Tổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt Nam
Tổng cục Tình báo Quốc Phòng Tổng cục II | |
---|---|
Quân đội Nhân dân Việt Nam | |
Quốc gia | Việt Nam |
Thành lập | 25 tháng 10 năm 1945[1] |
Phân cấp | Tổng cục (Nhóm 3) |
Nhiệm vụ | Cơ quan Tình báo quân sự |
Quy mô | ~25.000 quân |
Bộ phận của | Bộ Quốc phòng |
Bộ chỉ huy | Đường Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội |
Tên khác |
|
Khẩu hiệu | Trung dũng kiên cường, độc lập sáng tạo, bí mật khôn khéo, đoàn kết quyết thắng |
Chỉ huy | |
Tổng cục trưởng | Trần Công Chính |
Tổng cục trưởng đầu tiên | Nguyễn Như Văn |
Chỉ huy nổi bật | Các tướng lĩnh tiêu biểu: |
Tổng cục Tình báo Quốc phòng, gọi tắt là Tổng cục Tình báo hoặc Tổng cục II, là cơ quan tình báo chiến lược của Đảng, Nhà nước, cơ quan tình báo chuyên ngành quân sự của Quân ủy Trung ương, trực thuộc Bộ Quốc phòng, được thành lập trên cơ sở Cục Tình báo (Cục II), Bộ Tổng tham mưu năm 1995 và hoạt động theo Pháp lệnh tình báo do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh ký ngày 14 tháng 12 năm 1996 và Nghị định 96/CP do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ngày 11 tháng 9 năm 1997.
Quá trình hình thành và phát triển
[sửa | sửa mã nguồn]- Lực lượng Tình báo Quốc phòng bắt nguồn từ phòng Tình báo Quân ủy hội do Hoàng Minh Đạo (tên thật là Đào Phúc Lộc) phụ trách, thành lập ngày 25 tháng 10 năm 1945 (được lấy làm ngày truyền thống của Tình báo Quốc phòng Việt Nam). Hoàng Minh Đạo được coi là thủ trưởng đầu tiên của ngành tình báo quân sự.
- Theo sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 34 ngày 25 tháng 4 năm 1946, Điều thứ 10: "Tình báo cục" có nhiệm vụ trinh sát tình hình quân địch, tình hình quân đội của mình, và thu thập các tin tức lợi cho việc hành binh.
- Tháng 9 năm 1946, Phòng Tình báo Quân ủy hội mở một lớp huấn luyện nghiệp vụ tại Sơn Tây, do Đại tá Lâm Sơn (người Nhật), làm giảng viên về nghiệp vụ tình báo.
- Cục Tình báo được thành lập ngày 20 tháng 3 năm 1947, thuộc Bộ Quốc phòng – Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam. Tháng 4 năm 1950, Bộ Tổng chỉ huy đã chỉ thị đưa một bộ phận của Cục Tình báo tăng cường cho Phòng Quân báo để thành lập Cục Quân báo Bộ Tổng Tham mưu (tháng 7 năm 1950). Một bộ phận của Cục Tình báo sáp nhập với Nha Công an để thành lập Ty Tình báo Nha Công an.
- Ngày 15 tháng 7 năm 1951, tổ chức lại thành Cơ quan Tình báo Chiến lược của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với tên gọi Nha Liên lạc thuộc Thủ tướng Phủ được thành lập.
- Tháng 9 năm 1954, tranh thủ thời gian thực hiện hiệp định Geneva, Thủ tướng Phạm Văn Đồng (thay mặt Ban Chấp hành Trung ương phụ trách Tình báo), theo tham mưu của Nha Liên lạc, đề xuất phương án xây dựng tổ chức nắm địch của các cấp ủy Đảng ở địa phương.[2]
- Ngày 18 tháng 10 năm 1954, Ban Địch tình trực thuộc Xứ ủy được thành lập, phụ trách thống nhất các lực lượng tình báo tại miền Nam. Văn Viên - Xứ ủy viên là Trưởng ban, Mai Chí Thọ, Mười Hương, Cao Đăng Chiếm và Hoàng Minh Đạo là Phó ban.
- Từ năm 1955 đến 1958, vì sự hoạt động có hiệu quả của các cơ quan phản gián Việt Nam Cộng hòa, nhiều đầu mối quan trọng của Ban Địch tình bị phát hiện và theo dõi, nhiều lãnh đạo của Ban cũng bị bắt. Đây cũng là một trong những thời điểm khó khăn nhất của Cách mạng miền Nam nói chung và lực lượng tình báo nói riêng.
- Ngày 10 tháng 6 năm 1957, Nha Liên lạc hợp nhất với Cục Quân báo – Bộ Tổng tham mưu (Cục Nghiên cứu hay Cục II). Từ đây, hoạt động tình báo tại miền Nam được chuyển giao cho Quân đội.[3]
- Năm 1968, theo yêu cầu của Bộ Tổng tham mưu và lãnh đạo cục, Phòng Điệp báo ngoài nước (Cục 25 ngày nay) phối hợp với các tổ điệp báo tại Thái Lan, đã tấn công làm hư hại nhiều máy bay tại các sân bay Utapao và Udon[4].
- Tháng 7 năm 1969, Cụm A22 - cụm điệp báo được cho là leo cao luồn sâu nhất trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa bị phát hiện. Trong thời gian này, ít nhất 2 lưới tình báo A22 và A26 bị vỡ, một số lưới hoạt động không hiệu quả hoặc bị theo dõi, khiến phòng tình báo miền phải tổ chức hội nghị đặc biệt để bảo toàn các lưới khác[5].
- Năm 1971, ít nhất 3 nguồn tin từ các tổ điệp báo đã phát hiện kế hoạch điều quân của quân đội Việt Nam Cộng hòa ra Hạ Lào, góp phần làm thất bại chiến dịch Lam Sơn 719[6].
