Thảo luận:Bò đỏ trắng Thụy Điển
Thêm đề tàiGiao diện
Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi ThiênĐế98 trong đề tài Nhan đề
Nhan đề
[sửa mã nguồn]@@Thusinhviet: Tôi không đồng ý với việc đổi tên bài của bạn, các dẫn chứng đưa ra cũng chưa thuyết phục Tại đây, "đỏ và trắng" là tên riêng của giống và được phép viết hoa (Bản en: Red-and-White"), cũng nên chú ý rằng cụm "Red-and-White" nằm ở giữa tên bài, không phải do là đứng đầu tên bài mà viết hoa, không đơn thuần là nói về màu sắc như các trong các dẫn chứng: Mèo mun (en:Black cat), ngựa ô (Black horse). -- ✠ Tân-Vương 00:56, ngày 31 tháng 8 năm 2018 (UTC)
- Bạn ThiênĐế98 thân mến, viết hoa tên riêng của giống, như kiểu Red-and-White, là chuyện của tiếng Anh. Trong tiếng Việt chúng ta không viết như vậy. Nếu không kèm danh từ riêng, chúng ta viết thường tên của giống/loài đó.
- Về giống/loài có màu sắc đi kèm, chúng ta có: chó sói xám, chuột bạch, rắn lục, rắn lục đuôi đỏ, cá cam, cá hồng, cá hồng đỏ, cá hồng nhung, cá hồng chấm đen, cá vàng, mai vàng, bưởi da xanh, quýt hồng, tê giác đen, tê giác đen trung nam, tê giác đen phương nam, tê giác trắng, tê giác trắng phương bắc, tê giác trắng phương nam, khỉ vàng, khỉ đỏ colobus, tôm hồng, tôm càng xanh, dưa hấu hắc mỹ nhân, thanh long ruột đỏ, oanh cổ xanh, oanh cổ đỏ, ngựa vằn, hùm xám, hổ trắng, hổ khoang vàng, hổ đen, gấu trắng Bắc Cực, báo đốm, cá lóc bông, tắc kè hoa, dê trắng Nga, cừu đen Velay, cừu đen Montagne, cá voi xanh, cá voi xám, cá mú chấm đen, cá mú chấm đỏ, cá mú chấm lam, cá đuối chấm xanh, hoa hồng, quả hồng, hoa hồng trắng, bọ cánh cam, trúc đen, vịt bầu cánh trắng, voọc bạc Đông Dương, voọc xám Đông Dương, voọc quần đùi trắng, voọc mũi hếch vàng, voọc đen má trắng, voọc xám, voọc xám chân đen và voọc xám Miller.
- Nếu muốn sưu tầm thêm tên loài có màu, bạn có thể dễ dàng tìm qua Google hoặc Wikipedia.
- Về cách viết tên sinh vật, bạn có thể tham khảo tại đây. Cảm ơn, chúc bạn một ngày vui tươi và biết thêm nhiều điều sâu sắc. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 21:49, ngày 31 tháng 8 năm 2018 (UTC)
- @Thusinhviet: Thật ngại nhưng thực tế sau khi kiểm tra đường link được dẫn, tôi dồn trọng tâm vào câu này Hiện nay, cách viết tên tiếng Việt các taxon còn rất tùy tiện, rất cần có quy định của một cơ quan tối cao tầm quốc gia, vì cho mãi tới nay vẫn có nhiều bất đồng trong các văn bản khoa học, các tài liệu lưu trữ và cả trong các giáo trình, bài giảng ở các cấp học. và câu Như đã dẫn, chỉ khi nào có một bộ luật, chí ít cũng là một quy định mang tính pháp lý thì mới mong có được sự thay đổi. Một khi chưa có sự ràng buộc pháp lý thì rất khó nhất quán, vì ai cũng có quyền thể hiện cảm nhận và quan điểm của mình. Trước đó, trong phần nhìn nhận về các cách viết tên các giống loài trong tiếng Việt có câu 5. Viết hoa tất cả: Phượng Vĩ, Bằng Lăng, Mảng Cầu Xiêm, Lan Hài Hằng…. Điều này cho thấy việc dẫn link từ bên ngoài vào chưa chắc đáp ứng yêu cầu của cuộc thảo luận và việc thiếu dẫn chứng cụ thể có thể là người đọc có những trích dẫn riêng dành cho mình.
