Bước tới nội dung

Thành viên:Dung005/Nháp 01

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chào mừng thành viên vừa tạo tài khoản
Bản mẫu Ghi chú
{{Hoan nghênh3}} {{thế:Hoan nghênh3}} ~~~~ Tối ưu cho di động
{{Hoan nghênh12}} {{thế:Hoan nghênh12}} ~~~~ Tối ưu cho di động, thiết kế trắng đen
{{Hoan nghênh2}} {{thế:Hoan nghênh2}} ~~~~ Đồng bộ với trang Wikipedia:Cộng đồng
Thành viên:Băng Tỏa/Welcome Phải dùng Twinkle Tối ưu cho di động, đồng bộ với trang Wikipedia:Cộng đồng
{{Hoan nghênh4}} {{thế:Hoan nghênh4}} ~~~~ Thiết kế xanh lá cây
{{Hoan nghênh5}} {{thế:Hoan nghênh5}} ~~~~
{{Hoan nghênh7}} {{thế:Hoan nghênh7}} ~~~~
{{Hoan nghênh8}} {{thế:Hoan nghênh8}} ~~~~ Nhiều thông tin hơn Hoan nghênh7, từng được TuanminhBot rải rất nhiều
{{Chào mừng thành viên mới}} {{thế:Chào mừng thành viên mới}} ~~~~
Chào mừng thành viên không biết tiếng Việt
Hoan nghênh IP
Bản mẫu Nội dung
{{Hoan nghênh vô danh}} {{thế:Hoan nghênh vô danh}} ~~~~ Chào mừng thành viên dùng IP
{{Hoan nghênh vô danh nghịch thử}} {{thế:Hoan nghênh vô danh nghịch thử}} ~~~~ Chào mừng thành viên dùng IP có sửa đổi thử nghiệm
{{hoan nghênh vô danh thiếu tính xây dựng}} {{thế:hoan nghênh vô danh thiếu tính xây dựng}} ~~~~ Chào IP sửa đổi thiếu tính xây dựng hoặc phá hoại
{{hoan nghênh vô danh có tính xây dựng}} {{thế:hoan nghênh vô danh có tính xây dựng}} ~~~~ Chào IP có sửa đổi hữu ích (giúp cập nhật số liệu, nâng cấp bài viết...) và kêu gọi tạo tài khoản
Khác
Bản mẫu Nội dung
{{Bài viết đầu tiên}} {{thế:Bài viết đầu tiên}} ~~~~ Chào mừng sau khi bài do thành viên viết bị xóa
{{Hoan nghênh-spam}} {{thế:Hoan nghênh-spam}} ~~~~ Chào mừng sau khi thành viên thêm liên kết spam
{{Nghịch thử}} {{thế:nghịch thử}} ~~~~
hoặc
{{thế:nghịch thử|Tên trang}} ~~~~
Nhắc nhở ngắn gọn việc sửa đổi thử nghiệm
{{Hoan nghênh-phá hoại}} {{thế:Hoan nghênh-phá hoại}} ~~~~ Cảnh cáo việc phá hoại

Bản mẫu:Blocksnotice/doc


Chiều ngọc làm
Xem trẻ con chơi
Anh lại tô mọng môi em bằng môi anh, lần thứ chín
trăm chín chín
(Vi Thùy Linh)

Hoa và em
Em cầm hoa về
em khen đẹp
anh hững hờ mà em không biết
mặt em hồng, hoa có nghĩa gì đâu.
Anh cầm hoa về
chỉ cốt làm theo mọi người và chiều em một chút
em cứ khen hoa mà không biết
em đẹp quá rồi, anh chỉ ngắm em thôi.
(Phạm Đình Ân)

Phố Hàng Buồm không còn một cánh buồm
Phố Hàng Lược chẳng còn ai bán lược
Phố Hàng Bạc những người thợ bạc
Đã chết cùng đêm hội ngày xưa
Chợ Mơ không còn mơ
Cửa Hà Khẩu đã trở thành phố xá
Qua Ngõ Trạm chẳng còn ai đổi ngựa
Đường Cựu Lâu lầu cũ cháy lâu rồi
Người ta uống bia hơi
Dưới tấm dù xanh đỏ
Phố Hàng Bài bán giầy da dép nhựa
Đông Bộ Đầu thành bến ô tô
Trên thềm rêu điện cũ những triều vua
Lũ trẻ lấm lem đùa nghịch
Bao quyền uy chót vót
Nay đã thành đất bụi lãng quên
Tiếng nấc Nguyễn Du giọt lệ Xuân Hương
Những câu thơ buồn khổ yêu thương
Ngày ấy chẳng ai cần
Bây giờ ta nhớ mãi
Ngọn gió của ngàn đời
Chiều nay ùa trở lại
Nơi xa
Một con tàu xuyên bóng tối
Đi về miền núi đá vôi
Một vùng nước trắng xa xôi
Một nhà ga cô quạnh
Một người đàn bà ướt lạnh
Đứng chờ anh.
(Lưu Quang Vũ)

