Bước tới nội dung

Cẩm Thủy

Cẩm Thủy
Huyện
Huyện Cẩm Thủy
Suối Cá thần tại chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
Huyện lỵThị trấn Phong Sơn
Trụ sở UBNDThị trấn Phong Sơn
Phân chia hành chính1 thị trấn, 16 xã
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDPhạm Viết Hoài
Chủ tịch HĐNDLê Văn Trung
Bí thư Huyện ủyLê Văn Trung
Địa lý
Tọa độ: 20°12′20″B 105°27′22″Đ / 20,20556°B 105,45611°Đ / 20.20556; 105.45611
MapBản đồ huyện Cẩm Thủy
Cẩm Thủy trên bản đồ Việt Nam
Cẩm Thủy
Cẩm Thủy
Vị trí huyện Cẩm Thủy trên bản đồ Việt Nam
Diện tích424,50 km²[1]
Dân số (2022)
Tổng cộng131.257 người[1]
Thành thị22.018 người (16,77%)
Nông thôn109.239 người (83,23%)
Mật độ309 người/km²
Dân tộcMường, Kinh, Dao,...
Khác
Mã hành chính390[2]
Mã bưu chính413xx
Biển số xe36-AL
Websitecamthuy.thanhhoa.gov.vn

Cẩm Thủy là một huyện nằm ở phía tây bắc của tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa giới hành chính huyện Cẩm Thủy:

Huyện Cẩm Thủy có diện tích 424,50 km², dân số năm 2022 là 131.257 người, mật độ dân số đạt 309 người/km².[1]

Địa hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ cao trung bình 200 – 400 m, độ dốc trung bình 25-30°, có núi Đèn cao 953 m, núi Hạc cao 663 m, giữa có thung lũng sông Mã chảy dài hơn 40 km.

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Cẩm Thủy có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tổng nhiệt độ trong năm 8.400 - 8.500 °C. Cẩm Thủy có địa hình dạng lòng chảo và thấp dần từ phía tây nam và đông bắc xuống thung lũng sông Mã, trong đó trên 80% diện tích là đồi núi.

Dân số 113.580 người (đến 01/4/2009), có 3 dân tộc anh em sinh sống: Mường (52,4%), Kinh (44,5%), Dao (2,9%), còn lại là các dân tộc khác.[3]

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Cẩm Thủy có đường liên vận quốc tế 217 dài 40 km nối vùng thượng Lào với Biển Đông. Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 217, sông Mã giao nhau tại thị trấn Phong Sơn tạo điều kiện gắn Cẩm Thủy với các lãnh thổ kinh tế trong và ngoài tỉnh, nhất là với thủ đô Hà Nội.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1954, huyện Cẩm Thủy có 12 xã: Cẩm Bình, Cẩm Giang, Cẩm Long, Cẩm Minh, Cẩm Phong, Cẩm Ngọc, Cẩm Sơn, Cẩm Tâm, Cẩm Tân, Cẩm Thạch, Cẩm Tú và Cẩm Vân.

Ngày 11 tháng 9 năm 1964, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 237-NV.[4] Theo đó:

  • Điều chỉnh địa giới giữa hai xã Cẩm Thạch và Cẩm Giang, Cẩm Ngọc và Cẩm Vân
  • Chia xã Cẩm Thạch thành 3 xã: Cẩm Thạch, Cẩm Liên và Cẩm Thành
  • Chia xã Cẩm Giang thành 2 xã: Cẩm Giang và Cẩm Lương
  • Chia xã Cẩm Vân thành 2 xã: Cẩm Vân và Cẩm Yên
  • Sáp nhập xã Cẩm Minh vào huyện Vĩnh Lộc.

Ngày 8 tháng 3 năm 1967, thành lập thị trấn nông trường Phúc Do.[5]

Ngày 14 tháng 9 năm 1989, thành lập thị trấn Cẩm Thủy (thị trấn huyện lỵ huyện Cẩm Thủy) trên cơ sở tách đất xã Cẩm Sơn.[6]

Ngày 9 tháng 1 năm 2004, giải thể thị trấn Nông trường Phúc Do để thành lập xã Phúc Do.[7]

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019).[8] Theo đó:

  • Sáp nhập các xã Cẩm Phong, Cẩm Sơn và thị trấn Cẩm Thủy để thành lập thị trấn Phong Sơn
  • Sáp nhập xã Phúc Do và một phần xã Cẩm Vân vào xã Cẩm Tân.

Huyện Cẩm Thủy có 1 thị trấn và 16 xã như hiện nay.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Cẩm Thủy có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phong Sơn (huyện lỵ) và 16 xã: Cẩm Bình, Cẩm Châu, Cẩm Giang, Cẩm Liên, Cẩm Long, Cẩm Lương, Cẩm Ngọc, Cẩm Phú, Cẩm Quý, Cẩm Tâm, Cẩm Tân, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Tú, Cẩm Vân, Cẩm Yên.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Cẩm Thủy
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Thị trấn (01)
Phong Sơn 34,42 22.018
Xã (16)
Cẩm Bình 30,86 11.662
Cẩm Châu 37,84 5.802
Cẩm Giang 17,59 5.398
Cẩm Liên 23,06 4.736
Cẩm Long 30,63 6.821
Cẩm Lương 15,95 3.360
Cẩm Ngọc 30,00 8.156
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Cẩm Phú 21,41 6.748
Cẩm Quý 45,73 9.491
Cẩm Tâm 18,23 4.502
Cẩm Tân 14,59 7.253
Cẩm Thạch 21,82 7.269
Cẩm Thành 30,90 7.881
Cẩm Tú 18,82 7.657
Cẩm Vân 15,39 8.292
Cẩm Yên 17,25 4.211
Nguồn: Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa[1]
Suối cá tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy cách trung tâm TP Thanh Hóa gần 100 km về phía tây bắc

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Cẩm Thủy có 3 trường PTTH, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên.

Người nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa phương kết nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình)

[sửa | sửa mã nguồn]

Sáng ngày 7 tháng 10 năm 2015, tại Trung tâm hội nghị huyện Cẩm Thủy đã diễn ra Lễ kết nghĩa giữa huyện Cẩm Thủy (tỉnh Thanh Hóa) và huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình).[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (22 tháng 1 năm 2024). “Phương án số 25/PA-UBND tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2010. |tên= thiếu |tên= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)
  4. ^ Quyết định số 237-NV năm 1964
  5. ^ Quyết định số 89-NV năm 1967
  6. ^ Quyết định số 124-HĐBT ngày 14/9/1989 của Hội đồng Bộ trưởng.
  7. ^ Chính phủ (9 tháng 1 năm 2004). “Nghị định số 15/2004/NĐ-CP năm 2004 về việc giải thể thị trấn nông trường để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Ngọc Lặc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Như Xuân, Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa”. Thư viện Pháp luật. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2021.
  8. ^ “Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa”.
  9. ^ Quỳnh Như (8 tháng 12 năm 2015). “Lễ kết nghĩa hai huyện: Cao Phong - Tỉnh Hòa Bình và Huyện Cẩm Thủy - Tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2024.