Bước tới nội dung

Thành viên:Baoothersks/Người Hobbit: Đại chiến Năm cánh quân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người Hobbit: Đại chiến Năm cánh quân
Đạo diễnPeter Jackson
Biên kịch
Dựa trênThe Hobbit
của J. R. R. Tolkien
Sản xuất
Diễn viên
Quay phimAndrew Lesnie
Dựng phimJabez Olssen
Âm nhạcHoward Shore
Hãng sản xuất
Phát hànhWarner Bros. Pictures
Công chiếu
  • 1 tháng 12 năm 2014 (2014-12-01) (Luân Đôn)
  • 11 tháng 12 năm 2014 (2014-12-11) (New Zealand)
  • 17 tháng 12 năm 2014 (2014-12-17) (Hoa KỲ)
Thời lượng
144 phút[1]
Quốc gia
  • New Zealand[2]
  • United States[2]
Ngôn ngữTiếng Anh
Kinh phí$250–300 triệu[3][4]
Doanh thu$956 triệu[5]

Người Hobbit: Đại chiến Năm cánh quân ̣(tựa tiếng Anh: The Hobbit: The Battle of the Five Armies) là một bộ phim kỳ ảo hùng tráng năm 2014 của đạo diễn Peter Jackson, do Jackson, Fran Walsh, Philippa Boyens cùng Guillermo del Toro đồng biên kịch. Đây là phần thứ ba và cũng là phần cuối cùng trong bộ ba phim chuyển thể của Peter Jackson dựa trên cuốn tiểu thuyết Anh chàng Hobbit của JRR Tolkien, sau Hành trình vô định (2012) và Đại chiến với rồng lửa (2013), đồng thời là phần tiền truyện của Bộ ba phim Chúa tể những chiếc nhẫn cũng do Jackson đạo diễn.

Phim được sản xuất bởi New Line Cinema, Metro-Goldwyn-Mayer, WingNut Films và do Warner Bros. Pictures phân phối. Đại chiến Năm cánh quân được phát hành vào ngày 11 tháng 12 năm 2014 tại New Zealand, ngày 12 tháng 12 năm 2014 tại Vương quốc Anh và vào ngày 17 tháng 12 năm 2014 tại Hoa Kỳ. Tác phẩm có sự tham gia diễn xuất của Martin Freeman, Ian McKellen, Richard Armitage, Evangeline Lilly, Luke Evans, Lee Pace, Benedict Cumberbatch, Ken Stott, Aidan Turner, Dean O'Gorman, Billy Connolly, Graham McTavish, James Nesbitt, Stephen Fry, cũng như Ryan Gage. Dàn diễn viên còn có Cate Blanchett, Ian Holm, Christopher Lee, Hugo WeavingOrlando Bloom. Đây là bộ phim cuối cùng của Holm trước khi ông qua đời vào năm 2020, cũng như vai diễn người thật cuối cùng của Lee, mặc dù nam diễn viên vẫn tham gia lồng tiếng trong một số bộ phim phát hành sau khi qua đời vào năm 2015. Đây cũng là tác phẩm áp chót của nhà quay phim Andrew Lesnie trước ông mất năm 2015.

Bộ phim đã thu về hơn 956 triệu USD trên toàn thế giới, trở thành tác phẩm điện ảnh có doanh thu cao thứ hai trong năm 2014 (sau Transformers 4: Kỷ nguyên hủy diệt). Tại Lễ trao Giải Oscar lần thứ 87, phim đã nhận được đề cử cho hạng mục Biên tập âm thanh xuất sắc nhất.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Bilbo và những người lùn ở Ngọn núi Cô Đơn đã trông thấy từ xa con rồng Smaug tấn công Hồ Trấn dữ dội, khiến người dân ở đó phải hoảng loạn bỏ chạy. Bard Bowman đã kịp thoát ra khỏi nhà tù, sử dụng mũi tên đen mà con trai anh cất giấu ở phần trước để chiến đấu cảm tử và bắn vào tim, giết chết rồng Smaug. Xác rồng Smaug rơi xuống nước cũng kết liễu luôn cuộc đời của tên Trưởng trấn độc ác khi hắn đang tẩu thoát trên một con thuyền chất đầy vàng. Bard đã trở thành người lãnh đạo mới của vùng Hồ Trấn và giúp họ tìm nơi trú ẩn trong đám tàn tích đổ nát ở Dale, trong khi Legolas và Tauriel cùng đi tìm hiểu về núi Gundabad. Thorin sau đó đã bị mắc chứng "Bệnh rồng" khi ở trong kho vàng rộng lớn của lòng núi và luôn bị ám ảnh bởi viên đá Arkenstone mà Bilbo đã lấy được trước đó. Balin đã cảnh báo Bilbo rằng Thorin sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn nếu còn giữ viên đá đó. Thorin đã quyết định niêm phong lối vào của Ngọn núi Cô Đơn để có thể thoải mái tận hưởng kho báu của riêng mình.

Trong một diễn biến khác, Galadriel, Elrond và Saruman đã đến Dol Guldur để giải cứu Gandalf rồi đưa ông đến nơi an toàn cùng Radagast. Họ cùng nhau chiến đấu và đánh bại được bọn Nazgul và Sauron, xua đuổi chúng về phía Đông. Còn ở Erebor, Azog đang diễu binh đội quân Orc hùng hậu của hắn, đồng thời đưa Blog về Gundabad để triệu tập đội quân thứ hai. Legolas và Tauriel đã chứng kiến cuộc diễu binh của binh đoàn Blog, với sự giúp sức của tên Orc Berserker và những con dơi khổng lồ.