Wikipedia và bài viết thứ 10 triệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 27 tháng 03 năm 2008, bài viết về văn hào Nicholas Hilliard tại phiên bản tiếng Hungary đã trở thành mục từ thứ 10 triệu được soạn thảo trên Dự án bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Chưa đầy bảy năm kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động, Wikipedia đã trở thành một trong những trang web được nhiều người truy cập nhất trên toàn thế giới, ngang hàng với Google hay Yahoo. Được phát triển trên hơn 250 ngôn ngữ khác nhau, gần như mọi thắc mắc mà bạn đặt ra đều có lời giải đáp ẩn chứa trong hơn 10 triệu bài viết của dự án. Có người đã ví von, đây là phát minh vĩ đại thứ hai trong công cuộc chia sẻ tri thức, sau đóng góp của Johannes Gutenberg, người đã sáng tạo ra phương pháp in trượt tại châu Âu vào thế kỷ 15. Nhân dịp cộng đồng wiki đạt mốc kỷ niệm quan trọng, ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn cách thức hoạt động của cuốn "bách khoa toàn thư lớn nhất thế giới".

1.Khái niệm wiki

"Khái niệm wiki", ý tưởng mang tính cách mạng, nhân tố chính trong thành công của Wikipedia, ra đời vào năm 1995. Ward Cunningham, một nhà lập trình viên tin học, là người đầu tiên xây dựng một mô hình wiki, hệ thống quản trị nội dung website cho phép tất cả mọi người truy cập đều có thể dễ dàng thay đổi nội dung của nó. Công cụ wiki được áp dụng trong việc soạn thảo những tài liệu cần sự cộng tác của nhiều người, nó cho phép các thành viên tham gia có thể nhanh chóng theo dõi diễn tiến của công việc cũng như trình bày ý kiến đóng góp của mình.

2.Wikipedia

Wikipedia chính thức hoạt động vào ngày 25 tháng 1 năm 2001. Vào thời điểm đó, Jimmy Wales, người sáng lập ra Wikipedia, đang đầu tư vào dự án Nupedia, với mụch đích xây dựng một cuốn bách khoa toàn thư trực tuyến miễn phí. Người cộng tác với Nupedia đa phần đều có một trình độ chuyên môn nhất định, nhưng tiến triển của công việc diễn ra khá chậm. Chính vào thời điểm này, Larry Sager, tổng biên tập của Nupedia, đã giới thiệu mô hình wiki cho Jimmy Wales. Wikipedia được thành lập, với dự định ban đầu là làm công cụ hỗ trợ cho Nupedia. Nhưng thành công nhanh chóng mà Wikipedia nhận được khiến Jimmy Wales quyết định "bỏ trưởng mà lập thứ". Dự án Nupedia ngừng hoạt động vào cuối năm 2003.

3.Cộng đồng Wikipedia hoạt động ra sao?

Khác với nhiều người nghĩ, không phải ai muốn viết gì trên Wikipedia cũng được. Một học sinh cấp hai không thể tự cho đăng tiểu sử cá nhân của mình, trừ khi cậu ta là người nổi tiếng. Cũng như một hãng bánh ngọt không thể tự quảng cáo về sản phẩm của mình trên Wikipedia. Để chống lại các hình thức lạm dụng, mọi thành viên của dự án đều có thể dễ dàng theo dõi tất cả mọi sửa đổi của cuốn bách khoa toàn thư và cùng nhau xem xét về tính xác thực cũng như giá trị của thông tin mới được đưa vào, để cùng nhau quyết định cái gì đáng giữ và cái gì không được chấp nhận.

Theo thống kê mới nhất, Wikipedia đã có hơn 5 triệu thành viên có tài khoản đăng ký, và một lượng người lớn hơn thế rất nhiều đóng góp dưới dạng vô danh. Nó thực sự là một xã hội thu nhỏ. Ngay từ những ngày đầu, những quy định hoạt động trên Wikipedia đã được xây dưng để tránh tình trạng vô chính phủ xảy ra trong cộng đồng. Dần dần, tùy vào cách phát triển của mỗi phiên bản ngôn ngữ, các quy tắc khác được bổ xung và thay thế sau khi giành được sự nhất trí của đa số thành viên. Các nhóm thành viên chuyên trách cũng bắt đầu xuất hiện: Những người được gọi là “lính cứu hỏa wiki”, chuyên làm công tác “chữa cháy” ở những thảo luận nóng bỏng. Các "dịch giả wiki" kiểm định việc dịch thuật giữa các phiên bản ngôn ngữ. Các “tuần tra viên wiki” góp sức trong việc đón tiếp các thành viên mới, chống lại việc quảng cáo biến tướng, kiểm định nội dung thông tin, sửa lỗi chính tả v.v Mọi người đều đóng góp theo cách của mình trong bức tranh đa sắc của cộng đồng wiki.

4.Thông tin trên Wikipedia có thực sự đáng tin cậy?

Vì Wikipedia là một cuốn bách khoa toàn thư hoàn toàn miễn phí. Toàn bộ mọi thành viên đóng góp cho cộng đồng trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện, họ không được Wikipedia trả lương, và cũng không bị một ràng buộc nào về nội dung mình đăng tải, điều này khiến ta phải tự hỏi: Thực chất mớ kiến thức miễn phí kia có thực sự đáng tin cậy? Hai thống kê có thể phần nào trả lới cho câu hỏi này. Thứ nhất là sau hơn bảy năm kể từ ngày được thành lập, khi đã soạn thảo được hơn 10 triệu mục từ, mới chỉ có ba vụ kiện liên quan đến nội dung được đăng tải trên Wikipedia. 3 sự việc phải đi tới xử lý ngoài pháp luật trong tổng số hơn 10 triệu bài viết là một tỉ lệ "chấp nhận được".

Thứ hai là một nghiên cứu đăng trên tạp trí “Nature” vào cuối năm 2005. Một nhóm các chuyên gia đã so sánh 42 bài viết được soạn thảo ở Wikipedia và bộ bách khoa toàn thư "gạo cội" Encyclopaedia Britannica rồi đưa ra báo cáo: Cả hai đều chứa 8 lỗi lớn. Trong các bài viết trên Wikipedia người ta tìm thêm được 162 lỗi nhỏ, trong khi Encyclopaedia Britannica có 123 sai sót. Điều này cho thấy các bộ bách khoa toàn thư cổ điển không hề chính xác hơn Wikipedia. Thông tin đưa vào Wiki không chính các hơn ở các mô hình khác, nhưng điểm nổi bật của nó chính là ta có thể dễ dàng sửa đổi thông tin sai phạm. Và toàn bộ quá trình trên đều diễn ra trong sự minh bạch tuyệt đối.

5.Cộng đồng Wikipedia Tiếng Việt?

Có thể bạn chưa biết, không phải là một người Việt Nam đã lập ta phiên bản Wikipedia tiếng Việt. Joakim Löfkvist, tùy viên văn hóa của Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội vào đầu những năm 2000 là người đầu tiên liên lạc với Tổ chức Wikipedia để xin lập bản Việt ngữ. Vào những tháng đầu tiên, phiên bản này không hề phát triển, đến mức độ người ta đã nghĩ phải đóng cửa dự án. Nhưng rồi một số thành viên người Việt cả ở trong và ngoài nước dần dần biết đến và tham gia xây dựng cộng đồng. Một bộ gõ tiếng Việt tích hợp cho phần mềm Mediawiki được cài đặt, các chuyên đề dần được xây dựng, cộng đồng dần đi vào quỹ đạo, tính đến thời điểm này, phiên bản Wikipedia tiếng Việt đã có hơn 38.000 bài viết, đứng thứ 37 trong tổng số 250 ngôn ngữ của Wiki, vừa vượt qua các bản tiếng Thái, tiếng Hy Lạp và tiếng Ba Tư. Trong thời gian tới, các thành viên mong muốn không chỉ nâng cao về lượng mà cả về chất cho cuốn bách khoa toàn thư mở, cũng như có thể phổ cập Wikipedia đến nhiều người sử dụng Internet Việt Nam hơn nữa.

Tóm tắt lại, thành công của Wikipedia có thể đưa về vài ý chính. Thứ nhất là một mô hình cho phép sự minh bạch tuyệt đối, mọi người đều bình đẳng đóng góp, không một thành viên hay nhóm thành viên nào có một quyền hạn tuyệt đối lên trên các thành viên khác. Thứ hai đây là công cụ cho phép xóa nhòa mọi hàng rào ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo, học vấn, địa vị xã hội hay tuổi tác... Ai ai cũng có thể tiếp cận và chia sẻ tri thức. Điều cuối cùng và có lẽ là quan trọng nhất, Wikipedia là một mô hình gây được thiện cảm nới người sử dụng, tình cảm mà ta trao cho Wikipedia nằm ở trong chính chân lý của nó: “Điều kỳ diệu nhất là khi, ta có thể trao niềm tin cho tất cả mọi người”


Cơn ác mộng của Sony

Cơn địa chấn nào vừa diễn ra trên thị trường tài chính tương đương với vụ tràn dầu trên vịnh Mexico vào năm 2010. Đó là vụ việc các Hacker đã có được thông tin cá nhân của hơn 100 triệu khách hàng của Sony. PlayStation Network (PSN) với 77 triệu người sử dụng và Sony Online Entertainment Network (SOE) với 25 triệu tài khoản vừa bị hacker xâm nhập.

Vụ việc này khiến ta đặt lại câu hỏi liệu Sony có tìm lại được ánh hào quang đã mất. Nói gì thì nói, đây đã từng là nhãn hiệu phát minh ra máy nghe nhạc cầm tay (Walkman), đã từng thống trị thị trường games với máy Playstation, đã từng chinh phục được thị trường Hoa Kỳ với các TV Triniton trong thập niên 1970. Nhưng ngày nay, khi nói tới âm nhạc, người ta nghĩ tới iPod của Apple, thế hệ máy nghe nhạc cầm tay kỹ thuật số đã chiếm lĩnh thị trường ngay từ ngày ra đời vào năm 2001. Trong lĩnh vực games, cả Wii của Nintendo lẫn máy Xbox 360 của Microsoft đều đã vượt mặt PlayStation 3. Còn thị trường sản xuất TV tại thời điểm này, đang có quá nhiều hãng cạnh tranh và chẳng ai thực sự nổi trội hơn ai cả.

Vậy ngày nay, Sony còn giữ lại được gì trong tâm trí người tiêu dùng về hình ảnh nhãn hiệu mà họ đã dày công xây dựng. Nên nhớ rằng cách đây 10 năm, khi các kỹ sư của Apple phát minh ra iPod, các nhà lãnh đạo của nhãn hiệu hình quả táo khuyết chỉ có một nỗi ám ảnh rằng Sony rồi cũng sẽ nhảy sang cạnh tranh và nuốt sống họ. Vì chính Sony là cha đẻ của các máy nghe nhạc cầm tay (Walkman) được phát minh vào năm 1978. Sony cũng từng tiên phong về lĩnh vực nhạc số với chuẩn MiniDisk phát minh trong thập niên 1990. Khi đó, các nhà lãnh đạo của Apple dự đoán, việc họ bị Sony bắt kịp chỉ là vấn đề thời gian. Họ nghĩ họ sẽ có một năm đi trước các đối thủ khác chứ không nghĩ là họ sẽ có những 5 năm.

Sai lầm của Sony là đã mở rộng phát triển ra quá nhiều lĩnh vực, từ đồ điện tử các thiết bị nghe nhìn truyền thống, sang máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại di động, kinh doanh cho thuê tài chính v.v. Chính vì vậy mà không hẳn họ ngoài cuộc nhưng luôn đi sau các đối thủ một bước. Vẫn may mắn cho Sony khi vụ scandal hack tài khoản xảy ra cách xa lễ Noel và năm mới (dịp sức mua của người tiêu dùng mạnh mẽ nhất), nên hy vọng nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh. Còn thiệt hại để bồi thường các khách hàng trong sự việc này, theo tính toán mỗi tài khoản sẽ ngốn của Sony từ 100 cho đến 318 USD. Vậy hóa đơn tổng cần thanh toán giao động từ 10 đến 30 tỉ USD.


