Bước tới nội dung

Thành viên:Anewplayer/Nháp 6

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khu công nghiệp Tướng Quân Áo

Sản xuất chế tạo ở Hồng Kông chủ yếu bao gồm các ngành công nghiệp nhẹ và sử dụng nhiều nhân công. Việc sản xuất bắt đầu vào thế kỷ 19 sau cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Phần lớn ngành chế tạo đã được thay thế bởi các ngành dịch vụ, đặc biệt là những ngành liên quan đến tài chínhbất động sản.

Là một cảng trung chuyển (entrepôt), Hồng Kông đã hạn chế phát triển sản xuất cho đến bị ngừng lại do Nhật chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, chế tạo nghiệp Hông Kông được hồi sinh. Thập niên 1950 chứng kiến ​​sự chuyển đổi của thành phố từ một cảng tự do sang nền kinh tế dựa trên sản xuất. Ngành công nghiệp sản xuất của thuộc địa từ đó phát triển nhanh chóng trong thập kỉ tiếp theo. Từ những năm 1970 thì được đa dạng hoá, chủ yếu do cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973.

Thời kỳ đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

1842–1918

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ xưởng đóng tàu Kowloon Dockyard

Sau khi nhà Thanh nhượng cho đế quốc Anh đảo Hồng Kông năm 1842, ngành chế tạo bắt đầu phát triển. Hầu hết các nhà máy bị giới hạn trong các xưởng nhỏ sản xuất hàng thủ công, áp dụng các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện thô sơ; vì thế cho ra năng suất thấp. Vào thời ấy, ngành sản xuất không quan trọng bằng mậu dịch chuyển khẩu.[1]

Vào đầu thời kỳ thuộc địa, tất cả các nhà máy trong thành phố đều thuộc sở hữu của người Anh.[2] Các nhà máy do người Anh làm chủ chủ yếu chỉ giới hạn trong lĩnh vực đóng tàu và sản phẩm nội thất bằng mây.[3] Các nhà công nghiệp Anh không coi Hồng Kông là nơi thuận lợi cho sản xuất vì nơi đây thiếu tài nguyên thiên nhiên. Thay vào đó, họ tập trung vào thương mại trung chuyển và các ngành liên quan như vận tải biển và ngân hàng.[3]

Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc bùng nổ từ 1851–1864, khiến cho một số quan lại phong kiến Quảng Đông bỏ trốn sang Hồng Kông, mang lại nguồn vốn và thúc đẩy sản xuất. Tại đây, họ thiết lập nên nhiều công xưởng. Những nhà máy do người Trung làm chủ bắt đầu hình thành ở Hồng Kông. Công ty in ấn đầu tiên xuất hiện vào năm 1872, theo sau là nhiều ngành khác nhau như kẹo,[3][4] quần áoxà phòng.[2] Đến cuối thế kỷ 19, các nhà máy cơ giới hóa lần đầu tiên xuất hiện, chúng là nhà máy diêm và công ty bột giấy.[3][4]

Các mặt hàng điện tửkim loại nhỏ xuất hiện vào đầu thế kỷ 20.[2] Với sự phát triển của thương mại, một vài hãng sản xuất lớn đã xuất hiện. Dù có số lượng ít nhưng các công ti đã có sự đầu tư lớn và hầu hết đều vươn lên dẫn đầu lĩnh vực tương ứng.[5] Sau Cách mạng Tân Hợi (1911), nhiều công ty Trung Quốc dời đến Hồng Kông để tránh nạn quân phiệt cát cứ.[5] Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, nguồn cung cấp nhu yếu phẩm hàng ngày từ châu Âu bị cắt đứt. Các ngành sản xuất khăn, thuốc lábánh quy nổi lên trong thời kì này, cứu cánh người dân bản địa, dẫn đến sự phát triển công nghiệp nhẹ.[2]

1919–1950

[sửa | sửa mã nguồn]

Những năm 1920 và 1930 chứng kiến ​​sự bước tiến ban đầu của sản xuất chế tạo. Công nghiệp dệt may trở thành xương sống của lĩnh vực sản xuất Hồng Kông. Các ngành công nghiệp chế tạo bánh pháo, thủy tinhda thuộc cũng nổi lên,[6] Việc sản xuất dần được cơ giới hoá bằng máy.[5] Tuy nhiên, chế tạo nghiệp Hồng Kông vẫn đi sau hầu hết các thành phố công nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn khá hạn hẹp và phần lớn chỉ giới hạn cho các thương nhân Quảng Đông. Có một số yếu tố dẫn đến sự gia tăng của ngành sản xuất trong thời kỳ này, chúng bao gồm suy giảm công nghiệp ở châu Âu,[5] giảm thuế theo Thoả thuận Ottawa năm 1932, và di dời các nhà máy từ Hoa lục đến Hồng Kông.[2] Như trong trường hợp của Cheoy Lee Shipyard, công ty đóng tàu lớn nhất có trụ sở tại Hồng Kông tính đến năm 2009, đã chuyển từ Thượng Hải đến Hồng Kông năm 1936 vì xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản.[7]

