Bước tới nội dung

Thành viên:Barrysphere/Nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sông Hương và Núi Ngự trong Phong Thủy của Kinh Thành Huế[sửa | sửa mã nguồn]

Sông Hương Trong Phong Thủy của các chúa Nguyễn[sửa | sửa mã nguồn]

Huế là kinh đô cũ của 9 chúa và 13 triều vua nhà Nguyễn từ năm 1601 đến năm 1945. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Huế được chọn làm kinh đô của đất nước trong 345 năm.

Ngay từ thời chúa tiên Nguyễn Hoàng khi muốn thoát khỏi hiểm nguy cũng phải đến nhờ thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm để được lối thoát thân và có được cơ đồ nghiệp lớn chúa Nguyễn đàn trong mà sau này là triều đại nhà Nguyễn hay sao.

"Hoành Sơn nhất đái

Vạn đại dung thân"

Nói đến đây chắc hẳn chúng ta đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của luật Phong Thủy trong sự hưng thịnh tồn vong của một quốc gia. Vâng, nói đến chúa Tiên Nguyễn Hoàng người đầu tiên mở mang bờ cõi về phía Nam Việt Nam đã chọn đồi Hà Khê để xây dựng chùa Thiên Mụ (Linh Mụ) để an dân và được sự ủng hộ của nhân dân. Một lần nữa, Phong Thủy lại có vai trò cực kỳ quan trong trong thế trận lòng dân. Nói cách khác Phong Thủy tác động được đến yêu tố "Nhân Hòa" trong bộ ba Tam Tài "Thiên Địa Nhân". Chùa Thiên Mụ nằm trên đồi Hà Khê, hướng mặt về sông Hương. Nhìn từ xa, trông như con rồng lớn uống mình nhìn về kinh thành Huế.

Sông Hương Trong Phong Thủy của các Lăng Tẩm triều Nguyễn.[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếp đến là các vua chúa nhà Nguyễn, tất cả đều quan niệm rằng, cuộc sống hiện tại chỉ là một cuộc sống tạm, khi mất đi mới có được cuộc sống vĩnh hằng. Chính vì vậy các vua nhà Nguyễn khi lên ngôi, việc đầu tiên là ra lệnh cho các thầy phong thủy địa lý đi khắp nơi để tìm những vị trí có phong thủy tốt hay còn gọi là Long Mạch. Điểm tiên quyết của các lăng là dựa lưng vào núi và xoay mặt về sông hoặc biển. Hầu như tất cả các lăng vua Triều Nguyễn, điển hình như lăng vua Gia Long, Minh Mạng, Khải Định đều nằm trên những ngọn đồi núi cao và lấy sông Hương làm yếu tố Thủy Tụ. Khoảng cách từ sông Hương đến Bình Phong cổng lăng lớn làm yếu tố Minh Đường trong Phong Thủy. Nếu lăng xây trong Long Mạch thì triều đại bền vững và đất nước hùng mạnh muôn đời.

Sông Hương và Núi Ngự Bình Trong Phong Thủy của Kinh Thành Huế[sửa | sửa mã nguồn]

Thuở ban đầu khi Nguyễn Hoàng mới vào trấn thủ đất Thuận Hóa thì cho đóng dinh ở làng Ái Tử (thuộc huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị). 13 năm sau (1570) Nguyễn Hoàng lại dời dinh vào làng Trà Bát ở cùng huyện, gọi là Cát Dinh. Đến năm Bính Dần (1626), chúa Sãi là Nguyễn Phúc Nguyên, trong quá trình chuẩn bị cho việc chống đối với chúa Trịnh đã cho dời dinh vào làng Phúc An (thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế bây giờ). Năm Bính Tí (1636), chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan lại dời phủ vào làng Kim Long (thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên). Năm Đinh Mão (1687) chúa Nguyễn Phúc Thái dời phủ về làng Phú Xuân, gọi là chính dinh, Phú Xuân từ đó trở thành chính dinh của các đời chúa Nguyễn tiếp theo và là kinh đô của triều đại nhà Nguyễn sau này.

Vậy tại sao việc dời phủ và dời đô của các chúa Nguyễn và đến triều đại nhà Nguyễn, vua Gia Long 1802 thì dừng lại và chọn Phú Xuân bây giờ?

Không phải ngẫu nhiên mà Kinh Thành Huế bây giờ được vua Gia Long chọn đặt kinh đô cho cả một Triều Đại mà bởi vì Kinh Thành Huế có địa thế và tuân theo luật phong thủy hoàn hảo. Sau khi thống nhất đất nước, vua Gia Long ra lệnh cho các thầy Phong Thủy, địa lý giỏi nhất lựa chọn mãnh đất để đặt Kinh Đô. Phú xuân được chọn làm kinh đô vì được xem là tâm Long Mạch bởi lẽ:

Vị Trí trung tâm chiến lược hoàn hảo. Địa thế Huế nằm ở trung tâm lãnh thổ Việt Nam thống nhất khi ấy, cũng như về chính trị khi ông lo ngại dân chúng phía Bắc còn thương tiếc triều Lê cũ. Kinh Đô nằm tại Huế sẽ tiện bề cai quản hai đầu Bắc Nam khi có biến.

Hơn nữa, kinh đô Huế có diện tích đủ lớn, bề mặt phẳng và có vị trí của Long Mạch, hội tụ đủ mọi yếu tố vàng trong luật Phong Thủy bấy giờ. Về hướng, kinh thành Huế xoay mặt về hướng Nam, hướng đại cát đại lợi cho Thiên Tử để cai trị Thiên Hạ.

Tại sao lại là hướng Nam? Trong quan niệm Phong Thủy, Hướng Đông là Thanh Long, Hướng Tây là Bạch Hổ, Hướng Bắc là Huyền Vũ và hướng Nam là Chu Tước. Phương Nam là Minh Đường, là hướng quản Tài Lộc của thế đất của gia chủ.

Phía trước Kinh Thành Huế là Núi Ngự Bình (Bằng Sơn) là bức Bình Phong, Sông Hương trước mặt Kinh Thành và phía sau Ngự Bình cho chức năng làm yếu tố Thủy Tụ. Khoảng cách từ Sông Hương đến Núi Ngự Bình lớn làm yếu tố Minh Đường.

Không chỉ dừng lại ở đó, trên dòng sông Hương còn có cồn HếnCồn Dã Viên bên trái và phải tạo thành tả Thanh Long và Hữu Bạch Hổ bảo vệ cho Kinh Thành Huế vững bền và tránh các yếu tố xấu ảnh hưởng và xâm hại đến Kinh Thành, nơi ở và làm việc của Thiên Tử.

Như vậy, Sông Hương và Núi Ngự không chỉ là những thắng cảnh, những kiệt tác mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng đất thần kinh mà còn là yếu tố Phong Thủy quan trọng trong việc định tạo Long Mạch cho Kinh Thành Huế.