Bước tới nội dung

Thảo luận:Cờ tướng/Lưu 1

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 5 năm trước bởi OTD-Ông Tuấn Dũng. trong đề tài Lại chuyện viết bài
Lưu 1 Lưu 2

Cờ thế và cờ người

Trong dàn bài chưa thấy nhắc về cờ thếcờ người? LĐ

Sẽ có, sẽ có. Anh LĐ có biết thì đóng góp thêm thông tin cho bài viết (Anh biết nhiều về thơ Hồ Xuân Hương, không biết có dự định cho bài thơ "Đánh cờ người" vào đây không. Hihi). Tôi đang dở việc (oh, my boss is comiiiiing) Casablanca1911 02:48, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Đốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.
Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
Để đôi ta quyết liệt một phen.
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thọat mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
Đem tốt đầu dú dí vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu
Thua thì thua quyết níu lấy con.
Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.

LLG writer [58.187.54.79]


NNU bấm quẻ giỏi thật! Nhưng hầu hết 99% nam sinh thời trung học đều biết bài này, mắc mớ gì LĐ ... Thơ Nữ sĩ họ Hồ, LĐ chỉ thích bà về mặt kĩ thuật dùng chữ ở nơi biên giới của ngôn ngữ ... những người có khả năng kiến trúc câu cú có luật lệ kiểu như vậy rất hiếm; còn chuyện khác thì tuyệt không có ý xa. Việc đưa vào bài thơ "đánh cờ người", theo LĐ là một option thôi chứ tùy theo dòng văn trong bài có hợp hay không và tùy người khởi đăng có thích hay không nữa LĐ không dám hó hé sợ ông Tửu Đầu Hoàng-đế (Vua rượu TĐH) ông nổi cơn Gầm lên thì mệt bở hơi tai chớ không chơi.

Thành ngữ

Tôi không hiểu câu này, sau khi đã bị sửa đổi : "Pháo đầu xuất Tướng Xe đâm thọc" và "Cờ bí thí Tốt", đề nghị người sửa giải thích giúp. Casablanca1911 02:16, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Pháo đầu xuất Tướng xe đâm thọc là một thế chiếu hết cơ bản trong cờ Tướng, tại đó một bên có Pháo đứng giữa, cách Tướng đối phương một quân Sĩ và Tượng. Khi đó với luật mặt Tướng và quân Xe tiến xuống chiếu sát hàng đáy thì Tướng đối phương không còn chỗ thoát.
Khi bí cờ thì trong một số trường hợp có thể thí tốt ở trên đầu Mã để cho Mã linh hoạt. Thí nghĩa là bỏ đi, còn dí Tốt dùng trong trường hợp quân Tốt đó có thể đi tự do.
Tôi nghĩ là nếu thực sự có thành ngữ như vậy về thế chiếu đó thì có lẽ từ "xuất Tướng" là không chính xác. Còn thành ngữ "Pháo đầu mã đội xe đâm thọc" không sai, đó là các nước đi trong khai cuộc, đề nghị khôi phục lại.
"Cờ bí dí Tốt": là khi đến lượt đi mà người này không còn nước nào đi có giá trị nữa, thì có thể đi Tốt (quân ít giá trị nhất) để tạo ra sự thay đổi thế trận ít nhất. Trường hợp thí Tốt ở trên đầu Mã chắc có lẽ không phải do cờ bí, vì cờ bí thì đi Tốt chứ không thí Tốt. Casablanca1911 04:37, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ Xuất Tướng là bắt buộc. Khi Xe đâm thọc xuống hàng đáy nếu bạn không xuất Tướng thì quân Tướng có thể ăn quân Xe của bạn. Thêm nữa, khi đó ta phải có Pháo đầu cấm Tượng và Sĩ hoạt động nên không thể có Mã đội chèn vào giữa được.
Thí tốt đúng là không phổ biến như dí Tốt. Tac ke 05:10, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thành ngữ "Pháo đầu mã đội xe đâm thọc" đầu tiên không phải do tôi viết và xóa, nhưng bây giờ tôi sẽ khôi phục. Tôi đã kiểm tra chính xác và xin được giải thích lại, đây là các nước đi trong khai cuộc: vào Pháo không lộ giữa, sau đó lên Mã theo kiểu liên kết "tiền Mã hậu Pháo" cũng nhằm vào trung lộ và tiếp theo là ra Xe tạo ra các mũi giáp công từ hai cánh, cùng công kích trận địa đối phương. (Theo Tạp chí Người chơi cờ)

Còn câu "Pháo đầu xuất Tướng xe đâm thọc" không rõ xuất xứ từ đâu hay chỉ là kinh nghiệm của riêng bạn, nên xin được xóa, sẽ khôi phục lại nếu nêu được nguồn gốc chính xác.

Tương tự, câu "Cờ bí thí Tốt" cũng như vậy, lý do đã được giải thích ở phần trên, nếu là cách chơi của riêng bạn (chắc là người khá hào phóng đấy) thì xin đừng ghi là thành ngữ. (PS: Hoặc là bạn có thể cho tôi được biết thế cờ toàn cục như thế nào mà bí đến mức phải thí Tốt) Casablanca1911 10:00, ngày 22 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

"Cờ bí thí tốt" là thành ngữ. Câu này không những áp dụng trong chơi cờ mà còn áp dụng trong đời thường. Trong cờ , giai đoạn khai cuộc, người ta thường áp dụng thí tốt để mở đường, cả hàng ngang và hàng dọc.
Ví dụ về thí tốt mở đường hàng ngang - trận thế Ngũ thất pháo tiến tam binh đối phản cung mã (1. P2-5 M2.3, 2. M2.3 P8-6 3. X1-2 M8.7 4.B3.1 B3.1 5. P8-7 V7.5 6 M8.9 X1-2 7. B3.1 B7.1 8.B7.1 B3.1)- Sau khi bên tiên thí tốt 3 và tốt 7, sẽ đi nước thứ 9. xe 2 tiến 4 bắt chết chú tốt của bên hậu, cờ đã mở rộng hơn nhiều.
Ví dụ về thí tốt để mở đường hàng dọc - Trận thế nhất tốt hoán tam tiên (một tốt đổi 3 nước tiên) - từ đầu:1. B3.1, B7.1 (bên hậu thí tốt) 2. B3.1 V7.5 3.B3.1 M8.6 4. B3-4 X9-7 5. V3.5 X7.8 (thí tốt để mở đường cho xe, bây giờ chuẩn bị bắt chết 1 trong 2 mã) -(chú thích: B=binh, V=voi).
Thí tốt sử dụng cực cực nhiều, trên đây chỉ là 2 ví dụ sơ sài trong số vô vàn tình huống có thể thí tốt mở cờ.Hanoigoclub 02:57, ngày 01 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đúngg là thí tốt sử dụng cực nhiều, và người ta không chỉ thí tốt mà còn thí mã, thí pháo, thí tượng, thí xe v.v... khi cần thiết. Nhưng trường hợp đang nói đến ở đây là tình huống cờ bí. Bạn hiểu như thế nào gọi là "cờ bí" ? Casablanca1911 03:20, ngày 01 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Trong luật cờ, tình huống "bí" - chiếu bí là tình huống một bên không còn cách gì để cứu con tướng, và thua cờ - không thể đi tiếp, mà thành ngữ này nói về việc xử lí (thí tốt, dí tốt) khi bị "cờ bí". Như vậy có thể hiểu tình huống "cờ bí" này không phải tình huống trong luật chiếu bí. Chắc hẳn nó chỉ đến một tình huống khó đi, khó xử lí nào đó. Các tình huống khó xử lí(bí) đều do ách tắc mà gặp phải. Giải quyết "bí" cũng như giải quyết ách tắc. Không hiểu giải thích về "cờ bí" như thế bạn thấy sao? đối với các ví dụ ở trên, tưởng là đã biết chơi cờ thì sẽ không khó gì để nhận ra thế cờ có "bí" hay không, và "bí" ở chỗ nào.
Các tình huống bí, cũng không có quy định bắt buộc xác định cụ thể - không ai nói là phải khó đi đến thế nào mới cho là bí, có nhiều mức độ được cho là "bí". Ở 2 ví dụ của tôi:
ví dụ về "thí song binh" thì tuyến hà của bên tiên đang được coi là ách tắc, nếu ngay lập tức đi 7. X2.4 (tuần hà) thì "bí" quá, vì bị con tốt ở lộ 3 của bên mình chắn đường, nếu chỉ thí tốt 3 thôi, thì x2.4 không được nước tiên, vì thế, đã thí cả 2 tốt để giải phóng hà khẩu đồng thời tranh tiên khi uy hiếp con mã 3 của địch.
Ví dụ về Một tốt đổi 3 tiên: Bên tiên đi B3.1, như vậy B7 và cả lộ 7 của bên Hậu được coi là bí, khó giải quyết. Trong cách đi khác thì có thể xử lý nhẹ nhàng hơn (P8-7 hoặc B3.1) nhưng trong cách này đi B7.1 lại là một ví dụ rõ ràng về thí tốt 7 để giải phóng lộ tuyến.
Tôi cho là chúng ta bàn luận để đem ra cách giới thiệu rõ ràng cho người đọc. Nếu bạn nghi ngờ về trình độ cờ của tôi, chúng ta có thể kiểm chứng.Hanoigoclub 05:00, ngày 01 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hì hì, tôi đâu có nghi ngờ gì trình độ chơi cờ của bạn, mà tôi chỉ nghi ngờ về...cách hiểu câu thành ngữ này của bạn thôi. Tôi xin được nói lại như sau:

  • Cờ bí là tình huống gặp phải khi đến lượt chơi cờ của một bên, mà bên đó không biết nên đi nước nào, vì cách đi nào cũng có tổn hại cho quân của mình hoặc không có lợi cho thế trận mà mình đang sắp đặt (vấn đề ở đây là hại ít hay nhiều). Do đó, cần có sự cân nhắc khi đi quân lúc này.
Thế cờ bí theo định nghĩa của bạn: cách đi nào cũng tổn hại, cho nên cần cân nhắc (vấn đề là hại ít hay nhiều) - định nghĩa như thế thì bó hẹp quá, đợi đến lúc đi đâu cũng có hại thì thua cờ rồi (tôi đang nói ở trình độ tiêu chuẩn) cho nên phải thấy thế cờ là nguy hiểm từ xa.Hanoigoclub 04:40, ngày 02 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tất nhiên là trong chơi cờ luôn phải phán đoán mọi tình thế từ xa. Không phải ván cờ nào cũng sẽ gặp tình huống "bí cờ", việc này ít khi xảy ra. Còn nếu đã bị "bí cờ" thì nhớ đến lời khuyên của người xưa mà đi con tốt. Còn việc đi đến đâu cũng có hại là đối với kế hoạch mà mình dự định, kế hoạch này thì đối phương không biết, nên làm gì đến mức thua cờ. Casablanca1911 05:25, ngày 02 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
  • Dí tốt. Với tình huống như vậy, thì đi tốt là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất, ít ảnh hưởng nhất, và là kinh nghiệm chơi cờ của người xưa. Nếu đi tốt trong trường hợp này, có thể mất tốt (nghĩa là chấp nhận thí tốt) và cũng có thể không bị mất tốt. Và do đó, ảnh hưởng đến thế cờ rất ít.
Việc dí 1 con tốt ảnh hưởng đến thế cờ như thế nào thì có mấy điều cần có: tình huống cụ thể trên bàn cờ, trình độ và mức độ trải nghiệm trong chơi cờ. Đối với một người sành sỏi, thì nước đi của bất cứ quân gì cũng không thể xem nhẹ ảnh hưởng của nó tới thế cờ, dù là xe hay tốt.Hanoigoclub 04:40, ngày 02 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đúng là như vậy, nhưng ở đây đang là thế "phải quyết định chọn 1 trong 2" và quân tốt là quân được đề nghị sử dụng đến. Casablanca1911 05:25, ngày 02 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
  • Hai ví dụ trên của bạn, không phải là cờ bí, vì lúc đó, tôi vẫn có thể đi các nước khác (vì là khai cuộc nên còn rất nhiều nước đi). Ví dụ bạn đưa ra chỉ là các nói lên cách sử dụng tốt để phá thế cờ. Đúng là bạn đã "thí tốt". Nhưng đây không phải là "cờ bí". Nếu 2 trường hợp trên của bạn để minh chứng cho câu "cờ bí thí tốt", thì bạn chơi cờ nhièu chắc cũng đã gặp tình huống tương tự như thế này, và lúc đó (trường hợp không có tốt), chúng ta lại có câu "cờ bí thí xe", "cờ bí thí mã", "cờ bí thí tượng" v.v... à ?
Tôi hiểu và đã trả lời ở trên.Hanoigoclub 04:40, ngày 02 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
  • Khi search Google thì "cờ bí thí tốt" chỉ cho 3 kết quả (ngoại trừ kết quả của Wikipedia). Còn "cờ bí dí tốt" cho số lượng kết quả hơn nhiều. Theo tài liệu của Tạp chí người chơi cờ, thì chỉ có thành ngữ "cờ bí dí tốt" được nhắc đến. Casablanca1911 07:38, ngày 01 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Xin nói, về chuyên môn cờ Tướng, thì tạp chí Người Chơi Cờ chắc là đang có chiến lược hướng tới đại chúng, nên chất lượng và trình độ về phần cờ tướng không được cao, vì thế đừng lấy cái đó là thước đo.Hanoigoclub 04:40, ngày 02 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Chất lượng và trình độ không cao, nhưng Wikipedia không phải là nơi thể hiện trình độ chơi cờ, mà trang này chỉ quan tâm đến tính xác thực của vấn đề. Riêng về vấn đề thành ngữ ở đây thì chỉ là đúng hoặc sai, không liên quan đến trình độ. Còn mọi thông tin đưa ra thảo luận, nếu có tranh cãi, yêu cầu mỗi bên đưa ra nguồn tham khảo để có thể kiểm chứng được. Casablanca1911
Tôi thực không hiểu bạn đang tranh luận gì với tôi khi bắt đầu bằng câu hỏi: Bạn hiểu như thế nào gọi là "cờ bí" ? Trong khi tôi chỉ khẳng định "Cờ bí thí tốt" là một thành ngữ và đưa ra ví dụ. (xem lại thì ở dưới bạn cũng đồng ý là cả 2 câu đó là thành ngữ). Bây giờ đến các đầu mục bạn vừa nói, tôi xin phép trả lời ở phía trên cho dễ theo dõi.Hanoigoclub 04:40, ngày 02 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi không đồng ý câu "Cờ bí thí tốt" là thành ngữ. Nếu câu này được coi là thành ngữ, và hiểu theo cách diễn giải của bạn, thì câu "Cờ bí thí xe", "cờ bí thí mã", "cờ bí thí pháo" v.v.. cũng sẽ là thành ngữ luôn. Tóm lại là cứ "cờ bí" thì "thí" quân nào được tính toán sao cho hiệu quả nhất thì cứ tiến hành. Bạn đã gặp thế cờ nào mà phải thí mã, thí xe,...chưa nhỉ Casablanca1911 05:31, ngày 02 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời


Vậy thì nên để cả 2 câu vậy. Google có cả 2 câu.
http://www.google.com.vn/search?hl=vi&q=%22ph%C3%A1o+%C4%91%E1%BA%A7u%22+%22xu%E1%BA%A5t+t%C6%B0%E1%BB%9Bng%22&btnG=T%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm&meta=. Tac ke 10:20, ngày 22 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đã là thành ngữ thì khi search, nên search theo cả câu thành ngữ thì mới chính xác được. Do vậy, khi tìm trong Google thành ngữ của bạn thì tôi không thấy có kết quả. Tuy nhiên, nên hạn chế dùng Google làm tài liệu tham khảo (kết quả sai và đúng là ngang nhau). Vì thế, câu thành ngữ của bạn xin đừng đưa vào bài chính. Casablanca1911 10:33, ngày 22 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Theo tôi biết "cờ bí thí tốt" khác với "cờ bí dí tốt". Cờ bí thí tốt: trong một cuộc cờ giằng co, hai bên chẳng thèm đổi tốt để được lợi thế, bên nào đổi trước thì sẽ mất nước. Nhưng một bên không có phương án nào khác triển khai tốt hơn cả thì gọi là cờ bí, bí đây là bí phương án tấn công chứ không phải là bí phương án phòng thủ, họ được khuyên xem lại các trường hợp giằng co trước đó, xem đổi tốt đi họa chăng mở ra cục diện thoáng đãng hơn , cho dù đối phương có chiếm được vị trí mà chốt ta tấn công đổi tức chiếm được ưu thế theo ý đồ của họ khi giằng co thì ta cũng có cơ may chiếm chỗ khác mà trước đó ta quên nghĩ đến do sức ỳ tâm lý vì giằng co đã lâu. Cờ bí dí tốt thì lại khác: đó là tình trạng chẳng đặng đừng phải đi để chờ thời vì tới lượt hoặc nước thăm dò phương cách tấn công đối phương với thay đổi cục điện ít nhất, đây là bí trong phòng thủ, ta đưa quân vận động sẽ sơ hở phòng thủ hoặc địch đưa quân vận động cũng lâm vào trường hợp sơ hở phòng thủ như ta. Như vậy cờ bí thí tốt là chủ động cờ bí dí tốt là thụ động. Không biết phải vậy không?

Vuonglenghi 04:19, ngày 2 tháng 8 năm 2006 (UTC)Trả lời

Về cơ bản là đúng như vậy. Nhưng trong trường hợp "cờ bí thí tốt", bí đây có thể là bí cả phương án phòng thủ nữa. Thế cờ có thể như thế này: đến 1 bên đi quân, bên này đang cần tháo gỡ một tình huống nguy khốn mà nước đi sắp tới của con tốt sẽ có thể bị mất (do bị một quân của đối phương ăn), nhưng bù lại, khi đó sẽ tạo lỗ hổng cho bên này có đường chạy. "Cờ bí thí tốt" là chủ động và được tính toán lường được trước sau. Còn "cờ bí dí tốt" là nước đi "chẳng đặng đừng". Casablanca1911 06:28, ngày 2 tháng 8 năm 2006 (UTC)Trả lời

Quân Tượng

Tôi vừa bổ sung về luật cản Tượng. Có ảnh minh họa cho luật này thì tốt quá. Tac ke 06:27, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cờ người

Các vị ngồi trong phòng máy lạnh để bịa ra những điều này à?

Trong các lễ hội dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ, cờ người là một trong những cuộc thi đấu thu hút được rất nhiều người đến xem và cổ vũ.

Tôi thấy miền Nam còn chơi nhiều hơn cả miền Bắc đấy chứ.

Thông thường, nơi diễn ra trận cờ người là sân đình của làng. Quân cờ là những nam thanh nữ tú được làng kén chọn, vừa phải đẹp người, vừa phải đẹp nết.

Trong Nam còn phái biết múa võ nữa chứ.

Tướng có trang phục như sau : đội mũ tướng, soái, mặc triều phục bá quan văn võ, chân đi hài thêu, lọng che.

Triều phục bá qua văn võ là cái gì nhỉ? Quan văn mặc quần quan võ à

Sĩ đội mũ cánh chuồn có tua vàng. Mỗi người cầm một chiếc trượng phía trên có gắn biểu tượng quân cờ được trạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng lộng lẫy.

Mấy quân cờ khác thì sao? Chiếc Trượng là cái gì? tên nó thế à?

Đội nam mặc áo đỏ, đội nữ mặc áo vàng với thắt lưng theo lối xưa.

Bên nam đấu với bên nữ à??

Trước khi vào vị trí, cả đội cờ múa theo tiếng trống, đàn, phách. Sau khi quân cờ đã vào các vị trí, một hồi tróng dài nổi lên, hai đấu thủ cờ mặc áo dài, khăn xếp xuất hiện để được giới thiệu danh tính, mỗi người cầm một cây cờ đuôi nheo ngũ sắc nhỏ để chỉ huy trận đánh. Quanh sân, hàng trong thì khán giả ngồi, hàng ngoài đứng, chăm chú thưởng thức ván cờ và bàn tán râm ran. Khi cờ đến hồi gay cấn, cả sân xôn xao, một nước xuất thần, cả sân đều ồ lên khoái trá. Nếu quân cờ nào đó đi hơi chậm là có tiếng trống bỏi lanh canh vui tai nhắc nhở "cắc...tom tom". Bên lề sân có một cái trống to thỉnh thoảng được gióng lên một hồi điểm cho những nước đi. Khi Tướng bị chiếu, tiếng trống dồn dập, đám đông lại càng đông hơn, đã náo nhiệt lại càng náo nhiệt thêm. Ngoài ra, trên chiếc loa ở sân, thỉnh thoảng người ta còn đọc những lời thơ ứng khẩu bình những nước đi trong sân.

Đây là đoạn văn miêu tả à, có thật như vậy không. Nếu trận cờ người như thế e rằng, không ai đên xem cả. 222.252.245.139 06:24, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đề nghị 222.252.245.139 đăng nhập để dễ trao đổi hơn.
Đây là đoạn văn miêu tả sơ bộ về "Cờ người" và do tôi viết theo như đã được xem. Đây là tôi miêu tả như đã xem ở "Chùa Vua" vào mùng 6 Tết, chùa này là nơi thờ Đế Thích, vua cờ. Tất nhiên là tôi không có dịp đi khắp các miền đất nước để xem ở các nơi người ta tổ chức như thế nào được. Để tránh thảo luận dài như ở bài Tết Nguyên Đán, đề nghị bạn 222.252.245.139 nếu muốn viết về cờ người tại miền Nam, miền Bắc, miền Trung thì hãy tạo bài mới. Còn ở bài này bạn cứ tự nhiên sửa đổi những gì theo bạn là sai, nhưng nên theo viết theo những gì đặc điểm chung nhất của cờ người ở Việt Nam nói chung (có căn cứ, tài liệu rõ ràng). Casablanca1911 07:37, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

222.252.245.139 Không/chưa đăng ký lấy chi đăng nhập. Casa cũng nên thảo luận thêm, kẻo Đại đế ra tay thì phục hồi phiên bản cũ là có rồi đấy. (Tui không ngồi máy lạnh đây, vì trời quá lạnh) 陳庭協 09:07, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi không hiểu là thảo luận thêm gì, ai hiểu biết hơn về lĩnh vực này thì đóng góp thêm vào bài (và sửa sai) cho Wiki. Đại đế cứ ra tay đi, tôi đang đợi cơn Gầm đây. Casablanca1911 09:25, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Ha ha NNU có biết "Gầm" nghĩa là gì hông ? Đó là "Ghen ầm" lên! còn cái vụ anh chàng "222.252.xyx...." không chịu log-in là vì có thể anh ta không tin tưởng lắm vào ngôn ngữ viết của mình (hoặc giả "đang sợ" bị kiểm duyệt bởi ai đó sau lưng -- thông cảm cho anh này đi.) Một giả thuyết nữa để giải thích (chưa được kiểm chứng) là "anh ta" muốn làm "đồ đệ của (em LĐ)" nhưng lại không có tiền cúng tổ và cũng không còn tóc để cho người chẻ (cọng nào cũng bị chẻ nát ra như ... rau muống chẻ hết rồi). Rất tiếc là giọng văn viết đó không bao giờ là giọng văn của "họ nhà LĐ". Thay mặt nhà LĐ "Liễu Đực".

Tôi hoàn toàn không đồng ý với câu trên vì nó là một interpretation (diễn xuất) của một luật lệ của Wikipedia một cách sai lầm có thể tạo ra các tiền lệ nguy hiểm. Tôi sẽ vào trang nói về Đại số học và sửa "2 + 2 = 5", sau đó tôi sẽ kêu la là không ai được xóa nó đi vì tôi có tài liệu riêng (chưa tìm ra!) và nhiệm vụ tìm ra tài liệu đó là của người khác; tôi sẽ "viết lại lịch sử" và dùng cùng lời giải thích -- "tôi có tài liệu, tôi chưa tìm thấy và ai đó phải tìm chúng ra"!!!