Hoạt động sản xuất ở Hồng Kông phải đối mặt với nhiều thách thức trong đầu thập niên 1930. Sau khi giành lại quyền kiểm soát thuế quan năm 1928, Trung Quốc đã áp mức thuế cao lên hàng hóa Hồng Kông. Chính quyền thuộc địa đã có đề nghị giảm bớt thuế quan nhưng bất thành.[6] Việc Anh Quốc bãi bỏ chế độ bản vị vàng đã gây bất ổn cho tỷ giá hối đoái. Chính sách bán phá giá của Nhật Bản cũng ảnh hưởng đến Hồng Kông, một vùng lãnh thổ không áp thuế đối với hàng xuất khẩu. Sức tiêu thụ của Trung Quốc đại lục cũng giảm theo.[5] Cuộc Đại khủng hoảng tiếp tục tàn phá chế tạo nghiệp Hồng Kông, hơn 300 nhà máy bị phá sản.[6] Ngành sản xuất bước đầu được phục hồi vào năm 1935, do sự sụt giảm hàng hóa của Nhật Bản và Ý, ổn định tỷ giá hối đoái, mở rộng thị trường đại lục và sự trỗi dậy của các thuộc địa ở quần đảo Mã Lai.[5]

Xưởng đóng tàu Taikoo Dockyard bị Hoa Kỳ không kích trong Thế chiến II.

Tính đến năm 1941, Hồng Kông có 1250 nhà máy với gần 100.000 nhân công. Các ngành công nghiệp lớn nhất vào thời điểm đó là đóng tàu, dệt may, chế tạo đèn và giày plastic. Những mặt hàng này được buôn sang Hoa lục cũng như một nước Đông Nam Á. Trong số các lĩnh vực nêu trên, có quy mô lớn nhất là ngành đóng tàu. Tai Koo, Hung Hom Bay và Cheoy Lee Shipyard là những phân xưởng đóng tàu lớn nhất, trung bình mỗi nhà máy sử dụng hơn 4.000 lao động.[2]

Chế tạo nghiệp của thành phố suy thoái trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng. Giống như hầu hết các thành phố công nghiệp khác, người Nhật đã tàn phá gần như hoàn toàn ngành công nghiệp nơi đây.[1] Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng Kông đã thu được nhiều lợi nhuận bằng cách tiếp tục vai trò cảng trung chuyển của mình. Từ năm 1945 đến năm 1950, thu nhập từ mậu dịch chuyển khẩu mỗi năm tăng hơn một nửa.[8] Nền kinh tế thành phố phục hồi. Hầu hết các nhà máy bị đóng cửa trong thời thuộc Nhật Bản đều được mở cửa trở lại.[1]

Công nghiệp hoá

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thập niên 1950 và 1960, Hồng Kông được tổ chức lại từ một cảng tự do thành một thành phố công nghiệp.[1] Đây cũng là lần thay đổi cơ cấu kinh tế đầu tiên.

Chiến tranh Triều Tiên là một trong những nguyên nhân của sự chuyển biến. Hoa Kỳ áp đặt cấm vận lên Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, dẫn đến sự suy giảm trong thương mại trung chuyển với thị trường lớn nhất của Hồng Kông vào thời điểm đó. Thay vào đó, thành phố tập trung vào sản xuất chế tạo.[9] Hơn nữa, do các sản phẩm từ Trung Quốc không thể xuất khẩu, mở ra cho Hồng Kông một thị trường rộng lớn.[9]

Một yếu tố khác là nội chiến Quốc – Cộng. Chiến tranh Trung – Nhật qua đi, các doanh nghiệp của người Trung đã mua một số lượng lớn máy móc và phương tiện nhằm khôi phục hoạt động sản xuất quay về mức trước chiến tranh. Khi nội chiến bùng nổ, nhiều công ti đã di dời nhà máy đến những kho hàng ở Hồng Kông. Ngoài ra, một số nhà công nghiệp từ Thiên Tân, Thượng HảiQuảng Châu cũng định cư tại đây; đồng thời mang theo lao động có tay nghề cao, công nghệ và vốn đến Hồng Kông.[10][11] Nhiều người Hoa lục cũng bỏ trốn sang Hồng Kông, bổ sung vào lực lượng lao động của thành phố. Tổng cộng, khoảng 100 triệu đô la Mỹ đã được chuyển đến Hồng Kông trong thời gian này. Sau chiến tranh, cơ sở và thiết bị vẫn ở Hồng Kông, dẫn đến sự phát triển của ngành chế tạo nơi đây.[9] Từ năm 1946 đến năm 1948, số nhà máy đã tăng thêm 1211 và 81.700 công nhân làm việc trong lĩnh vực sản xuất.[1]

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước phát triển hơn cũng là một nguyên nhân khác. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước phương Tây bắt đầu cải thiện sản phẩm và kĩ thuật công nghệ, nhường lại các ngành thâm dụng lao động cho các vùng kém phát triển hơn. Điều này đã khuyến khích đầu tư ra nước ngoài và cho phép nhập khẩu công nghệ vào Hồng Kông, cũng như thúc đẩy ngành sản xuất chế tạo của thành phố.[9]

1952–1962

[sửa | sửa mã nguồn]
Khu công nghiệp Quan Đường

Từ 1952 đến 1954, tốc độ tăng trưởng tương đối thấp. Số lượng nhà máy tăng từ 1902 đến 2001, trong khi số lượng công nhân làm việc trong lĩnh vực sản xuất tăng từ 85.300 lên 98.200. Tuy nhiên, tổng giá trị hàng xuất khẩu giảm từ 29.000.000 HKD xuống 24.170.000 HKD. Điều này xảy ra là do các nhà sản xuất tập trung vào việc xây dựng nhà máy và thay đổi sản phẩm hơn là gia tăng năng suất.[12]

Từ năm 1955 đến năm 1962, tốc độ phát triển chế tạo nghiệp tăng nhanh hơn. Số lượng nhà máy tăng 80%, trong khi số lượng công nhân nhà máy tăng 160%. Tuy nhiên, giá trị hàng xuất khẩu giảm trong giai đoạn 1958–1959. Năm 1959, lần đầu tiên giá trị hàng tái xuất vượt quá xuất khẩu. Đến năm 1962, giá trị hàng tái xuất khẩu lại giảm xuống còn một phần ba kim ngạch xuất khẩu.[12]

Trong thời kỳ này, dệt may chiếm tỉ trọng lớn nhất trong ngành sản xuất chế tạo Hồng Kông. Khu công nghiệp Quan Đườngkhu công nghiệp đầu tiên tại Hồng Kông. Vào đầu thập niên 1960, sản xuất hàng dệt của Hồng Kông là ngành thành công nhất ở châu Á.[13]

Ngành dệt may nói riêng đã phát triển mạnh vào thời điểm đó. Các nhà sản xuất dệt may Trung Quốc đã thiết lập nhiều phân xưởng ở Thuyên Loan.[1] Một số thậm chí còn có nhà máy nhuộm và vũng tàu đậu riêng.[13]

1963–1970

[sửa | sửa mã nguồn]

Hồng Kông nhanh chóng được công nghiệp hóa từ năm 1963 đến năm 1970. Các ngành công nghiệp hiện tại tiếp tục phát triển thịnh vượng, các ngành công nghiệp mới cũng xuất hiện và phát triển mạnh. Số lượng nhà máy tăng 67% trong khi số lượng công nhân tăng 15%. Số nhà máy và công nhân năm 1970 lần lượt là 16.507 và 549.000 người. Về sau chiếm hơn 40% trong cơ cấu việc làm của thành phố. Giá trị xuất khẩu tiếp tục tăng. Chỉ trong hai năm đã tăng 172% lên 12.347.000.000 HKD. Hồng Kông bấy giờ không còn phụ thuộc vào việc tái xuất.[12]

Một trong những ngành công nghiệp mới dẫn đầu là điện tử, bắt đầu từ thập niên 1960. Một ngành công nghiệp khác là chế tạo đồng hồ.[14] Các nhà sản xuất Hồng Kông chủ yếu chế tạo linh kiện và đồng hồ giá rồ.[15] Tương tự như vậy, việc sản xuất đồ chơi cũng bước đầu đạt được những bước tiến trong thời kỳ này.[12]

Công nghiệp dệt may, một ngành công nghiệp hiện có, tiếp tục tăng trưởng từ năm 1963 đến năm 1970. Công nghiệp may mặc được áp dụng công nghệ cao hơn, hàng hoá được xuất khẩu đi nhiều nơi, gồm cả châu ÂuBắc Mỹ. Các phân xưởng đóng tàu của Tai Koo và Hung Hom Bay được biến thành khu bất động sản, trong khi Cheoy Lee Shipyard trở thành nhà máy đầu tiên sản xuất tàu bằng sợi thủy tinh.[16]

Các khu công nghiệp của Hồng Kông mở rộng dọc theo cầu cảng Victoria trong thời kỳ này. Trước thập niên 1960, hầu hết các khu công nghiệp được xây dựng ở cả hai bên bến cảng. Những khu vực như vậy đã được biến thành khu thương mại hoặc khu dân cư.[17]

Đa dạng hóa

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ vị trí Bốn con hổ châu Á. (Từ trên xuống: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore).

Trong thập niên 1970, quá trình công nghiệp hóa Hồng Kông phải đối mặt với hai cuộc khủng hoảng lớn, đó là cuộc khủng hoảng dầu mỏ và sự trỗi dậy của quốc gia và thành phố công nghiệp khác có cơ cấu kinh tế tương tự như Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, BrazilMéxico. Ba vùng lãnh thổ đầu tiên, cùng với Hồng Kông, được gọi chung là Bốn con hổ châu Á. Trước đó, nền kinh tế của thành phố ít phải đối mặt với sự cạnh tranh vì công nghiệp Hồng Kông phát triển sớm hơn hầu hết những nơi khác.[18]

Trước tình hình này, chính quyền đã đưa một số chính sách để giải cứu ngành sản xuất của thành phố. Các ngành công nghiệp tương đối mới như đồ chơi, điện tử và đồng hồ phải phát triển nhanh chóng đến mức ngành dệt may không còn chiếm lĩnh thị trường.[18] Điều này một phần là do các nước phương Tây áp đặt nhiều hạn chế đối với hàng dệt may nhập khẩu, trong khi đồ chơi, điện tử và đồng hồ được hưởng mức thuế thấp hơn. Năm 1972, Hồng Kông thay thế Nhật Bản trở thành nhà xuất khẩu đồ chơi lớn nhất.[19] Các công ty đồng hồ Thụy Sĩ cũng chuyển một số nhà máy sang Hồng Kông.[15]

Ngoài ra, chất lượng của mặt hàng cũng được cải thiện. Số lượng lớn các sản phẩm giá rẻ được thay thế bằng một số lượng nhỏ các sản phẩm có chất lượng và giá trị cao hơn. Chất lượng và công nghệ của mặt hàng cũng được nâng cao tỉ lệ thuận với sự cạnh tranh. Thị trường ngày càng được đa dạng hoá. Các công ty Hồng Kông cũng sử dụng các cách thức sản xuất hàng hóa linh hoạt. Đối mặt với những hạn chế ở nước ngoài, các công ty đã tận dụng sự đa dạng của hàng hoá. Cụ thể, khi một sản phẩm bị hạn chế thì họ sẽ bù đắp lại mặt hàng khác. Ngành công nghiệp đồ trang sức có giá trị gia tăng cao, nổi lên vào thập niên 1970.[19]

Nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu trở nên đa dạng hơn. Ví dụ, Hồng Kông đã mua nguyên liệu thô từ Đài Loan, SingaporeHàn Quốc để giảm sự phụ thuộc vào Nhật Bản. Nhập khẩu nguyên liệu thô từ châu Á tăng, trong khi từ các nước châu Âu và châu Mỹ giảm.[20]

Các nước lớn như Hoa Kỳ, AnhTây Đức không còn áp đặt hạn chế lên mặt hàng nhập khẩu. Các công ty cũng có nhiều cố gắng trong việc trao đổi hàng hóa với các nước nhỏ hơn, mặc dù các nước phát triển vẫn chiếm phần lớn.[20]

Chính quyền cho thành lập nhiều khu công. Nguyên do là không có đủ quỹ đất, dẫn đến giá thuê đất tăng. Năm 1971, mỗi mét vuông đất công nghiệp đấu giá khoảng 1.329,09 đô la Hồng Kông.[20] Thời kỳ này cũng chứng kiến nhiều khu vực công nghiệp được mở rộng, đặc biệt là ở những thị trấn mới của Tân Giới như Đồn MônSa Điền. Ngoài ra, đất công nghiệp có thể được mua trả góp.[21]

Hồng Kông cố gắng duy trì tốc độ sản xuất cao trong khi vẫn đa dạng hóa mặt hàng. Trong thập niên 1970, các nhà máy của Hồng Kông đã tăng từ 16.500 lên 22.200. Số lượng nhân công tăng từ 549.000 lên 871.000. Giá trị xuất khẩu tăng từ $1.234.700.000 lên $5,591,200,000, và tăng 18,18% hàng năm.[21]

Ngành dệt may phát triển mạnh trong những năm 1970. Thành phố là nhà cung cấp denim lớn nhất thế giới. Tổng cộng có 29.577 máy dệt, hầu hết đều là máy dệt không thoi.[22] Các công ty giày bắt đầu sản xuất giày da thay vì giày rẻ tiền vào thập niên 1960.[23] Các công ty may mặc lớn cũng nổi lên,[24] đồng hồ thạch anh lần đầu tiên được sản xuất trong thời kỳ này.[25]

Công nghiệp dịch chuyển

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên nhân và diễn biến

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong những năm 1980, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động của Hồng Kông, phụ thuộc vào chi phí thấp của thành phố để duy trì tính cạnh tranh, phải đối mặt với vấn đề tăng giá thuê đất và chi phí lao động.[26] Hơn nữa, sự gia tăng dân số không đủ do nhu cầu về sản phẩm ngày càng tăng.[27] So với ba con hổ châu Á khác, các ngành công nghiệp thâm dụng vốn và công nghệ của Hồng Kông không phát triển và một số nước kém phát triển hơn như Thái Lan, MalaysiaIndonesia đã vượt Hồng Kông về lĩnh vực thâm dụng lao động. Một vấn đề khác là chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng của các nước phương Tây, khiến một số đặc quyền bị loại bỏ và các hạn chế bổ sung đối với các sản phẩm của Hồng Kông.[26]

Trong khi đó, cải cách kinh tế Trung Quốc đã khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng nhà máy ở Hoa lục.[28][29] Nơi đây có lực lượng lao động, đất đai và kiểm soát ô nhiễm lỏng lẻo hơn Hồng Kông. Mức lương trung bình hàng ngày của Hồng Kông là 65 HKD (1981), lớn hơn nhiều so với 2 HKD ở Quảng Đông (1980). Cơ sở hạ tầng và vật chất của Trung Quốc kém phát triển hơn Hồng Kông, từ đó cắt giảm được nhiều chi phí.[30] Trung Quốc cũng có nhiều đất bằng để phát triển công nghiệp[29] với một thị trường địa phương lớn. [29] Do đó, các nhà công nghiệp Hồng Kông đã tận dụng các yếu tố thu hút của Trung Quốc Đại lục bằng cách di dời các nhà máy của họ đến đó. [31]

Hầu hết các nhà máy đã di dời đến Đồng bằng sông Châu Giang . Đường xá, bến cảng và mạng lưới thông tin liên lạc của Đồng bằng sông Châu Giang phát triển nhanh chóng, và những nơi như Quảng ChâuPhật Sơn có cơ sở công nghiệp nhẹ tốt. Theo ước tính của chính phủ, trong số các nhà máy được di dời, 94% trong số đó đã chuyển đến Quảng Đông từ năm 1989 đến năm 1992. Trong số đó, 43% chuyển đến Thâm Quyến và 17% đến Đông Hoản. Tuy nhiên, việc di dời công nghiệp không chỉ giới hạn ở Trung Quốc. [32] Một số nhà công nghiệp đã di dời nhà máy của họ sang các nước lân cận như Thái Lan, [32] Ấn Độ, Philippines, Myanmar, Bangladesh, Việt Nam, Indonesia và Malaysia. [33]

Hai thuật ngữ riêng lẻ đã được đặt ra. Đầu tiên, 'sản xuất tại Hồng Kông', đề cập đến quá trình trong đó tất cả quyền lực, tài nguyên (ngoài nguyên liệu thô nhập khẩu từ nước ngoài), lao động, vốn, thiết kế và quản lý đều diễn ra ở Hồng Kông và các sản phẩm được bán trong nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài. Hệ thống này là một hệ thống sản xuất trước khi di dời. Thứ hai, ' do Hồng Kông sản xuất', đề cập đến quá trình mà vốn, thiết kế, quản lý và văn phòng xảy ra ở Hồng Kông. Tuy nhiên, nguồn điện và lao động được cung cấp từ Trung Quốc Đại lục, nơi đặt các nhà máy. Nguyên liệu thô được vận chuyển đến Trung Quốc đại lục qua Hồng Kông. Các sản phẩm sau đó được vận chuyển ra nước ngoài. Hệ thống này mô tả hệ thống mà các nhà máy được di dời tuân theo. [34]

Các nhà máy đầu tiên được chuyển đến Trung Quốc Đại lục vào cuối những năm 1970. Xu hướng tái định cư đạt đến đỉnh điểm vào giữa những năm 1980. Đến những năm 1990, hơn 80% nhà máy đã được chuyển đến Trung Quốc Đại lục. Giá trị xuất khẩu trong nước tiếp tục giảm trong khi giá trị tái xuất từ Trung Quốc Đại lục tăng mạnh. Trong ngành công nghiệp đồ chơi, chỉ 7% giá trị hàng xuất khẩu là do xuất khẩu trong nước, trong khi 93% được tái xuất từ Trung Quốc Đại lục. Từ năm 1989 đến năm 1994, giá trị tái xuất khẩu từ Trung Quốc Đại lục tăng trung bình hàng năm 25,6%. [35] Trong những năm 1990, ngành công nghiệp đồ trang sức đã chuyển phần lớn quy trình sản xuất của họ sang Đại lục, ngoại trừ ngành sản xuất đồ trang sức có giá trị nhất. [36]

Tuy nhiên, một số nhà máy vẫn ở Hồng Kông, vì hạn ngạch nhập khẩu hoặc giới hạn về nơi xuất xứ, hoặc vì chỉ Hồng Kông mới có công nghệ yêu cầu. Các ngành sản xuất một số lượng nhỏ hàng hóa chất lượng cao không cần phải di dời. Một số nhà máy cũng vẫn ở lại vì họ có chi nhánh ở nước ngoài. [37] Hội thảo gia đình cũng ở lại. [38]

Tác động

[sửa | sửa mã nguồn]

Di dời công nghiệp ở một mức độ nào đó đã góp phần nâng cấp các ngành công nghiệp. Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động của Hồng Kông đã được chuyển thành các ngành công nghiệp thâm dụng vốn và công nghệ. [39] Các nhà máy ở Đại lục được di dời trở nên hiệu quả hơn so với trước khi di dời, do đó làm tăng năng suất của các nhà sản xuất. Từ năm 1985 đến năm 2004, tổng số tiền do các nhà sản xuất như vậy thực hiện đã tăng từ 208.000 đô la Hồng Kông lên 942.000 đô la Hồng Kông. [40] Các sản phẩm được sản xuất tại Đại lục cũng có tính cạnh tranh cao hơn do giá thành rẻ. [41]

Môi trường của Hồng Kông đã được cải thiện trong khi của Trung Quốc Đại lục đang bị ô nhiễm nặng. Đồng bằng sông Châu Giang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng và nhiều đất nông nghiệp bị biến thành mục đích sử dụng công nghiệp. Ngành công nghiệp sơ cấp của Quảng Đông giảm từ 70,7% xuống chỉ còn 32,9%, trong khi ngành công nghiệp thứ cấp tăng từ 12,2% lên 20,7%. Từ năm 1988 đến năm 2009, diện tích ruộng đã giảm 32%. [42] Do đó, các chính quyền địa phương của Nam Trung Quốc đã thông qua luật hạn chế ô nhiễm công nghiệp. [43]

Cuộc sống của người dân ở Trung Quốc Đại lục đã được cải thiện. Nhiều người không còn cần phải trang trại để kiếm sống. Vào năm 1987, hơn một triệu công nhân đã được các nhà công nghiệp Hồng Kông sử dụng (đã tăng lên 10 triệu vào năm 2005 [44] ) tại Trung Quốc Đại lục. [45] Các chính quyền địa phương ở Trung Quốc kiếm được tiền, được sử dụng để cải thiện cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, thông qua tiền thuê đất và thuế. Do đó, nền kinh tế của Đồng bằng sông Châu Giang đã được thúc đẩy cùng với việc nâng cao mức sống. [44]

Khi ngành công nghiệp sản xuất suy giảm, ngành công nghiệp cấp ba tăng lên. Khu vực dịch vụ tiếp tục thịnh vượng cho đến ngày nay. Năm 1980, khu vực đại học chỉ chiếm 48,4% trong cơ cấu việc làm của Hồng Kông. [46] Đến năm 2008, 87,1% tổng số nhân viên làm việc trong ngành dịch vụ trong khi tỷ lệ nhân viên của ngành sản xuất giảm xuống còn 4,6%. [47] Các nhà máy được di dời cần các dịch vụ hỗ trợ bao gồm vận chuyển, bảo hiểm và trên hết là tài chính . Do có nhiều người làm việc trong lĩnh vực cấp ba, nền kinh tế Hồng Kông ngày càng phát triển dựa vào các ngành dịch vụ. [48]

Các ngành tài chính và bất động sản nở rộ vào những năm 1990. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào các ngành như vậy đã gây ra mất khả năng cạnh tranh giữa các sản phẩm do các nhà sản xuất có trụ sở tại Hồng Kông sản xuất và các sản phẩm từ thị trường quốc tế. Những con hổ châu Á khác đã phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn như dầu thô, máy tính và các ngành công nghiệp nặng. [49] Do đó, chính phủ Hồng Kông đã cố gắng phát triển các ngành công nghiệp dựa trên tri thức, công nghệ cao và giá trị gia tăng cao hơn. Các chương trình đào tạo công nghệ cao cũng như các khóa học liên quan đến công nghệ thông tincông nghệ sinh học đã được cung cấp. Đất được sử dụng cho các ngành công nghệ cao, đặc biệt là Cyberport . Các trung tâm nghiên cứu đã được thành lập để hỗ trợ các ngành như vậy, đặc biệt là Công viên Khoa học và Công nghệ Hồng Kông . [50] Xuất khẩu công nghệ cao chiếm một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu của Hồng Kông năm 2005. [51] Các công nhân sản xuất không có tay nghề ở các khu vực khác bị thất nghiệp do di dời công nghiệp. [52] [53] Để hỗ trợ họ, chính phủ đã cung cấp các chương trình đào tạo lại, cho phép họ, đặc biệt là những người trong ngành công nghiệp đại học, có được công việc mới. [54]

Thế kỷ 21

[sửa | sửa mã nguồn]
Khu công nghiệp Nguyên Lãng

Tính đến năm 2008, in ấn và xuất bản chiếm 24,6% trong cơ cấu việc làm trong chế tạo nghiệp Hồng Kông, tiếp theo là thực phẩmđồ uống với 17,5%. Các ngành dệt may, may mặcđiện tử chỉ chiếm tỉ trọng lần lượt là 9,8%, 8,7% và 7,6%.[55] Công nghiệp may mặc chiếm 35,6% giá trị hàng xuất khẩu nội địa của ngành sản xuất năm 2007, trong khi ngành công nghiệp điện tử chiếm 18,0%. Các ngành công nghiệp hóa chất, trang sức, dệt may và in ấn và xuất bản lần lượt chiếm 9,8%, 8,0%, 3,3% và 2,6%.[56]

Bất chấp việc dịch chuyển các ngành công nghiệp nhẹthâm dụng lao động, công nghiệp nặng vẫn kém phát triển ở Hồng Kông.[57] Hồng Kông là vùng lãnh thổ đông người sinh sống, thuận lợi cho ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhân công. Nguyên liệu và sản phẩm của các ngành công nghiệp nhẹ dễ vận chuyển hơn các ngành công nghiệp nặng. Với địa hình chủ yếu là đồi núi, nơi đây không thích hợp để phát triển công nghiệp nặng.[57]

Trong thế kỷ 21, các nhà công nghiệp Thâm Quyến muốn hợp tác với Hồng Kông trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao. Họ muốn chia sẻ thông tin kinh doanh với Hồng Kông và sử dụng các dịch vụ tài chính của thành phố. Các ngành công nghiệp thuộc khu vực IVkhu vực III cũng được quan tâm.[58]

Ngày 11 tháng 8 năm 2020, Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ thông báo hàng hoá sản xuất tại Hồng Kông và nhập khẩu vào Hoa Kỳ sau ngày 25 tháng 9 phải được dán nhãn "sản xuất tại Trung Quốc" (Made in China) thay vì "sản xuất tại Hồng Kông" (Made in Hong Kong).[59]

Chú thích và tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f 封 1997, tr. 28
  2. ^ a b c d e f 封 1997, tr. 27
  3. ^ a b c d Zhang 1999, tr. 227
  4. ^ a b Zhang 1996, tr. 140
  5. ^ a b c d e f Zhang 1996, tr. 141
  6. ^ a b c Zhang 1999, tr. 229
  7. ^ 何 2009, tr. 11
  8. ^ 何 2009, tr. 2
  9. ^ a b c d 封 1997, tr. 29
  10. ^ 何 2009, tr. 3
  11. ^ Encyclopædia Britannica
  12. ^ a b c d 封 1997, tr. 30
  13. ^ a b 何 2009, tr. 23
  14. ^ 何 2009, tr. 71
  15. ^ a b 何 2009, tr. 55
  16. ^ 何 2009, tr. 15
  17. ^ Ip, Lam và Wong 2007, tr. 10
  18. ^ a b 封 1997, tr. 31
  19. ^ a b 封 1997, tr. 32
  20. ^ a b c 封 1997, tr. 33
  21. ^ a b 封 1997, tr. 34
  22. ^ 何 2009, tr. 22
  23. ^ 何 2009, tr. 35
  24. ^ 何 2009, tr. 38
  25. ^ 何 2009, tr. 57
  26. ^ a b 封, p.34
  27. ^ Kristof
  28. ^ 封, p.35
  29. ^ a b c Keung
  30. ^ Ip, Lam and Wong, p.20
  31. ^ Ip, Lam and Wong, p.15
  32. ^ a b 封, p.36
  33. ^ Ip, Lam and Wong, p.15
  34. ^ Ip, Lam, and Wong, p.16
  35. ^ 封, p.35
  36. ^ 何, p.884
  37. ^ 封, p.36
  38. ^ 封, p.37
  39. ^ 封, p.37
  40. ^ Ip, Lam and Wong, p.26
  41. ^ Ip, Lam and Wong, p.28
  42. ^ Ip, Lam and Wong, p.30
  43. ^ Ip, Lam and Wong, p.31
  44. ^ a b Ip, Lam and Wong, p.28
  45. ^ Kristof
  46. ^ Ip, Lam and Wong, p.26
  47. ^ Hong Kong Yearbook, p.124
  48. ^ 何, p.88
  49. ^ 何, p.112
  50. ^ Ip, Lam and Wong, p.31
  51. ^ Lau, p.ii
  52. ^ Ip, Lam and Wong, p.28
  53. ^ 何, p.99
  54. ^ Ip, Lam and Wong, p.30
  55. ^ Niên giám Hồng Kông 2008, tr. 98
  56. ^ Niên giám Hồng Kông 2007, tr. 102
  57. ^ a b Ip, Lam và Wong 2007, tr. 8
  58. ^ Lau, p.iii
  59. ^ Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ 2020

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ip, Kim Wai; Lam, Chi Chung; Wong, Kam Fai (2007). Exploring Geography [Khám phá địa lý] (bằng tiếng Anh). 1B (ấn bản thứ 2). Oxford University Press. tr. 8–35. ISBN 978-0-19-548660-5.
  • 何, 耀生 (2009). 香港製造‧製造香港 [Làm tại Hồng Kông — Làm nên Hồng Kông] (bằng tiếng Trung) (ấn bản thứ 1). 明報出版社有限公司. tr. 1–153. ISBN 978-962-8994-99-1.Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • 封, 小雲; 龔, 唯平 (1997). 香港工業2000 [Công nghiệp Hồng Kông 2000] (bằng tiếng Trung) (ấn bản thứ 2). Joint Publishing. ISBN 962-04-1382-2.
  • Hong Kong Yearbook 2008 [Niên giám Hồng Kông 2008] (bằng tiếng Anh). Chính phủ Hồng Kông. 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2021.
  • Hong Kong Yearbook 2007 [Niên giám Hồng Kông 2007] (bằng tiếng Anh). Chính phủ Hồng Kông. 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2021.
  • Keung, Hon-ming. “工業北移” [Công nghiệp dịch chuyển về phía Bắc]. 地理入門 [Cách cổng vào địa lý] (bằng tiếng Trung). HKEdCity. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2010.
  • Kristof, Nicholas D. (4 tháng 9 năm 1987). “China: Hong Kong's Factory” [Trung Quốc: Nhà máy của Hồng Kông]. The New York Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2010.Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • Zhang, Li (25 tháng 1 năm 1999). “1937- 1941 年香港华资工业的发展” [Sự phát triển của doanh nghiệp Trung Quốc trên đất Hồng Kông từ 1937 đến 1941] (PDF). Modern Chinese History Studies (bằng tiếng Trung). Trung Quốc: China Academic Journal Electronic Publishing House (1). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2013.Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • Zhang, Xiaohui (25 tháng 1 năm 1996). “近代香港的华资工业” [Công ty công nghiệp Trung Quốc tại một Hồng Kông hiện đại] (PDF). Modern Chinese History Studies (bằng tiếng Trung). Trung Quốc: China Academic Journal Electronic Publishing House (1). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2013.Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • “Manufacturing” (bằng tiếng Anh). Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2021.
  • “Country of Origin Marking of Products of Hong Kong” [Nước xuất xứ của nhãn hàng hoá Hồng Kông] (bằng tiếng Anh). Hoa Kỳ: Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ. 11 tháng 8 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2020.