Thạch Hưng
Thạch Hưng
|
|
---|---|
Phường | |
Phường Thạch Hưng | |
Hành chính | |
Quốc gia | Việt Nam |
Vùng | Bắc Trung Bộ |
Tỉnh | Hà Tĩnh |
Thành phố | Hà Tĩnh |
Thành lập | 1/1/2025[1] |
Địa lý | |
Diện tích | 4,67 km²[1] |
Dân số (31/12/2023) | |
Tổng cộng | 7.087 người[1] |
Mật độ | 1.517 người/km² |
Khác | |
Mã hành chính | 18109[2] |
Thạch Hưng là một phường thuộc thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Thạch Hưng trước đây thuộc huyện Thạch Hà, tiền thân là xã Trung Tiết, tổng Thượng Nhị thuộc phủ Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nay là xã Thạch Hưng được tái thành lập ngày 25/12/1955 gồm có 4 làng dân cư đó là: Kinh Thượng, Hậu Hạ, Thuý Hội, làng Kinh Hạ và được chia thành 6 thôn: Kinh Nam, Kinh Trung Hưng thuộc làng Kinh Thượng; Hòa, Bình thuộc làng Hậu Hạ; Thúy Hội thuộc làng Thuý Hội; Tiến Hưng thuộc làng Kinh Hạ.
Ngày 14 tháng 11 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1283/NQ-UBTVQH15[1] về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025). Theo đó, thành lập phường Thạch Hưng thuộc thành phố Hà Tĩnh trên cơ sở toàn bộ 4,67 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 7.087 người của xã Thạch Hưng.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]- Phía Đông giáp xã Tượng Sơn, Thạch Lạc, Thạch Khê - huyện Thạch Hà.
- Phía Tây, phía Nam giáp phường Thạch Quý,
- Phía Bắc giáp xã Thạch Đồng – thành phố Hà Tĩnh.
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Phường Thạch Hưng chia thành 6 tổ dân phố: Bình, Hòa, Kinh Nam, Thúy Hội, Tiến Hưng, Trung Hưng.
Văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Từ xa xưa trên địa bàn phường này có tuyến kênh Nhà Lê nối từ kinh đô Hoa Lư đến Đèo Ngang đi qua, là tuyến đường thủy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và được coi là tuyến đường Hồ Chí Minh trên sông vì những đóng góp cho các cuộc chiến tranh của người Việt.
Có 4 đền làng di tích, trong đó có 2 đền làng được công nhận là di tích lịch sử văn hoá tỉnh (đền Kinh Thượng, đền Kinh Hạ) nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và một số di tích khác.
Ngành nghề truyền thống: nuôi trồng thủy sản, làm bánh đa, nem, thợ xây dựng, lò ấp trứng vịt lộn, nghề mộc, trồng lúa.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d “Nghị quyết số 1283/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 – 2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 14 tháng 11 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2024.
- ^ Tổng cục Thống kê