  1. →Với interpretation đó thì không ai có thể xóa các phá hoại được

(copyleft)陳庭協 09:30, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lại chuyện viết bài

Như vậy là bài viết của Wiki nhất định là phải từ một tài liệu nào đó, còn những gì là mắt thấy tai nghe của người viết thì không được phép viết vào Wiki, có phải vậy không ?
Còn những phần viết mà người kiểm tra cho là sai, không tìm được tài liệu dẫn chứng thì sẽ được xoá đi có phải vậy không ? Nếu đúng như vậy, cần có người thường xuyên đòi dẫn chứng cho từng ý, từng câu trong bấy kỳ bài viết nào. Casablanca1911 09:43, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi viết câu hỏi này sẽ mang tính cách "thách thức" và "nghi ngờ" các giác quan của Casablanca1911 nhưng nó là một câu hỏi cần phải hỏi ... Với những cách nào để tôi có thể biết là Casablanca1911 đã nhìn thấy và nghe thấy các sự kiện đó? Tôi phải tin tưởng vào Casablanca1911 hoàn toàn tuyệt đối? Mekong Bluesman 10:58, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tất nhiên là mọi người có quyền nghi ngờ, tôi chỉ viết bài này để bổ sung thông tin chưa có. Còn việc chứng minh thì tôi sẽ tìm tài liệu hoặc nếu hôm mùng 6 đó rỗi sẽ đi chụp hình. (Chùa Vua cách chỗ tôi ở khoảng 15 phút thôi). Nhưng mà đúng là thời gian viết cho Wiki chỉ là tranh thủ, thời gian đi tìm tài liệu chứng minh mới thực sự mất thì giờ. Ví dụ chỉ như tìm nguồn cho Bản đồ Huỵện Hưng Yên đã làm tôi mất cả ngày rồi (vì làm đã lâu).
Mọi người thấy sai thì sửa, tôi đâu có nói là không được sửa đâu. Ngoài ra, bài này có lẽ nên xóa hết vì lý do trên, theo tôi là như vậy. 203.160.1.47 11:13, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi xem (assume) trả lời bên trên của thành viên 203.160.1.47 là của Casablanca1911 (đã quên log in). Casablanca1911 có cùng gene với ông Làng Đậu không? Tại sao mà cả hai người hoặc chỉ có Đen hoặc chỉ có Trắng mà không bao giờ có các Xám?!! (Xem tại đây.) Có nên lúc nào cũng đi hỏi nguồn từng câu, từng dấy phẩy... không? Do đó có nên vì có người hỏi và không dẫn chứng được nguồn là phải xóa hoàn toàn hết không? Quy luật thì nên theo nhưng quy luật có nên khắc trên đá cho ngàn năm không? Tôi nghĩ là không và do đó Wikipedia đã khuyến khích thảo luận để mọi người đều chấp nhận được. Cái consensus mà mọi người chấp nhận được (tuy họ không hoàn toàn bị thuyết phục) là cái mà chúng ta nên hướng về. Mekong Bluesman 11:27, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tuy nhiên, mọi việc đều có quy định rõ ràng mà. Theo câu trên của MB thì không xóa hoàn toàn, nhưng mà có thể xoá 1 phần chứ gì, như vậy lấy gì làm căn cứ để xác định phần nào xoá, phần nào không. Nhân đây, tôi cũng hỏi thêm, nếu thông tin lấy từ tài liệu nào đó (đã được in và xuất bản) thì có được chấp nhận không, hay lúc đó lại là một cuộc tranh cãi tiếp về nội dung tài liệu đó có đúng hay là sai. Casablanca1911 11:34, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Dĩ nhiên là sẽ có các người "chẻ nguyên tử" (vì "chẻ tóc" không đủ nhỏ cho họ). Tôi đã viết bên trên là các luật có nên được khắc vào đá cho ngàn năm hay không nhưng Casablanca1911 vẫn muốn hỏi tôi đưa ra các luật "cứng và không thay đổi"! Tôi đã viết là cái consensus mà mọi người chấp nhận được là cái chúng ta nên hướng về. Do đó, để có consensus thì phải có thảo luận. Trong thảo luận thì nên có nguồn dẫn chứng hay từ common knowledge. Nên luôn luôn giữ trong đầu khi thảo luận là các nguồn dẫn chứng của mình cũng có thể mang lối nhìn, lối suy nghĩ của (một hay một nhóm) người viết. Khi có 2, 3 nguồn cùng nói về, thí dụ, "Cờ người" thì các người viết phải làm việc với nhau để mang ra được các lối nhìn khác nhau của 2, 3 nguồn đó. Câu nào nên được giữ, câu nào nên được bỏ... là cách làm việc và đối xử của những người làm việc chung có tính mature. Cách phá hoại, luôn luôn không đồng ý, giận dữ bỏ đi để không giúp viết bài... là cách làm việc và đối xử của những người immature. Chọn lựa cách làm việc nào là quyền của mỗi thành viên ... nhưng theo một thời gian dài đầy đủ thì cách làm việc của các người mature sẽ tạo được nhiều bài có ích lợi cho người đọc hơn.
Dĩ nhiên là tôi vẫn có thể sai (vì trong một vũ trụ nào đó, các độc giả thích các sự viết lung tung, không cần dẫn chứng, mâu thuẫn lẫn nhau... nhưng rất original hơn là lối viết bách khoa của Wikipedia).
Mekong Bluesman 12:04, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Lúc đầu tôi cũng nghĩ như vậy, nên đã viết ở trên : "...Còn ở bài này bạn cứ tự nhiên sửa đổi những gì theo bạn là sai, nhưng nên theo viết theo những gì đặc điểm chung nhất của cờ người ở Việt Nam nói chung (có căn cứ, tài liệu rõ ràng)...". Như vậy, người khác sẽ sửa đổi và đưa ra những dẫn chứng cho sửa đổi đó, còn nguồn dẫn chứng của tôi thì có, nhưng đưa ra thì sợ mọi người lại bảo đó là lối suy nghĩ của một nhóm người, nên tôi đợi để xem nguồn dẫn chứng của người sửa đổi có "nặng cân" hơn không. Đây vẫn là bài đang được viết và đang cần chỉnh sửa cơ mà. Casablanca1911 05:45, ngày 24 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Như vậy là chúng ta đã đạt được consensus là đợi các người có nguồn xác định rõ viết về vấn đề đó chưa? Hay là chúng ta còn phải tiếp tục thảo luận cho đến khi Mặt Trời hết nhiên liệu? Hay là chúng ta phải cho phép mọi người viết vào bài này và chỉ cần dùng nguồn là cụm từ "tôi biết"?

