Thường Xuân
Thường Xuân
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Thường Xuân | |||
Cụm công trình Thủy lợi – Thủy điện Cửa Đạt | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Bắc Trung Bộ | ||
Tỉnh | Thanh Hóa | ||
Huyện lỵ | Thị trấn Thường Xuân | ||
Trụ sở UBND | 13 đường Cầm Bá Thước, thị trấn Thường Xuân | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 15 xã | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Lôi Quang Vũ | ||
Chủ tịch HĐND | Cầm Bá Lâm | ||
Bí thư Huyện ủy | Nguyễn Thành Lương | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 19°54′14″B 105°20′56″Đ / 19,90389°B 105,34889°Đ | |||
| |||
Diện tích | 1.107,17 km²[1] | ||
Dân số (2022) | |||
Tổng cộng | 102.744 người[1] | ||
Thành thị | 10.946 người (10,65%) | ||
Nông thôn | 91.798 người (89,35%) | ||
Mật độ | 93 người/km² | ||
Dân tộc | Thái, Kinh, Mường,... | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 396[2] | ||
Mã bưu chính | 422xx | ||
Biển số xe | 36-AY | ||
Website | thuongxuan | ||
Thường Xuân là một huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Huyện được thành lập năm 1837 (năm Minh Mạng thứ 18) với tên gọi là Châu Thường, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đổi tên là huyện Thường Xuân. Huyện có chung 17 km đường biên giới với huyện Sầm Tớ (Xamtay) thuộc tỉnh Hủa Phăn (Huaphanh), Lào.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Huyện Thường Xuân nằm ở phía tây của tỉnh Thanh Hóa, có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp huyện Lang Chánh và huyện Ngọc Lặc
- Phía đông giáp huyện Thọ Xuân, huyện Triệu Sơn và huyện Như Thanh
- Phía nam giáp huyện Như Xuân và huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An
- Phía tây giáp huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An và tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào.
Huyện Thường Xuân có diện tích tự nhiên 1.107,17 km²,[1] là huyện rộng nhất tỉnh Thanh Hóa. Dân số năm 2022 là 102.744 người, mật độ dân số đạt 93 người/km².[1] Dân số năm 2019 là 89.131 người, mật độ dân số đạt 81 người/km².[3]
Địa hình huyện chủ yếu là đồi núi thấp, bị chia cắt nhiều, độ dốc lớn, có các đỉnh núi: Bù Chò (1.563 m), Bù Rinh (1.291m). Có sông Chu, sông Dát chảy qua. Đất rừng chiếm khoảng 80% diện tích.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Sau năm 1954, huyện Thường Xuân có 13 xã: Bát Mọt, Tân Thành, Thắng Lộc, Thọ Thanh, Vạn Xuân, Xuân Cẩm, Xuân Dương, Xuân Khao, Xuân Khê, Xuân Lẹ, Xuân Liên, Xuân Mỹ và Yên Nhân.
Ngày 25 tháng 6 năm 1963:[4]
- Chuyển xã Lương Ngọc thuộc huyện Ngọc Lặc về huyện Thường Xuân quản lý và chia thành 2 xã: Lương Sơn và Ngọc Phụng
- Chia xã Xuân Khê thành 2 xã: Luận Khê và Xuân Cao
- Chia xã Xuân Lẹ thành 2 xã: Xuân Lẹ và Xuân Chinh.
Ngày 29 tháng 9 năm 1983:[5]
- Chia xã Thắng Lộc thành hai xã: Xuân Lộc và Xuân Thắng
- Thành lập xã Luận Thành trên cơ sở tách xóm Thành Thắng (xã Tân Thành), xóm Khe Hạ (xã Luận Khê) và xóm Cao Thắng (xã Xuân Cao).
Ngày 3 tháng 6 năm 1988, tách 184,95 ha diện tích tự nhiên cùng 2.566 nhân khẩu của xã Xuân Dương và 68,19 ha diện tích tự nhiên cùng 363 nhân khẩu của xã Ngọc Phụng để thành lập thị trấn huyện lỵ Thường Xuân.[6]
Ngày 3 tháng 4 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2008/NĐ-CP giải thể 3 xã Xuân Khao, Xuân Liên và Xuân Mỹ để xây dựng hồ chứa nước Cửa Đặt (có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo).[7]
Ngày 1 tháng 12 năm 2019, sáp nhập xã Xuân Cẩm vào thị trấn Thường Xuân.[8]
Huyện Thường Xuân có 1 thị trấn và 15 xã như hiện nay.
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Huyện Thường Xuân có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Thường Xuân (huyện lỵ) và 15 xã: Bát Mọt, Luận Khê, Luận Thành, Lương Sơn, Ngọc Phụng, Tân Thành, Thọ Thanh, Vạn Xuân, Xuân Cao, Xuân Chinh, Xuân Dương, Xuân Lẹ, Xuân Lộc, Xuân Thắng, Yên Nhân.
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Thường Xuân | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nguồn: Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa[1] |
Kinh tế
[sửa | sửa mã nguồn]- Tốc độ tăng trưởng GDP: 6,4%/năm.
- Cơ cấu kinh tế: lâm nghiệp: 40%; nông nghiệp: 30%; dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp: 30%.
- Bình quân lương thực đầu người: 234 kg/năm.
- GDP đầu người: 662 USD/người. Tỉ lệ hộ nghèo: 17,2% (là 1 trong 7 huyện nghèo của Thanh Hóa).
Giao thông
[sửa | sửa mã nguồn]Đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 15 chạy qua.
Du lịch
[sửa | sửa mã nguồn]- Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên
- Khu du lịch cộng đồng Bản Mạ (thị trấn Thường Xuân)
- Đền thờ lãnh tụ chống Pháp Cầm Bá Thước và bà chúa Thượng Ngàn (xã Vạn Xuân)
- Cụm công trình Thủy lợi – Thủy điện Cửa Đạt, hồ Cửa Đạt
- Thác Trai Gái (Xã Xuân Lẹ).
Sản vật
[sửa | sửa mã nguồn]Quế Thường Xuân, quế bạch, quế ngọc, quế ngọc châu Thường, quế châu Thường là các tên gọi của giống quế Thanh được khai thác ở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Tháng 10 năm 2016, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00051 cho sản phẩm quế Thường Xuân đối với khu vực địa lý gồm thị trấn Thường Xuân và các xã: Vạn Xuân, Xuân Lẹ, Xuân Chinh, Xuân Thắng, Xuân Lộc, Xuân Cẩm, Yên Nhân, Bát Mọt, Lương Sơn, Ngọc Phụng, Xuân Cao, Luận Khê, Tân Thành, Luận Thành, Thọ Thanh, Xuân Dương thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.[9]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (22 tháng 1 năm 2024). “Phương án số 25/PA-UBND tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ Tổng cục Thống kê (20 tháng 4 năm 2020). “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019” (PDF). Nhà xuất bản Thống kê. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2022.
- ^ Quyết định số 121-NV ngày 25/6/1963 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
- ^ Hội đồng Bộ trưởng (29 tháng 9 năm 1983). “Quyết định 111-HĐBT năm 1983 về việc phân vạch địa giới một số xã và phường thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2022.
- ^ Hội đồng Bộ trưởng (3 tháng 6 năm 1988). “Quyết định 99-HĐBT năm 1988 về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã, thị trấn của các huyện Hà Trung, Ngọc Lặc, Thường Xuân và Triệu Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
- ^ Chính phủ (3 tháng 4 năm 2008). “Nghị định 38/2008/NĐ-CP về việc giải thể các xã Xuân Mỹ, Xuân Liên và Xuân Khao (vùng lòng hồ chứa nước Cửa Đặt) thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá và điều chỉnh địa giới hành chính các xã giải thể”. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
- ^ Ủy ban Thường vụ Quốc hội (16 tháng 10 năm 2019). “Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa”.
- ^ Cục Sở hữu trí tuệ. “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Thường Xuân" cho sản phẩm quế”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2018.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Thường Xuân. |