Terbi(III,IV) oxide
Bài viết này cần thêm liên kết tới các bài bách khoa khác để trở thành một phần của bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia. (tháng 8 2020) |
Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. (tháng 8 2020) |
Terbi(III,IV) Oxide | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | Tetraterbium heptaoxide |
Tên khác | Terbium(III,IV) oxide Terbium peroxide |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Tb4O7 |
Khối lượng mol | 747,6972 g/mol |
Bề ngoài | bột nâu đậm-nâu đen hút ẩm |
Khối lượng riêng | 7,3 g/cm³ |
Điểm nóng chảy | Phân hủy thành terbi(III) Oxide |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | Không tan |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Terbi(III, IV) Oxide, còn được gọi với cái tên khác là tetraterbi heptOxide, là một hợp chất vô cơ có thành phần chính gồm hai nguyên tố là terbi và oxy, có công thức hóa học được quy định là Tb4O7, mặc dù một số văn bản hóa học quyết định gọi nó với một công thức khác là TbO1,75.
Tb4O7 là một trong những hợp chất terbi, có giá trị về kinh tế – thương mại chủ yếu và là sản phẩm duy nhất chứa ít nhất một Tb(IV) (terbi ở trạng thái oxy hóa +4) cùng với Tb(III) ở trạng thái ổn định. Hợp chất này được sản xuất bằng cách gia nhiệt oxalat kim loại, với ứng dụng dùng sử dụng vào mục đích điều chế các hợp chất terbi khác. Terbi có tất cả ba Oxide chính yếu khác là: Tb2O3, TbO2 và Tb6O11.
Tính chất hóa học
[sửa | sửa mã nguồn]Terbi(III,IV) Oxide bị mất đi oxy khi nung nóng ở nhiệt độ cao. Hợp chất này đã được tìm thấy vào đầu năm 1916 khi cho hợp chất Tb4O7 làm chất xúc tác phản ứng của khí than (CO + H2) trong môi trường không khí, dẫn đến cháy nổ và phát ra lửa.[1]
Tổng hợp
[sửa | sửa mã nguồn]Tb4O7 thường được tạo ra bởi sự bốc cháy của oxalat ở hoặc sunfat trong không khí.[2] Các oxalat (ở 1000 ℃) thường được sử dụng, vì sunfat đòi hỏi nhiệt độ cao hơn, và nó tạo ra một sản phẩm gần như màu đen, bị lẫn bởi tạp chất Tb6O11 hoặc các Oxide giàu oxy khác.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Bissell, D. W.; James, C. (1916). “GADOLINIUM SODIUM SULFATE”. Journal of the American Chemical Society. 38 (4): 873. doi:10.1021/ja02261a012.
- ^ Hartmut Bergmann, Leopold Gmelin (1986). Gmelin Handbook of Inorganic Chemistry, System Number 39. Springer-Verlag. tr. 397. ISBN 9783540935254.