Vua Thranduil cùng một đội quân Tiên tộc đến Dale và thành lập liên minh với Bard để đòi lại một kho báu từng bị Thrór chiếm giữ. Bard đi đến ngọn núi và yêu cầu Thorin đưa số vàng cho người dân Hồ Trấn để thực hiện lời hứa, nhưng Thorin lại từ chối. Gandalf đến Dale để cảnh báo Bard và Thranduil về mối đe dọa do Azog gây ra, nhưng Thranduil bác bỏ lời can gián của ông. Sau đó, Bilbo lẻn ra khỏi Erebor để giao viên Arkenstone cho Thranduil và Bard để họ có thể đổi lấy kho báu mà họ đã hứa, đồng thời ngăn chặn cuộc đại chiến đang cận kề. Khi quân đội của Bard và Thranduil tập trung tại cổng Erebor, họ đề nghị đổi viên Arkenstone để lấy kho báu, nhưng Thorin tức giận và cho rằng Arkenstone đó là giả, cho đến khi Bilbo thừa nhận rằng đó là viên đá thật và anh đã lấy nó khỏi tay Thorin để trừng phạt lòng tham làm lu mờ lý trí nhà vua. Bị xúc phạm bởi những lời nói đó và cho rằng đó là hành động phản bội, Thorin định ném Bilbo xuống đất để giết chết anh, nhưng Gandalf xuất hiện kịp thời và khiến Thorin phải thả Bilbo. Em họ của Thorin là Dáin đến cùng với đội quân Người lùn của mình, và trận chiến giữa Người lùn chống lại Tiên tộc và Loài người xảy ra, cho đến khi những con Địa trùng xuất hiện từ mặt đất, giải phóng quân đội của Azog khỏi đường hầm của chúng. Quân số của Orc đông hơn cả quân của Dáin, lực lượng của Thranduil và Bard cộng lại, nên Gandalf cùng Bilbo quyết định tham gia trận chiến. Tuy nhiên, mặt trận thứ hai được mở ra khi nhiều Orc, Ogres và Troll tấn công Dale, buộc Bard phải rút quân để bảo vệ đô thành, trong khi Alfrid thì lấy một đống vàng và chạy trốn khỏi Dale.

Bên trong Erebor, Thorin bị chấn thương tâm lý và chìm trong ảo giác, trước khi lấy lại sự tỉnh táo và dẫn dắt đội của mình tham gia trận chiến. Anh đi về phía Ravenhill cùng với Dwalin, Fíli và Kíli để giết Azog; Bilbo đi theo sau họ, sử dụng chiếc nhẫn ma thuật của mình để đi xuyên qua chiến trường mà không ai có thể nhìn thấy. Trong khi đó, Tauriel và Legolas đến để cảnh báo Người lùn về đội quân của Bolg. Fíli bị bọn Orc bắt, và Azog giết chết anh trước sự chứng kiến của Bilbo và những Người lùn. Khi Thorin giao chiến với Azog, Bolg đánh bất tỉnh Bilbo, áp đảo Tauriel và sau đó giết Kíli, người đã đến giúp cô. Legolas chiến đấu với Bolg và cuối cùng giết chết hắn ta. Sau đó, Thorin đánh bại Azog, nhưng cũng bị trọng thương. Những con Đại bàng khổng lồ bay đến cùng với Radagast và Beorn để chiến đấu với đội quân Orc, và lũ Orc cuối cùng đã bị đánh bại. TRước khi chết, Thorin được Bilbo dìu lên rồi cả hai làm hòa với nhau. Tauriel khóc thương cho Kili, và Thranduil thừa nhận tình yêu của họ. Legolas sau đó nói với Thranduil rằng anh phải rời đi, và Thranduil khuyên chàng hoàng tử nên tìm đến một Kỵ sĩ Dunedain ở phía bắc tên là Strider. Khi được hỏi về tên thật của nguồ Kỵ sĩ đó, Thranduil nói rằng anh ấy sẽ phải tự mình khám phá ra. Trong khi đó, Thorin được chôn cất chung với Arkenstone cùng Kili và Fili, rồi Dáin trở thành vị vua mới.

Khi nhóm của Thorin bắt đầu sống cuộc sống bình thường trở lại ở Erebor, còn thành Dale thì bắt đầu khôi phục và Bard là người cai trị, thì Bilbo chia tay các thành viên còn lại của nhóm Người lùn và lên đường trở về vùng Shire cùng Gandalf. Khi đến ngoại ô Shire, Gandalf thừa nhận rằng ông đã biết về chiếc nhẫn của Bilbo và cảnh báo với anh rằng không nên lạm dụng nhẫn thuật, mặc dù Bilbo nói rằng anh đã đánh mất chiếc nhẫn. Bilbo quay trở lại Bag End rồi phát hiện ra rằng đồ đạc của mình đang được bán đấu giá, vì người ta cho rằng Bilbo đã chết. Anh hủy bỏ cuộc bán đấu giá, rồi vào trong ngôi nhà của mình và thấy nó bị cướp phá. 60 năm sau, Gandalf đến thăm Bilbo vào sinh nhật lần thứ 111 của anh chàng Hobbit, nay đã là một ông lão.

