Bước tới nội dung

J. R. R. Tolkien

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ JRR Tolkien)
J. R. R. Tolkien

Tolkien vào những năm 1920
Tolkien vào những năm 1920
SinhJohn Ronald Reuel Tolkien
(1892-01-03)3 tháng 1 năm 1892
Bloemfontein, Nhà nước Tự do Orange
Mất2 tháng 9 năm 1973(1973-09-02) (81 tuổi)
Bournemouth, Hampshire, Anh
Nghề nghiệp
Quốc tịch Anh
Alma materExeter College, Oxford
Thể loại
Tác phẩm nổi bật
Phối ngẫu
Edith Bratt
(cưới 1916⁠–⁠mất1971)
Con cái
Chữ ký
Tập tin:JRR Tolkien signature - from Commons.svg

John Ronald Reuel Tolkien CBE FRSL (/ˈrl ˈtɒlkn/, ROOL TOL-keen;[a] 3 tháng 1 năm 18922 tháng 9 năm 1973) là một nhà văn, tiểu thuyết gia, và giáo sư người Anh, được công chúng biết đến nhiều nhất qua các tác phẩm Anh chàng Hobbit (The Hobbit) và Chúa tể những chiếc nhẫn (The Lord of the Rings). Ông giảng dạy về ngôn ngữ Anglo-Saxon hay tiếng Anh cổ tại Đại học Oxford (giữ cương vị Giáo sư Rawlinson & Bosworth đầu ngành Anglo-Saxon của Oxford) từ năm 1925 đến 1945, và sau đó ông giữ ghế Giáo sư Merton đầu ngành ngôn ngữ và văn học Anh cũng tại Oxford từ 1945 đến 1959. Ông cải sang Công giáo và là một tín hữu sùng đạo. Tolkien là bạn thân của C. S. Lewis; cả hai cùng là thành viên của nhóm văn sĩ nổi tiếng Inklings. Ông được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước CBE (Commander of the Order of the British Empire) năm 1972.

Ngoài những tác phẩm nổi tiếng Anh chàng HobbitChúa tể những chiếc nhẫn được xuất bản khi ông còn sống, con trai ông, Christopher Tolkien đã xuất bản những tác phẩm khác, dựa gần như hoàn toàn trên những ghi chép của cha mình. Trong số đó có Những viên ngọc Silmaril và các tiểu thuyết khác, gộp chung lại thành một bộ truyện thống nhất về những câu chuyện kể, sử thi, ngôn ngữ và các bài viết về thế giới giả tưởng ArdaTrung Địa (tên gọi bắt nguồn từ chuyển thể tiếng Anh của từ Miðgarðr trong tiếng Bắc Âu cổ, vốn là tên gọi của vùng đất của loài người trong thần thoại của các bộ tộc nhánh German). Nội dung của bộ truyện cũng đề cập đến và gắn liền với, dù chỉ là rất ít, thế giới thực tại. Tolkien gọi cả bộ tác phẩm của mình là legendarium (tuyển tập những truyền thuyết, gốc Latinh)

Tuy đã có nhiều tác giả khác viết về thể loại kỳ ảo trước Tolkien, thành công vang dội của Anh chàng HobbitChúa tể những chiếc nhẫn đã trực tiếp làm nên sự hồi sinh của thể loại này. Chính điều này khiến cho Tolkien được suy tôn là cha đẻ của thể loại văn học kỳ ảo hiện đại. Năm 2008, The Times xếp ông đứng thứ 6 trong danh sách "50 nhà văn Anh lớn nhất kể từ năm 1945". Forbes xếp ông thứ năm trong số những nhà văn đã qua đời có thu nhập cao nhất năm 2009.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc gia đình của Tolkien

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ tiên gia tộc Tolkien phần lớn là những thợ thủ công. Gia tộc Tolkien bắt nguồn từ vùng Hạ Saxony, nhưng bắt đầu sống tại Anh từ thế kỷ 18. Họ Tolkien được cho là có từ nguyên từ chữ tollkühn trong tiếng Đức. Các tác giả Đức cũng cho rằng họ này rất có khả năng bắt nguồn từ tên ngôi làng Tolkynen, gần Rastenburg, Đông Phổ. Tên của vùng này có nguồn gốc từ tiếng Phổ cổ, hiện đã thất truyền.

Ông bà ngoại Tolkien, John và Edith Jane Suffield, là những tín đồ Baptist sống tại Birmingham và sở hữu một cửa hàng ở trung tâm thành phố. Gia đình Suffield kinh doanh rất nhiều thứ trong cùng một căn nhà đó từ đầu thế kỉ 19. Từ năm 1810 cụ cố tổ của Tolkien là William Suffield có một cửa hàng văn phòng phẩm ở đây; từ năm 1826, cụ cố của Tolkien, cũng tên là John Suffield, kinh doanh một cửa hàng chăn màn ở đây.

1892 Tấm thiệp Giáng sinh có in một tấm ảnh màu của gia đình Tolkien ở Bloemfontein, gửi đến những người họ hàng ở Birmingham.

John Ronald Reuel Tolkien sinh ngày 3 tháng 1 năm 1892 tại Bloemfontein thuộc bang Orange Free (hiện nay là tỉnh Free State, Nam Phi), con của ông Arthur Tolkien (1857–1896), một quản lý ngân hàng người Anh, và bà Mabel Suffield (1870–1904). Hai người đã rời Anh khi Arthur được thăng chức đứng đầu văn phòng ở Bloemfontein của Ngân hàng Anh. Tolkien có một người em trai, Hilary Arthur Reuel, sinh ngày 17 tháng 2 năm 1894.

Lúc còn nhỏ, Tolkien bị một con nhện to cắn trong vườn, một sự kiện mà sau này đã để lại một ấn tượng lớn trong các tác phẩm của ông, tuy Tolkien đã thú nhận rằng mình không có nhớ gì nhiều về việc này cũng như ông không hề mắc chứng sợ nhện khi lớn lên. Khi lên ba tuổi, Tolkien về Anh với mẹ và em để thăm gia đình. Cha ông qua đời tại Nam Phi do mắc bệnh nặng. Điều này dẫn đến việc gia đình Tolkien thiếu nguồn thu nhập, vì thế mẹ Tolkien gửi ông về nhà ông bà ngoại ở Birmingham. Ngay sau đó, năm 1896, họ dời đến Sarehole, rồi lại đến một ngôi làng ở Worcestershire, rồi trở về Birmingham. Tolkien thích thú khám phá chiếc cối xay bằng nước ở Sarehole, rừng Moseley Bog và các ngọn đồi Clent, Lickey và Malvern, những nơi sau này tạo cảm hứng cho ông sáng tạo nên khung cảnh của "Anh chàng Hobbit" và "Chúa Nhẫn" cùng với thị trấn Worcestershire và các ngôi làng Bromsgrove, làng Alcester, và làng Alvechurch cũng như trang trại Đáy Túi (Bag End) của dì Jane của ông, sau này trở thành tên ông đặt cho nơi sinh sống của anh chàng Bilbo người Hobbit.

Mabel Tolkien tự mình dạy học cho 2 đứa con. Bà dạy cho con mình nhiều về thảo mộc và đánh thức trong ông niềm vui được nhìn ngắm và cảm nhận cây cối. Cậu bé Tolkien thích vẽ phong cảnh và cây cối, nhưng những giờ học cậu thích thú nhất là những giờ liên quan đến ngôn ngữ, mẹ ông dạy ông các quy tắc cơ bản của tiếng Latin từ rất sớm. Ông biết đọc lưu loát từ năm bốn tuổi và có thể viết rành rọt sau đó không lâu. Mẹ ông cho ông đọc rất nhiều sách. Ông thích những truyện về thổ dân châu Mỹ ở Hoa Kỳ và những tác phẩm kỳ ảo của George MacDonald. Thêm vào đó, quyển "Truyện thần tiên" của Andrew Lang đặc biệt quan trọng đối với ông và ảnh hưởng của nó trong các tác phẩm sau này của ông là rất rõ ràng.

Trường King Edward ở Birmingham, nơi Tolkien học trong thời gian 1900–1902, 1903–1911[3]

Tolkien học tại trường King Edward ở Birmingham, và sau đó là trường St. Philip, trước khi ông đạt được học bổng và trở lại học trường King Edward.

Mabel Tolkien trở thành tín đồ Công giáo Roma vào năm 1900 bất chấp sự kịch liệt phản đối của gia đình mình, là những người theo đạo Báp-tít.[4] Vì thế, họ đã cắt luôn mọi sự giúp đỡ tài chính. Năm 1904, khi Tolkien 12 tuổi, bà qua đời vì bệnh tiểu đường loại 1. Mabel Tolkien lúc đó mới 34 tuổi nhưng do bệnh tật, bà trông già hơn nhiều, bà qua đời do insulin để chữa bệnh tiểu đường phải đến hai thập kỷ sau mới được tìm ra. Chín năm sau khi mẹ mất, Tolien viết: "Mẹ tôi thật sự là một vị thánh, không phải với bất cứ ai Đức Chúa cũng dễ dàng ban cho món quà là một người mẹ như vậy, Người trao cho chúng tôi một người mẹ sẵn sàng hy sinh để giữ lấy niềm tin cho chúng tôi."[5]

Trước khi qua đời, Mabel Tolkien đã giao quyền giám hộ hai người con trai cho Cha Francis Xavier Morgan ở tu viện Birmingham. Tolkien lớn lên ở Edgbaston, Birmingham. Ông sống dưới bóng của tòa tháp Perrott và tòa tháp Edgbaston, những nơi có lẽ đã ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh những tòa tháp u tối trong các tác phẩm của ông.[6][7] Một nguồn ảnh hưởng quan trọng nữa đến từ những bức tranh trường phái lãng mạn của Edward Burne-Jones và của những họa sĩ Tiền Raphael ở Anh,[8] bảo tàng nghệ thuật Birmingham có một bộ sưu tập nổi tiếng những bức họa đó trưng bày từ khoảng năm 1908.

Thanh niên

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1911, khi học tại trường King Edward, Birmingham, Tolkien và ba người bạn, Rob Gilson, Geoffrey Smith và Christopher Wiseman, lập một tổ chức bán bí mật mà họ gọi là "nhóm T.C.B.S." (ban đầu là viết tắt của cụm "Tea Club and Barrovian Society") [9] Sau khi ra trường, các thành viên của nhóm vẫn liên lạc với nhau, và năm 1914, họ thành lập một "hội đồng" ở London, tại nhà Wiseman. Đối với Tolkien, kết quả của việc thành lập "hội đồng" này nhằm mục đích tập tành viết thơ.

Mùa hè 1911, Tolkien đi du lịch Thụy Sĩ, chuyến đi mà sau này ông nhớ lại một cách sống động trong một lá thư năm 1968,[10] nói rằng cuộc hành trình của Bilbo Baggins qua Dãy núi Mù Sương trong "Anh chàng Hobbit" trực tiếp dựa trên cuộc phiêu lưu của ông cùng 11 người bạn đi từ Interlaken tới Lauterbrunnen và cắm trại trên những phiến băng tích vùng Mürren. 57 năm sau, Tolkien nhớ lại cảm giác nuối tiếc của ông khi phải rời khung cảnh băng tuyết vĩnh cửu ở JungfrauSilberhorn ("Đỉnh Gạc Bạc (Silvertine - một đỉnh núi phía Tây trong Dãy Mù Sương trong thế giới Trung Địa của Tolkien) trong những giấc mơ của tôi"). Họ đi qua ngọn Kleine Scheidegg tới Grindelwald và trèo qua đỉnh Grosse Scheidegg để tới Meiringen rồi tiếp tục băng qua Grimsel Pass, qua cả Valais tới Brig, cuối cùng lên đến Aletsch GlacierZermatt.[11]

Tháng Mười năm đó, Tolkien bắt đầu học tại trường Exeter, Oxford. Ban đầu ông học Văn chương Cổ điển phương Tây nhưng rồi đổi sang học Ngôn ngữ và Văn học Anh năm 1913, tốt nghiệp năm 1915 với bằng ưu hạng.[12]

Hôn nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở tuổi 16, Tolkien gặp Edith Mary Bratt, lớn hơn mình ba tuổi, khi ông và em trai Hilary chuyển đến sống tại căn nhà trọ mà Edith cùng ở. Theo Humphrey Carpenter đã viết:

Edith và Ronald thường hay lui tới các quán trà ở Birmingham, đặc biệt là quán có ban-công nhìn ra đường. Ở đó, họ có thể cùng ngồi và ném những viên đường nhỏ xuống mũ của những người đi ngang qua.... Với hai con người có cùng tính cách và vị trí trong xã hội như vậy, tình yêu nảy nở nhanh chóng. Cả hai đều mồ côi, thiếu thốn tình cảm, và họ nhận ra rằng họ có thể trao tình cảm của mình cho nhau. Mùa hè năm 1909, họ quyết định yêu nhau.[13]

Người bảo hộ của Tolkien, Cha Francis Morgan, thấy rằng Edith làm Tolkien sao nhãng việc học hành và sợ đứa trẻ của ông yêu một cô gái Kháng Cách, đã ngăn cản họ gặp nhau, trò chuyện, hay cả liên lạc cho tới khi Tolkien 21 tuổi. Tolkien tuân thủ đúng lệnh cấm này,[14] trừ một lần ông vi phạm khiến Cha Morgan dọa sẽ cho ông nghỉ học đại học nếu còn lặp lại.[15]

Buổi chiều ngày sinh nhật thứ 21 của mình, Tolkien viết một lá thư cho Edith nói rằng anh yêu cô và xin cầu hôn cô. Edith hồi âm nói rằng cô đã đồng ý cưới một người khác, nhưng cô làm vậy vì cô tưởng Tolkien đã quên cô rồi. Hai người gặp lại và ngay dưới cây cầu xe lửa, họ đã nói lại lời yêu nhau; Edith trả lại nhẫn đính hôn và nói rằng cô sẽ cưới Tolkien.[16] Sau lễ đính hôn của họ, Edith miễn cưỡng tuyên bố cô cải đạo thành một người Công giáo vì sự nằn nì của Tolkien. Edith và Ronald chính thức đính hôn ở Birmingham vào tháng 1 năm 1913, và làm lễ cưới ở Warwick, tại nhà thờ Công giáo Đức Mẹ Vô Nhiễm ngày 22 tháng 3 năm 1916.[17]

Chiến tranh thế giới thứ nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1914, nước Anh bước vào Chiến tranh thế giới thứ nhất. Họ hàng của Tolkien sửng sốt khi ông tuyên bố sẽ không xung phong ngay lập tức vào quân đội Anh. Thay vào đó, Tolkien đăng ký sẽ không tham gia cho tới khi ông hoàn thành chương trình học đại học của mình vào tháng 7 năm 1915. Ông sau đó được phong hàm Thiếu úy trong binh đoàn Súng hỏa mai Lancashire.[18] Ông tập huấn tại Cannock Chase, Staffordshire, trong 11 tháng. Trong một lá thư gửi Edith, Tolkien than phiền, Trong số những sĩ quan chỉ huy, số người đàng hoàng rất ít, thậm chí, tới cả là con người cũng ít.[19] Tolkien sau đó được chuyển sang Lực lượng Viễn chinh Anh, đến Pháp ngày 4 tháng 1 năm 1916. Chuyến đi từ Anh trên chiếc xe chở quân lính truyền cảm hứng cho ông viết bài thơ Hòn đảo cô độc.[20]

Tolkien là sĩ quan tín hiệu phục vụ trong trận Somme, tham gia cuộc tấn công gò Thiepval và cả cuộc đột kích sau đó vào đồn Schwaben.

Trong thời gian Tolkien phục vụ quân đội, Edith rất phiền muộn vì nỗi sợ một ngày nào đó sẽ có tiếng gõ cửa báo tin chồng tử trận. Để qua mặt bộ phận kiểm duyệt của quân đội Anh, hai người đã tạo nên một mật mã dùng khi viết thư. Nhờ vậy, Edith có thể nắm được tình hình hành quân của chồng ở mặt trận phía Tây.

Tolkien được giải ngũ về Anh ngày 8 tháng 11 năm 1916.[21] Nhiều người bạn thân của ông, có cả Gilson và Smith trong nhóm T.C.B.S., đã hy sinh trong chiến tranh. Những năm sau này, Tolkien đã phẫn nộ tuyên bố rằng những người tìm kiếm trong các tác phẩm của ông nét tương đồng với Chiến tranh thế giới thứ hai là hoàn toàn sai lầm:

Người ta phải thực sự trải qua một cuộc chiến mới thấy được hết toàn vẹn sự bạo ngược của nó; nhưng khi những tháng năm đó đã lùi xa, dường như người ta hay quên rằng những người trẻ tuổi bị cuốn vào cuộc chiến năm 1914, một cuộc chiến cũng ghê tởm không kém cuộc chiến năm 1939 và những năm về sau. Tới năm 1918, tất cả những người bạn thân của tôi đều đã hy sinh, chỉ còn lại một người còn sống.[22]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Đã xuất bản

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bilbo's Last Song (Bài thơ cuối cùng của Bilbo, 1974), thơ
  • The Father Christmas Letters (Những lá thư giáng sinh của cha, 1976), thư từ
  • The Silmarillion (Những viên ngọc Silmaril, 1977), tập thần thoại
  • Poems and Stories (Thơ và truyện, 1980), tuyển tập
  • Unfinished Tales (Những câu chuyện không hồi kết, 1980), tập truyện - tiểu luận
  • Mr. Bliss (Ông Bliss, 1982), sách ảnh thiếu nhi
  • The History of Middle-earth (Lịch sử Trung Địa, 1983 - 1996), 12 tập, biên tập bởi Christopher Tolkien
    • The Book of Lost Tales (Cuốn sách về những câu chuyện đã mất, 1983 - 1984, 2 tập),
      • The Book of Lost Tales, part I (Cuốn sách về những câu chuyện đã mất - phần I, 1983), tập truyện ngắn
      • The Book of Lost Tales, part II (Cuốn sách về những câu chuyện đã mất - phần II, 1984), tập truyện ngắn
    • The Lays of Beleriand (Trường ca về vùng đất Beleriand, 1985), thơ ca
    • The Shaping of Middle-earth (Hình dung về Trung Địa, 1986)
    • The Lost Road and Other Writings (Con đường đã mất và những ghi chép khác, 1987), tiểu luận
    • The History of The Lord of the Rings (Lịch sử Chúa tể những chiếc nhẫn, 1988 - 1992, 4 tập), quá trình viết
      • The Return of the Shadow (1988)
      • The Treason of Isengard (1989)
      • The War of the Ring (1990)
      • Sauron Defeated (1992)
    • The Later Silmarillion (1993 - 1994, 2 tập)
      • Morgoth's Ring (Chiếc nhẫn của Morgoth, 1993)
      • The War of the Jewels (Cuộc chiến Vì Những Viên Ngọc, 1994)
    • The Peoples of Middle-earth (Các dân tộc ở Trung Địa, 1996)
  • Tales from the Perilous Realm (1997), tuyển tập
  • Roveranbiên tậpdom (1998), truyện vừa
  • The Children of Húrin (Những đứa con của Húrin, 2007), tiểu thuyết
  • The History of The Hobbit (Lịch sử của người Hobbit, 2 tập, 2007), nghiên cứu
  • The Legend of Sigurd and Gudrún (Huyền thoại về Sigurd và Gudrún, 2009), tập truyện thơ
  • The Fall of Arthur (Sự sụp đổ của Arthur, 2013), truyện thơ dang dở
  • The Story of Kullervo (Câu chuyện về Kullervo, 2015), tiểu thuyết
  • Beren and Lúthien (Beren và Lúthien, 2017), tập truyện
  • The Fall of Gondolin (Sự sụp đổ của Gondolin, 2018), ghi chép

Học thuật

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sir Gawain and the Green Knight (1925), khảo luận, biên tập
  • The Devil's Coach Horses (1925), tiểu luận
  • Ancrene Wisse and Hali Meiðhad (1929), tiểu luận
  • Sigelwara Land (1932 - 1934, 2 phần), tiểu luận
  • Chaucer as a Philologist: The Reeve's Tale (1934), bài báo
  • Beowulf: The Monsters and the Critics (1936), bài giảng
  • On Fairy-Stories (Về truyện cổ tích, 1939), tiểu luận
  • On Translating Beowulf (Về việc dịch Beowulf, 1940), tiểu luận
  • Sir Orfeo (Ngài Orfeo, 1944), biên tập
  • Ancrene Wisse (1962)
  • English and Welsh (Ngôn ngữ Anh và ngôn ngữ Wales, 1955 - 1963), bài giảng
  • Finn and Hengest (Finn và Hengest, 1982), nghiên cứu
  • The Monsters and the Critics, and Other Essays (Quái vật và nhà phê bình, 1983), tập tiểu luận
  • Beowulf and the Critics (Beowulf và các nhà phê bình, 2002)

Tác phẩm khác

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Guide to the Names in The Lord of the Rings (Danh pháp trong Chúa tể những chiếc nhẫn, 1975)
  • The Letters of J.R.R. Tolkien (Những lá thư của J.R.R.Tolkien, 1981), thư từ
  • J.R.R. Tolkien: Artist and Illustrator (J.R.R.Tolkien: nghệ sĩ và nhà minh họa, 1995), tập tranh
  • A Tolkien Miscellany (2002), tuyển tập
  • Beowulf: A Translation and Commentary (2014), dịch thuật
  • A Secret Vice (1931 - 2016), bài nói chuyện
  1. ^ Tolkien phát âm họ của mình /ˈtɒlkn/ TOL-keen.[1][cần số trang] Trong tiếng Anh Mỹ thông dụng, họ thường được phát âm là /ˈtlkn/ TOHL-keen.[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo chung

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Biography: Carpenter, Humphrey (1977). Tolkien: A Biography. New York: Ballantine Books. ISBN 0-04-928037-6.
  • Letters: Carpenter, Humphrey and Tolkien, Christopher (eds.) (1981). The Letters of J. R. R. Tolkien. London: George Allen & Unwin. ISBN 0-04-826005-3.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tolkien, Christopher biên tập (1988). The Return of the Shadow: The History of The Lord of the Rings, Part One. The History of Middle-earth. 6. ISBN 0-04-440162-0.
  2. ^ Bản mẫu:Cite LPD
  3. ^ Carpenter, Biography, pages 24–51.
  4. ^ Biography, p. 31.
  5. ^ Carpenter, Biography, page 31.
  6. ^ J.R.R. Tolkien, Birmingham Heritage Forum. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2009.
  7. ^ J. R. R. Tolkien, Archives and Heritage Service, Birmingham City Council. Updated ngày 7 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2009.
  8. ^ Bracken, Pamela (ngày 4 tháng 3 năm 2006). “Echoes of Fellowship: The PRB and the Inklings”. Conference paper, C. S. Lewis & the Inklings. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2009.[liên kết hỏng]
  9. ^ Biography, pp. 53–54.
  10. ^ Letters, no. 306.
  11. ^ dab Lưu trữ 2013-12-24 tại Wayback Machine, Roots of Romance (zoomed in on 1911 trail), hosted on Google Maps. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2009.
  12. ^ Wayne G Hammond & Christina Scull (ngày 26 tháng 2 năm 2004). The Lord of the Rings JRR Tolkien Author and Illustrator. Royal Mail Group plc (commemorative postage stamp pack).
  13. ^ Biography, p. 40.
  14. ^ Doughan, David (2002). “War, Lost Tales And Academia”. J. R. R. Tolkien: A Biographical Sketch. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2006.
  15. ^ Biography, p. 43.
  16. ^ Biography, pp. 67–69.
  17. ^ Biography, p. 86.
  18. ^ Biography, pp. 77–85.
  19. ^ Tolkien and the Great War, page 94.
  20. ^ Garth, John. Tolkien and the Great War, Boston, Houghton Mifflin 2003, pp. 89, 138, 147.
  21. ^ Biography, p. 93.
  22. ^ Chúa Nhẫn. Lời nói đầu trong lần tái bản thứ hai.