Tôi, khi viết bên trên, không nói là "tôi biết" lúc nào cũng sai (vì khi có một người viết tôi biết pi = 3.1415927... thì sẽ không có ai hỏi nguồn của nó đến từ đâu -- vì nó đã thuộc vào sự hiểu biết của toàn thể nhân loại, hay common knowledge). Tôi chỉ nói là sau khi viết cái thuộc về lãnh vực "tôi biết" thì có thể có nhiều người không có cùng cái "tôi biết" đó và có thể có cái "tôi biết" của họ. Khi đó thì phải dẫn chứng bằng nguồn. Không có nguồn thì ai muốn viết gì vào đây cũng được?!!! (copyleft)陳庭協 06:03, ngày 24 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Để tránh trường hợp chẻ tóc linh tinh mà lại lười tìm nguồn tham khảo, chỉ nói theo ý chủ quan, nên tôi là người viết trước, nhưng sẽ đưa nguồn tham khảo sau, đợi người sửa cho ý kiến trước về nguồn khác(nếu có) của chính người đó. Nếu không, bất cứ người nào cũng có thể vào đây (hoặc bất kỳ bài nào khác) nói là "điểm A, điểm B, điểm C tôi không thấy như thế, đề nghị sửa nội dung khác theo ý tôi v.v...và xin cho thông tin về nguồn tham khảo". Tôi sẽ không tranh luận kiểu như thế này, vì sẽ rất mất thời gian (ngoại trừ người viết bài là chuyên gia về lĩnh vực đó). Casablanca1911 06:58, ngày 24 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Casablanca1911 là một người quá khôn với nhiều thủ đoạn nhỏ; tuy nhiên, mắt tôi đã già nhưng vẫn còn đọc được (với kính đọc) và óc tôi hãy còn vài tế bào chất xám.
Casablanca1911 viết "nên tôi là người viết trước, nhưng sẽ đưa nguồn tham khảo sau, đợi người sửa cho ý kiến trước về nguồn khác(nếu có) ...". Hình thức này trong thành ngữ tiếng Anh là "put the cart in front of the horse" hay "lấy xe kéo ngựa" (rồi hỏi tại sao không có cái gì chạy!).
Tôi giải thích cho Casablanca1911 là lối làm việc đó là lợi dụng lỗ hổng của quy lệ để tạo ra một tiền lệ (là mang cái xe ra đằng trước con ngựa thay vì mang con ngựa ra đằng trước cái xe để nó kéo) có thể dùng cho các mục đích phá hoại, hay đảm bảo ý kiến của mình sẽ rất khó bị xóa đi. Tôi, ví dụ, vào trang "UFO" và viết 4.000 câu, trong đó 3.723 câu là lung tung còn số còn lại có thể đúng, và không có nguồn gì cả.
Các người phản đối 4.000 câu đó của tôi, nếu theo lối làm việc như Casablanca1911 đề nghị, sẽ có cả năm đi tìm tài liệu phản nghĩa cho 3.723 câu lung tung đó. Và đến khi họ tìm được cho khoảng 3.000 câu thì tôi đã sẵn sàng có 3.000 câu khác để cut-and-paste để bỏ lung tung vào trong số 4.000 đó. Không ai có quyền bỏ hoàn toàn 4.000 câu của tôi viết vì trong đó có khoảng 200 câu có thể đúng! Mekong Bluesman 08:03, ngày 24 tháng 1 năm 2006 (UTC) (xem tiếp bên dưới)Trả lời
Theo cách viết như bác MB muốn, khi tôi viết được 4.000 câu, khả năng tương tự như trường hợp trên là : sẽ có người hỏi tôi từng câu một trong 4.000 câu tôi đã viết, và tôi sẽ mất cả năm đi tìm tài liệu chứng minh 4.000 câu đó đúng. (tương tự như người hỏi tôi về "cờ người" ở phía trên đó). Trường hợp này xảy ra khi người hỏi tôi là một người cố tình chơi xấu hoặc không biết một tí gì cơ bản về lĩnh vực hỏi đó. Và đến khi tôi tìm được thì họ bảo OK, cám ơn vì tôi đang cần làm luận án về vấn đề này mà không có thời gian tìm tài liệu tham khảo mà. Trong trường hợp này thì thời gian tìm tài liệu chứng minh những gì mình viết còn mất rất rất rất nhiều thời gian hơn cho việc viết bài, như thế thì Viết bài mới bằng cách dịch từ tiếng khác ở Wiki sang Tiếng Việt là khoẻ re (Nhưng rõ ràng, những bài viết đó về văn hoá Việt nam, phong tục Việt Nam và những gì liên quan thì khó có thể chính xác và đầy đủ được)Casablanca1911 08:55, ngày 25 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
(tiếp theo) Từ đó nó thành lập ra tiền lệ là người viết đầu tiên muốn viết gì cũng OK (viết điều sai, viết không nguồn, viết một chiều, viết sai chính tả...). Những người muốn sửa sau phải có nguồn chứng minh là người viết trước sai nhưng người viết trước không có trách nhiệm là phải chứng minh mình đúng!!! Mekong Bluesman 08:03, ngày 24 tháng 1 năm 2006 (UTC) (xem tiếp bên dưới)Trả lời
Với câu trên, nếu ngược lại, người viết trước không chứng minh được những gì mình viết là đúng, thì rõ ràng, bài viết không được chấp nhận và bị xoá bỏ, sửa theo những gì mà người sau có nguồn chứng minh đúng. Casablanca1911 08:55, ngày 25 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
(tiếp theo) Từ cái tiền lệ đó, cái xe (người viết trước không cần đưa ra nguồn) bao giờ cũng được đặt trước con ngựa (người sửa đổi hay xóa bỏ phải đưa ra nguồn) để rồi mọi người ... gãi đầu hỏi tại sao không có cái gì chạy cả!!!
Wikipedia là bách khoa "mở" nên ai cũng có quyền viết và sửa đổi, không ai lấy được quyền đó đi.
Nhưng Wikipedia cũng là một cộng đồng mà kết quả cao nhất là consesnsus cho các bài viết để phục vụ độc giả. Mọi hình thức lạm dụng sự "mở" để phá cái consensus đó sẽ, hoặc nhanh hoặc chậm, bị khám phá bởi cộng đồng.
Cách hay nhất là hãy tự giác và đừng lạm dụng sự "mở" vì nó chỉ làm mọi người dùng thời gian một cách phí mà thôi. Hãy dùng thời gian đó để làm các bài viết tốt hơn (theo tiêu chỉ Wikipedia).
Mekong Bluesman 08:03, ngày 24 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Casablanca1911 viết xen vào bên trên "...sẽ có người hỏi tôi từng câu một trong 4.000 câu tôi đã viết, và tôi sẽ mất cả năm đi tìm tài liệu chứng minh 4.000 câu đó ..." và "...nếu ngược lại, người viết trước không chứng minh được những gì mình viết là đúng, thì rõ ràng, ...". Nếu tôi đã dùng "chẻ tóc" và "chẻ nguyên tử" thì với Casablanca1911 tôi phải dùng "chẻ hạt nhân"!!! (Xin chú ý là tôi rất, rất ít dùng dấu! và cũng ít dùng "rất".)

  • Khi tôi nói Trắng là xấu điều đó không có nghĩa là tôi nói Đen (ngược của Trắng) là tốt. Dùng 4.000 câu để đòi người sửa phải đưa ra nguồn cho mỗi câu trước khi sửa là xấu đòi người viết đưa ra nguồn cho mỗi câu của 4.000 câu đó (với từng dấu phẩy!) cũng là tương đương xấu. (Casablanca1911 có lối nhìn quá "nhị phân", không có các Xám ở giữa mà cũng không có hai Đen, hay hai Trắng.) Hơn nữa, trong trường hợp Casablanca1911 quên, tôi đã có viết bên trên "Có nên lúc nào cũng đi hỏi nguồn từng câu, từng dấy phẩy... không?"
  • Tôi đã viết dài để đưa ra các khái niệm quan trọng khi làm việc có chung mục đích và chúng là "Wikipedia cũng là một cộng đồng mà kết quả cao nhất là consesnsus cho các bài viết để phục vụ độc giả" và "hãy tự giác và đừng lạm dụng sự "mở" vì nó chỉ làm mọi người dùng thời gian một cách phí". Tuy nhiên, Casablanca1911 chú ý đặc biệt vào cách dùng một đoạn văn giải thích của tôi để suy ra một ý kiến mà tôi không ủng hộ. Chúng ta là những người mature, chúng ta có đủ trí tuệ để cảm nhận được các sự phá hoại (cố ý hay không cố ý, che giấu thật khéo léo hay lộ ra thật sơ sài...). Nếu chúng ta không có đủ sự thông minh đó (vì không ai là hoàn hảo) thì cộng đồng (vì có nhiều người) với thời gian, nhanh hoặc chậm, sẽ thấy các phá hoại đó. Vậy dùng thời giờ làm các phá hoại đó để làm gì? Tại sao không dùng thời giờ đó giúp các bài hoàn toàn hơn?
  • Tôi cũng hiểu là trong cái môi trường loại net này, vì có các người đọc khác, khi chúng ta đưa ra một quan điểm thì chúng ta cảm thấy phải bảo vệ quan điểm đó ... đến viên đạn cuối (nếu không thì các người đọc khác xem là chúng ta đã "thua"). Tôi muốn nhắc lại một lần nữa là thảo luận tại Wikipedia khác với các diễn đàn khác. Tại các diễn đàn khác quan điểm không được bảo vệ là quan điểm "thua" và người có nhiều quan điểm "thua" là người bị các người khác chê. Tại Wikipedia, quan điểm được đưa ra là để được trộn, được hòa tan... vào các quan điểm khác để đạt được consensus. Các người bị chê tại Wikipedia là các người không thể trộn chung các quan điểm khác nhau.
  • Không ai, tôi là ít nhất trong chúng ta, có thể cấm Casablanca1911 viết vào các bài. Nhưng, như tôi viết bên trên, chúng ta hãy tự giác.

Mekong Bluesman 09:43, ngày 25 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Từ trước đến giờ thì tôi vẫn nghĩ và làm như bác MB nói. Những gì theo ý chủ quan thì tôi đâu dám đưa vào bài, mặc dù tôi hiểu hết (xem ở phần trên trong mục "giải thích", khi DHN đề nghị tôi đã viết : "...Câu này (và các câu khác) là do tôi hiểu như thế nào thì giải thích như vậy, chứ không căn cứ theo tài liệu nào nên không dám cho vào bài, "), như vậy là mọi người cũng hiểu, khi tôi viết gì thì đều có căn cứ.
Nhưng vì những gì tôi đã viết từ trước trong bài cờ tướng, thì mọi người không hề tham gia thảo luận gì, đến lúc có một người hỏi từng câu một trong đoạn viết của tôi về "cờ người" mà với cách hỏi như thế, tôi biết là họ không biết gì về hình thức lễ hội đó (tương tự như câu hỏi tìm nguồn tham khảo của pi = 3.1415927...). Sau đó, 陳庭協 lại nghĩ là tôi "viết lại lịch sử" nên tôi muốn hỏi lại cách thức viết bài và thảo luận bài viết cho thống nhất để về sau tránh lặp lại việc này.
Còn "hơn", "thua" thì tất nhiên chẳng để làm gì, tôi luôn luôn nghĩ là mọi lời giải thích này không chỉ để giải thích cho người trực tiếp tranh luận với mình mà cho cả những người khác nữa. Việc tranh luận để cho người đó hiểu ra được vấn đề cũng không thực sự cần thiết lắm, cái chính là để những người khác không bị hiểu sai vấn đề thôi. Tôi biết là nhiều người hiểu ý tôi trong khi tranh luận chứ. Với kết quả như thế nào thì tôi vẫn rất hài lòng vì đã viết được điều mình biết cho người khác tham khảo, để họ có cái nhìn đa dạng hơn về một vấn đề. Casablanca1911 10:17, ngày 25 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Casablanca1911 viết "Từ trước đến giờ thì tôi vẫn nghĩ và làm..." -- Casablanca1911, như tôi đã viết bên trên, là một người quá khôn...". Và đó là lý do tại sao tôi không hiểu tại sao Casablanca1911 và tôi không hiểu nhau?! (OK, tôi biết câu trả lời là gì rồi, không cần phải trả lời nó.)
Nếu Casablanca1911 chú ý thì thấy tôi có vẻ chống khi Casablanca1911 đề nghị ra các cách làm việc mà nếu chúng trở thành tiền lệ (hay, quá hơn nữa, thành quy luật) thì sẽ dễ dàng bị lạm dụng như công cụ cho sự phá hoại. Chống một đề nghị của Casablanca1911 khác với chống một "phá hoại/viết" của Casablanca1911 (vì tôi chưa thấy Casablanca1911 phá hoại và, do đó, tôi chưa thấy tôi chống nó). Do đó, Casablanca1911 không cần phải bảo vệ những gì Casablanca1911 đã viết với tôi (ít nhất là chưa cần phải bảo vệ bây giờ, còn tương lai là một việc khác). Đó là các "thắng/thua" mà tôi muốn nói đến.
Tôi cũng chống các quy luật "cứng", không phải là tôi không thích quy luật, vì khi Casablanca1911 liên tiếp hỏi tôi "khi A thì sao, khi B thì sao, khi C thì sao..." thì tôi hoàn toàn không biết vì 1. sau A, B, C ... Z còn có a, b, c ... z và các ký tự Hy Lạp nữa; và quan trọng hơn 2. "tinh thần của luật" (spirit of the law) cần hơn "câu lệnh của luật (letters of the law) vì tôi không muốn chúng ta có một quy luật thật nhanh để rồi mai kia quy luật đó tự khóa hai tay của chúng ta. (Casablanca1911, trong khi đó, xem có vẻ thích có một số lớn quy luật cho các trường hợp khác nhau.)
Còn khi Trần Đình Hiệp hỏi Casablanca1911 về "cờ người" thì tôi hoàn toàn không có gì giúp được cho chủ đề đó và đã không đưa ra ý kiến gì (vì tôi có zero ý kiến về nó). Do đó, cách hay nhất là hai người thảo luận để có thể viết bài.
Hơn nữa, Trần Đình Hiệp có một thói quen (hơi xấu) là dùng câu trả lời của tôi cho vấn đề khác tại đây. Tôi không cấm ông đó làm việc đó được (ngoại trừ kêu la thật to, điều mà tôi đang làm đây, nghe thấy chưa ông Trần Đình Hiệp?). Nhưng đó là câu trả lời của Trần Đình Hiệp (dùng câu của tôi) chứ không phải là câu trả lời của tôi.
Mekong Bluesman 11:03, ngày 25 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Thực sự là những gì là "tuyên bố chính thức" thì nên tránh, chỉ làm khi thực sự cần thiết (các nhà phát ngôn của các nước sợ điều này lắm). Nói tóm lại là tôi rất hiểu ý bác MB viết. Tôi cũng đã đóng góp vào Wiki một thời gian đủ để tiếc những điều mà tự mình làm ra, bằng cách phủ nhận nó. Những câu hỏi (hoặc đề nghị) tôi thảo luận với bác MB cũng là để hỏi hộ người khác thôi nếu họ có ý định như vậy (khả năng này là rất lớn). Tôi thảo luận với bác, mục đích lớn nhất là để cho người khác cùng đọc và hiểu cách làm việc ở Wiki. Nhưng mà bác dùng từ "thủ đoạn" làm tôi sợ quá, phải tra lại từ điển ngay. Không rõ ý bác MB định bảo tôi thảo luận như thế này để lừa gạt ai đó và thu lợi ích gì ở trên diễn đàn ảo này không biết ? Casablanca1911 03:06, ngày 26 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời


Theo tôi hiểu bây giờ thì có hai cách như sau:

  1. Cách 1:
    • Khi bài nào đó (hoặc đoạn viết) mới được viết mà chưa đưa ra nguồn tham khảo, hãy coi bài (hoặc đoạn viết) đó là đúng.
    • Nếu thấy trong bài đó có phần sai so với những gì người đọc cảm nhận, thì người đọc cần thảo luận và đưa ra nguồn tham khảo để bảo vệ ý của mình, để cho người viết bài và những người khác cùng thảo luận tiếp.
  2. Cách 2:
    • Khi bài nào (hoặc đoạn viết) đó mới được viết mà chưa đưa ra nguồn tham khảo, coi như bài đó (hoặc đoạn viết) đó không có giá trị.
    • Nếu người đọc cảm nhận thấy bài (hoặc đoạn viết) đó sai (mà không cần đưa tài liệu cụ thể chứng minh là bài đó sai), thì người viết phải tìm ra nguồn dẫn chứng cho bài (hoặc đoạn viết), nếu không bài (hoặc đoạn viết) đó sẽ bị xóa vì bất cứ lý do gì.

Theo như thảo luận này, cách 2 là cách chúng ta đang tiến hành. Không biết tôi nghĩ như vậy có đúng không ? Như vậy, có lẽ nên xem lại bước 2 ở [1]. Câu này:"...Bạn có thể viết từ tích lũy kiến thức cá nhân nhưng nói chung ta nên tổng hợp lại từ nhiều nguồn tham khảo đáng tin cậy." sửa thành:"...Bạn không nên viết từ tích lũy kiến thức cá nhân mà nên tổng hợp lại từ nhiều nguồn tham khảo đáng tin cậy.".Tôi muốn hỏi rõ luôn lần này, vì nếu đợt tới mà viết về các thể loại KT, thì đúng là tôi không thể nhớ là đã đọc ở đâu về các kiến thức mình có được. Casablanca1911 08:28, ngày 24 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

@Casablanca1911:
  1. từ thủ đoạn có lẽ đã biến đổi nghĩa đi rất nhiều so với khi bác MB vẫn thường sử dụng. Bạn cũng ko nên chấp nhặt từng từ.
  2. theo tôi hiện giờ chúng ta đang làm theo cách 1. Có nghĩa là người đóng góp 1 sẽ là người ấn định nội dung của mục từ (chúng ta ko làm khắt khe việc này). Theo thời gian, đối với những người có sự quan tâm đến mục từ này thì sẽ đem 1 phần nội dung ra thảo luận và sửa đổi. Như vậy, mục từ sẽ dần hoàn thiện theo số lần sửa đổi và sự quan tâm của mọi người.
  3. bạn hãy đóng góp những gì mà bạn mong muốn trên Wikipedia, nếu bài viết của bạn được nhiều người sửa đổi và quan tâm thì chỉ có nghĩa là mục từ đó sẽ càng ngày càng hoàn thiện, hay mọi người càng thu nhận được nhiều thông tin hơn từ nội dung hoặc trang thảo luận của mục từ.
  4. chúng ta ko bao giờ xoá bài viết vì lý do thiếu dẫn chứng. Tuy nhiên, việc xoá 1 phần nội dung thì phải phụ thuộc vào sức mạnh của những thảo luận cả ở phe "ủng hộ" và "chống". Và sức mạnh của thảo luận là dẫn chứng. Nếu bạn thiếu thì bạn có thể kêu gọi trợ giúp (hehe cái này tôi nghĩ bạn ko thiếu)
  5. xin bổ sung thêm là trong trao đổi các thành viên nên sử dụng lời lẽ hoà nhã, văn minh để bảo đảm sự phát triển của Wikipedia

Vietbio 03:46, ngày 26 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi hoàn toàn không hiểu tại sao từ "thủ đoạn" mang một nghĩa xấu nào đó mà tôi đã làm Casablanca1911 sợ (hay tôi đã đụng chạm đến Casablanca1911 trong một vấn đề nào đó). Đầu tiên, tôi dùng "thủ đoạn" trong nghĩa trick tại đây. Tại đó, trick là 1. "mưu mẹo, thủ đoạn đánh lừa; trò gian trá, trò bịp bợm" (và tôi đã chỉ dùng "thủ đoạn" mà không thêm động từ "đánh lừa", tôi cũng không dùng "trò gian trá, trò bịp bợm" hay "mưu mẹo") như vậy thì "thủ đoạn" có tính xấu tại đâu? Tại đó trick cũng là 2. "ngón, đòn, phép, mánh khoé, mánh lới nhà nghề" (và đây đúng nghĩa mà tôi muốn dùng). Tại đó cũng nói trick là 3. "nước bài" (theo tôi thì cùng nghĩa như 2. bên trên). Cái nghĩa có thể xấu nhất tại đó là 4. "trò chơi khăm, trò choi xỏ; trò ranh ma, trò tinh nghịch" nhưng chúng cũng chỉ là các danh từ dùng để chỉ các "thủ đoạn" của một người khôn dùng để thắng một cuộc cờ, một cuộc đấu hay một cuộc thảo luận. Dựa vào đó, tôi không thấy "thủ đoạn" có nghĩa xấu nào mà tôi không biết.
Tôi cũng đã đọc định nghĩa thủ đoạn mà Casablanca1911 đã đưa ra bên trên. Tại đây, "thủ đoạn" là 1. "Cách hành động theo chiều hướng chuyển thiệt hại của người khác thành lợi ích của mình: Dùng thủ đoạn để lừa gạt." Như vậy thì "thủ đoạn" là biến hóa các thiệt của người khác thành các lợi của mình (một người khôn) và người ta dùng thủ đoạn cho nhiều trường hợp mà lường gạt là một thí dụ được dùng trong định nghĩa đó (nó không nói là biến hóa các thiệt của người khác thành các lợi của mình để lường gạt họ). Quan trọng hơn nữa, tại đó "thủ đoạn" còn có nghĩa 2. "Phương pháp, phương tiện: Thủ đoạn sản xuất." Như vậy thì, một lần nữa, "thủ đoạn" mang nghĩa xấu hay nghĩa đụng chạm nào?
Hay đây là một từ mà định nghĩa trên từ điển là một nghĩa và định nghĩa trên thực tế (và theo cách dùng mới) là một nghĩa khác?
Ngoài ra, tôi đã có nghe thấy cụm từ "thủ đoạn gian trá của phe ...", nếu danh từ "thủ đoạn" tự nó là xấu thì tại sao lại có tính từ "gian trá" đi theo sau để cho thêm nghĩa cho nó? Hay "thủ đoạn gian trá" có nghĩa là "hành động xấu xấu" (nói xấu hai lần để làm nghĩa xấu mạnh hơn)?
Mekong Bluesman 06:09, ngày 26 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Sau khi đã đạt được sự thống nhất về cách viết bài và đóng góp cho bài xong, tôi mới nói sang vấn đề này (mặc dù đã định nói từ ngay hôm đó).
Trả lời với bác MB: "thủ đoạn", ngày nay thực tế là một nghĩa hoàn toàn xấu. (Tương tự như từ "khốn nạn" trước đây chỉ là nói những người gặp cảnh khốn khó, nhưng giờ đây, từ này được dùng với nghĩa rất xấu). Vì MB dịch từ "trick" sang tiếng Việt như vậy, nên mọi người Việt Nam hiểu theo ý như bây giờ. Vì tôi không nghĩ bác có định nói như vậy nên mới hỏi lại cho rõ, nếu biết chắc thì đã không hỏi.
"thủ đoạn" là từ mang tính tiêu cực và chỉ một hành động xấu, bất kể lớn hay nhỏ , nó đều mang cảm giác đến cho người đọc là như nhau.
"thủ đoạn gian trá" là người nói muốn nhấn mạnh đến cách thức thực hiện thủ đoạn đó, vì thủ đoạn thì có rất nhiều dạng, muôn hình muôn vẻ.
Nếu có thể dịch tạm ý của bác MB như bác đã giải thích thì trong trường hợp này có thể dùng từ "tiểu xảo", từ này bây giờ rất hay được dùng (từ này lúc thì có ý tốt, lúc có ý xấu). Casablanca1911 08:20, ngày 26 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời


  • Thứ nhất, tôi khẳng định có căn cứ là casa đã dùng thủ đoạn (và có bằng chứng). Casa có biết người Việt Nam thường nói gì không:tam sao thất bổn và cũng thường nóinâng quan điểm. Một cụm từ, tôi thấy nhẹ khi MB nói thủ đoạn nhỏ, casa lại bớt mất mộ chữ (nhỏ), và thế là trở thành một điều to tát, chẳng nhẽ MB lại thâm vậy sao ?!
"Thủ đoạn nhỏ" và "thủ đoạn" không khác nhau một chút gì. (Đề nghị đọc lại định nghĩa từ này, chẳng nhẽ khi lường gạt, đoạt được lợi ích nhỏ cho mình thì là thủ đoạn nhỏ, còn khi mình thu được lợi ích lớn thì là thủ đoạn lớn ???) Casablanca1911 08:49, ngày 26 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
  • Thứ hai, chẻ tóc, chẻ nguyên tử, chẻ hạt nhân...nhất wiki là ai hơn casa, khi mà một từ bình thường lại lôi cả từ điển mà tra

("thủ đoạn")...

Lôi từ điển ra tra, để bác MB hiểu rõ hơn từ MB nói đến theo nghĩa Tiếng Việt (không thì lại bảo là không có căn cứ gì). Khi thảo luận về ngữ nghĩa của từ, trong Wiki này còn có người thường xuyên tra từ điển online nhiều hơn tôi. Casablanca1911 08:49, ngày 26 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
  • Thứ ba, casa lại hay dùng cân tiểu ly để cân gạo khi cố tình không hiểu khi nói về vấn đề nguồn dẫn, khi nào cần khi nào không? Đó là chưa kể khả năng của mỗi người khi nhìn nhận nguồn này, nguồn kia có phù hợp, phù hợp phần nào, hay không phù hợp.
Đề nghị đọc lại phần thảo luận bên trên của tôi để hiểu rõ hơn. Tôi thảo luận không phải chỉ là để riêng cho tôi. Casablanca1911 08:49, ngày 26 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
  • Và nếu được phép góp ý, xin lấy một ví dụ cụ thể để casa khỏi nói rằng, ai là người chẻ tóc và chẻ tóc có phải là cần thiết hay không? Trong đoạn sau, những chữ in đậm là những chỗ cần sửa, những chữ trong ngoặc đơn () là ý của tôi. Mới 1 đoạn văn rất ngắn so với những gì casa đã đóng góp cho wiki, đã có bao nhiêu chỗ cần sửa, ai sẽ làm việc đó ? Hãy cố gắng, đừng để ai đó muốn tìm hiểu thông tin lại quá thất vọng với wiki. Xin xem:

Trong các lễ hội dân gian (một số chứ không phải các) vùng đồng bằng Bắc Bộ, cờ người là một trong những cuộc thi đấu thu hút được rất nhiều người đến xem và cổ vũ. Thông thường, nơi diễn ra trận cờ người là sân đình của làng. Quân cờ là những nam thanh nữ tú được làng kén chọn, vừa phải đẹp người, vừa phải đẹp nết. Tướng có trang phục(xin nhớ đây là danh từ, sau đó phải liệt kê chỉ trang phục) như sau: đội (phần này chỉ liệt kê trang phục, sao lại đưa động từ đội) mũ tướng, soái, mặc (tương tự đội) triều phục bá quan văn võ (văn là văn, võ là võ), chân đi hài thêu, lọng che (lọng che hay được che lọng). Sĩ đội mũ cánh chuồn có tua vàng. Mỗi người (Logic: Sĩ và mỗi người?) cầm một chiếc trượng (trượng là gì thế) phía trên có gắn biểu tượng quân cờ (hay là biểu hiện cho quân cờ tương ứng) được trạm trổ tinh xảo (nói phóng đại, thế nào là tinh xảo), sơn son thếp vàng lộng lẫy (bịa đặt và không cần thiết). Đội nam mặc áo đỏ, đội nữ mặc áo vàng (ít ra phải thêm vài chữ để người đọc trung bình dễ hiểu) với thắt lưng theo lối xưa.

Trước khi vào vị trí (vào trận đấu), cả đội cờ (cả là mấy) múa theo tiếng trống, đàn, phách. Sau khi quân cờ đã vào các vị trí, một hồi tróng (chính tả) dài nổi lên, hai đấu thủ cờ mặc áo dài, khăn xếp xuất hiện để được giới thiệu danh tính, mỗi người cầm một cây cờ đuôi nheo ngũ sắc nhỏ để chỉ huy trận đánh. Quanh sân, hàng trong thì khán giả ngồi, hàng ngoài đứng, (ai chẳng biết, chẳng nhẽ ngược lại à) chăm chú thưởng thức ván cờ và bàn tán râm ran (ai bàn tán). Khi cờ đến hồi gay cấn, cả sân xôn xao, một nước xuất thần, cả sân đều ồ lên khoái trá (?!). Nếu quân cờ nào đó đi hơi chậm (nước cờ nào đó thực hiện chậm) là có tiếng trống bỏi lanh canh vui tai nhắc nhở "cắc...tom tom" (một cái trống con mà kêu đến mấy thứ tiếng: lanh canh, cắc, tom). Bên lề sân có một cái trống to thỉnh thoảng được gióng lên một hồi điểm cho những nước đi. Khi Tướng bị chiếu, tiếng trống dồn dập, đám đông lại càng đông hơn, đã náo nhiệt lại càng náo nhiệt thêm (hổng hiểu). Ngoài ra (vì sao lại ngoài ra?), trên chiếc loa ở sân, thỉnh thoảng người ta còn đọc những lời thơ ứng khẩu bình những nước đi trong sân.

Đây là một người văn thuộc loại trung bình góp ý cho casa, nghe được thì nghe và không thì thôi. 陳庭協 06:55, ngày 26 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đây là đoạn văn miêu tả, tôi cũng muốn đợi có người viết giỏi hơn viết vào đây. Nhưng vì nghĩ là "phải đi thì mới thành đường" (lời Hồ Chủ tịch) nên mạnh dạn viết. Xin nhắc lại lần nữa là, trong thảo luận chỉ nói về vấn đề đó là đúng hay sai, sai thì sửa, đúng thì giữ nguyên. Còn câu cú, ý tứ, ngữ pháp trong đoạn văn như thế nào, thì mọi người đều tự động sửa đổi cho chính xác hơn, không làm thay đổi ý chính của bài viết, sửa như vậy có bao giờ phải thảo luận đâu. (đề nghị xem lại lịch sử sửa đổi và thảo luận trong các bài viết khác). Casablanca1911 08:49, ngày 26 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi trả lời về đoạn văn trên :
  • Đây là đoạn văn có tính chất miêu tả ngắn gọn, cô đọng nhưng đủ ý cơ bản về "cờ người" vì là 1 đoạn nhỏ nằm trong bài "Cờ tướng", ai đó cần biết thêm chi tiết, đề nghị Viết bài mới "Cờ người".
  • Những chỗ cần sửa, dĩ nhiên là ai thấy không phù hợp thì sửa, không có quy định là chỉ người viết mới được sửa.
  • "bá quan văn võ" là từ rất phổ biến, nói đến hàng ngũ quan văn, quan võ trong triều đình. "Triều phục bá quan văn võ" là trang phục của quan văn, quan võ trong triều đình.
  • "Trượng" xem ở đây [2]
  • "tinh xảo" và "sơn son thếp vàng" : đây là phong tục. Chỗ này cần thống nhất thêm : Đoạn văn này phải chỉnh sửa để miêu tả một ván "cờ người" đang diễn ra ngày nay, hay là để miêu tả về một phong tục văn hoá ?
  • Hàng trong ngồi, hàng ngoài đứng : nói lên văn hoá của khán giả xem chơi cờ, để ai cũng có thể xem được. Vì một ván cờ chơi khá lâu, nên cần có chỗ để quan sát ổn định, nó không giống như xem mãi võ, mọi người đều đứng lô xô để xem, hay như xem chọi trâu, chẳng ai ngồi gần đó mà xem. Chỗ này thì tuỳ, néu thấy dài thì bỏ đi cũng được.
  • "Lanh canh" là từ láy miêu tả nói chung của tiếng trống nhỏ hoặc tiếng chuông. "cắc..tom tom" là từ miêu tả cụ thể tiếng trống phát ra khi dùi trống gõ vào thành trống hoặc mặt trống.
  • "đám đông lại càng đông hơn, đã náo nhiệt lại càng náo nhiệt thêm" diễn tả lúc đó đang hồi gay cấn, do nghe mức độ dồn dập của tiếng trống báo khi Tướng đang bị chiếu, thì nhiều người đang làm việc khác, ở chỗ khác quanh lễ hội, sẽ đổ xô đến xem thế cờ lúc đó và cùng bàn tán để tìm nước giải thế cờ. Do đó mới có câu thành ngữ "Cờ ngoài bài trong".
  • Việc sửa các từ và các câu in đậm còn lại, tôi không có ý kiến gì thêm vì đó là ngữ nghĩa, văn vẻ và cú pháp.
  • Cuối cùng, xin được nhắc lại là bài "Cờ tướng" không phải là quyền sở hữu của tôi. Tôi không khẳng định là không ai được sửa bài này, và không ai có thể khẳng định được là đến lúc nào đó, bài sẽ bị khóa không được phép tiếp tục sửa nữa.
Sau cuộc thảo luận này, tôi cũng rút ra được bài học là không nên tiếp tục viết văn ở Wiki nữa, vì như vậy sẽ kéo theo việc trang thảo luận rất dài.(thực ra tôi rất sợ viết văn). Casablanca1911 10:02, ngày 26 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi yêu cầu tác giả xin hãy tôn trọng những người sửa bài!!!Bye. OTD-Ông Tuấn Dũng. (thảo luận) 05:56, ngày 26 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Hãy tôn trọng sự sửa chữa của tôi,ok?!!!Over,bye. OTD-Ông Tuấn Dũng. (thảo luận) 06:33, ngày 26 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời