Hồng (quả)
Diospyros kaki | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
Bộ (ordo) | Ericales |
Họ (familia) | Ebenaceae |
Chi (genus) | Diospyros |
Loài (species) | D. kaki |
Danh pháp hai phần | |
Diospyros kaki Thunb., 1780 | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Diospyros chinensis Blume ('nom. nud.) |
Hồng là một loại cây ăn trái thuộc chi Thị (Diospyros). Quả hồng sắc vàng cam đến đỏ cam tùy theo giống; cỡ nhỏ đường kính dưới 1 cm cho tới cỡ lớn đường kính đến 9 cm. Dáng quả hình cầu, hình con cù, hay dạng quả cà chua bẹp. Đài hoa (calyx) thường dính với quả khi chín.
Sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Loài hồng phổ biến nhất cho trái là hồng Nhật Bản (D. kaki). Trái chín thì ngọt, ít chua, thịt mềm, có khi bị xơ. Loài hồng này, nguyên thủy xuất phát từ Trung Hoa, là một loài cây thay lá, thường rụng lá khi ra quả (deciduous). Cây hồng sau được trồng khắp miền Đông Á, đến thế kỷ 19 thì du nhập vào California và châu Âu.
Giống (cultivar) hồng mòng (Hachiya) có dáng con cù với lượng tannin cao khi còn xanh nên vị chát. Phải đợi thật chín mềm mới ăn được.
Để làm chóng chín, hồng mòng thường được đem rấm. Cách rấm có thể dùng ánh sáng, khí nóng, trấu, cồn, thán khí hay êtilen để ép chín. Một cách khác là đem ngâm nước tro để trái hồng biến chất, mất vị chát. Loại hồng này gọi là hồng ngâm.
Giống hồng giòn (Fuyu) có dáng hình bẹp. Lượng tannin tuy không kém giống hồng mòng nhưng trong quá trình chuyển từ xanh sang chín, giống hồng giòn mất tanin rất nhanh nên trái có thể ăn được sớm hơn khi còn giòn. Thời vụ trồng khoảng tháng 6 hàng năm, sau 3 năm cây sẽ cho quả. Cây thường ra hoa vào tháng 3 âm lịch và cho quả chín đến hết tháng 8 âm lịch.
Quả hồng có thể ăn tươi hay phơi khô. Hồng khô cần hai đến ba tuần phơi ngoài trời rồi sấy thêm trước khi thành phẩm.
Tại Hàn Quốc, hồng khô được dùng cất rượu, làm giấm
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz) | |||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Năng lượng | 293 kJ (70 kcal) | ||||||||||||||||||||||||
18.59 g | |||||||||||||||||||||||||
Đường | 12.53 g | ||||||||||||||||||||||||
Chất xơ | 3.6 g | ||||||||||||||||||||||||
.19 g | |||||||||||||||||||||||||
Chất béo bão hòa | .02 g | ||||||||||||||||||||||||
.58 g | |||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||
Diospyros kaki, tươi | |||||||||||||||||||||||||
† Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[1] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[2] |
Văn hoá
[sửa | sửa mã nguồn]Hồng ngâm đã đi vào tục ngữ tiếng Việt với câu "Tiếc đĩa hồng ngâm cho chuột vọc". Ý muốn nói phí công, phí của tựa một vật quý như hồng ngâm mà để chuột làm hư mất.
Gỗ
[sửa | sửa mã nguồn]Gỗ hồng (D. virginiana) được chuộng dùng làm gậy đánh golf cho tới đầu thế kỷ 20 khi gậy bằng gỗ bị thay thế bằng gậy đúc từ kim loại. Gậy thụt bida cũng hay dùng gỗ cây hồng.
Ngày nay gỗ hồng thường dùng làm cung bắn tên vì độ rắn của gỗ.
Lưu ý
[sửa | sửa mã nguồn]Những người lúc đói không nên ăn quả hồng và không nên ăn cả vỏ vì vỏ quả hồng chứa nhiều Tanin, rất dễ bị hình thành sỏi dạ dày.
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
- ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Tư liệu liên quan tới Diospyros kaki tại Wikimedia Commons