơ Đốc giáo tách khỏi Công giáo La Mã sau cuộc cải cách tôn giáo khởi phát bởi Martin Luther vào thế kỷ 16. Trong cộng đồng này tồn tại các trào lưu có khuynh hướng khác nhau dù cùng chia sẻ một nền tảng đức tin chung. Một trong các trào lưu đó là Evangelical (tạm dịch là Tin Lành - theo nguyên ngữ. Xem Phong trào Tin Lành). Tại Việt Nam, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (The Evangelical Church of Vietnam) thuộc trào lưu này, là giáo hội lớn nhất và lâu đời nhất (từ năm 1911) trong cộng đồng Kháng Cách tại Việt Nam , nên có lẽ do thói quen hoặc chưa có nhu cầu phân biệt các giáo phái khác nhau trong cộng đồng, mà thuật từ Tin Lành được sử dụng thay thế cho Kháng Cách. Nhưng trong học thuật, nếu không phân biệt hai thuật từ này thì hầu như không thể trình bày các vấn đề lịch sử, thần học, tổ chức, văn hóa... liên quan đến chủ đề cần bàn luận. Chỉ có thể sơ lược vài điều, mong Doanvanvung thông cảm. Ninh Chữ04:45, ngày 1 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Để dịch thuật từ Protestantism này, trong tiếng Việt (đặc biệt là ngữ cảnh Công giáo) trước đây thường dùng từ Thệ Phản, xuất phát từ tiếng Trung (誓反教 Thệ phản giáo), có nghĩa là quyết chống lại, hay làm trái <với Hội nghị Speyer, 1529>. Như vậy từ Thệ Phản này sát với từ nguyên và bối cảnh hơn, nhưng nay lại ít dùng và thay vào đó người ta gọi chung là Tin Lành. Bài Tin Lành đã quay về với tên gọi này nên mình nghĩ bài này cũng cần đổi lại là Cải cách Tin Lành. Cách gọi là Cải cách Kháng Cách không ổn ở việc lặp từ (Cải cách + Kháng nghị + Cải cách !?), chưa kể đến việc cách gọi này do WP sáng chế ra, bên ngoài không thấy dùng. Mong mọi người cho ý kiến về việc đổi tên bài. Greenknight (thảo luận) 09:01, ngày 11 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi thấy chữ Thệ Phản hiện tại trong tiếng Việt là có ý xấu, và là tên do bên Công giáo áp lên phong trào này nên người ta mới không dùng. Còn chữ Tin Lành nó chỉ là một kiểu "cưỡng từ" chẳng liên quan gì tới chữ Protestant và gồm các yếu tố như Ninh Chữ có đề cập rằng Tin Lành chủ yếu nói về Evangelicalism vốn dĩ là một nhánh của Protestant, nên dịch Cải cách Tin Lành là làm khó những người dịch chủ đề này xưa nay. Nếu bạn thấy chỉ là do lặp lại "Cải cách Kháng Cách" tôi nghĩ có thể chuyển bài này thành "Kháng Cách" thôi là được.--115.73.44.233 (thảo luận) 09:39, ngày 11 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời
Mình đồng ý với bạn là từ Thệ Phản trong tiếng Việt về sau dần mang sắc thái xấu nên chúng ta sẽ không dùng từ này. Còn cách gọi Kháng Cách là để dùng cho chính Protestantism rồi bạn ơi, điều chúng ta đang bàn ở đây là tên gọi cho sự kiện Protestant Reformation này. Nhưng lưu ý là bản thân từ Kháng Cách do Wikipedia tiếng Việt tạo ra, các tài liệu bên ngoài không thấy dùng (tất nhiên không tính trường hợp dựa vào chính WP), điều này đi ngược lại với tinh thần của WP. Bản dịch tiếng Việt của cuốn sách kinh điển về xã hội học Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản do Viện Goethe tài trợ xuất bản cũng dùng hai thuật từ Tin Lành và Cải cách Tin Lành, với phần chú giải thuật từ khá chi tiết ở cuối sách, trong đó có viết là trước khi thuật từ Protestantism ra đời (vào tháng 4 năm 1529, đề cập đến thư kháng nghị của một số thân vương và thành phố) thì người ta dùng từ evangelisch mà xét theo từ nguyên mang nghĩa là Tin Lành (Tin Mừng theo cách gọi Công giáo, hay Phúc Âm theo cách gọi Đại kết). Như thế ngay từ ban đầu, cuộc cải cách đã gắn với cách gọi Tin Lành này. Greenknight (thảo luận) 11:13, ngày 11 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời
Mình thấy từ Tin lành là đạo giáo từ lâu đã được dùng để gọi không chỉ riêng cho những người theo đạo Evangelicalism, mà cả các nhánh Luther ở Âu châu. Cả từ "Cải cách Tin lành" hiện nay vẫn được sử dụng phổ biến hơn (google), Tuy nhiên trong wiki tiếng Việt từ Tin lành sát nghĩa chỉ là một phần trong Kháng cách (xem bài Tin lành). Cho nên ta nên để vậy hoặc nếu quyết định sửa đổi nên lập một dự án để thống nhất các danh từ ở các bài liên quan. DanGong (thảo luận) 12:23, ngày 11 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời
Mình thấy giống với DanGong, trong tiếng Việt không chỉ có "nhánh" Evangelical (nhánh đầu tiên có mặt tại Việt Nam và nay chiếm đa số) mà nhiều nhánh Lutheran (nhánh đầu tiên trên thế giới tự gọi là Tin Lành), Baptist, Pentecostal, Mennonite v.v. cũng dùng các từ Tin Lành, Hội thánh Tin Lành để chỉ chính mình. Ngay trong tiếng Anh hay tiếng Đức cũng có nhiều phái Protestant tự gọi mình là evangelic/evangelical/evangelisch. Hơn nữa, nếu xét kỹ hơn thì bản thân phong trào Evangelical không đồng nghĩa với việc loại trừ các phong trào khác, tức là một người Baptist, Ngũ tuần, Giám lý, Trưởng lão, Lutheran hay Anh giáo (trường hợp en:Low church) đồng thời cũng có thể là một người Evangelical (do đó mà hình dung các phong trào này như những tập hợp có thể đan xen và chồng chéo nhau thay vì là các "nhánh" riêng rẽ). Chốt lại, gọi Protestantism là Tin Lành là điều hoàn toàn hợp lý, và theo đó tên bài này cần đổi thành Cải cách Tin Lành. Còn muốn đề cập tới Evangelicalism thì cứ gọi cụ thể là phong trào Tin lành <hoặc phong trào Phúc âm>. Theo mình chỉ cần một vài sửa đổi ở các bài viết chính và thể loại có liên quan, còn tất cả các bài khác thì có thể để nguyên vậy. Mình sẽ nhờ bảo quản viên giúp di chuyển trang này. Greenknight (thảo luận) 16:41, ngày 13 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời
Đổi tên hết lại các thể loại và tên gọi là một vấn đề không nhỏ. Không nên vội vàng và nên chờ những TV quan tâm cho biết ý kiến. Về Tin Lành ở đây có TV Ninh Chữ. Để mồi TV này vào cho ý kiến.--37.24.144.5 (thảo luận) 07:32, ngày 20 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi đã mời Ninh Chữ nhưng không thấy bác ấy cho ý kiến. Thảo luận này đã chờ đủ lâu mà không có nhiều thành viên quan tâm. Hơn nữa, trước đây bài Kháng Cách đã được (ai đó, không phải tôi) di chuyển trở lại Tin Lành như ban đầu thì cũng chẳng có ai quan tâm cả. Việc tôi đang làm hiện giờ là sắp xếp lại tình trạng lộn xộn về thể loại hiện nay, như việc tồn tại song song cả Thể loại:Kháng Cách và Thể loại:Tin Lành. Tôi không phản đối việc dùng từ Kháng Cách nhưng bài viết chính và thể loại chính thì cần sửa. Greenknight (thảo luận) 07:48, ngày 20 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời
TV Tin Lành tại đây hình như hơi ít, chỉ có Ninh Chữ. TV Công giáo thì nhiều hơn. Nhưng theo mình thấy thì cụm từ "Cải cách Tin Lành" chỉ có bên Công giáo sử dụng, cần người bên Tin Lành/Kháng Cách cho ý kiến. Các trang Tin Lành gọi Cải cách Luther là gì?--37.24.144.5 (thảo luận) 08:17, ngày 20 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi đã đổi tên bài từ Cải cách Kháng nghị sang Cải cách tôn giáo, sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 7 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cũng đặt tên bài là "Phong trào Cải cách tôn giáo", bộ Chân trời sáng tạo, trang 42, đấy là tư liệu chính thống nhất. Theo sách giáo khoa, người tạ gọi Protestanism là Tin Lành, mà hoàn toàn không phải là Kháng Cách, Kháng nghị, Thệ phản,... Các nguồn Wiki tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản và tiếng Hàn cũng phiên dịch chữ Reformation thành 宗教改革, nghĩa là Cải cách tôn giáo. – Shangrila520 (thảo luận) 13:05, ngày 29 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời