Bước tới nội dung

Thành viên:Chỉ Có Ở Việt Nam/Danh sách doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tòa nhà Vietcombank Tower - chi nhánh của ngân hàng Vietcombank tại Thành phố Hồ Chí Minh

Việt Nam là quốc gia nằm về phía cực đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Phần lớn trong lịch sử, Việt Nam chủ yếu là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Ngoài ra còn có nền công nghiệp khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, một nguyên liệu quan trọng cho ngành sản xuất nhôm. Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu được định hình bởi Đảng Cộng sản với Kế hoạch 5 năm được thông qua trong Hội nghị thường kỳ của Ban Chấp hành Trung ương và Đại hội Đại biểu toàn quốc.

Ngành chế tạo, công nghệ thông tin và các ngành công nghiệp công nghệ cao hiện nay thiết lập nên một bộ phận lớn mạnh và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế quốc dân. Mặc dù Việt Nam mới gia nhập ngành công nghiệp dầu khí ở mức tương đối nhưng đây hiện là nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba tại Đông Nam Á với tổng sản lượng năm 2011 là 318.000 thùng/ngày (tương đương 50.600 m³/ngày).[1] Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 8 trong số các nhà sản xuất dầu thô lớn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương.[2] Giống như nước láng giềng Trung Quốc, Việt Nam cũng tiếp tục tận dụng các kế hoạch kinh tế 5 năm từ phía Trung ương.

Danh sách[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách chiếu theo bảng xếp hạng Forbes Global 2000 năm 2017, dựa trên bốn thước đo: doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sảngiá trị thị trường. Ở đây chỉ liệt kê các công ty đại chúng.[3][4]

Thứ hạng Hình ảnh Tên công ty Doanh thu
(triệu đô la Mỹ)
Lợi nhuận
(triệu đô la Mỹ)
Tổng tài sản
(triệu đô la Mỹ)
Vốn hóa thị trường
(triệu đô la Mỹ)
1633 Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) 2.700 304 41.700 3.000
1656 Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 2.100 305 34.600 5.800
1682 Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 3.300 275 44.200 2.600
1888 Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) 2.100 396 1.300 9.100

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Vietnam”. Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ. 2011. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2012.
  2. ^ Yolanda Fong-Sam (tháng 8 năm 2012) "Vietnam" in 2010 Minerals Yearbook. USGS. Lưu trữ 2013-03-02 tại Wayback Machine
  3. ^ “The World's Biggest Public Companies List” [Danh sách các công ty đại chúng lớn nhất thế giới]. Forbes.com. ngày 24 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2017.
  4. ^ Andrea Murphy (ngày 24 tháng 5 năm 2017). “2017 Global 2000 Methodology: How We Crunch the Numbers”. Forbes.com. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2017.