Thảo luận:Cờ tướng/Lưu 2
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Lưu 1 | Lưu 2 |
Quân Sỹ
@Arisa, bản dịch từ tiếng Anh có vấn đề. The Advisor is invaluable in protecting the King được dịch thành Quân Sỹ là không hề có giá trị gì trong việc bảo vệ Tướng. Tôi đã sửa chỗ này thành vô giá. Tac ke 08:33, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Tôi chỉ phục hồi bản cũ thôi (copy&paste). Lúc đó tôi nhìn vào "một trong những quân cờ yếu nhất" để có lý do phục hồi, nên không đọc trọn vẹn câu. Cám ơn bạn đã chỉnh lại. --Á Lý Sa (thảo luận) 08:39, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Tôi thấy cần xem lại một chút:
- "Vô giá" không có nghĩa là không hề có giá trị gì.
- Bài này không nội dung cơ bản không phải là dịch từ bản Tiếng Anh.
- Quân Sỹ không bao giờ là quân thừa trong bàn cờ cả, nó cũng góp phần bảo vệ Tướng (ví dụ trong trường hợp đề phòng việc tránh lộ mặt Tướng, hoặc người ta có thể vểnh Sỹ lúc cần thiết khi Tướng đang bị Pháo chiếu, và còn nhiề trường hợp bảo vệ Tướng khác...) Casablanca1911 08:51, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Khi cần thì nó thiếu, khi không cần thì nó thừa. Nó chặn con tướng khi tướng đang bị đuổi không phải là không xảy ra.陳庭協 10:06, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Ý tôi chỉ là với câu đánh giá trên là quân Sỹ không hề có giá trị gì trong việc bảo vệ Tướng, thì tội gì người ta cho vào bàn cờ, đứng trong Cửu cung làm gì. Casablanca1911 10:20, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Để công bằng thì cũng có lẽ cần nêu thêm các quân khác nữa. Chỉ có Chốt là không có khả năng chặn tướng của mình (nhưng có khả năng làm ngòi chiếu tướng). --Á Lý Sa (thảo luận) 10:16, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Đúng rồi. Invaluable có nghĩa là highly valuable. Nghĩa là rất có giá. Vô giá nghĩa như vậy và áp dụng cho Sỹ là hoàn toàn phù hợp. Còn have no value thì dịch là vô giá trị. Tac ke 08:55, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Vô giá: Không giá?
- Vô giá: Vô vàn giá? Từ giá thấp đến giá cao, không hẳn chỉ là rất có giá. 陳庭協 09:28, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Vô giá : nghĩa đen là một thứ rất quý, không thể định được giá trị để mua đứt bán đoạn được, với bất kỳ giá nào đều không thể mua được. Casablanca1911 09:36, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Đề nghị xem lại câu "chúng lại là con gây trở ngại cho Tướng...".
Vô giá nghĩa là có vô vàn giá thì chết mất. Phong tục nghĩa là phong trào nói tục (!), còn tập quán thì nghĩa là tập vào quán và cắm quán:D. Tac ke 09:56, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Chính thế, tui đã thay từ khác để khỏi mất công tranh luận. He.陳庭協 10:03, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Tôi thấy sửa đi sửa lại thành ra bây giờ là câu nói nước đôi. Không hiểu quân Sỹ có biết kêu oan không vậy. Casablanca1911 10:11, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Câu nào? Copy qua đây, Đại Đế sửa cho.陳庭協 10:16, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
"...chúng lại là con gây trở ngại cho Tướng. Tuy vậy, mất Sỹ được cho là nguy hiểm.." Khi đang ở trong tình huống bị chiếu nào đó, gây trở ngại cho Tướng thì có thể là bất kỳ quân nào, đâu chỉ có Sỹ. Như vậy, cần phải thêm câu này vào các quân cờ còn lại.Casablanca1911 10:28, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Bây giờ thì quân nào cũng có giá trị cả. Vì câu trên đã có câu Khi lâm nguy, tất cả sẵn sàng xả thân hộ giá. Viết tiếp đi casa. Ok? 陳庭協 10:32, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Casa bấm F5 đi chứ. 10:32, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Thôi, tôi chán rùi, cho ông chẻ tóc tiếp đi. Casablanca1911 10:35, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Bổ sung thêm về cờ người
Tôi vừa phải đi xem thêm một số tài liệu, một số thông tin trao đổi thêm cho rõ về hình thức và tính chất "cờ Người" (còn giữ nguyên hoặc đã biến thái) hiện nay trên các miền ở Việt Nam:
- Miền Bắc: thường có tính chất giao lưu cho thanh niên trong vùng, tương tự như hội thi hát quan họ vậy, sau trận đấu, trong lịch sử cờ người đã có nhiều nam nữ thành đôi. Do vậy, đội cờ thường là đội nam và đội nữ. Trận cờ đúng như là một sân khấu biểu diễn, các cô gái thì trang điểm phấn son rực rỡ, quần áo đẹp, quạt lọng biển huy hoàng. Nam giới cũng tương tự vậy. Cảm nhận ở đây là sự duyên dáng, uyển chuyển, yểu điệu gần giống như trong hội quan họ. Tướng Bà và Tướng Ông là hai người được mọi người để ý nhất.