- Tuy vậy, trong số các dẫn chứng có thể nó là dài dòng và chi tiết của quý BQV đây, hầu hết là tên danh pháp, tên một âm tiết, không liên quan đến chủ đề thảo luận, tôi may mắn lọc ra được một bài viết đúng trọng tâm thảo luận là Dê trắng Nga. Trên Wikipedia, tôi có ghé qua Wikipedia:Tên bài và Dự án sinh học thì chưa được thấy quy định tên bài. Tuy vậy, tôn trọng các tiền lệ của thành viên đi trước, tôi chấp thuận giữ tên bài như hiện nay. Cám ơn quý BQV chỉ bảo.-- ✠ Tân-Vương 03:43, ngày 1 tháng 9 năm 2018 (UTC)-
- Bạn ThiênĐế98, nếu bạn có hứng thú moi luật lệ, thì bạn sẽ thấy, nếu càng moi và càng áp dụng quy tắc "nếu không cấm thì có thể làm", Wikipedia sẽ biến thành một mớ hỗn độn khi mà các tiền lệ và thông lệ không được tuân thủ, hoặc các diễn giải không được tiếp tục theo hướng mang tính xây dựng.
- Tôi không hiểu ý "trong số các dẫn chứng có thể nó là dài dòng và chi tiết của quý BQV đây, hầu hết là tên danh pháp, tên một âm tiết" của bạn nói đến điều gì và xin nhờ bạn giải thích dùm tôi các khái niệm tên danh pháp và tên một âm tiết vì xưa nay, với tên khoa học của loài, tôi chỉ biết đến danh pháp hai phần và danh pháp ba phần. Trong nguồn đó, cũng chỉ nhắc đến danh pháp khoa học và tên tiếng Việt.
- Dẫn nguồn tôi đưa, bạn có nói trích "5. Viết hoa tất cả: Phượng Vĩ, Bằng Lăng, Mảng Cầu Xiêm, Lan Hài Hằng…" để chứng minh rằng cách đặt tên của bạn là hợp quy. Xin bạn hiểu cho, với tên tiếng Việt của loài/giống, viết hoa tất cả các âm tiết trong tên loài/giống (không chỉ riêng đối với loài có tên theo công thức [màu sắc] + [tên nước]) không phải là sai (bởi chưa có quy định cụ thể) nhưng không phải là hợp thông lệ trên Wikipedia.
- Danh sách các loài mà tôi đã dẫn mà trong tên nó có kèm màu sắc, có hoặc không có kèm địa danh để chỉ cho bạn thấy rằng trên Wikipedia này, thông lệ viết tên tiếng Việt của loài/giống là viết thường tất cả các âm tiết, chỉ viết hoa đối với địa danh hoặc nhân danh kèm theo tên loài/giống mà thôi.
- Điều cuối cùng, tôi xin đề nghị bạn tân BQV ThiênĐế98 rằng, tôi thảo luận với bạn trên tư cách một thành viên tầm thường và có một chút hiểu biết, mong bạn tân BQV không gọi tôi là quý BQV này, quý BQV nọ, nghe không thuận lỗ nhĩ lắm đâu. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 07:59, ngày 1 tháng 9 năm 2018 (UTC)
- Chào Thusinhviet, có lẽ bạn đã đọc và chưa nắm hết các ý trong đoạn thảo luận tôi viết phía trên:
- Thứ nhất, bạn dường như đã lướt qua câu quan trọng nhất trong đoạn thứ hai của tôi ở trên Tuy vậy, tôn trọng các tiền lệ của thành viên đi trước, tôi chấp thuận giữ tên bài như hiện nay. Vế này trả lời được một phần thảo luận phía trên của bạn: tôi tôn trọng tiền lệ của Wikipedia và quyết định tuân theo tiền lệ đó, tuy vẫn có đề cập đôi chút đến việc nếu đi theo đường dẫn mà chính tay bạn dẫn vào trên, thì cái tên tôi chọn hợp quy, rất cụ thể qua câu viết: Điều này cho thấy việc dẫn link từ bên ngoài vào chưa chắc đáp ứng yêu cầu của cuộc thảo luận.
- Thứ hai, về cụm tên danh pháp tôi sẽ điều chỉnh thành "danh pháp" bạn đã nắm được các khái niệm danh pháp hai phần và danh pháp ba phần thì chắc cũng không cần giải nghĩa thêm. Bạn có thể tham khảo thêm mục từ tương ứng tại dự án này. Cụm từ tên một âm tiết tôi sẽ chỉnh lại thành tên cấu tạo bởi 1 từ.
- Thứ ba, danh sách bạn đưa theo tôi có nói giảm là "chi tiết", tuy nhiên nó có quá dài dòng và tạo cảm giác ngộp, chưa thực sự đi vào trọng tâm thảo luận.
- Vấn đề cuối cùng, câu chữ tại đây của tôi bằng cách nào mà đến được lỗ nhĩ theo cách viết trên của bạn thì tôi quả thực không được biết. Vì thế, xin không dám lạm bàn. Vấn đề xem như "tranh chấp" về cách gọi tên của bài đã kết thúc, tôi cũng xin dừng thảo luận. Việc này đáng lẽ đã kết thúc từ phần thảo luận trước. Cám ơn bạn đã quan tâm, có sửa đổi bot cho loạt tên bài này trong ngày vừa qua.-- ✠ Tân-Vương 12:34, ngày 1 tháng 9 năm 2018 (UTC)