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu The Hobbit được dự kiến ​​là một bộ phim gồm hai phần, nhưng Jackson đã xác nhận kế hoạch cho phần phim thứ ba vào ngày 30 tháng 7 năm 2012, biến tác phẩm chuyển thể The Hobbit của ông thành một bộ ba phim (trilogy).[6][7] Theo Jackson, tập phim thứ ba sẽ bao gồm cuộc Đại chiến Năm cánh quân và sử dụng rộng rãi các phần phụ lục mà Tolkien đã viết để mở rộng câu chuyện về Trung Địa (được xuất bản ở phần sau của Sự trở lại của nhà vua). Vị đạo diễn cũng tuyên bố rằng mặc dù phần phim thứ ba phần lớn sẽ sử dụng các cảnh quay ban đầu của phần thứ nhất và thứ hai, nhưng tác phẩm cũng sẽ yêu cầu các góc máy bổ sung.[8] Ban đầu, phim được đặt tên là There and Back Again vào tháng 8 năm 2012.[9] Vào tháng 4 năm 2014, Jackson đổi tựa phim thành Đại chiến năm cánh quân vì ông cho rằng tựa đề mới phù hợp hơn với những tình tiết của phim.[10] Ông nói trên trang Facebook của mình, "Cái tên There and Back Again có cảm giác như là nó phù hợp với phần thứ hai hơn, kể về nhiệm vụ đòi lại Erebor, khi Bilbo đến đó rồi rời đi, tất thảy đều nằm trong phần phim thứ hai. Nhưng với ba phần phim, cái tựa đề này đột nhiên lại cảm thấy không được đặt đúng chỗ — rốt cuộc thì, Bilbo đã đi đến 'there' trong Đại chiến với rồng lửa."[11] Shaun Gunner, chủ tịch Hiệp hội Tolkien, ủng hộ quyết định: "Đại chiến năm cánh quân nắm bắt tốt hơn trọng tâm của bộ phim nhưng cũng truyền tải chính xác hơn bản chất của câu chuyện."[12]

Âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như tất cả những phần phim trước, Howard Shore vẫn tiếp tục đảm nhiệm vai trò soạn nhạc. Conrad Pope (chỉ huy dàn nhạc) cùng James Sizemore đã dàn dựng âm nhạc cho Dàn nhạc Giao hưởng New Zealand và cho hai dàn nhạc Gamelan, trong khi dàn hợp xướng London Voices và Tiffin boys' thu âm tại AIR Lyndhurst, Luân Đôn. Phần nhạc nền có một số chủ đề mới cho Dain, Gundabad (có một "điệp khúc" thực hiện bằng nhạc cụ didgeridoos) và tiến trình chuẩn bị chiến tranh của Người lùn, nhưng cuối cùng lại tập trung nhiều hơn vào việc pha trộn và va chạm các chủ đề với nhau.[13]

Billy Boyd, người thủ vai Peregrin Took trong Chúa tể của những chiếc nhẫn, đã viết và thu âm bài hát "The Last Goodbye" để trình diễn ở phần cuối của bộ phim.[14]

Phân phối

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếp thị

[sửa | sửa mã nguồn]

Một đoạn trailer teaser của bộ phim được phát hành vào ngày 28 tháng 7 năm 2014 cùng với Vệ binh dải Ngân Hà, Cuồng phong thịnh nộIf I Stay. Đoạn trailer thứ hai được phát hành vào ngày 6 tháng 11 năm 2014, cùng với Hố đen tử thầnThe Hunger Games: Húng nhại – Phần 1.[15][16] Để quảng bá cho việc phát hành bộ phim, câu lạc bộ bóng đá của hiệp hội có trụ sở tại Wellington, Wellington Phoenix, đã mặc một chiếc áo đấu được thiết kế đặc biệt để kỷ niệm ngày ra mắt Người Hobbit: Đại chiến Năm cánh quân. Chiếc áo đấu theo chủ đề điện ảnh mang phong cách riêng chỉ được mặc một lần duy nhất vào ngày 13 tháng 12 năm 2014.[17] Trong bản phát hành tại Nhật Bản của tác phẩm vào ngày 13 tháng 12, Warner Bros. đã hợp tác với công ty trò chơi di động A-Lim để đưa Bilbo, Gandalf và Legolas vào trò chơi Brave Frontier vào cuối tháng 12, với vai trò nằm trong những đơn vị Vortex Dungeon. Chiến dịch chỉ thực hiện cho đến tháng 2 năm 2015.[18][19][20] Rồng Smaug xuất hiện với tư cách khách mời với phong cách hoạt hình thực hiện bởi WETA và được lồng tiếng một lần nữa bởi Cumberbatch, trong chương trình châm biếm The Colbert Report vào ngày 12 tháng 12 năm 2014 nhằm quảng cáo cho bộ phim.[21]

Trò chơi video

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai trò chơi video được phát triển trùng với thời điểm ra rạp. Trò chơi điện tử đối kháng The Hobbit: Battle of the Five Armies - Fight for Middle Earth cho nền tảng AndroidiOS được phát hành đồng thời điểm với bộ phim, rồi nhận về những đánh giá tiêu cực từ giới phê bình lẫn người chơi. Trò chơi video phiêu lưu hành động Middle-earth: Shadow of Mordor đã được phát hành cho Microsoft Windows, PlayStation 4 cùng Xbox One vào tháng 10 năm 2014 và cho PlayStation 3 cùng Xbox 360 vào ngày 21 tháng 11, gần một tuần trước khi phát hành toàn thế giới ở Luân Đôn, vào 1 tháng 12. Các sự kiện trong trò chơi diễn ra trực tiếp sau khi Sauron trốn chạy đến Mordor, thoát khỏi Hội đồng Trắng, đã được chiếu ở phần phim đầu. Trò chơi được lên kế hoạch hoạt động như một sự trùng lặp giữa loạt phim Người HobbitChúa tể của những chiếc nhẫn.

Phát hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu bộ phim được phát hành vào tháng 7 năm 2014; tuy nhiên, sau đó đã bị đẩy lùi sang tháng 12.[22] Buổi ra mắt thế giới của Người Hobbit: Đại chiến Năm cánh quân được tổ chức ở Luân Đôn, tại Quảng trường Leicester vào ngày 1 tháng 12 năm 2014.[23][24] Phim ra rạp vào ngày 11 tháng 12 năm 2014 tại New Zealand, ngày 12 tháng 12 tại Vương quốc Anh và ngày 17 tháng 12 tại Hoa Kỳ. Warner Bros đã phát hành bộ phim vào ngày 18 tháng 12 tại Hy Lạp và ngày 26 tháng 12 tại Úc.[25][26] Tác phẩm đổ bộ tại Trung Quốc vào ngày 23 tháng 1 năm 2015.[27] Phiên bản mở rộng của bộ phim đã được phát hành lại chỉ trong một đêm vào ngày 13 tháng 10 năm 2015, kèm theo lời chào đặc biệt từ Peter Jackson.[28]

Phương tiện tại gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Hobbit: Đại chiến Năm cánh quân được ra mắt vào ngày 6 tháng 3 năm 2015 trên Bản phát hành kỹ thuật số từ các nhà bán lẻ. DVDBlu-ray được phát hành vào ngày 24 tháng 3 năm 2015 tại Hoa Kỳ.[29][30][31][32] Phim đứng đầu bảng xếp hạng doanh số bán video tại gia trong tuần mở màn.[33] Phiên bản Mở rộng của phim, với 20 phút cảnh quay bổ sung và đoạn nhạc nền đã được phát hành trên Digital HD vào ngày 20 tháng 10, cũng như dưới dạng DVD, Blu-ray cùng Blu-ray 3D vào ngày 17 tháng 11 năm 2015 tại Hoa Kỳ và vào ngày 23 tháng 11 năm 2015 ở vương quốc Anh.[34][35][36]

Xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Không giống như bản chiếu rạp được xếp hạng PG-13, Phiên bản mở rộng được MPAA xếp hạng R vì "một số cảnh bạo lực".[37] Phim cũng được Hội đồng phân loại Úc xếp hạng MA15+ vì "tính bạo lực giả tưởng cao"[38]BBFC đã cấp chứng chỉ 15 vì mức độ "bạo lực cao". Đây là tác phẩm điện ảnh về Trung Địa duy nhất bị xếp hạng như vậy.[39]

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng vé

[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như những phần tiền nhiệm, Người Hobbit: Đại chiến Năm cánh quân đã trở thành một thành công về mặt tài chính. Tác phẩm đã thu về tổng cộng 255,1 triệu USD ở Mỹ cùng Canada và 700,9 triệu USD ở các quốc gia khác, với tổng doanh thu trên toàn thế giới là 956 triệu USD.[40] Đối với thị trường quốc tế, đây là bộ phim ăn khách thứ hai trong năm 2014 (sau Transformers 4: Kỷ nguyên hủy diệt), đồng thời cũng là phần phim có doanh thu thấp nhất trong loạt Người Hobbit.[41][42][43] Deadline Hollywood tính toán lợi nhuận ròng của các bên là 103,4 triệu USD.[4] Bộ phim đã không thu được 1 tỷ USD tại phòng vé, mặc dù nhiều chuyên gia dự đoán tác phẩm sẽ đạt được cột mốc đó. The Hollywood Reporter nói rằng Đại chiến Năm cánh quân khó có thể thu về 1 tỷ USD trên toàn thế giới do "tỷ giá hối đoái trên toàn cầu giảm mạnh" ​​trong năm đó, và cuối cùng Warner Bros. và MGM sẽ thu về gần 90 triệu USD, ít hơn dự kiến do đồng đô la tăng và ngoại tệ lao dốc.[44] Tuy nhiên, bất chấp thất bại này, Forbes đã tuyên bố bộ ba này là "một cuộc khủng hoảng tài chính không thể chối cãi đối với tất cả các bên".[45]

Hoa Kỳ và Canada

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Hoa Kỳ và Canada, đây là phần phim có doanh thu thấp nhất trong loạt Người Hobbit, và cũng là bộ phim có doanh thu thấp nhất trong sáu phim chuyển thể từ Trung Địa, nhưng lại là tác phẩm điện ảnh có thành công thứ sáu năm 2014. Phim khởi chiếu vào ngày 16 tháng 12 năm 2014 trên 3.100 cụm rạp và mở rộng đến 3.875 rạp vào ngày hôm sau. Đại chiến Năm cánh quân thu về 11,2 triệu USD từ các buổi chiếu đêm khuya thứ Ba, cao thứ hai trong năm 2014, trùng với con số thu được của Vệ binh dải Ngân Hà và cả sau The Hunger Games: Húng nhại – Phần 1 (17 triệu USD) trong đó chỉ hơn 22% trong số tiền 2,4 triệu USD là đến từ các buổi chiếu IMAX. Điều này đã xô đổ kỷ lục do Đại chiến với rồng lửa lập ra với con số 8,8 triệu USD. Sau đó, tác phẩm đứng đầu phòng vé vào ngày mở màn (thứ Tư, ngày 17 tháng 12 năm 2014), thu được 24,5 triệu USD (bao gồm cả bản xem trước), là bộ phim chuyển thể Trung Địa cao thứ ba mở màn vào ngày thứ Tư, sau Chúa tể những chiếc nhẫn: Sự trở lại của nhà vua (34,5 triệu USD) và Chúa tể những chiếc nhẫn: Hai tòa tháp (26,2 triệu USD). Tổng cộng, tác phẩm đã mang về 57,4 triệu USD trong ba ngày khởi chiếu truyền thống và 89,1 triệu USD trong năm ngày, trở thành phần phim có doanh thu mở màn năm ngày cao thứ hai trong loạt phim Người Hobbit, đánh bại con số 86,1 triệu USD mở màn của Cuộc chiến với rồng lửa, nhưng vẫn xếp sau 100,2 triệu USD trong 5 ngày mở màn của Hành trình vô định. Tuy nhiên, bộ phim không đạt được kỳ vọng và lép vế so với những người tiền nhiệm khi so sánh doanh số trong ba ngày. Phim lập kỷ lục mở màn IMAX tháng 12 với 13,4 triệu USD (trước đó do Điệp vụ bất khả thi: Chiến dịch bóng ma nắm giữ). Bản chiếu định dạng 3D chiếm đến 49% tổng doanh thu, trong khi IMAX chỉ tạo ra 15% hoặc 13,4 triệu USD trong năm ngày và 7,4 triệu USD trong ba ngày, trong khi hệ thống màn hình lớn cao cấp thì chiếm 8% tổng doanh thu cuối tuần mở màn với 7,2 triệu USD từ 396 rạp chiếu. Đại chiến Năm cánh quân đã vượt mốc 100 triệu USD vào ngày thứ bảy (23 tháng 12 năm 2014), trở thành bộ phim thứ ba trong năm 2014 gom được 100 triệu USD chỉ trong vòng chưa đầy một tuần, sau The Hunger Games: Húng nhại – Phần 1 của Lionsgate (168,7 triệu USD trong tuần đầu công chiếu) và Vệ binh giải ngân hà của Disney/ Marvel (134,4 triệu USD trong tuần đầu tiên). Tác phẩm đã đứng ở vị trí thứ nhất tại phòng vé Hoa Kỳ và Canada trong ba ngày cuối tuần liên tiếp, mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh từ nhiều tân binh mỗi dịp cuối tuần, rồi cuối cùng đã bị vượt qua bởi Taken 3: Dứt điểm trong tuần thứ tư.

Quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Hobbit: Đại chiến Năm cánh quân bắt đầu ra mắt quốc tế một tuần trước khi phát hành rộng rãi ở Bắc Mỹ. Phim khởi chiếu vào ngày 10 tháng 12 năm 2014 tại 11 thị trường châu Âu, thu về 11,3 triệu USD và ngày 11 tháng 12 năm 2014 tại 17 thị trường khác, thu về 13,7 triệu USD, với tổng doanh thu trong hai ngày là 26,6 triệu USD và đứng đầu bảng xếp hạng ở mỗi lãnh thổ. Tính đến hết ngày 14 tháng 12 năm 2015, tác phẩm có tổng doanh thu cuối tuần mở màn là 122,2 triệu USD từ 37 quốc gia trên 15.395 rạp chiếu.

Phim gặt hái được nhiều kỷ lục tại các thị trường quốc tế trong tuần đầu công chiếu. Tác phẩm đã lập kỷ lục mở màn mọi thời đại của Warner Bros. tại Nga (13,8 triệu USD), Argentina (2,1 triệu USD), Thụy Điển và Phần Lan. Người Hobbit: Đại chiến Năm cánh quân cũng lập kỷ lục mở màn năm 2014 ở Đức (20,5 triệu USD), Pháp (15,1 triệu USD), và Tây Ban Nha (6,3 triệu USD). Bộ phim cũng là tác phẩm Trung địa có doanh số mở màn cao nhất ở Anh (15,2 triệu USD), cùng Mexico (6,3 triệu USD). Tại Brazil, bộ phim đạt doanh thu mở màn lớn thứ hai mọi thời đại của Warner Bros. với 6,8 triệu USD (sau Harry Potter và Bảo bối Tử thần - Phần 2). Tại Úc, phim được phát hành vào ngày 26 tháng 12 năm 2014 và lập kỷ lục ngày mở màn với 5,6 triệu USD, xếp sau Harry Potter và Bảo bối Tử thần - Phần 2 (7,092 triệu USD), Biệt đội siêu anh hùng (6,0 triệu USD) và Người Hobbit: Đại chiến với rồng lửa ($ 5,9 triệu). Tác phẩm tiếp tục thu về 10,1 triệu USD trong tuần đầu công chiếu. Đại chiến Năm cánh quân tiếp tục lập kỷ lục mở màn mọi thời đại cho Warner Bros. tại Trung Quốc, khi thu về 49,8 triệu USD trong tuần đầu công chiếu (kỷ lục trước đó do Siêu đại chiến nắm giữ). Bản phát hành định dạng IMAX đã mang về 6,8 triệu USD, từng là tổng doanh thu trong ba ngày của IMAX cao thứ hai, sau con số 10 triệu USD của Transformers: Kỷ nguyên hủy diệt. Các thị trường có doanh thu mở màn cao khác được ghi nhận là Hàn Quốc (10,4 triệu USD), Ba Lan (5,6 triệu USD), Ý (5,6 triệu USD), Malaysia (3 triệu USD) và Đài Loan (2,8 triệu USD). Nhìn chung, những thị trường bội thu nhất của phim là Trung Quốc (121,7 triệu USD), Vương quốc Anh, Ireland & Malta (61,3 triệu USD) và Úc (27 triệu USD).

Đánh giá chuyên môn

[sửa | sửa mã nguồn]

MTV báo cáo rằng các đánh giá ban đầu dành cho Người Hobbit: Đại chiến Năm cánh quân "nhìn chung là tích cực", trong đó các nhà phê bình ca ngợi "sinh lực, thời lượng ngắn hơn và kết thúc hài lòng của tác phẩm".[46] Theo IBT, các bài đánh giá chủ yếu là tích cực, với các nhà phê bình "ca ngợi nỗ lực của đạo diễn Peter Jackson trong việc chuyển thể tiểu thuyết giả tưởng của J. R. R. Tolkien thành một bộ ba phim phiêu lưu sử thi".[47] Theo CBS News, những nhà chuyên môn nói rằng bộ phim "sẽ làm hài lòng người hâm mộ" nhưng "nếu không, có thể đáng để chờ đợi cho đến khi xuất hiện kẽ hở".[48] Oliver Gettel của Los Angeles Times nói rằng các nhà phê bình đồng thuận rằng tác phẩm là "một phần cuối thiếu sót nhưng phù hợp với bộ ba phim Người Hobbit".[49] Trang web tổng hợp đánh giá Rotten Tomatoes cho tác phẩm lượng đồng thuận 59% dựa trên 261 bài phê bình, với điểm đánh giá trung bình là 6,30/10. Sự đồng thuận của trang web cho rằng "Mặc dù hơi choáng ngợp trước cảnh tượng riêng, Người Hobbit: Đại chiến Năm cánh quân kết thúc bộ ba phim Trung Địa thứ hai của Peter Jackson với một điềm báo đầy thỏa mãn và hợp lý".[50] Bộ phim cũng giữ số điểm trên Metacritic là 59/100 dựa trên 46 nhà phê bình, cho thấy "các đánh giá hỗn tạp hoặc trung bình".[51] Trong những cuộc thăm dò của CinemaScore được tiến hành vào cuối tuần khai mạc, khán giả đến rạp đã cho điểm trung bình là "A–" trên thang điểm A+ đến F, cùng điểm với phần tiền nhiệm.[40]

Scott Foundas của Variety cho biết "Kết quả là tập hấp dẫn nhất của bộ ba phim, nhanh nhất (với thời lượng 144 phút tương đối dễ xem) và cũng là đen tối nhất - cả về vẻ ngoài lẫn sức mạnh khuấy động trái tim Loài người, Người lùn và cả loài Orc." Todd McCarthy của The Hollywood Reporter cho biết "Sau sáu phần phim, 13 năm, 1031 phút tích lũy, Peter Jackson đã kết thúc bộ sưu tập thù lao khổng lồ của mình tại bệ thờ JRR Tolkien với một bộ phim có nội dung giải trí thuần túy nhất trong số bất kỳ tác phẩm nào trong bộ sưu tập."

Nicholas Barber của BBC viết rằng với loạt phim Người Hobbit, Jackson đã thành công trong việc thu hẹp khoảng cách giữa Người HobbitChúa tể của những chiếc nhẫn và rằng Đại chiến Năm cánh quân là một "thành tựu kỹ thuật khổng lồ", nhưng ông cũng chỉ trích bộ phim không hấp dẫn vì "những cảnh chiến đấu lặp đi lặp lại và thiếu vắng cốt truyện".[52] Nicolas Rapold của The New York Times cho biết "Bilbo có thể hoàn toàn tiếp thu được ý thức về tình bạn và sứ mệnh, và có khá nhiều câu chuyện để kể lại, nhưng ở đâu đó, ông Jackson đã đánh mất đi phần lớn những điều kỳ diệu."[53]  

Thành tựu

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Hạng mục Đề cử cho Kết quả Chú thích
2014 Liên hoan phim Heartland Truly Moving Picture Award The Hobbit: The Battle of the Five Armies Đoạt giải [54]
Phoenix Film Critics Society Awards Best Visual Effects Joe Letteri, Matt Aitken, Eric Saindon, Scott Chambers Đề cử [55]
2015 Academy Awards Best Sound Editing Brent Burge and Jason Canovas Đề cử [56]
Screen Actors Guild Awards Outstanding Performance by a Stunt Ensemble in a Motion Picture The Hobbit: The Battle of the Five Armies Đề cử [57]
Critics' Choice Movie Awards Best Hair & Makeup The Hobbit: The Battle of the Five Armies Đề cử [58]
Best Visual Effects The Hobbit: The Battle of the Five Armies Đề cử
British Academy Film Awards Best Special Visual Effects Joe Letteri, Eric Saindon, David Clayton, R. Christopher White Đề cử [59]
Denver Film Critics Society Best Original Song Billy Boyd, Philippa Boyens, Fran Walsh Đề cử [60]
Empire Awards Best Film The Hobbit: The Battle of the Five Armies Đề cử [61]
Best Director Peter Jackson Đề cử
Best Actor Richard Armitage Đề cử
Best Sci-Fi/Fantasy The Hobbit: The Battle of the Five Armies Đề cử
Saturn Awards Best Fantasy Film The Hobbit: The Battle of the Five Armies Đoạt giải [62]
Best Writing Fran Walsh, Philippa Boyens, Peter Jackson and Guillermo del Toro Đề cử
Best Supporting Actor Richard Armitage Đoạt giải
Best Supporting Actress Evangeline Lilly Đề cử
Best Music Howard Shore Đề cử
Best Make-up Peter King, Rick Findlater and Gino Acevedo Đề cử
Best Special Effects Joe Letteri, Eric Saindon, David Clayton and R. Christopher White Đề cử
  1. ^ The Hobbit: The Battle of the Five Armies (12A)”. British Board of Film Classification. 28 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2014.
  2. ^ a b “The Hobbit The Battle of the Five Armies (2014)”. British Film Institute. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2020.
  3. ^ “Feature Film Study” (PDF). Film L.A. Inc. 2014. Bản gốc (PDF) lưu trữ 1 Tháng hai năm 2016. Truy cập 27 Tháng sáu năm 2018.
  4. ^ a b Mike Fleming Jr. (11 tháng 3 năm 2015). “No. 14 'Hobbit: Battle Of The Five Armies' – 2014 Most Valuable Blockbuster Movie Tournament”. Deadline Hollywood. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.
  5. ^ “The Hobbit: The Battle of the Five Armies”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2015.
  6. ^ Jordan, Zakarin (30 tháng 7 năm 2012). “Third 'Hobbit' Film Confirmed”. The Hollywood Reporter. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2012.
  7. ^ Jackson, Peter (30 tháng 7 năm 2012). “An unexpected journey”. Facebook. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2012.
  8. ^ Outlaw, Kofi (24 tháng 7 năm 2012). 'The Hobbit 3' Edges Closer to Production”. ScreenRant. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2012.
  9. ^ McClintock, Pamela (31 tháng 8 năm 2012). “Third 'Hobbit' Film Sets Release Date”. The Hollywood Reporter. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2012.
  10. ^ Child, Ben (24 tháng 4 năm 2014). “Peter Jackson retitles The Hobbit part three The Battle of the Five Armies”. The Guardian. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  11. ^ Hewett, Emily (24 tháng 4 năm 2014). “The Hobbit 3 gets awesome new title Hobbit: The Battle Of The Five Armies”. Metro. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  12. ^ Gunner, Shaun (28 tháng 4 năm 2014). “The Battle of the Five Armies is the right name for the third Hobbit film”. The Tolkien Society. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2014.
  13. ^ “Interview: Howard Shore”. 10 tháng 12 năm 2014.
  14. ^ “Our final trip to Middle-earth to finish with "The Last Goodbye" sung by Billy Boyd. Also there are many acoustic guitar and other well sung and performed songs like " Far over the misty Mountains Cold" and the ending son have been performed. You can watch some videos on Youtube”. TheOneRing.net. 20 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2014.
  15. ^ “Battle of the five armies trailer released”. Guardian. 29 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2014.
  16. ^ “Frame by Frame Analysis of The Hobbit: The Battle of the Five Armies Teaser Trailer – July 28th 2014”. The One Ring. 29 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2014.
  17. ^ “Phoenix joins forces with The Hobbit: The Battle of the Five Armies”. wellingtonphoenix.com. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2014.
  18. ^ "Brave Frontier" Mixes It Up with "The Hobbit" and Adds Bilbo Baggins”. Crunchyroll. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2014.
  19. ^ “Bilbo Baggins Makes A Cameo In Brave Frontier”. Siliconera. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2014.
  20. ^ “Bilbo Baggins to Appear in Brave Frontier Mobile Game”. Anime News Network. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2014.
  21. ^ “Smaug”. The Colbert Report. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2014..
  22. ^ Child, Ben. “Peter Jackson: 'I didn't know what the hell I was doing' when I made The Hobbit”. The Guardian. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2015.
  23. ^ “World premiere for "The Hobbit: Battle of the Five Armies" in London on December 1”. The One Ring. 29 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2014.
  24. ^ “We've got you covered for 'The Hobbit: The Battle of the Five Armies' world premiere!”. The One Ring. 1 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2014.
  25. ^ O'Hara, Helen (24 tháng 4 năm 2014). “The Third Hobbit Is Now Subtitled The Battle Of The Five Armies”. Empire. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  26. ^ McIntyre, Gina (24 tháng 4 năm 2014). “Peter Jackson renames 'Hobbit' finale: 'Battle of the Five Armies'. The Los Angeles Times. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  27. ^ Clifford Coonan (11 tháng 12 năm 2014). 'Hunger Games: Mockingjay – Part 1' China Release Pushed Back Again to February 2015”. The Hollywood Reporter. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2014.
  28. ^ Saurav, Shubhang (5 tháng 9 năm 2015). 'The Hobbit: The Battle of The Five Armies' will be Rated R, Extended Edition Trilogy to be Re-Released in Theaters This October”. International Business Times. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2015.
  29. ^ “The Hobbit: The Battle of the Five Armies home video release and Amazon pre-order”. TheOneRing.net. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2015.
  30. ^ “Own it on Digital HD March 3rd and BLU-RAY March 24th”. Warner Bros. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2015.
  31. ^ “Release dates revealed for 'The Hobbit: The Battle of the Five Armies' on Blu-ray, Digital HD, & DVD”. HD Report. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2015.
  32. ^ Scott, Mike. 'On DVD: 'Unbroken,' 'The Hobbit: Battle of the Five Armies' and 'Into the Woods' make for busy home-video week”. nola. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2015.
  33. ^ Thomas K. Arnold (1 tháng 4 năm 2015). 'Hobbit' Leads Pack of New Home Video Releases”. Variety. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2015.
  34. ^ greendragon (17 November 2015). "‘The Hobbit: The Battle of the Five Armies Extended Edition available TODAY." TheOneRing.net. Retrieved 17 November 2015.
  35. ^ Gary Collinson (25 tháng 8 năm 2015). 'Details on The Hobbit: The Battle of the Five Armies R-rated extended edition”. flickeringmyth. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2015.
  36. ^ “The Hobbit: The Battle of the Five Armies Blu-ray Review Extended Edition”. Bluray.com. 9 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2015.
  37. ^ Dornbush, Jonathon (6 August 2015). "The Hobbit: The Battle of the Five Armies extended edition receives R-rating from MPAA." Entertainment Weekly (EW.com). Retrieved 1 September 2015.
  38. ^ THE HOBBIT: THE BATTLE OF THE FIVE ARMIES EXTENDED EDITION by the Australian Classification Board, Australian government, Department of Communication and the Arts
  39. ^ THE HOBBIT: THE BATTLE OF THE FIVE ARMIES EXTENDED EDITION by the BBFC
  40. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên BOM
  41. ^ “The Hobbit”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2016.
  42. ^ “2014 Worldwide Grosses”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2015.
  43. ^ “All Time Worldwide Box Office Grosses”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2015.
  44. ^ “How 'The Hobbit's' Billion-Dollar Box-Office Haul Shrank by $90M”. The Hollywood Reporter. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2015.
  45. ^ Scott Mendelson (11 tháng 2 năm 2015). 'The Hobbit' Trilogy Grossed Almost $3 Billion And No One Cared”. Forbes. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2015.
  46. ^ Sullivan, Kevin P. (2 tháng 12 năm 2014). “Early The Hobbit: The Battle Of Five Armies Reviews Are Here”. MTV. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2014.
  47. ^ Mathew, Ilin (4 tháng 12 năm 2014). “The Battle of the Five Armies Review Round-up: The Hobbit Manages to Impress Critics”. International Business Times. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2014.
  48. ^ “Reviews are in for "The Hobbit: Battle of the Five Armies". CBS News. 17 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2014.
  49. ^ Gettel, Oliver (17 tháng 12 năm 2014). 'Hobbit: The Battle of the Five Armies' a flawed finale, reviews say”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2014.
  50. ^ “The Hobbit: The Battle of the Five Armies (2014)”. Rotten Tomatoes. Fandango Media. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2019.
  51. ^ “The Hobbit: The Battle of the Five Armies Reviews”. Metacritic. CBS Interactive. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2014.
  52. ^ Barber, Nicholas (12 tháng 12 năm 2014). “Is the final Hobbit film a flop?”. BBC. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2014.
  53. ^ Rapold, Nicolas (17 tháng 12 năm 2014). “Bilbo Baggins in the Shadow of Bloodthirsty Hordes”. The New York Times. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2014.
  54. ^ “2014 Truly Moving Picture Award winners include”. Heartland Film Festival. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2014.
  55. ^ Tapley, Kristopher (9 tháng 12 năm 2014). 'Birdman' leads 2014 Phoenix Film Critics Society nominations”. HitFix. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2014.
  56. ^ Jagernauth, Kevin (15 tháng 1 năm 2015). “2015 Oscar Nominations Led By 'Birdman' & 'The Grand Budapest Hotel' With 9 Nominations Each”. The Playlist. Indiewire. Bản gốc lưu trữ 16 Tháng Một năm 2015. Truy cập 15 Tháng Một năm 2015.
  57. ^ “The 21st Annual Screen Actors Guild Awards”. Screen Actors Guild. 10 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2015.
  58. ^ Hammond, Pete (15 tháng 12 năm 2014). 'Birdman', 'Budapest' And 'Boyhood' Get Key Oscar Boost To Lead Critics Choice Movie Award Nominations; Jolie Rebounds From Globe Snub”. Deadline Hollywood. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2014.
  59. ^ “BAFTA Nominations: 'Grand Budapest Hotel' Leads With 11 – Full List”. Deadline Hollywood. 8 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2015.
  60. ^ Tapley, Kristopher (7 tháng 1 năm 2015). “Denver critics nominate 'American Sniper,' 'Birdman' and 'Inherent Vice”. HitFix. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  61. ^ “Empire Awards 2018 Voting”. Empire.
  62. ^ “Saturn Awards: List of 2015 nominations”. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2015.