- Miền Nam: thường có thêm tính chất khoe tài võ nữa, nên các quân cờ người là nam giới, tay cầm các thứ binh như giáo, thương, đao.. và mỗi lần di chuyển chỗ, họ thường phải múa võ một vòng trước khi sang vị trí mới. Các quân đúng như một triều đình hoàn chỉnh. Tuy nhiên, kiểu chơi ở miền này không thu hút được nhiều nam, phụ, lão, ấu bằng "cờ người" truyền thống ở miền Bắc. Casablanca1911 04:58, ngày 27 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Nếu bỏ câu nhận định (in đậm trên) thì rất hay. Còn có nó rất dở.666.666.666 07:48, ngày 27 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Trong trang này 6.9 có hơi nhiều câu nhận xét (nhận định) mang tính "chủ quan" đấy. Các câu nhận định in đậm hay không in đậm trên của tôi (cũng là chủ quan) là để giải thích thêm thôi vì không cấm bày tỏ việc đánh giá một vấn đề nào đó trong trang thảo luận. Casablanca1911 11:22, ngày 27 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Câu đối
Hai câu đối sao dở quá, do bác nào ở đây tự nghĩ ra. Nếu tự nghĩ ra thì ít nhất cũng phải thay bình xa bằng trực xa để đối với hoành xa. Còn không thì hãy chỉ ra nguồn của thế trận bình xa:)Xin có lời cảm tạ rất sâu xa.Tac ke 07:39, ngày 27 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Chết chết, Thành viên Tac ke đừng nên nhận xét vội vàng như vậy. Các câu đối đó được xuất bản nhiều lần lắm đấy. Còn câu đối hay thì vô khối nhưng mỗi tội là không đúng chủ đề và đồng thời không có nguồn dẫn. Vừa chơi cờ vừa "xuất khẩu" câu đối, đó mới là tính "nóng hổi" của câu đối. Chứ còn ngồi không hay ngồi đánh máy mà "rặn" ra gì công nhận là có thể hay hơn vì có nhiều thời gian chỉnh sửa, trau chuốt câu chữ.
- Ngoài ra, bạn chơi cờ mà không hiểu bình xa là gì à ? "Bình" nghĩa là đi ngang. Bình xa là nước đi xe sang ngang, đâu phải là một thế trận. Người ta còn có bình pháo, bình tốt... Casablanca1911 11:29, ngày 27 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Đúng vậy. Câu đối biết đặt Đại liệt bên cạnh Tiểu liệt rất hợp mà lại để Bình xa bên cạnh hoành xa.:-) Đại liệt, Tiểu liệt, Hoành xa là các thế trận còn bình xa chỉ là một nước đi. Đối không đạt. Tac ke 09:43, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Hoành xa cũng là một thế trận à ? Tôi nghĩ là nó chỉ nói đến việc con xe đi theo chiều ngang thôi chứ, còn trực xa thì đi theo chiều đứng. Bây giờ là lần đầu nghe thấy có người nói "hoành xa" là một thế trận Casablanca1911 10:18, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Người ta viết các thế trận đó thành sách Quất trung bí thôi, nói thì ít lắm:-). Tac ke 11:59, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Sách Quất trung bí nói về các thế trận sử dụng Pháo là chủ yếu, nổi bật nhất là trận Thuận Pháo. Trong sách nếu có viết về "Trận hoành xa" thì chỉ có viết đầy đủ như thế này thôi : Thuận Pháo hoành xa công trực xa, Thuận pháo trực xa công hoành xa, v.v...Tôi nghĩ là bạn đã tách riêng 1 thế trận của người viết ra thành....3 thế trận.
- Việc giận hay không thì tuỳ. Người nào mới bị nói thế mà đã giận thì chắc không đủ kiên nhẫn chơi hết được ván cờ. Ngoài ra, 6.9 nói là từ bỏ quá khứ mà sao tôi vẫn thấy bạn sửa những gì tôi đã viết kiểu cũ như vậy ? Lần trước tôi đã không nói gì rồi. Casablanca1911 13:13, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Quả là cao cờ. Đây là chiêu "giương Đông kích Tây", vừa đánh cờ, vừa chọc cho đối thủ...giận mất khôn.666.666.666 13:35, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Đâu phải chỉ có "giận" mới "mất khôn" được. Để làm cho đối thủ "mất khôn" thì có nhiều cách khác hay hơn. Casablanca1911 14:12, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Phải rồi. Tương tự cũng phải viết Nghịch pháo đại liệt, nghịch pháo tiểu liệt mới đầy đủ được. Ở dưới là Thuận pháo đối với nghịch pháo lại càng đối nhau, rất rõ ràng. Ở đây có bán cá tươi.:-) Tac ke 14:17, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Bạn không hiểu ý tôi. Dùng Đại liệt và Tiểu liệt không cũng được, người ta vẫn hiểu thế trận đó. Hoặc dùng Hoành xa công trực xa và Trực xa công hoành xa cũng được. Nhưng nếu tách ra là chỉ Hoành xa thôi, hoặc Trực xa thôi thì nó sẽ là thế trận nào trong hai thế Thuận Pháo tôi vừa nói trên. Và tách ra là "đại" và "tiểu" thôi thì ai mà hiểu được là đang nói về chơi cờ. :-D Casablanca1911 14:32, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Để tránh hiểu nhầm thì trong câu đối cũng cần chỉ rõ ra là bình xa/hoành xa cánh phải hay cánh trái. Tốt nhất là phải có hình vẽ minh họa:-) Tac ke 07:13, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)
- Riêng từ "bình xa" hoặc "hoành xa" trong câu đối thì bạn thích hiểu cánh phải hay cánh trái đều được, hiểu nhầm cũng được. Còn nếu có thêm cả vẽ nữa thì tốt thôi, mà nên cho thêm cả nhạc nữa cho đủ bộ tứ. Casablanca1911 11:07, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)
tôi không biết là có ý gì nhưng khi đọc xong những dòng trên thì có vẻ như ai đó đang hiểu lầm về thế trận "hoành xa, bình xa, trực xa, pháo đầu, các thứ nhỉ theo tôi thì thế trận tự cổ chí kim có nghĩa là 1 trận đồ bày binh bố trận, thế có nghĩa là tư thế, là hình dạng, còn trận tức là trận pháp, trận địa thì chữ thế trận có nghĩa là "1 trận địa được tập hợp nhiều nước đi để hình thành 1 hình thế, 1 hình dáng thì gọi là thế trận. giống như không ai gọi là thế pháo đầu cả, pháo đầu chỉ là vị trí để nói lên con pháo lộ 5 mà thôi, còn thế trận thì phải là "pháo đầu mã đội, ngũ lục, ngũ thất ngũ cửu ngũ bát pháo chẳng hạn, hay là thế trận pháo đầu tam binh đối bình phong mã tấn tam binh (ý nói là hình pháo đầu tấn chốt đường 3 để đối chọi lại với bên kia lên mã và lên chốt) hay là pháo đầu quá hà xa đối bình phong mã bla bla (đây toàn là 1 thế trận bao gồm nhiều nước đi) còn trực xa hoành xa thì ý chỉ là ở lộ ngang dọc trên bàn cờ, bình xa tấn xa thoái xa ý chỉ nước đi xa tiến thoái hay chạy ngang dọc mà thôi, cũng vậy, thuận pháo hoành xa phá trực xa là 1 THẾ TRẬN 2 bên đều vào pháo đầu cùng bên và sau khi mỗi bên lên mã thì sau đó xuất xe trục dọc hay ngang để phòng thủ đường ngang hay dọc mà thôi [nhóc sup 17/10/2020]
Ra thế cờ khó
Tôi có biết một thế cờ mà một bên chỉ có Tướng, 2 Sỹ, 2 Tượng mà thủ hoà được với bên kia có đầy đủ quân: Tướng, 2 Sỹ, 2 Tượng, 2 Xe, 2 Pháo, 2 Mã, 5 Tốt. Kính mời mọi người nghĩ thử xem thế cờ đó sẽ như thế nào nhé! Biết đâu lại nghĩ ra được vài thế cờ tương tự khác? Newone 11:37, ngày 01 tháng 4 năm 2006 (UTC)
- Thế cờ đó như thế nào, tôi biết rồi. Chỉ cần nhìn "đường đi, nước bước" của người ra thế cờ này mà tôi đã nghĩ ra ngay thế cờ. Newone vẫn còn để hở nhiều nước lắm.
- Có thế cờ trong truyện kiếm hiệp "Độc nhãn hắc lang" cũng tương tự như thế cờ trên, một bên chỉ có Tướng, 1 Sỹ, 2 Tượng mà thủ hoà với bên kia có Tướng, 2 Sỹ, 1 xe và 1 tốt. Casablanca1911 12:18, ngày 01 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Xin mời Casablanca1911 chỉ dạy cho vài thế cờ tương tự được không? Newone 17:49, ngày 01 tháng 4 năm 2006 (UTC)
- Được được, nhưng mà để đợi thêm, nhỡ các thành viên khác bày ra được thế cờ nào nữa không đã. Casablanca1911 02:09, ngày 02 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Trích dẫn: "Thế cờ đó như thế nào, tôi biết rồi. Chỉ cần nhìn "đường đi, nước bước" của người ra thế cờ này mà tôi đã nghĩ ra ngay thế cờ.
Ủa, Cá Sa Ba tài thật, tôi hình như còn chưa viết ra thế cờ đó như thế nào kia mà???? Newone 17:52, ngày 05 tháng 4 năm 2006 (UTC)
- Thế hôm đặt câu đố này là hôm Newone viết một bài mới đúng không nào ? Tôi suy ra từ bài mới đó thôi. Casablanca1911 01:45, ngày 06 tháng 4 năm 2006 (UTC)
- Ngày trước ở Sài gòn có những người chuyên đánh cá dạo bằng cờ thế. Họ bày 1 thế cờ mà họ đã thuộc lòng nước đi rồi có thêm 1 người nữa giả ngờ giả nghệch để chơi nhử mồi để dụ những người hám cờ bạc. Hồi đó tôi còn thuộc được vài thế cờ chỉ vì hàng ngày thấy mấy người đó "chưng" trên vĩa hè có vài kểu thôi. Bi chừ quí wị nhắc tui nhớ! Dẫu sao tôi vẩn thấy các nước cờ thế của "Cờ quốc tế" là rộng và có chiều sâu hơn của cờ tướng. Tôi thích các loại như "bắt tướng sau 2 (hay 3 nước đi)".
- "Thế Chiến quốc, thế Xuân thu, cờ tại thế , thế thời phải ... ế". Thôi thách thức nhau mà chi "ai Công hầu, ai Khanh tướng, đánh cùng ai , ai dễ hơn vai LĐ 22:20, ngày 05 tháng 4 năm 2006 (UTC)
- Lập trình cờ tướng khó hơn lập trình cờ vua đấy :D conbo trả lời 06:28, ngày 22 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Lâu lâu không thấy ai vào hỏi, đành phải tự mình up lên vậy. Tạm bày cờ theo vị trí dòng bằng chữ nhé:
- Dòng 1: Tốt - Tốt - Ô trống - TƯỚNG - Mã - Xe - rồi đến 3 quân Xe, Pháo, Pháo bày thế nào cũng được
- Dòng 2: Ô trống - Ô trống - Ô trống - Ô trống - SỸ - Mã - Tốt - Tốt - Tốt
- Dòng 3: TƯỢNG - Ô trống - Ô trống - Ô trống - TƯỢNG - SỸ - Ô trống - Ô trống - Ô trống
- Dòng thứ 4 cho đến dòng thứ 10 thì bày quân Tướng, Sỹ, Tượng bên kia như thế nào cũng được, miễn đừng phạm luật. Có bác nào cầm bên nhiều quân đánh thắng được không?
Newone 04:41, ngày 12 tháng 4 năm 2006 (UTC)
- Mấy thế đó chỉ là vui vẻ lúc trà dư tửu hậu thôi, còn thực tế chả bao giờ có thế đó cả. conbo trả lời 06:28, ngày 22 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Thú vị thật. Bài học tương tự về một đội bóng toàn sao "galatico" vẫn không thắng được đội bóng nhỏ vì các ngôi sao khoá chân nhau! :D--Trungda (thảo luận) 07:06, ngày 22 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Bác này tài thật, nhìn cờ ra bóng đá và nhìn bóng đá ra cờ tướng. Cái này gọi là phân biệt chiến thuật-chiến lược đây. 203.160.1.74 (thảo luận) 09:35, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Chiến lược, chiến thuật
Tôi thường lên mạng chơi cờ,xong chưa rõ lắm về "Chiến lược và chiến thuật cờ". Có ai hiểu về cờ tướng ,xin nói cho tôi biết với.Bạn "222.252.33.1" nếu đọc bài này,có thể viết lại bài mà bạn đã viết được không? —bàn luận không ký tên vừa rồi là của Minhduc302 (thảo luận • đóng góp)
- Kiếm sách về mà đọc thôi, trong một bài bách khoa về cờ tướng, không thể nói hết về chiến lược và chiến thuật được. conbo trả lời 06:25, ngày 22 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Thuật ngữ và nước đi và chiến thuật cờ tướng có nhiều: xe trực, xe hoành, pháo đầu, pháo giác, thiên mã hành không... nói chung đều là những từ chuyên sâu...--Trungda (thảo luận) 07:05, ngày 22 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Đoạn bị lược
Trong cớ tướng khả năng đi ít hơn trong cờ vua. Lý do: bộ Tướng, Sĩ, Tượng không có nhiều khả năng đi, chỉ đi trong ô vuông cho trước. Con Tốt cũng không thể biến thành con khác, con Mã lại bị cản. Trong cờ vua thì không có những ràng buộc này. Vì vậy cờ vua biến hóa phức tạp hơn, đòi hỏi người phải co sự tư duy và sáng tạo cao.
Nhận định này không chính xác (ít khả năng đi, biến hoá phức tạp...), so sánh vô căn cứ giữa hai loại cờ nên tôi lược bỏ ra khỏi bài. Earthshaker (thảo luận) 11:54, ngày 11 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Đứng là cờ tướng có nhiều hạn chế hơn cờ vua, nhưng biến hóa và phức tạp hơn thì cần phải có cơ sở chứng minh Matthuc (thảo luận) 01:22, ngày 28 tháng 12 năm 2017 (UTC)
Khai cuộc
Cho mình hỏi, mình có sửa đổi ở phần khai cuộc, mình thêm khai cuộc (thiệt hoạt xa) vào nhưng lại bị xóa?
Tôi cứ sửa là bị xoá,bỉ ổi không khác gì cộng sản,tôi chán rồi,vô pháp vô thiên!!!Chỉnh 1 lần nữa thôi,ok?!!!Over. OTD-Ông Tuấn Dũng. (thảo luận) 05:09, ngày 26 tháng 10 năm 2019 (UTC)
- Chào bạn. Thông tin trên Wikipedia bắt buộc phải đạt một số tiêu chuẩn về nguồn thông tin, cách hành văn trung lập và độ nổi bật. Mời bạn tham khảo phân biệt giữa "tồn tại" và "nổi bật" để biết thêm về tiêu chuẩn lên Wikipedia, và Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy để biết về tiêu chuẩn nguồn thông tin. Để chứng tỏ được độ nổi bật của đề tài, bạn cần cung cấp vài nguồn thông tin (sách vở hàn lâm, báo chí chính thức và có uy tín (Vnexpress, Dân trí, Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động, Vietnamnet, CNN, AP, Reuters, Washington Post, BBC, RFA, RFI, v.v..) nói đến đề tài một cách trực tiếp (nói trực tiếp, nhắc thẳng tên) và chèn vào trong bài thành các chú thích (xem Trợ giúp:Cước chú để biết chi tiết, hoặc xem mã nguồn các bài khác để biết cách thực hiện). Mời bạn tham khảo thêm Wikipedia:Chào mừng người mới đến, Wikipedia:Câu thường hỏi, Wikipedia:Cẩm nang biên soạn, Wikipedia:Quy định và hướng dẫn, Wikipedia:Sách hướng dẫn. Thân. Keo010122Talk to me 05:20, ngày 26 tháng 10 năm 2019 (UTC)
Dịch máy
@Nguyễn Phúc Vy: Đề nghị bạn biên tập lại trước khi đăng, tôi chỉ lấy ví dụ đoạn sau đây:
- "Một trò chơi có tên "xiangqi"(Tượng kỳ/Cờ Tướng) đã được đề cập là có từ thời Chiến quốc; Theo văn bản Shuo Yuan (說 苑 / 说 苑) vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, đây là một trong những Lãnh chúa Mengchang của Tề. Nhưng các quy tắc của trò chơi đó không được mô tả, và nó không nhất thiết phải liên quan đến trò chơi ngày nay. Hoàng đế Ngô của Bắc Chu (Emperor Wu 武 mà là Hoàng đế Ngô ?) đã viết một cuốn sách vào năm 569 sau Công nguyên có tên là Xiang Jing(Tượng kinh). Nó mô tả các quy tắc của một trò chơi theo chủ đề thiên văn học được gọi là xiangqi hoặc xiangxi (象 戲 / 象 戏)mà có liên hệ và liên quan rất chặt chẽ cũng như đồng nhất tới loại cờ Tướng như cờ Tướng hiện đại này. Từ xiàngqí 象棋(Tượng kỳ/Cờ Tướng) thường được dịch là "trò chơi voi" hoặc "trò chơi hình", vì chữ Hán 象 có nghĩa là "con voi" và "hình"; nó có nguồn gốc là một hình vẽ cách điệu của một con voi, và được dùng để viết một từ có nghĩa là "hình", có thể vì hai từ này được phát âm giống nhau."
--李媖子 09:45, ngày 11 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Khóa bài
Thông tin đưa thêm vào không nguồn, dịch máy hầu như chưa biên tập. Mình lùi lại bản ổn định và khóa IP. IP muốn thêm nội dung hãy thêm vào trước tại đây. conbo trả lời 16:21, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)
- @Nguyễn Phúc Vy: bạn cứ nằng nặc đưa bản dịch máy về lịch sử trò chơi từ wiki tiếng Anh (thậm chí các tên riêng tiếng Hán còn chưa phiên âm) mà xóa bỏ toàn bộ lịch sử hiện tại, nguồn thì xóa luôn so với bản tiếng Anh, đó là điều không hay gì. Nếu muốn đưa lịch sử dịch bên tiếng Anh vào cũng không có gì, nhưng phải tích hợp hài hòa với phần đang có. Ví dụ phần đưa vào sẽ mâu thuẫn với phần tên gọi phía sau.