Uruguay
Uruguay 1930

Ý
Ý 1934

Ý
Ý 1938

Uruguay
Uruguay 1950

Tây Đức
Tây Đức 1954

Brasil
Brasil 1958

Brasil
Brasil 1962

Anh
Anh 1966

Brasil
Brasil 1970

Tây Đức
Tây Đức 1974

Argentina
Argentina 1978

Ý
Ý 1982

Argentina
Argentina 1986

Tây Đức
Tây Đức 1990

Brasil
Brasil 1994

Pháp
Pháp 1998

Brasil
Brasil 2002

Ý
Ý 2006

Tây Ban Nha
Tây Ban Nha 2010

Đức
Đức 2014

Pháp
Pháp 2018

Argentina
Argentina 2022


 

Liên Xô
Liên Xô 1960
Tây Ban Nha
Tây Ban Nha 1964
Ý
Ý 1968
Tây Đức
Tây Đức 1972
Tiệp Khắc
Tiệp Khắc 1976
Tây Đức
Tây Đức 1980
Pháp
Pháp 1984
Hà Lan
Hà Lan 1988
Đan Mạch
Đan Mạch 1992
Đức
Đức 1996
Pháp
Pháp 2000
Hy Lạp
Hy Lạp 2004
Tây Ban Nha
Tây Ban Nha 2008
Tây Ban Nha
Tây Ban Nha 2012
Bồ Đào Nha
Bồ Đào Nha 2016
Ý
Ý 2021
Tây Ban Nha
Tây Ban Nha 2024

Champions League

[sửa | sửa mã nguồn]


 

Pháp
O. Marseille
1992–1993
Ý
AC Milan
1993–1994
Hà Lan
AFC Ajax
1994–1995
Ý
Juventus FC
1995–1996
Đức
BVB Dortmund
1996–1997
Tây Ban Nha
Real Madrid
1997–1998
Anh
Manchester Utd
1998–1999
Tây Ban Nha
Real Madrid
1999–2000
Đức
Bayern Munich
2000–2001
Tây Ban Nha
Real Madrid
2001–2002
Ý
AC Milan
2002–2003
Bồ Đào Nha
FC Porto
2003-2004
Anh
Liverpool FC
2004-2005
Tây Ban Nha
FC Barcelona
2005-2006
Ý
AC Milan
2006–2007
Anh
Manchester Utd
2007–2008
Tây Ban Nha
FC Barcelona
2008-2009
Ý
Internazionale
2009-2010
Tây Ban Nha
FC Barcelona
2010-2011
Anh
Chelsea FC
2011-2012
Đức
Bayern Munich
2012–2013
Tây Ban Nha
Real Madrid
2013–2014
Tây Ban Nha
FC Barcelona
2014-2015
Tây Ban Nha
Real Madrid
2015–2016
Tây Ban Nha
Real Madrid
2016–2017
Tây Ban Nha
Real Madrid
2017–2018
Anh
Liverpool FC
2018-2019
Đức
Bayern Munich
2019–2020
Anh
Chelsea FC
2020-2021
Tây Ban Nha
Real Madrid
2021–2022
Anh
Manchester City
2022–2023
Tây Ban Nha
Real Madrid
2023–2024

Chi tiết

[sửa | sửa mã nguồn]
Anh Euro 1996
Pháp World Cup 1998
Hà Lan Bỉ Euro 2000
Nhật Bản Hàn Quốc World Cup 2002
Bồ Đào Nha Euro 2004
Đức World Cup 2006
Áo Thụy Sĩ Euro 2008
Cộng hòa Nam Phi World Cup 2010
Ba Lan Ukraina Euro 2012
Brasil World Cup 2014
Pháp Euro 2016
Nga World Cup 2018
Châu Âu Euro 2020
Qatar World Cup 2022
Đức Euro 2024

Nguyễn Quốc Cường (doanh nhân)

[sửa | sửa mã nguồn]
Nguyễn Quốc Cường

Nguyễn Quốc Cường (ảnh, sinh năm 1982) là một doanh nhân Việt Nam, hiện là Phó Tổng Giám đốc[1]của Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai. [2]

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Quốc Cường sinh ra trong một gia đình kinh doanh thành đạt trong nghề khai thác chế biến gỗ. Năm 16 tuổi, Cường mồ côi cha. Cường là một học sinh "ngoan" của lớp chuyên toán, Trường Phổ thông Trung học Chuyên Hùng Vương (Gia Lai). [3] Nguyễn Quốc Cường được gia đình cưng chiều. [4] Học xong phổ thông trung học, Cường có kế hoạch đi du học ở Hoa Kỳ, nhưng không thành vì không vượt qua được kỳ thi; sau đó, Cường đi học ở Úc. [3]

Năm 21 tuổi, Cường thành lập Công ty Quốc Cường. [3] Năm 2004, trở thành Phó Tổng Giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai, phụ trách sản xuất và kinh doanh gỗ. [4] Khi công ty này niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán, Cường là người công bố thông tin của công ty.

Nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cường nổi tiếng như một công tử giàu có được gia đình cưng chiều. Ngay từ lúc 11 tuổi, bạn bè đã gọi Nguyễn Quốc Cường bằng biệt danh "Cường đô la" vì thói quen tiêu tiền.[4] Mới 16 tuổi, Cường đã có ô tô riêng;[3] mới 21 tuổi đã có công ty riêng, có nhà riêng và nhiều xe ô tô riêng. [4]

Cường còn nổi tiếng vì những vụ đua xe. Có thời gian, Cường tham gia đua xe ô tô trên các đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh; và vì vậy đã có lần đã bị công an bắtXem ảnh vào tháng 5 năm 2003 vì tội đua xe và hối lộ công an[4][3], bị tù treo 3 năm. [5]

Cường cũng nổi tiếng vì thường hay cặp kè với các nữ nghệ sĩ nổi tiếng như Tăng Thanh Hà, Hồ Ngọc Hà, Thùy Lâm, Minh Hằng, v.v... [6]

Giữa năm 2010 trong nghi án giấu lãi, với tư cách là người công bố thông tin của công ty, Quốc Cường lại được báo chí nhắc tới nhiều. [7]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
# Tên cũ Tên mới do Vuhoangsonhn sửa Thắc mắc của Dung005
1 Evian Thonon Gaillard F.C. Evian Thonon Gaillard
2 Toulouse FC‎ Toulouse (câu lạc bộ bóng đá)
3 Stade Rennais F.C.‎ Stade Rennais Tại sao ba bài trên cách đặt tên hoàn toàn không thống nhất, bài thì chứ FC được biến thành đuôi (câu lạc bộ bóng đá), bài thì không.
4 AS Nancy Nancy (câu lạc bộ bóng đá) Chữ AS là Association sportive (là hiệp hội thể thao), không phải là câu lạc bộ bóng đá. Ngoài ra, đội FC Nancy cũng tồn tại. Tại sao chúng ta cho phép đội AS Nancy được cướp tên của đội FC Nancy
5 AS Saint-Étienne Saint-Étienne (câu lạc bộ bóng đá) Tương tự như trên, chữ AS là Association sportive (là hiệp hội thể thao), không phải là (câu lạc bộ bóng đá). Ngoài ra, đội FC Saint-Étienne cũng tồn tại. Tại sao chúng ta cho phép đội AS Saint-Étienne được cướp tên của đội FC Saint-Étienne
6 FC Sochaux-Montbéliard Sochaux-Montbéliard
Lille OSC Olympique Lille Tên này tôi không hiểu Vuhoangsonhn lấy ở đâu ra. Vì tên câu lạc bộ là Lille Olympique Sporting Club, thường được đọc gọn là LOSC hay Olympique lillois như tên gọi cũ chứ chưa thấy Olympique Lille bao giờ cả.
7 Montpellier HSC Montpellier (câu lạc bộ bóng đá) Montpellier HSC là Montpellier Herault Sport Cluc (câu lạc bộ thể thao Montpellier Herault) chứ không phải là câu lạc bộ bóng đá.
Onze initial en finale de la Coupe d'Europe 1991-1992.


Bố trí đội hình của chiến thuật "4-2-4".
Bố trí đội hình của chiến thuật "4-3-3".

Timeline test

[sửa | sửa mã nguồn]
Stade de la MossonStade RichterParc des Sports de l'avenue du Pont Juvénal

Test timeline 2

[sửa | sửa mã nguồn]

Timeline test

[sửa | sửa mã nguồn]

Unable to compile EasyTimeline input:

EasyTimeline 1.90


Timeline generation failed: 1 error found
Line 22: bar:1 from:131 till:132

- PlotData invalid. Bar '1' not (properly) defined.


Nháp tin nhắn

[sửa | sửa mã nguồn]
Tôi xin được trình bày lại ý kiến của AS theo cách hiểu của tôi như thế này:
  1. Thứ nhất tôi xin đăng đường dẫn đến quy định của Wikipedia liên quan đến vấn đề này để toàn bộ mọi người có một cái nhìn tổng thế về vấn đề: Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được#Nguồn tự xuất bản
  2. Chúng ta nói một cách chính xác là không chấp nhận các nguồn tự xuất bản, chứ không phải là không chấp nhận các blog, lại càng không có quy định cụ thể nào là không chấp nhận chính xác nguồn liên quan đến Wordpress. Có một cách suy diễn nhanh rằng các blog đa phần là nguồn tự xuất bản, nên đa phần các blog đều không được chấp nhận, nhưng vẫn có một phần được chấp nhận và trong quy định hiện tại chúng ta đã có một ví dụ tương đối rõ ràng cho vấn đề này.
    1. "Blog" ở đây nói đến blog của cá nhân và nhóm. Một số tờ báo mở các chuyên mục tương tác mà họ gọi là blog, các bài này có thể được chấp nhận làm nguồn nếu tác giả là những người chuyên nghiệp và việc biên tập blog thuộc toàn quyền của tòa báo. Khi một cơ quan thông tấn báo chí đăng quan điểm của một chuyên gia nhưng phủ nhận trách nhiệm đối với quan điểm đó, tác giả của nội dung được trích dẫn cần được ghi rõ khi dẫn (ví dụ. "Jane Smith đã cho rằng..."). Các bài viết của độc giả không bao giờ được dùng làm nguồn.
  3. Có một số vấn đề liên quan đến các nguồn mà trong lịnk có chữ Wordpress, được TuanUt vừa xoá hàng loạt. Thứ nhất ta nên đặt câu hỏi chính, liệu các nguồn đấy đều là các nguồn tự xuất bản hay không? Tất cả các nguồn Wordpress đều là nguồn tự xuất bản hay không? Cách đánh đồng tất cả các nguồn Wordpress đều là nguồn tự xuất bản theo tôi là chưa chính xác.
    1. Wordpress là một công cụ rất hiệu quả và phổ cập. Rất nhiều người sử dụng để xuất bản blog, hay làm một trang web đơn giản. Nhưng đúng như AS nói, không nên hiểu nó là nguồn, mà phải hiểu nó là một công cụ giúp dễ dàng đăng tải thông tin (vì nó đã cung cấp mọi thứ sẵn sàng, không cần một kiến thức tin học và lập trình nào cũng có thể làm được, và hoàn toàn miễn phí).
    2. Wordpress hiện tại có 67 triệu trang độc lập với nhau (con số này sẽ còn tăng lên nhanh chóng), nếu ta nói một phần nhỏ được chấp nhập, vậy phải tưởng tượng một phần nhỏ là bao nhiêu, 1% đã là 670.000 trang, 0,1% đã là 67.000 trang, con số đủ lớn để mỗi một trang Wordpress ta phải xem cụ thể nguồn của nó là thế nào chứ hoàn toàn không được máy móc hiểu nó là nguồn tự xuất bản và chẳng cần suy nghĩ gì hết, cứ thế mà xoá.
    3. Tôi xin lấy một ví dụ cụ thể về một trang wordpress mà theo tôi không hề là một trang tự xuất bản, có trong danh sách mà TuanUt xoá: [1], [[2]]
      1. Thứ nhất đây không phải là một blog tự xuất bản, mà là một trang kỷ yếu của một hội thảo khoa học, có tên "Évaluation et validation de l'information sur internet" ("Đánh giá và công nhận thông tin trên Internet"). Hội thảo được tổ chức vào ngày 31/01/2007 tại Paris. Tổ chức đứng ra tổ chức buổi hội thảo này là "Unité Régionale de Formation à l'Information Scientifique et Technique" ("Đơn vị đào tạo thông tin khoa học và kỹ thuật") [3].
      2. Buổi hội thảo này có bài viết giới thiệu và tổng kết trong cuốn "Le Bulletin des bibliothèques de France" - ("Tin tức của hệ thống các thư viện Pháp") [4], bản giấy : Saxcé, Agnès de, « Évaluation et validation de l'information sur internet », BBF, 2007, n° 4, trang 96-97.
      3. Dang sách những người có bài diễn thuyết:
        • Evelyne Broudoux, Phó giáo sư (PGS) ngành cộng nghệ thông tin và truyền thông, IUT de Vélizy – Đại học Versailles Saint-Quentin en Yveline (UVSQ)
        • Ghislaine Chartron, Giáo sư, Chaire d’Ingénierie documentaire (CNAM)
        • Marin Dacos, Giáo sư l’EHESS, người sáng lập trang Revues.org
        • Manuel Durand-Barthez, Bảo quản thư viện khoa học, Đại học Paul Sabatier (Toulouse 3)
        • Laure Endrizzi, INRP (Viện nghiên cứu sư phạm) (Lyon)
        • Olivier Ertzscheid, Phó giáo sư, IUT La Roche/s/Yon, Đại học Nantes
        • Annaïg Mahé, Phó giáo sư URFIST Paris/Ecole des chartes
        • Elisabeth Noël, Bảo quản thư viện, FORMIST, ENSSIB
        • Claire Panijel, Bảo quản thư viện, URFIST de Paris
        • Alexandre Serres, Phó giáo sư, URFIST de Rennes
        • Jean-Emile Tosello-Bancal, Sous-Direction des Bibliothèques et de l’Information Scientifique (SDBIS)
      4. Dang sách ban tổ chức (và moderator của trang wordpress):
        • Marie-France Andral (URFIST Bordeaux)
        • Françoise Chapron (Phó giáo sư, Trường sư phạm Rouen)
        • Gabriel Gallezot (URFIST Nice)
        • Claire Nacher (Giáo sư, Đại học Paris 3 Sorbonne Nouvelle)
        • Michel Roland (URFIST Nice)
      5. Tất cả thông tin trên để cho thấy nội dung đăng tải trên trang wordpress này không phải là một trang tự xuất bản. Thay vì in một cuốn kỷ yếu có độ phổ cập hẹp, họ muốn đưa những nội dung liên quan đến cuộc hội thảo rộng rãi tới công chúng (chương trình, nôị dung (có thể download tóm tắt, nội dung cũng như slide các bài tham luận), danh sách những người có bài tham luận, thông tin giới thiệu ngắn về những bài tham luận) nên họ lập một trang web. Vậy tại sao lập một trang web thực sự, cần mất thời gian và một kỹ năng tin học tối thiểu để lập, cần mất phí bảo dưỡng hàng năm, khi có thể làm đơn giản hơn rất nhiều là dùng công cụ wordpress, miễn phí và chỉ cần mất thời gian một buổi chiều là xong.
      6. Vì nó dùng công cụ Wordpress mà ta coi nội dung trên là nội dung tự xuất bản? Theo tôi là không. Vì Wordpress không phải là nguồn, mà nó chỉ đơn thuần là một công cụ cho phép đăng tải thông tin. Đánh giá nguồn có là nguồn tự xuất bản hay không, ta phải đánh giá từng trang Wordpress một.
    4. Và ngày cả những trang Wordpress là một blog chứ không phải là một trang web giống như trang trên, ta cũng phải xem xét cụ thể nội dung của nó, tác giả của nó để đánh giá xem nó có là nguồn tự xuất bản hay không, và nội dung đó được dùng cho tham khảo cho thông tin nào trong wikipedia, cái gì cũng cần đặt vào ngữ cảnh của nó chứ không nên làm máy móc, là cứ thấy là xoá hết chúng đi.
  4. Ngoài ra tôi xin mở rộng thêm một tẹo, từ ngày Wikipedia thành lập tới nay cũng hơn 10 năm rồi, thế giới thông tin từ đó đến nay đã có những sự thay đổi lớn. Những kênh thông tin tự xuất bản lại đang là những kênh thông tin được dùng phổ cập nhất. Nên chính những kênh thông tin truyền thống lại phải thông qua những kênh thông tin tự xuất bản để đăng tải thông tin của mình. Sẽ có nhiều luật về sự tự xuất bản ta cẩn vi chỉnh lại để phù hợp với thực tế hơn. Cách hãng thông tin chính, các nhân vật đều dùng twitter, facebook, youtube nhiều khi để đăng tải thông điệp của mình trước tiên và các hãng thông tin truyền thống phải qua đó để lấy thông tin về. Nên các khái niệm nguồn twitter, nguồn facebook, nguồn youtube theo tôi là chưa hoàn toàn chính xác. Mà phải là nguồn facebook của anh ABC, nguồn twitter của anh ABC, nguồn youtube của ABC, mỗi một trang độc lập với nhau và cần được đánh giá riêng rẽ và độc lập. Nguồn có tự xuất bản hay không phải đánh giá ở người sản xuất và xuất bản thông tin, chứ các trang kia chỉ là nơi, là công cụ chứa đựng và trình bày thông tin, chứ nó không hề sản xuất thông tin. Ví dụ kênh youtube của CNN thì lý do gì mà ta cứ thấy nó liên quan đến chứ youtube mà ta coi đây là nguồn xuất bản và nghiễm nhiên không chấp nhận nó.

Dung005 (thảo luận) 09:40, ngày 2 tháng 6 năm 2013 (UTC)