2016
Giao diện
(Đổi hướng từ Tháng 3 năm 2016)
Thế kỷ: | Thế kỷ 20 · Thế kỷ 21 · Thế kỷ 22 |
Thập niên: | 1980 1990 2000 2010 2020 2030 2040 |
Năm: | 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 |
Lịch Gregory | 2016 MMXVI |
Ab urbe condita | 2769 |
Năm niên hiệu Anh | 64 Eliz. 2 – 65 Eliz. 2 |
Lịch Armenia | 1465 ԹՎ ՌՆԿԵ |
Lịch Assyria | 6766 |
Lịch Ấn Độ giáo | |
- Vikram Samvat | 2072–2073 |
- Shaka Samvat | 1938–1939 |
- Kali Yuga | 5117–5118 |
Lịch Bahá’í | 172–173 |
Lịch Bengal | 1423 |
Lịch Berber | 2966 |
Can Chi | Ất Mùi (乙未年) 4712 hoặc 4652 — đến — Bính Thân (丙申年) 4713 hoặc 4653 |
Lịch Chủ thể | 105 |
Lịch Copt | 1732–1733 |
Lịch Dân Quốc | Dân Quốc 105 民國105年 |
Lịch Do Thái | 5776–5777 |
Lịch Đông La Mã | 7524–7525 |
Lịch Ethiopia | 2008–2009 |
Lịch Holocen | 12016 |
Lịch Hồi giáo | 1437–1438 |
Lịch Igbo | 1016–1017 |
Lịch Iran | 1394–1395 |
Lịch Julius | theo lịch Gregory trừ 13 ngày |
Lịch Myanma | 1378 |
Lịch Nhật Bản | Bình Thành 28 (平成28年) |
Phật lịch | 2560 |
Dương lịch Thái | 2559 |
Lịch Triều Tiên | 4349 |
Thời gian Unix | 1451606400–1483228799 |
2016 (MMXVI) là một năm nhuận bắt đầu vào thứ Sáu của lịch Gregory, năm thứ 2016 của Công nguyên hay của Anno Domini; năm thứ 16 của thiên niên kỷ 3 và của thế kỷ 21; và năm thứ 7 của thập niên 2010.
Sự kiện
[sửa | sửa mã nguồn]Tháng 1
[sửa | sửa mã nguồn]- 3 tháng 1: Sau tác động tiêu cực từ việc hành quyết Giáo sĩ Nimr al-Nimr, Iran đoạn tuyệt quan hệ ngoại giao với Ả Rập Xê Út.[1]
- 8 tháng 1: Joaquín Guzmán, người được cho là trùm buôn bán ma túy quyền lực nhất thế giới, bị bắt lại sau khi trốn thoát khỏi một nhà tù có an ninh cực nghiêm ngặt.[2]
- 16 tháng 1: Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế tuyên bố rằng Iran đã tháo dỡ thỏa đáng chương trình vũ khí hạt nhân của họ, cho phép Liên Hợp Quốc lập tức dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.[3]
- 28 tháng 1: Tổ chức Y tế Thế giới công bố đợt bùng phát virus Zika.[4]
Tháng 2
[sửa | sửa mã nguồn]- 7 tháng 2: Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa vào không gian, vi phạm nhiều hiệp định của Liên Hợp Quốc và bị chỉ trích từ khắp thế giới.[5]
- 12 tháng 2: Giáo hoàng Phanxicô và Thượng phụ Kirill ký kết một tuyên bố đại kết trong lần hội kiến đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo của Công giáo La Mã và Chính Thống giáo Nga kể từ khi hai bên ly giáo vào năm 1054.[6]
- 26 tháng 2: IGG phát hành trò chơi điện tử chiến lược thời gian thực, trực tuyến nhiều người chơi Lords Mobile.
Tháng 3
[sửa | sửa mã nguồn]- 14 tháng 3: ESA và Roscosmos phóng tàu ExoMars Trace Gas Orbiter chung trong một sứ mệnh lên Sao Hỏa.[7]
- 17 tháng 3: Gameloft phát hành trò chơi điện tử xây dựng thành phố Disney Magic Kingdoms.
- 21 tháng 3: Tòa án Hình sự Quốc tế xác nhận Phó Tổng thống CHDC Congo Jean-Pierre Bemba phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại, lần đầu tiên toà án này kết tội một người vì bạo lực tình dục.[8]
- 22 tháng 3: Vụ đánh bom phối hợp tại Bruxelles, Bỉ khiến ít nhất 32 người thiệt mạng và làm bị thương ít nhất 250 người. Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (IS) tuyên bố chịu trách nhiệm về các vụ tấn công.[9]
- 24 tháng 3: Cựu thủ lĩnh người Serb tại Bosnia Radovan Karadžić bị tuyên án 40 năm tù sau khi bị xác minh phạm tội diệt chủng và tội ác chống nhân loại trong Chiến tranh Bosnia.[10]
- 27 tháng 3: Một vụ đánh bom tự sát tại Công viên Gulshan-e-Iqbal, Lahore (Pakistan) giết chết 75 người và làm bị thương khoảng 340 người khác, một tổ chức chiến binh Hồi giáo Sunni tuyên bố chịu trách nhiệm về cuộc tấn công.[11]
- 31 tháng 3: Nguyễn Thị Kim Ngân nhậm chức Chủ tịch Quốc hội
Tháng 4
[sửa | sửa mã nguồn]- 2 tháng 4:
- Xung đột giữa quân đội Armenia và Azerbaijan tại Nagorno-Karabakh khiến ít nhất 193 người thiệt mạng, vi phạm nghiêm trọng nhất Hiệp định đình chiến năm 1994.[12]
- Trần Đại Quang nhậm chức Chủ tịch nước
- 3 tháng 4: Liên đoàn nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) và tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung công bố 11,5 triệu tài liệu mật từ công ty Mossack Fonseca tại Panama, cung cấp thông tin chi tiết về hơn 214.000 công ty ngoài khơi.[13]
- 7 tháng 4: Nguyễn Xuân Phúc nhậm chức Thủ tướng Chính phủ.
- 14 – 16 tháng 4: Động đất Kumamoto.
Tháng 5
[sửa | sửa mã nguồn]- 19 tháng 4: Chuyến bay 804 của EgyptAir gặp nạn cùng 66 người trên khoang tại Địa Trung Hải trên hành trình từ Paris đến Cairo.[14]
- 30 tháng 5: Cựu Tổng thống Chad Hissène Habré bị kết án tù chung thân vì các tội ác chống nhân loại trong nhiệm kỳ của ông từ 1982 – 1990, lần đầu tiên một tòa án do Liên minh châu Phi ủng hộ kết án một cựu lãnh đạo quốc gia trong thẩm quyền của mình.[15]
Tháng 6
[sửa | sửa mã nguồn]- 1 tháng 6: Hầm đường sắt dài nhất và sâu nhất thế giới là Đường hầm Gotthard được khánh thành sau hai thập niên xây dựng.[16]
- 23 tháng 6: Cử tri Anh Quốc tán thành rời khỏi Liên minh châu Âu trong một cuộc trưng cầu dân ý.[17]
- 28 tháng 6: IS tuyên bố chịu trách nhiệm về cuộc tấn công Sân bay Atatürk tại Istanbul, giết chết 45 người và làm bị thương khoảng 230 người khác.[18]
Tháng 7
[sửa | sửa mã nguồn]- 1 tháng 7: Latvia trở thành thành viên thứ 35 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).[19]
- 4 tháng 7:
- 12 tháng 7: Philippines thắng vụ kiện trọng tài mà họ đệ trình tại Tòa án Trọng tài thường trực về tính hợp pháp của yêu sách "Đường chín đoạn" của Trung Quốc tại Biển Đông theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển.[21][22]
- 15 – 16 tháng 7: Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ do quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành nhằm lật đổ Tổng thống, Recep Tayyip Erdoğan.
- 22 tháng 7: Công ty Nhật Bản Funai chế tạo chiếc đầu máy video VCR cuối cùng.[23][24]
- 26 tháng 7: Solar Impulse 2 trở thành máy bay chạy bằng năng lượng Mặt trời đầu tiên tiến hành chuyến bay vòng quanh Trái Đất.[25]
Tháng 8
[sửa | sửa mã nguồn]- 8 tháng 8: Nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Blackpink chính thức ra mắt.
- 5 – 21 tháng 8: Thế vận hội Mùa hè 2016 tổ chức tại Rio de Janeiro, Brasil.[26]
- 31 tháng 8: Thượng nghị viện Brasil bỏ phiếu tán thành (61–20) luận tội Tổng thống Brasil Dilma Rousseff. Phó Tổng thống Brasil Michel Temer trở thành quyền tổng thống trong thời gian nhiệm kỳ còn lại của bà.[27]
Tháng 9
[sửa | sửa mã nguồn]- 3 tháng 9: Hoa Kỳ và Trung Quốc, chịu trách nhiệm về 40% lượng phát thải carbon của thế giới, phê chuẩn Hiệp định khí hậu toàn cầu Paris.[28]
- 7 – 18 tháng 9: Thế vận hội Người khuyết tật Mùa hè 2016 tổ chức tại Rio de Janeiro, Brasil.
- 8 tháng 9: NASA phóng OSIRIS-REx, sứ mệnh mang mẫu thiên thạch trở về đầu tiên của họ. Máy thăm dò sẽ đến Bennu và được dự kiến trở về cùng các mẫu vật vào năm 2023.[29][30]
- 9 tháng 9: Chính phủ Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 8 và được báo cáo là lớn nhất. Các nhà lãnh đạo thế giới chỉ trích động thái này, Hàn Quốc gọi đây là "sự liều lĩnh điên cuồng".[31]
- 10 tháng 9 – 1 tháng 10: Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2016 tổ chức tại Colombia, đội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia Argentina lần đầu tiên giành chức vô địch.
- 28 tháng 9:
- Các nhà điều tra quốc tế kết luận rằng Chuyến bay 17 của Malaysia Airlines bị bắn hạ bởi tên lửa Buk đến từ khu vực do phiến quân thân Nga kiểm soát.[32]
- Mức CO2 toàn cầu vượt 400 ppm tại thời điểm thường có mức tối thiểu trong năm.[33] Mức độ 400 ppm được cho là cao hơn bất kỳ mức nào khác trong lịch sử nhân loại.[34]
- 30 tháng 9 – 21 tháng 10: Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới 2016 tổ chức tại Jordan, đội tuyển bóng đá U-17 nữ quốc gia Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên lần thứ 2 giành chức vô địch.
- 30 tháng 9: Bức họa của Vincent Van Gogh, Seascape at Scheveningen và Congregation Leaving the Reformed Church in Nuenen, bị ăn trộm vào ngày 7 tháng 12 năm 2002, từ Bảo tàng Van Gogh tại Amsterdam được thu hồi, có giá trị tổng cộng là 100 triệu USD.[35]
Tháng 10
[sửa | sửa mã nguồn]- 12 tháng 10: Tencent Games phát hành trò chơi điện tử MOBA Arena of Valor, phiên bản chuyển thể quốc tế của Vương giả vinh diệu.
- 13 tháng 10: Maldives tuyên bố quyết định rút khỏi Thịnh vượng chung của các quốc gia.[36]
- 15 tháng 10: 150 quốc gia họp tại hội nghị thượng đỉnh UNEP tại Rwanda đồng ý giảm dần hydrofluorocarbons (HFCs), là một sửa đổi Nghị định thư Montreal.[37]
Tháng 11
[sửa | sửa mã nguồn]- 2 tháng 11 – 15 tháng 11: AFC Solidarity Cup 2016 tổ chức tại Malaysia và là lần tổ chức duy nhất, đội tuyển bóng đá quốc gia Nepal lần đầu tiên giành chức vô địch và là đội vô địch duy nhất.
- 8 tháng 11: Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.[38]
- 13 tháng 11 – 3 tháng 12: Giải vô địch bóng đá nữ U-20 thế giới 2016 tổ chức tại Papua New Guinea, đội tuyển bóng đá U-20 nữ quốc gia Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên lần thứ 2 giành chức vô địch.
- 22 tháng 11: Động đất ngoài khơi Fukushima
- 28 tháng 11: Chuyến bay 2933 của LaMia Airlines từ Santa Cruz (Bolivia) đến Medellín (Colombia) chở CLB Chapecoense (Brazil) tham dự trận chung kết Copa Sudameriacana gặp nạn khiến 71 người thiệt mạng, trong đó có 19 thành viên của Chapecoense, 6 người sóng sót.[39]
Tháng 12
[sửa | sửa mã nguồn]- 19 tháng 12: Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrei Karlov bị ám sát tại Ankara.[40]
- 23 tháng 12: Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 2334 chỉ trích "các khu định cư của Israel tại lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng từ năm 1967".[41]
- 25 tháng 12: Máy bay Tupolev Tu-154 rơi gần Sochi, Nga, làm toàn bộ 92 người trên khoang thiệt mạng, trong đó có 64 thành viên của Đoàn ca vũ Alexandrov thuộc Quân đội Nga.[42]
Không rõ ngày, tháng
[sửa | sửa mã nguồn]- Nhóm nhạc Việt Nam Uni5 chính thức ra mắt.
- Nhóm nhạc nữ Việt Nam LipB chính thức ra mắt.
- Nhóm nhạc Việt Nam 365 chính thức tan rã.
Sinh
[sửa | sửa mã nguồn]Mất
[sửa | sửa mã nguồn]Tháng 1
[sửa | sửa mã nguồn]- 2 tháng 1: Nimr al-Nimr (1959), thủ lĩnh tôn giáo Shia tại Ả Rập Xê Út.[43]
- 3 tháng 1: Peter Naur (1928) nhà khoa học máy tính người Đan Mạch.
- 5 tháng 1: Pierre Boulez (1925), nhà soạn nhạc, nhạc trưởng người Pháp.
- 10 tháng 1: David Bowie, ca sĩ, diễn viên người Anh (s. 1947)
- 14 tháng 1: Alan Rickman, diễn viên và đạo diễn người Anh (s. 1946)
- 24 tháng 1: Marvin Minsky, nhà khoa học máy tính người Mỹ (s. 1927)
Tháng 2
[sửa | sửa mã nguồn]- 1 tháng 2: Viễn Châu (1924), "vua vọng cổ" chuyên viết lời và sáng tác các bài tân cổ và vọng cổ của cải lương Việt Nam.[44]
- 6 tháng 2: Birte Tove, diễn viên Đan Mạch (s. 1945)
- 13 tháng 2: Antonin Scalia, Thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (s. 1936)
- 16 tháng 2: Boutros Boutros-Ghali, nhà chính trị và ngoại giao người Ai Cập, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (s. 1922)
- 18 tháng 2: Günter Blobel, nhà sinh vật học người Mỹ gốc Đức (s. 1936)
- 19 tháng 2:
- Umberto Eco, nhà văn và nhà triết học người Ý (s. 1932)
- Harper Lee, nhà văn người Mỹ (s. 1926)
Tháng 3
[sửa | sửa mã nguồn]- 3 tháng 3: Nguyễn Ngọc Bích, giáo sư người Việt Nam (sinh 1937)
- 5 tháng 3: Ray Tomlinson, lập trình viên máy tính người Mỹ (s. 1941)
- 6 tháng 3: Nancy Reagan, diễn viên người Mỹ, Đệ Nhất phu nhân Hoa Kỳ (s. 1921)
- 8 tháng 3: George Martin, nhà thu âm, nhà soạn nhạc, nhà cải biên và kỹ sư người Anh (s. 1926)
- 12 tháng 3: Lloyd Shapley, nhà toán học người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1923)
- 13 tháng 3: Hilary Putnam, nhà triết học, toán học và khoa học máy tính người Mỹ (s. 1926)
- 15 tháng 3: Thanh Tùng, nhạc sĩ, ca sĩ, nhạc trẻ (s. 1948)
- 17 tháng 3: Trần Lập, ca sĩ, nhạc sĩ, trưởng ban nhạc rock Bức Tường người Việt Nam (s. 1974)
- 18 tháng 3:
- Lothar Späth, chính trị gia người Đức (s. 1937)
- Guido Westerwelle, chính trị gia người Đức (s. 1961)
- 24 tháng 3
- Johan Cruyff (1947), cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Hà Lan.
- Garry Shandling, diễn viên người Mỹ (b. 1949)
- 29 tháng 3 – Patty Duke, diễn viên người Mỹ (s. 1946)
- 31 tháng 3
- Hans-Dietrich Genscher, chính trị gia người Đức (s. 1927)
- Zaha Hadid, kiến trúc sư người Anh gốc Iraq (s. 1950)
- Imre Kertész, tác gia người Hungary, đoạt giải Nobel (s. 1929)
Tháng 4
[sửa | sửa mã nguồn]- 1 tháng 4: Pratyusha Banerjee, nữ diễn viên người Ấn Độ (s. 1991)
- 3 tháng 4
- Cesare Maldini, cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Ý (s. 1932)
- Wada Kouji, ca sĩ người Nhật Bản (s. 1974)
- 4 tháng 4 – Chus Lampreave, diễn viên người Tây Ban Nha (s. 1930)
- 17 tháng 4 – Trần Phước Thọ, Cầu thủ bóng đá người Việt Nam (s. 1993)
- 19 tháng 4 – Walter Kohn, nhà vật lý và hóa học người Mỹ gốc Áo (s. 1923)
- 21 tháng 4 – Prince, ca sĩ người Mỹ (s. 1958)
- 23 tháng 4 – Banharn Silpa-archa, Thủ tướng Thái Lan thứ 21 (s. 1932)
- 30 tháng 4 – Harold Kroto, nhà hóa học người Anh, đoạt giải Nobel (s. 1939)
Tháng 5
[sửa | sửa mã nguồn]- 19 tháng 5 – Alexandre Astruc, nhà phê bình và đạo diễn phim người Pháp (sinh 1923)
Tháng 6
[sửa | sửa mã nguồn]- 3 tháng 6 – Muhammad Ali, vận động viên quyền Anh người Mỹ (s. 1942)
- 6 tháng 6 – Viktor Korchnoi, đại kiện tướng cờ vua người Thụy Sĩ sinh tại Nga (s. 1931)
- 10 tháng 6 – Christina Grimmie, ca sĩ người Mỹ (s. 1994)
- 19 tháng 6 – Anton Yelchin, diễn viên người Mỹ sinh tại Nga (s. 1989)
- 27 tháng 6 Alvin Toffler, nhà văn và nhà tương lai học người Mỹ (s. 1928)
Tháng 7
[sửa | sửa mã nguồn]- 2 tháng 7 Rudolf E. Kálmán, kỹ sư điện người Mỹ gốc Hungary (s. 1930)
- 4 tháng 7 – Abbas Kiarostami, đạo diễn phim người Iran (s. 1940)
- 12 tháng 7 – Goran Hadžić, chính trị gia người Serbia (s. 1958)
- 19 tháng 7 – Garry Marshall, đạo diễn phim, nhà sản xuất truyền hình và diễn viên người Mỹ (s. 1934)
- 31 tháng 7
- Seymour Papert, nhà toán học và khoa học máy tính người Mỹ gốc Nam Phi (s. 1928)
- Chiyonofuji Mitsugu, đô vật sumo người Nhật Bản (s. 1955)
Tháng 8
[sửa | sửa mã nguồn]- 2 tháng 8 – Ahmed Zewail, nhà hóa học người Ai Cập-Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1946)
- 16 tháng 8 – João Havelange, doanh nhân, vận động viên người Brasil, Chủ tịch FIFA (s. 1916)
- 22 tháng 8 – Sellapan Ramanathan, tổng thống thứ sáu của Singapore (s. 1924)
- 23 tháng 8 – Reinhard Selten, nhà kinh tế học người Đức, đoạt giải Nobel (s. 1930)
- 24 tháng 8 – Roger Y. Tsien, nhà sinh vật học người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1952)
- 25 tháng 8
- James Cronin, nhà vật lý học người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1931)
- Sonia Rykiel, nhà thiết kế thời trang người Pháp (s. 1930)
Tháng 9
[sửa | sửa mã nguồn]- 2 tháng 9 – Islam Karimov, Tổng thống Uzbekistan đầu tiên (s. 1938)
- 3 tháng 9 – Jean-Christophe Yoccoz, nhà toán học người Pháp (s. 1957)
- 18 tháng 9 - Minh Thuận, ca sĩ người Việt (s. 1969)
- 22 tháng 9: Thanh Tòng, vị "thống soái" của cải lương tuồng cổ (s. 1948)[45]
- 24 tháng 9 – Bill Mollison, nhà nghiên cứu, tác giả và nhà sinh vật học người Úc (s. 1928)
- 28 tháng 9 – Shimon Peres, Tổng thống và Thủ tướng Israel, đoạt giải Nobel Israel (s. 1923)
- 30 tháng 9 – Trịnh Thị Ngọ, phát thanh viên người Việt Nam (s. 1931)[46]
Tháng 10
[sửa | sửa mã nguồn]- 2 tháng 10: Vân An, soạn giả cải lương Việt Nam (s. 1935)[47]
- 13 tháng 10:
- Bhumibol Adulyadej, Quốc vương Thái Lan Thái Lan (s. 1927)[48]
- Dario Fo, diễn viên và nhà biên kịch người Ý (s. 1926)
- 20 tháng 10 – Tabei Junko, nhà leo núi người Nhật Bản (s. 1939)
- 25 tháng 10 – Carlos Alberto Torres, cầu thủ bóng đá người Brasil (s. 1944)
- 27 tháng 10 - Trương Quang Được, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (s. 1940)
- 29 tháng 10 – Pen Sovann, Thủ tướng Campuchia thứ 32 (s. 1936)
Tháng 11
[sửa | sửa mã nguồn]- 4 tháng 11: Út Bạch Lan, Nghệ sĩ cải lương, được báo chí gọi là "Sầu nữ" (s. 1935)[49]
- 7 tháng 11:
- Leonard Cohen, ca sĩ, người viết ca khúc và nhà thơ người Canada (s. 1934)
- Janet Reno, luật sư người Mỹ (s. 1938)
- 15 tháng 11: Mose Allison, nhạc sĩ người Mỹ (s. 1927)
- 20 tháng 11: Konstantinos Stephanopoulos, Thủ tướng Hy Lạp thứ 5 (s. 1926)
- 24 tháng 11: Pauline Oliveros, nhà soạn nhạc người Mỹ (s. 1932)
- 25 tháng 11:
- Fidel Castro, Chủ tịch Cuba Cuba (s. 1926)[50]
- David Hamilton, nhà nhiếp ảnh người Anh (s. 1933).
Tháng 12
[sửa | sửa mã nguồn]- 1 tháng 12: Quang Lý, NSƯT, ca sĩ người Việt Nam
- 8 tháng 12: John Glenn, phi công, phi hành gia, chính trị gia người Mỹ (s. 1921)
- 13 tháng 12:
- Thomas Schelling, nhà kinh tế học người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1921)
- Alan Thicke, diễn viên và người viết ca khúc người Canada (s. 1947)
- 18 tháng 12: Zsa Zsa Gabor, diễn viên người Hungary – Mỹ (s. 1917)
- 20 tháng 12: Michèle Morgan, diễn viên người Pháp (s. 1920)
- 25 tháng 12: George Michael, ca sĩ người Anh (s. 1963)
- 27 tháng 12:
- Carrie Fisher, diễn viên và nhà văn người Mỹ (s. 1956)
- Ratnasiri Wickremanayake, Thủ tướng Sri Lanka (s. 1933)
- 28 tháng 12: Debbie Reynolds, diễn viên người Mỹ (s. 1932)
Các giải Nobel
[sửa | sửa mã nguồn]- Y khoa: Ōsumi Yoshinori cho khám phá của ông về cơ chế tự thực ở tế bào.
- Vật lý: David J. Thouless, Duncan Haldane và John M. Kosterlitz cho khám phá về mặt lý thuyết của họ về hiện tượng chuyển pha tô pô và pha tô pô ở vật chất.
- Hóa học: Jean-Pierre Sauvage, Fraser Stoddart và Ben Feringa cho thiết kế và tổng hợp các cỗ máy phân tử.
- Hòa bình: Juan Manuel Santos cho các nỗ lực kiên định để kết thúc cuộc nội chiến kéo dài 50 năm ở Colombia.
- Kinh tế: Oliver Hart và Bengt Holmström cho các nghiên cứu lý thuyết hợp đồng.
- Văn học: Bob Dylan cho những phương thức biểu đạt đầy chất thơ trong truyền thống âm nhạc Hoa Kỳ.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Agence France-Presse on Twitter”. Twitter. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2016.
- ^ “'El Chapo': Sean Penn interviewed Guzman before recapture”. BBC News. 10 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2016.
- ^ “Iran nuclear deal: 'New chapter' for Tehran as sanctions end”. BBC. 17 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2016.
- ^ “'Zika virus spreading explosively'”. CNN. 28 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2016.
- ^ “North Korea fires long-range rocket despite warnings”. BBC. ngày 7 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2016.
- ^ “Unity call as Pope Francis holds historic talks with Russian Orthodox Patriarch”. BBC. ngày 13 tháng 2 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong
|archiveurl=
và|archive-url=
(trợ giúp) - ^ “ESA - Robotic Exploration of Mars: ExoMars Trace Gas Orbiter (TGO)”. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2015.
- ^ Bowcott, Owen; correspondent, Legal affairs (ngày 21 tháng 3 năm 2016). “Congo politician guilty in first ICC trial to focus on rape as a war crime”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2016.
- ^ “Brussels airport delays reopening, as attacks toll lowered to 32”. AFP. ngày 30 tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2016.
- ^ “Radovan Karadzic jailed for Bosnia war Srebrenica genocide”. BBC. ngày 24 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2016.
- ^ “Đánh bom vào người Công giáo ở Pakistan”. VnExpress. 27 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2016.
- ^ “Nagorno-Karabakh Conflict Situation Report No. 1 (as of 03 Apr 2016)”. ReliefWeb. ngày 3 tháng 4 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2016.
- ^ Vasilyeva, Natalya; Anderson, Mae (ngày 3 tháng 4 năm 2016). “News Group Claims Huge Trove of Data on Offshore Accounts”. The New York Times. Associated Press. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2016.
- ^ “EgyptAir flight MS804 from Paris to Cairo crashed - Hollande”. BBC News. ngày 19 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2016.
- ^ Maclean, Ruth (30 tháng 5 năm 2016). “Chad's Hissène Habré found guilty of crimes against humanity”. the Guardian. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2016.
- ^ “Gotthard tunnel: World's longest and deepest rail tunnel opens in Switzerland - BBC News”. BBC News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2016.
- ^ Erlanger, Steven (ngày 23 tháng 6 năm 2016). “Britain Votes to Leave the European Union”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2016.
- ^ “Istanbul Ataturk airport attack: 41 dead and more than 230 hurt”. ngày 29 tháng 6 năm 2016 – qua www.bbc.com.
- ^ “Latvia's accession to the OECD”. OECD. ngày 1 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2016.
- ^ “Juno probe enters into orbit around Jupiter”. BBC. ngày 5 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016.
- ^ Phillips, Tom; Holmes, Oliver; Bowcott, Owen (ngày 12 tháng 7 năm 2016). “Beijing rejects tribunal's ruling in South China Sea case”. The Guardian. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2016.
- ^ Perlez, Jane (ngày 12 tháng 7 năm 2016). “Tribunal Rejects Beijing's Claims in South China Sea”. The New York Times. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2016.
- ^ Overly, Steven. “The VCR is officially dead. Yes, it was still alive”. The Washington Post. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2016.
- ^ “VHS: Letzter Hersteller von Videorekordern stellt Produktion ein - SPIEGEL ONLINE”. Spiegel.de. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2016.
- ^ “Solar Impulse completes historic round-the-world trip”. BBC. ngày 26 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2016.
- ^ “Rio 2016 Olympic Games”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2015.
- ^ “Brazil impeachment: Key questions”. BBC. ngày 31 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2016.
- ^ “Paris climate deal: US and China announce ratification”. BBC News. ngày 3 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2016.
- ^ “NASA's OSIRIS-REx Speeds Toward Asteroid Rendezvous”. NASA. ngày 9 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2016.
- ^ “Asteroid probe begins seven-year quest”. BBC News. ngày 9 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2016.
- ^ “North Korea claims successful test of nuclear warhead”. CNN. ngày 9 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2016.
- ^ “JIT: Flight MH17 was shot down by a BUK missile from a farmland near Pervomaiskyi”. Openbaar Ministerie. ngày 28 tháng 9 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2016.
- ^ Brian Kahn (ngày 28 tháng 9 năm 2016). “The world passes 400ppm carbon dioxide threshold. Permanently”. The Guardian. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2016.
- ^ “Greenhouse gas level highest in two million years, NOAA reports”. Phy.org. ngày 10 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2016.
- ^ “Van Gogh paintings stolen from Amsterdam found in Italy”. ngày 30 tháng 9 năm 2016 – qua www.bbc.com.
- ^ “The Maldives decides to leave the Commonwealth; commits to continue with its international engagement”. Maldivian Ministry of Foreign Affairs. ngày 13 tháng 10 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2016.
- ^ “Climate change: 'Monumental' deal to cut HFCs, fastest growing greenhouse gases”. BBC News. ngày 15 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2016.
- ^ “Donald Trump chính thức đắc cử Tổng thống Mỹ”. News Zing. 20 tháng 12 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2016.
- ^ “Chapencoense và cái kết bi kịch của Leicester phiên bản Brasil”. VnEpress. 1 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2016.
- ^ “Russian ambassador to Turkey Andrei Karlov shot dead in Ankara”. BBC news. ngày 19 tháng 12 năm 2016.
- ^ “Israeli settlements: UN Security Council calls for an end”. BBC News. ngày 23 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2016.
- ^ “92 dead as Russian plane carrying military band crashes en route to Syria”. RT International. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2016.
- ^ “Ả Rập Xê Út tử hình Nimr al-Nimr”. VOV. 3 tháng 1 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2016.
- ^ “"Vua vọng cổ", tác giả Tình anh bán chiếu qua đời”. Tuổi trẻ. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2016.
- ^ “NSND Thanh Tòng qua đời”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2016.
- ^ Hà Anh. “Trịnh Thị Ngọ: Phát thanh viên huyền thoại "Hannah Hà Nội"”. Con người. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2017.
- ^ “Soạn giả Vân An từ trần”. Báo Người lao động. 2 tháng 10 năm 2016.
- ^ “Nhà vua Thái Lan đã băng hà”. VnExpress. 13 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2016.
- ^ “NSƯT Út Bạch Lan qua đời”. Zing news. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2016.
- ^ “Lãnh tụ Fidel Castro từ trần”. News Zing. 26 tháng 11 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2017.