- Kỹ năng đó có lẽ bạn không làm được? Nếu bạn muốn thì mình sẽ dịch mẫu cho bạn thấy. conbo trả lời 16:47, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Thay tập tin
Xin mời :@ThiênĐế98: :@Violetbonmua: :@Conbo:: mình sẽ thay các tập tin sau:
- Xiangqi_General_(Trad).svg bằng Xiangqi_General_(M_PLUS_2).svg
- Xiangqi_Advisor_(Trad).svg bằng Xiangqi_Advisor_(M_PLUS_2).svg
- Xiangqi_Elephant_(Trad).svg bằng Xiangqi_Elephant_(M_PLUS_2).svg
- Xiangqi_Chariot_(Trad).svg bằng Xiangqi_Chariot_(M_PLUS_2).svg
- Xiangqi_Cannon_(Trad).svg bằng Xiangqi_Cannon_(M_PLUS_2).svg
- Xiangqi_Horse_(Trad).svg bằng Xiangqi_Horse_(M_PLUS_2).svg
- Xiangqi_Soldier_(Trad).svg bằng Xiangqi_Soldier_(M_PLUS_2).svg
áp dụng cho trang này nhé 42.118.130.0 (thảo luận) 03:10, ngày 7 tháng 12 năm 2022 (UTC)
- Mình thấy ảnh hiện tại chữ Hán đẹp hơn ảnh bạn đề xuất nên không cần thay đổi. conbo trả lời 21:22, ngày 7 tháng 1 năm 2023 (UTC)
Tam bộ hổ vs Pháo trống
Mình thấy thế này khá hay
bên hậu sơ y ăn chốt đầu là dễ bị bên tiên phóng mã ra xe bắt cướp tiên – 2001:EE0:4F12:4B10:C4DD:DCDC:DB97:368A (thảo luận) 07:46, ngày 19 tháng 1 năm 2023 (UTC)
Giải thích
Casablanca1911 có thể giải thích các thành ngữ trong bài này không? Tôi hiểu nhiều câu nhưng "Mã nhật Tượng điền Xe liên Pháo cách" là gì? Tại sao Pháo phải trở lại trong câu "Cờ tàn, Pháo hoàn"? Còn câu "Được thế bỏ Xe cũng tốt, mất tiên khí tử toi công" thì tôi hiểu phần trước, còn phần sau có vẻ không liên quan đến cờ tướng? Mekong Bluesman 06:24, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Xin được giải thích với bác Mekong Bluesman như thế này :
- "Mã nhật Tượng điền Xe liên Pháo cách" là nói đến đặc điểm bước đi (hoặc ăn quân): Mã thì đi theo đường chéo của hình chữ nhật. Tượng đi theo đường chéo của hình vuông (chữ điền). Xe đi thẳng, liên tục còn Pháo thì ăn một quân khác bằng cách nhảy qua đầu 1 quân nào đó.
- "Cờ tàn, Pháo hoàn" có nghĩa là lúc cờ tàn, còn rất ít quân, quy luật này nói đến việc lúc đó, biện pháp hay được áp dụng là đưa Pháo về cung của mình và dùng chính Sỹ để làm ngòi chiếu hết tướng đối phương.
- "Được thế bỏ Xe cũng tốt, mất tiên khí tử toi công" lời khuyên cho người chơi cờ cẩn thận nếu bị "mất tiên", nghĩa là khi có một quân cờ nào đó sắp bị địch bắt mà không thể không chạy hoặc đưa quân yểm trợ, cũng có thể là do tham bắt quân địch nên không kịp trở tay. Còn nếu cờ đang được thế thì có thể hy sinh quân Xe cho việc lớn khác. Casablanca1911 07:09, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Xin cụ bà đưa giải thích vào bài, vì tôi chả hiểu câu nào cả. Nguyễn Hữu Dụng 07:41, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Mã nhật là mã đi theo hình của chữ 日 chứ không phải là hình chữ nhật nhé bạn ^^ – 116.98.165.92 (thảo luận) 15:31, ngày 27 tháng 11 năm 2023 (UTC)
Câu này (và các câu khác) là do tôi hiểu như thế nào thì giải thích như vậy, chứ không căn cứ theo tài liệu nào nên không dám cho vào bài, (vì bác MB hỏi trực tiếp tên tôi nên mới giải thích thôi) sợ các cao thủ khác có thể sẽ chê cười. Tôi nghĩ là ai đã quan tâm đến cờ tướng thì chắc phải hiểu, cần gì phải giải thích vào bài. Nếu giải thích thì sẽ có rất nhiều thành ngữ nữa, không thể giải thích hết được. Casablanca1911 07:54, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Cám ơn Casablanca1911 đã giải thích. Mekong Bluesman 08:14, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Không có chi. Tôi đang băn khoăn vì có nhiều câu đối và câu thơ dính dáng đến cờ tướng, không biết có nên cho vào bài này không, thì có thể sẽ dài. Cờ vua thì không nói làm gì, nhưng cờ tướng ở Trung Quốc và nước ta liên quan đến thơ và câu đối nhiều, hiểu chơi cờ thì mới thấy những nội dung đó hay. Bác MB và mọi người cho ý kiến xem. Casablanca1911 08:16, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Bác Cà sa hoá ra thông hiểu cờ tướng ghê, bây giờ mới biết. Earthshaker (thảo luận) 11:51, ngày 11 tháng 3 năm 2013 (UTC)