- Năm 1972, các lực lượng của Tình báo Quân sự, đặc biệt là Trinh sát kỹ thuật và Điệp báo chiến lược đã phát hiện sớm tình hình địch, phục vụ hiệu quả xuất sắc, góp phần đập tan cuộc tập kích đường không chiến lược 12 ngày đêm của Mỹ tháng 12 năm 1972, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.[7][8]
- Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, cán bộ của Phòng Quân báo đã kịp thời tham mưu, đề xuất với Cục Tình báo và Bộ Chỉ huy Miền chỉ đạo lực lượng trinh sát của Bộ tăng cường cho các Binh đoàn chủ lực tham gia chuẩn bị chiến trường, kết hợp chặt chẽ với các lực lượng nổi dậy trong nội đô, ven đô, dẫn đường và chỉ thị mục tiêu cho các cánh quân tiến về Sài Gòn, làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.[8]
- Năm 1977, Cục Quân báo thu được tài liệu cho thấy Khmer Đỏ coi Việt Nam là đối thủ truyền kiếp, từ đó Trung ương đánh giá những sự kiện diễn ra tại biên giới Tây Nam không đơn thuần là xung đột biên giới thông thường, mà là chiến tranh toàn diện bảo vệ Tổ quốc.[9]
- Tháng 2 năm 1979, chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra. Cục không dự đoán được quy mô xung đột với Trung Quốc. Tổng kết sau chiến tranh, Bộ Tổng tham mưu nhận xét về mặt chiến thuật chúng ta thành công, nhưng về mặt chiến lược Việt Nam bị bất ngờ.
- Tháng 5 năm 1983, xảy ra sự kiện Xiêm Rệp, bộ phận quân báo của mặt trận 479 (ngày nay là Cục 12) - bị phản tình báo, đã đưa đến nhận định sai lầm, gây ra hậu quả lớn trong quan hệ giữa 2 nước Campuchia và Việt Nam.[10]
- Khi kết thúc chiến tranh lạnh, Cục có đóng góp rất to lớn vào việc phá thế bao vây chiến lược của các nước lớn đối với Việt Nam, góp phần bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và xã hội sau này.
- Ngày 18 tháng 9 năm 1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra Nghị định số 335/HĐBT thành lập Tổng cục Tình báo - Bộ Quốc phòng.
- Ngày 23 tháng 10 năm 1992, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 393/QĐ-QP về nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức lực lượng của Tổng cục Tình báo.
- Năm 1995, Cục Tình báo - Bộ Tổng tham mưu được nâng cấp lên thành Tổng cục Tình báo (Tổng cục II) thuộc Bộ Quốc phòng.
- Năm 1996, Pháp lệnh Tình báo được thông qua, quy định Tổng cục 2 là cơ quan tình báo chiến lược của Nhà nước Việt Nam.
- Năm 2016, Tổng cục 2 thành lập Trung tâm T1, chuyên trách trên hình thái tình báo mới, đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức lực lượng, nâng cao hiệu quả dự báo quốc phòng.[11]
- Tổng cục đã tham mưu, phục vụ Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 48 ngày 25 tháng 3 năm 2019 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tình báo trong tình hình mới.[12]
- Bước vào giai đoạn tình báo mới, tổng cục xác định đối tượng chủ yếu của tình báo Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc, địa bàn các nước trong khu vực. Tập trung vào các loại hình thái tình báo mới như tình báo trên không gian mạng.[13]
Nhiệm vụ
[sửa | sửa mã nguồn]- "Lực lượng Tình báo Quốc phòng là lực lượng chuyên trách về công tác tình báo chiến lược hoạt động trên các lĩnh vực tình báo chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học - kĩ thuật, công nghệ và môi trường, văn hoá - xã hội, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến lợi ích quan trọng, sống còn của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, góp phần tham mưu cho Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, sách lược đối nội, đối ngoại và các chủ trương, kế hoạch, biện pháp, quyết sách để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược..." (Điều 1, chương 1 của Nghị định 96/CP).
- "Đối tượng và mục tiêu của Lực lượng Tình báo Quốc phòng là những nơi có tin tức, tài liệu liên quan đến nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó đặc biệt chú ý đến các quốc gia, tổ chức và các cá nhân ở trong nước và ngoài nước có âm mưu hoạt động, đe dọa chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam." (Điều 11, chương 2 của Nghị định 96/CP).
Lãnh đạo hiện nay
[sửa | sửa mã nguồn]- Tổng cục trưởng: Trung tướng Trần Công Chính [14]
- Chính ủy:
- Phó Tổng cục trưởng:
- Thiếu tướng Tống Hữu Nghĩa
- Thiếu tướng Tạ Xuân Thủy
- Thiếu tướng Hà Văn Hưng
- Thiếu tướng Nguyễn Tân Tiến
- Thiếu tướng Nguyễn Minh Tuấn
- Phó Chính ủy: Thiếu tướng Lê Vĩnh Thuộc
Cơ cấu tổ chức
[sửa | sửa mã nguồn]Không như cơ quan tình báo Bộ Công an, Lực lượng Tình báo Quốc phòng hiện nay không tổ chức các đơn vị tình báo theo đối tượng hoạt động (như Cục Châu Âu, Châu Mỹ,...)[15] hoặc tập trung vào lĩnh vực đặc thù (như Cục Tình báo Kinh tế và Khoa học Công nghệ), nhiệm vụ điệp báo bất hợp pháp dựa vào các đơn vị trực thuộc, không giới hạn về địa lý và thể loại tin tình báo. Ngoài ra, cũng thành lập Ban Chỉ đạo điệp báo Tổng cục do thủ trưởng Tổng cục làm trưởng ban để theo dõi, và chỉ đạo các nguồn tin tình báo trọng yếu.
- Ghi chú: TQH = Trần quân hàm chỉ huy đơn vị
Tên đơn vị | TQH | Thông tin |
---|---|---|
Cục Chính trị | Thiếu tướng | |
Bộ Tham mưu | Đại tá | |
Cục Hậu cần-Kỹ thuật | ||
Văn phòng Tổng cục | ||
Thanh tra Tổng cục | ||
Phòng Tài chính | ||
Cục 11[16] | Thiếu tướng |
|
Cục 12[17] |
| |
Cục 16 |
| |
Cục 25 |
| |
Cục 70 |
| |
Cục 71 | ||
Cục 75 |
| |
Cục T1 |
| |
Cục 72 | Đại tá |
|
Cục 78 |
| |
Phòng A |
| |
Phòng B | ||
Phòng C | ||
Phòng D | ||
Phòng E | ||
Phòng F | ||
Phòng G | ||
Phòng H | ||
Học viện Khoa học Quân sự | Thiếu tướng |
|
Trường Cao đẳng Trinh sát | Đại tá | |
Viện Quan hệ quốc tế về Quốc phòng (Viện B26) | Thiếu tướng |
|
Viện Cơ cấu Chiến lược | Đại tá | |
Viện Nghiên cứu Chiến lược Kỹ thuật thông tin viễn thông | ||
Lữ đoàn K3 |
| |
Lữ đoàn 74[24] |
| |
Lữ đoàn 94 |
|
Ngoài ra còn có các tổ chức không chính thức như Ban Chỉ đạo Điệp báo tổng cục,...
Hệ thống cơ quan Tình báo trong Quân đội
[sửa | sửa mã nguồn]- Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng.
- Phòng quân báo thuộc các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục và tương đương.
- Cụm quân báo phân chia theo các khu vực, dưới sự chỉ đạo của phòng quân báo.
Tổng cục trưởng qua các thời kỳ
[sửa | sửa mã nguồn]- Ghi chú: # = Số thứ tự
# | Họ và tên | Thời gian đảm nhiệm | Cấp bậc cao nhất |
Ghi chú |
---|---|---|---|---|
1 | Hoàng Minh Đạo (1923–1969) |
1945–1947 | Trung tướng | Trưởng phòng Tình báo Quân ủy Hội
Hi sinh tại chiến trường miền Nam. Truy phong Trung tướng |
2 | Trần Hiệu (1914–1997) |
1947–1950 | Đại tá | Cục trưởng Cục Quân báo đầu tiên
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1960–1984) |
3 | Lê Trọng Nghĩa (1922–2015) |
1950–1951 | Nguyên Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng | |
4 | Trần Hiệu (1914–1997) |
1951–1960 | Giám đốc Nha liên lạc (cơ quan tình báo trung ương của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) Chuyển công tác sau khi nhiều tổ điệp báo ở miền Nam bị phá vỡ, nhiều lãnh đạo của Ban Địch tình bị bắt. Vào giai đoạn này, lực lượng tình báo miền Nam được sắp xếp lại và chuyển giao cho quân đội | |
5 | Lê Trọng Nghĩa (1922–) |
1960–1962 | Bị bắt trong chuyên án X77 vì làm gián điệp cho Liên Xô | |
6 | Phan Bình (1922–1987) |
1962–1985 | Trung tướng | Bí danh Ba Hùng. Được cho là tự sát bằng súng lục tại Thành phố Hồ Chí Minh
Giai đoạn chỉ huy tình báo của ông, lực lượng tình báo quốc phòng đóng góp to lớn, tạo ra nhiều chiến công hiển hách trong cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc. |
7 | Tống Trần Thuật (1927–2017) |
1985–1986 | Thiếu tướng | Quyền Cục trưởng từ tháng 9-1985 đến tháng 8-1986. |
8 | Nguyễn Như Văn (1924–2001) |
1987–1995 | Trung tướng | Tổng cục trưởng Tổng cục II đầu tiên. Bí danh Tư Văn. Nguyên cục phó cục 2 phụ trách tình báo miền Nam thời chống Mỹ. |
9 | Vũ Chính (1928–2022) |
1995–2002 | Cha vợ tướng Nguyễn Chí Vịnh. Nguyên lãnh đạo tình báo Việt Nam tại Campuchia | |
10 | Nguyễn Chí Vịnh (1959–2023) |
2002–2009 | Thượng tướng | Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2009–2021). Nguyên cục trưởng phụ trách tình báo phía Nam |
11 | Lưu Đức Huy (1954–) |
2009–2014 | Trung tướng | Nguyên Chính ủy Tổng cục II |
12 | Phạm Ngọc Hùng (1959–) |
2014–2024 | Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục II, nguyên cục trưởng cục 15 ( đã giải thể) | |
13 | Trần Công Chính (?) | 2024-nay | Nguyên Chính ủy Tổng cục II |
Chính ủy qua các thời kỳ
[sửa | sửa mã nguồn]- Ghi chú: # = Số thứ tự
# | Họ và tên | Thời gian đảm nhiệm | Cấp bậc cao nhất |
Ghi chú |
---|---|---|---|---|
1 | Đào Quang Cát
(1932 -) |
Thiếu tướng | Phó Tổng cục trưởng về chính trị | |
2 | Trần Nam Phi (1948–) |
2006–2008 | Trung tướng | Phó Tổng cục trưởng về chính trị [26] |
3 | Lưu Đức Huy (1954–) |
2008–2009 | Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục II | |
4 | Dương Xuân Vinh (?) |
2009–2016 | ||
5 | Phan Văn Việt (1960–) |
2016–2020 | ||
6 | Lê Quang Minh (1968–) |
2020–12.2022 | Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục II, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị (2022–nay) | |
7 | Trần Công Chính (?) | 01/2023–10/2024 | Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục II |
Phó Tổng cục trưởng qua các thời kỳ
[sửa | sửa mã nguồn]Họ và tên | Thời gian đảm nhiệm | Cấp bậc cao nhất |
Ghi chú |
---|---|---|---|
Cao Pha[27](1920-2006) | ?-1975 | Thiếu tướng | Nguyên Trưởng ban Quân báo trong Chiến dịch Biên giới 1950, kiêm nhiệm Phó tư lệnh Binh chủng Đặc công (1967-1975). |
Tống Trần Thuật[28] (1927–2017) |
1966-1985
1986-1992 |
Quyền Cục trưởng Cục Tình báo từ tháng 9-1985 đến tháng 8-1986 | |
Vũ Thắng[29](1927–2022) | 1974-1991 | Nguyên Trưởng phòng huấn luyện điệp báo. Trưởng phòng điệp báo ngoài nước, Cục Nghiên cứu, Bộ Tổng tham mưu. | |
Nguyễn Văn Tiết
(1930 - 2023) |
1991 - 1992 | Bí danh Sáu Cúc
Nguyên Phó Cục trưởng Cục Nghiên cứu, Bộ Tổng Tham mưu | |
Lê Hải Anh (1945–2016) |
1993–1998 | Trung tướng | Nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 4
sau là Phó Tổng tham mưu trưởng (1998–2003) |
Trần Tiến Cung[30] (1929–2011) |
1995–2000 | Thiếu tướng | Nguyên Cục trưởng Cục 11 |
Lê Hoài Thanh (1950–2021) |
2000–2011 | Nguyên Cục trưởng Cục 16 | |
Nguyễn Hồng Thanh (1945–) |
2002–2008 | ||
Dương Xuân Vinh (?) |
2004–2009 | Trung tướng | Sau là Chính ủy Tổng cục II (2009–2016) |
Phạm Ngọc Hùng (1959–) |
2004–2014 | Sau là Tổng cục trưởng Tổng cục II (2014–nay) | |
Lưu Đức Huy (1954–) |
2005–2009 | Sau là Tổng cục trưởng Tổng cục II (2009–2014) | |
Nguyễn Minh Tân[31] (1986-) |
2007–2019 | Thiếu tướng | Nguyên Trưởng phòng 73 |
Phan Anh Việt (1957–) |
2009–2015 | Trung tướng | Sau là Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng (2015–2020) |
Trần Bá Dũng (1958–) |
2011–2019 | Thiếu tướng | Nguyên: Cục trưởng Cục 16, Cục trưởng Cục 11... |
Nguyễn Chí Thành (1959–) |
2013–2020 | ||
Phan Văn Việt[32](1960–) | 2015–2016 | Trung tướng | Nguyên Cục trưởng Cục 11, sau là Chính ủy Tổng cục II |
Phan Sỹ Minh[33](1960–) | 2016–2020 | Thiếu tướng | Nguyên Cục trưởng Cục 16 |
Lê Minh Dũng (?) |
2016–nay | ||
Lê Quang Minh (1966–) |
2017–2020 | Trung tướng | Sau là Chính ủy Tổng cục II |
Bùi Xuân Khang (?) |
2019–nay | Thiếu tướng | |
Bùi Xuân Khiển (?) | Nguyên Cục trưởng Cục 71 | ||
Nguyễn Tân Tiến (?) |
2020–nay | ||
Lê Hồng Sơn (?) |
2020–nay | Nguyên Cục trưởng Cục 70 |
Phó Chính ủy qua các thời kỳ
[sửa | sửa mã nguồn]Họ và tên | Thời gian đảm nhiệm | Cấp bậc cao nhất |
Ghi chú |
---|---|---|---|
Trần Việt Thắng[34] (1959) |
?–2020 | Thiếu tướng | |
Lê Vĩnh Thuộc (?) |
2020–nay | Nguyên Chính ủy Cục 11[35][36] |
Các tướng lĩnh tiêu biểu
[sửa | sửa mã nguồn]- Đặng Trần Đức, Thiếu tướng, nguyên Cục trưởng Cục 12.
- Phùng Quang Định, Thiếu tướng, Viện trưởng Viện Cơ cấu chiến lược.
- Nguyễn Quang Trung, Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Chính trị.
- Phan Sỹ Minh (sinh năm 1960), Thiếu tướng, PGS.TS, Cục trưởng Cục 16 (2011–2019).
- Dương Quốc Huy, Thiếu tướng, Viện trưởng Viện 34.
- Phan Hải Quân, Thiếu tướng, PGS.TS, Viện trưởng Viện 70.
- Nguyễn Đức Long, (sinh năm 1960), Thiếu tướng, Viện trưởng Viện 78.
- Đỗ Văn Nghị, Thiếu tướng, nguyên Cục trưởng Cục 25.
- Nguyễn Chí Vịnh, Thượng Tướng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng
Những điệp viên nổi tiếng
[sửa | sửa mã nguồn]- Hai Trung, X6 (Phạm Xuân Ẩn)
- Hai Long (Vũ Ngọc Nhạ)
- Ba Quốc (Đặng Trần Đức)
- Chín Thảo (Phạm Ngọc Thảo)
- Tám Thảo (Nguyễn Thị Mỹ Nhung)
- Năm Thúy (Lê Hữu Thúy)
- Đinh Thị Vân
- Nguyễn Văn Minh
- Ba Đệ (Đinh Văn Đệ)[37]
- Vũ Văn Địch
- Tư Cang (Nguyễn Văn Tàu)
- Tư Ẩn (Nguyễn Ngọc Ẩn)
Các tập thể được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
[sửa | sửa mã nguồn]Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân được trao tặng cho 37 lượt tập thể và 42 cá nhân thuộc tổng cục, 18 tập thể và 65 cá nhân thuộc lực lượng quân báo - trinh sát tính đến 2015[38]):
STT | Tên đơn vị | Năm phong tặng | Chú thích |
---|---|---|---|
01 | Cụm tình báo H63 | 1971 | Đơn vị được 2 lần tuyên dương Anh hùng |
02 | Tiểu đoàn Trinh sát Kỹ thuật 35, Trung đoàn 75 | 01 tháng 10 năm 1971[39][40]
25 tháng 01 năm 1983[43] |
Đơn vị được 3 lần tuyên dương Anh hùng |
03 | Đại đội 1, Tiểu đoàn Trinh sát Kỹ thuật 3, Trung đoàn 75 | 31 tháng 12 năm 1973 | |
04 | Cụm tình báo H67 | 03 tháng 06 năm 1976[44] | |
05 | Cục 12 | 1982,? | (2 lần)[45] |
06 | Cụm tình báo J22 | 2000[46] | Phòng Tình báo Bộ Tham mưu B2 (Quân giải phóng Miền Nam) |
07 | Phòng: 73, 76, 70, 79 | 2004[47] | |
08 | Cục 16, Đoàn K3 | 2005[47] | |
09 | C98, Cục 12 | 2006[47] | |
10 | Cục 11 | 30 tháng 05 năm 2012[48] | |
11 | Lữ đoàn 74 | 13 tháng 12 năm 2013[49] | |
12 | Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 75 | 2015[50] | |
13 | Cục 78 | 2017[51] | |
14 | Cục 701 | 2020[52] | |
15 | Cục Quân báo - Trinh sát | ?[53] | |
16 | Viện 70 | ?, 2015[54] |
Các cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
[sửa | sửa mã nguồn]Danh sách chưa đầy đủ các cá nhân của Tổng cục II được tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân:
STT | Họ và tên | Năm phong tặng | Chú thích |
---|---|---|---|
01 | Đinh Thị Vân
(Bảy Vân)[55] |
25 tháng 08 năm 1970 | Đại tá, Anh hùng đầu tiên của ngành Tình báo Quốc phòng Việt Nam |
02 | Nguyễn Hữu Trí | 20 tháng 09 năm 1971 | Trưởng phòng Tình báo chiến lược miền (J22) |
03 | Trần Tấn Mới[58] | 31 tháng 12 năm 1973 | Đội trưởng Đội giao thông đường biển 128 |
04 | Nguyễn Tiến Nhự | 31 tháng 12 năm 1973 | Lúc tuyên dương là Chuẩn úy, Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn Trinh sát kỹ thuật 35, Trung đoàn 75, Cục nghiên cứu, Bộ Tổng Tham mưu. |
05 | Phạm Xuân Ẩn
(Hai Trung, X6) |
15 tháng 01 năm 1976 | Thiếu tướng, nhà báo và phóng viên cho hãng tin Reuters, tạp chí Time |
06 | Nguyễn Thị Ba[59] | 15 tháng 01 năm 1976 | Thiếu tá, giao liên tình báo cụm H63, phụ trách chuyển tài liệu của Phạm Xuân Ẩn |
07 | Lê Văn Tách | 20 tháng 10 năm 1976 | Trung úy, chính trị viên tiểu đoàn 89 giao liên tình báo, Đoàn 22. Hy sinh ngày 27 tháng 3 năm 1973. |
08 | Tôn Minh Lai (M.40)[60] | 06 tháng 11 năm 1978 | Giao liên tình báo nội thành Sài Gòn |
09 | Lê Thị Nhiễm | 06 tháng 11 năm 1978 | Chiến sĩ giao liên tình báo thuộc Đoàn 22, Cục tham mưu Bộ tư lệnh Miền. |
10 | Đặng Trần Đức
(Ba Quốc) |
06 tháng 11 năm 1978 | Thiếu tướng, Cục trưởng Cục 12. Điệp viên nằm trong Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo |
11 | Lê Văn Vĩnh
(Bảy Vĩnh, H7)[61] |
06 tháng 11 năm 1978 | Đại tá, Cụm trưởng Cụm H67 thuộc Phòng Tình báo B2 |
12 | Hồ Thị Bời
(Tư A)[62] |
06 tháng 11 năm 1978 | Tổ trưởng tổ giao liên tình báo Đoàn 22 |
13 | Nguyễn Văn Thương (Hai Thương) | 06 tháng 11 năm 1978 | Thiếu tá, giao liên tình báo. Bị Mỹ - ngụy cưa chân 6 lần. |
14 | Phùng Hồng Lâm[63] | 13 tháng 12 năm 1989 | Đại tá, người chỉ huy trận đánh B52 ở sân bay U-Tapao năm 1968. |
15 | Nguyễn Ngọc Bảo[64][65] | 30 tháng 08 năm 1995 | Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn 122, Cục Quân báo, Bộ Tổng Tham mưu. Người chỉ huy trận đánh thu được tấm bản đồ Điện Biên Phủ của Pháp. Ông hy sinh ngày 08 tháng 04 năm 1954 trong chiến dịch Điện Biên Phủ. |
16 | Phạm Ngọc Thảo (Chín Thảo) | 30 tháng 08 năm 1995 | Đại tá tình báo Trung ương hoạt động trong lòng địch tại miền Nam. Hy sinh ngày 17 tháng 07 năm 1965. |
17 | Lê Hữu Thúy
(Năm Thúy) |
29 tháng 01 năm 1996 | Đại tá, cán bộ tình báo chiến lược thuộc lưới tình báo A22. |
18 | Nguyễn Văn Giai
(Hai Dần)[66] |
22 tháng 04 năm 1998 | Chuẩn úy, Tổ trưởng cơ yếu B49 phòng tình báo Miền J22. Hi sinh khi chống địch càn quét ngày 26 tháng 12 năm 1968 tại An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. |
19 | Hoàng Minh Đạo
(Đào Phúc Lộc) |
1998 | Liệt sĩ, Trưởng phòng tình báo đầu tiên của Quân uỷ hội. Hy sinh do bị phục kích trên đường đi công tác tại sông Vàm Cỏ Đông đoạn qua ấp An Thới, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh đêm 24 tháng 12 năm 1969. |
20 | Nguyễn Văn Minh (H3)[67] | 1999 | Đại tá, Nhân viên văn thư của Văn phòng Tổng tham mưu trưởng chế độ Sài Gòn. |
21 | Bùi Thế Sách[68] | 04/2000 | Thượng úy, hy sinh trong trận tập kích sân bay Udon, phá hủy 4 máy bay F5 của Mỹ (05/1968). |
22 | Lê Đức Mục[68] | Trung úy, hy sinh trong trận tập kích sân bay Udon, phá hủy 4 máy bay F5 của Mỹ (05/1968). | |
23 | Trần Huyền[69] | 28 tháng 04 năm 2000 | Đại đội phó Đại đội 2, Tiểu đoàn 74 thuộc Cục Tình báo (Bộ Tổng tham mưu). Hi sinh ngày 17 tháng 08 năm 1967 tại căn cứ Cồn Tiên - Dốc Miếu, Quảng Trị. |
24 | Lê Lương[70] | 02/2002 | Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 426 (nay là Đoàn 74, Tổng cục II). Hy sinh ngày 28 tháng 10 năm 1947 trong trận đánh đồn Na U. |
25 | Nguyễn Văn Lộc | 05/2005 | |
26 | Nguyễn Văn Kỷ | ||
27 | Nguyễn Văn Phấn | ||
28 | Nguyễn Xuân Hòe[71] | Điệp viên lưới tình báo A22, Ủy viên đặc biệt Phủ tổng thống. | |
29 | Nguyễn Văn Tàu
(Tư Cang) |
2005 | Đại tá, Nguyên Phó Chính ủy phòng Tình báo Bộ tham mưu B2. |
30 | Trần Văn Lai
(Mai Hồng Quế) |
Thượng úy, đơn vị 159 biệt động Quân khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. | |
31 | Lâm Thị Phấn | Thiếu tá, nguyên mẫu nhân vật Bạch Cúc trong bộ phim Người đẹp Tây Đô. | |
32 | Lê Thoong | 23 tháng 02 năm 2010 | Nguyên Tổ trưởng giao thông Phòng 76 (nay thuộc Cục 25). Làm nhiệm vụ giao thông, phụ trách vận chuyển vũ khí từ Hà Nội đến nơi tập kết trong các trận tập kích sân bay Thái Lan (1968). |
33 | Nguyễn Thanh Tùng (Mười Cơ) | Đại tá, nguyên Phó phòng Tình báo Miền (J22), Bộ Tham mưu Quân Giải phóng miền Nam. | |
34 | Nguyễn Thị Thanh Xuân
(Hai Kim, T2)[72] |
28 tháng 05 năm 2010 | Tổ trưởng tổ điệp báo chiến lược H3, Cụm Tình báo A33, Phòng Tình báo Miền J22. |
35 | Lê Văn Đình | 2011 | Đại tá, nguyên cán bộ hoạt động, Cục Nghiên cứu (nay là Cục 11). |
36 | Võ Tá Kiều | Nguyên cán bộ Phòng 76, Cục Nghiên cứu (nay là Cục 25). Tham gia trận tập kích sân bay Udon tại Thái Lan, tháng 5-1968. | |
37 | Nguyễn Văn Triêm | Nguyên cán bộ Phòng 76, Cục Nghiên cứu (nay là Cục 25). Tham gia trận tập kích sân bay Udon tại Thái Lan, tháng 5-1968. | |
38 | Trần Viết Tính | Nguyên Trợ lý chỉ đạo điệp báo, Phòng 76, Cục nghiên cứu. Tổ trưởng tổ tình báo tập kích sân bay Udon tại Thái Lan, tháng 5-1968. | |
39 | Nguyễn Ngọc Ẩn (Tư Ẩn)[73][74] | 2015 | Đại tá, Đội trưởng Đội 20, Đoàn 817 - đơn vị Tình báo hành động, phụ trách đánh bắt của Tình báo tại Campuchia, Nay thuộc Cục 12. |
40 | Nguyễn Thị Mỹ Nhung
(Tám Thảo) |
2018 | Thượng úy, giao liên tình báo cụm H63. |
41 | Trần Văn Danh
(Ba Trần) |
2022 | Thiếu tướng, nguyên Tham mưu phó Bộ Tham mưu Miền. Phó Chủ tịch Ủy ban Quân quản thành phố. |
Khen thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Tổng cục
[sửa | sửa mã nguồn]- Huân chương Sao Vàng (1995)
- 2 Huân chương Hồ Chí Minh (1985, 2010)[75]
- Huân chương Độc lập hạng Nhất (1993)
- 2 Huân chương Quân công hạng Nhất (2015, 2018)[76]
- 2 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất (2015, 2020), hạng Ba (2010)[75]
- 2 Huân chương Chiến công hạng Nhất (2016, 2023)[77]
- Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (2008, 2019, 2020)[47][75][78]
Các đơn vị thuộc Tổng cục
[sửa | sửa mã nguồn]- Huân chương Quân công hạng Ba:
- Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất:
- Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì:
- Phòng Tài chính (2019)
- Trường Cao đẳng Trinh sát (2020)[82]
- Học viện Khoa học Quân sự (18/02/2022)
- Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba:
- Học viện Khoa học Quân sự (2017)[83]
- Cục T1 (2022)[84]
- Cục 25 (2022)[85]
- Huân chương Chiến công hạng Nhất:
- Cục 12 (2019)
- Cục 78 (2021)[86]
- Huân chương Chiến công hạng Nhì:
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Tình báo Quốc phòng nhận Huân chương quân công - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 27 tháng 12 năm 2016.
- ^ Phạm Bình (14 tháng 6 năm 2020). “Đồng chí Trần Quốc Hương - Người đặt nền móng cho công tác Điệp báo an ninh miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước”. Báo Công an nhân dân.
- ^ Lực lượng tình báo Bộ Công an được tổ chức riêng thành Vụ Phái khiển (Tiền thân của Cục tình báo A13 - Tổng cục An ninh) - Ở miền Nam, Vụ Phái khiển có 5 cụm điệp báo trực thuộc.
- ^ Trích nguyệt san kỷ niệm thành lập cục 25.
- ^ “Phòng tình báo Miền B2 trước sự đổ vỡ của Cụm A-22”. trian.vn (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
- ^ Bao gồm một lưới điệp báo trong Bộ Tổng tham mưu, Tống Văn Trinh ở Lào và Phạm Xuân Ẩn.
- ^ Trần Xuân (22 tháng 10 năm 2015). “Chuyện về Tổng Cục 2 - Kỳ IX: Trinh sát kỹ thuật đấu "pháo đài bay"”. Báo Tiền Phong.
- ^ a b Trần Xuân - Xuân Ba (25 tháng 12 năm 2022). “Người Tổng cục 2 đối mặt B52”. Báo Tiền Phong.
- ^ Cụm điệp báo này dưới sự chỉ huy của Đặng Trần Đức
- ^ Trích Hồi ký Đại tướng Lê Đức Anh. Liên quan đến việc này, tham mưu trưởng quân tình nguyện Việt Nam Hồ Quang Hóa bị giáng chức xuống đại tá. Đại tướng Chu Huy Mân được cử qua để xin lỗi Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia
- ^ Lê Chuẩn (21 tháng 5 năm 2016). “Thêm một đơn vị mới thuộc Tổng cục 2”. Báo Quân đội nhân dân.
- ^ Nghị quyết này cũng đặt dấu chấm hết cho Tổng cục 5 Bộ công an. Đưa Tổng cục 2 trở thành cơ quan tình báo duy nhất cấp tổng cục của nhà nước Việt Nam, nâng 6 đơn vị cơ sở lên thành 6 cục tình báo trực thuộc. Xác nhận vị trí trọng yếu của Tổng cục trong việc cung cấp tin tức tình báo chiến lược nhằm phục vụ cho TW.
- ^ Đức Tuân (21 tháng 1 năm 2020). “Thủ tướng thăm Tổng cục II, Bộ Quốc phòng”. Báo điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
- ^ “Trung tướng Trần Công Chính nhận nhiệm vụ tổng cục trưởng Tổng cục II”.
- ^ Đầu những năm 2000, một đơn vị chuyên trách về tình báo kinh tế được thành lập nhưng sau đó đã hợp nhất với các cục khác
- ^ “Cục 11, Tổng cục 2 (Bộ Quốc phòng) đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND 2012”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2016.
- ^ “Cục 12 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2015.
- ^ “Cục 12 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. 1 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021.
- ^ Thiếu tướng Bùi Xuân Khang (25 tháng 5 năm 2017). “Lực lượng "dựa vào dân, đi sát địch"”. Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần.
- ^ “Cụm Trinh sát Kỹ thuật 79 kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống - Báo Quân khu Một điện tử”. baoquankhu1.vn. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2021.
- ^ “10 Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân năm 2020”. Báo Quân đội nhân dân. 17 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2021.
- ^ NGÔ DUY ĐÔNG. “Trường cao đẳng Trinh sát Tổng cục 2 tuyển sinh”. ihoctot.com. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2022.
- ^ NGỌC HÂN (7 tháng 7 năm 2020). “"Cái nôi" đào tạo nhân viên quân báo - trinh sát toàn quân”. qdnd.vn. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2022.
- ^ “Xem chiến sĩ Lữ đoàn 74, Tổng cục II huấn luyện 2014”.
- ^ a b Đình Tăng (20 tháng 3 năm 2017). “Lữ đoàn 74 - Tổng cục II đón nhận Huân chương Quân công hạng Ba”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
- ^ “TRẦN NAM PHI, PHÓ TỔNG CỤC VỀ CHÍNH TRỊ TỔNG CỤC 2, BỘ QUỐC PHÒNG”.
- ^ Phạm Quang Đẩu (12 tháng 5 năm 2013). “Cao Pha: Tướng quân báo, tướng đặc công”.
- ^ “Đồng chí Thiếu tướng Tống Trần Thuật từ trần”. Báo Quân đội nhân dân. 18 tháng 4 năm 2017.
- ^ “Đồng chí Thiếu tướng Đào Xuân Thu (tức Vũ Thắng) từ trần”. Báo Quân đội nhân dân. 20 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Quỹ khuyến học Phan Văn Đường”.
- ^ “Lãnh đạo một số Bộ, ngành, địa phương chúc mừng Bộ Thông tin và Truyền thông nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 6/2014”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2014.
- ^ “Tổng cục II trao gần 185 triệu đồng hỗ trợ xây dựng cơ sở”. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2017.
- ^ “Vụ Giáo dục Quốc phòng – An ninh đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba”.[liên kết hỏng]
- ^ “Tổng cục II- Bộ Quốc phòng tổ chức chương trình quân- dân y kết hợp tại xã Hải Dương 7/2014”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2014.
- ^ Thanh Xuân (25 tháng 4 năm 2019). “Tổng cục II-Bộ Quốc phòng: Tổ chức chương trình Quân dân y kết hợp tại xã Ia Đal, huyện Ia H'Drai”. Trang TTĐT huyện Iah'drai. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2021.
- ^ CÔNG TÂM (25 tháng 10 năm 2017). “Lãnh đạo thành phố thăm Cục 11, Tổng cục 2 (Bộ Quốc phòng)”. Cổng TTĐT TP. Đà Nẵng. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2021.[liên kết hỏng]
- ^ “Người chiến sĩ điệp báo trong hạ viện Sài Gòn”. Truy cập 26 tháng 4 năm 2013.
- ^ Phim tài liệu: Tình báo quốc phòng Việt Nam - 70 năm bản hùng ca thầm lặng
- ^ Mạnh Thắng (9 tháng 2 năm 2023). “Bài 1: Vượt trọng điểm vào tuyến lửa”. Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần.
- ^ Mạnh Thắng (18 tháng 2 năm 2023). “Bài 2: Mũi tiến công số 1”. Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần.
- ^ Mạnh Thắng (23 tháng 2 năm 2023). “Bài 3: Bám địch thu tin”. Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần.
- ^ Mạnh Thắng (3 tháng 3 năm 2023). “Bài 4: Địch xa... ta với”. Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần.
- ^ Mạnh Thắng (20 tháng 3 năm 2023). “Bài 5: Gọi hàng 400 tên địch trên sóng PRC25”. Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần.
- ^ Trần Xuân (21 tháng 10 năm 2015). “Chuyện về Tổng Cục 2- Kỳ VIII: Đột nhập cơ quan đầu não địch”. Báo Thanh Niên.
- ^ a b Hồng Hiệp (1 tháng 2 năm 2015). “Cục 12 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất”. Báo Sài Gòn Giải Phóng.
- ^ Đại tá Nguyễn Văn Tàu (8 tháng 4 năm 2010). “J22 và ngày 30-4”. Báo Quân đội nhân dân.
- ^ a b c d Những Chiến công Thầm lặng - Tổng cục Tình báo, Bộ Quốc phòng - Hà Nội, tháng 8 năm 2008.
- ^ “Chủ tịch nước phong tặng các danh hiệu anh hùng”. 31 tháng 5 năm 2012.
- ^ Tùng Lâm (20 tháng 3 năm 2014). “Lữ đoàn 74 (Tổng cục 2): Đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. Báo Quân đội nhân dân.
- ^ Mai Sơn (12 tháng 3 năm 2015). “Tổng cục II: Đón nhận danh hiệu Anh hùng cho Đại đội 2, Trung đoàn 75”. Báo Quân đội nhân dân.
- ^ Chu Anh (12 tháng 6 năm 2017). “Viện 78 (Tổng cục 2) đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ đổi mới”. Báo Quân đội nhân dân.
- ^ “Cục 701 (Tổng cục II) đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”.
- ^ a b Thanh Hà, Nguyễn Bằng (30 tháng 5 năm 2022). “Cục Quân báo - Trinh sát đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất”. Báo Quân đội nhân dân.
- ^ Thu Hùng, Hoàng Hà (18 tháng 3 năm 2015). “Viện 70 đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới”. Báo Quân đội nhân dân.
- ^ Hồng Hải, Thanh Xuân, Thu Hùng (22 tháng 10 năm 2015). “Đinh Thị Vân - Nữ anh hùng "uy vũ bất năng khuất"”. Báo Quân đội nhân dân.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ “Người anh hùng tình báo thứ 2 của LLVT nhân dân”.
- ^ “Anh hùng Nguyễn Hữu Trí”.
- ^ Thanh Xuân, Nguyễn Hương (12 tháng 4 năm 2015). “Thuyền trưởng Trần Tấn Mới, "cá kình Biển Đông"”. Báo Quân đội nhân dân.
- ^ “Người giữ bí mật của huyền thoại Phạm Xuân Ẩn”.
- ^ Trần Xuân (7 tháng 11 năm 2013). “Xích lô của anh hùng Tôn Minh Lai”. Báo Quân đội nhân dân.
- ^ Trần Xuân, Nguyễn Hương (4 tháng 4 năm 2015). “Bảy Vĩnh – "Dũng sĩ" 13 năm tung hoành trong hang ổ địch”. Báo Quân đội nhân dân.
- ^ Văn Tiến (13 tháng 5 năm 2021). “Nữ tình báo bản lĩnh, mưu trí”. Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy Long An.
- ^ “Trận đánh huyền thoại của tình báo Việt Nam trên đất Thái Lan (P2)”.
- ^ Thùy Ngân (22 tháng 10 năm 2020). “Truy điệu và an táng Anh hùng LLVT nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Ngọc Bảo”. Báo Quân đội nhân dân.
- ^ “Tấm bản đồ Điện Biên Phủ và người chỉ huy trận đánh”. Văn nghệ Ninh Bình. 7 tháng 5 năm 2020.
- ^ Khổng Minh Dụ (13 tháng 5 năm 2009). “Bạn tôi - Người anh hùng”. Báo Công an nhân dân.
- ^ Hồng Hải, Thanh Xuân, Thu Hùng (26 tháng 10 năm 2015). “Nguyễn Văn Minh - người khiến CIA kinh ngạc!”. Báo Quân đội nhân dân.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ a b “Trận đánh huyền thoại: Đặc công Việt Nam hạ máy bay Mỹ trên đất Thái Lan”.
- ^ Vũ Sáng (11 tháng 7 năm 2013). “"Dũng sĩ đâm lê" trên chiến trường Quảng Trị”. Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng, báo Quân đội nhân dân.
- ^ Anh Vũ (18 tháng 10 năm 2020). “Anh hùng, liệt sĩ Lê Lương”. Báo Quảng Ninh.
- ^ “Lưới tình báo huyền thoại và vụ án chấn động Sài Gòn”. Báo Chính phủ. 19 tháng 4 năm 2015.
- ^ Thu Hương (1 tháng 4 năm 2015). “Kỷ vật của nữ tổ trưởng điệp báo mang bí số T2”. Báo Quân đội nhân dân.
- ^ Hoàng Hải Vân (15 tháng 2 năm 2023). “'Cha đẻ' của các điệp viên anh hùng thế hệ mới”. Báo Thanh Niên.
- ^ Hồng Hiệp (21 tháng 1 năm 2015). “Phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho Đại tá Nguyễn Ngọc Ẩn”. Báo Sài Gòn Giải Phóng.
- ^ a b c Thanh Tuấn (22 tháng 12 năm 2020). “Tổng cục II, Bộ Quốc phòng – Lực lượng đặc biệt tin cậy”. moha.gov.vn. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
- ^ “Tổng cục II, Bộ Quốc phòng đón nhận Huân chương Quân công hạng Nhất”. Báo Biên phòng. 10 tháng 3 năm 2018.
- ^ Ngọc Hân, Tuấn Huy (18 tháng 5 năm 2023). “Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao Huân chương Chiến công hạng Nhất tặng Tổng cục II”. Báo Quân đội nhân dân.
- ^ “Tổng cục II đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. hanoimoi.com.vn. 25 tháng 10 năm 2019.
- ^ Minh Nguyễn (5 tháng 2 năm 2020). “Cục 12 (Tổng cục II) đón nhận Huân chương Quân công hạng Ba”. Báo Quân đội nhân dân.
- ^ Châu Giang (18 tháng 10 năm 2022). “Lữ đoàn 94 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất”. Báo Quân đội nhân dân.
- ^ Ngọc Hân (15 tháng 3 năm 2024). “Thượng tướng Nguyễn Tân Cương dự Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Cục 75 (Tổng cục II)”. Báo Quân đội nhân dân.
- ^ Nguyễn Bằng (9 tháng 7 năm 2020). “Trường Cao đẳng Trinh sát kỷ niệm 30 năm ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì”. Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng.
- ^ Văn Phong (8 tháng 6 năm 2017). “Học viện Khoa học Quân sự đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba”. Báo Quân đội nhân dân.
- ^ Ngọc Hân (26 tháng 5 năm 2022). “Cục T1, Tổng cục 2 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba”. Báo Quân đội nhân dân.
- ^ Ngọc Hân (8 tháng 6 năm 2022). “Cục 25 (Tổng cục II) đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc và kỷ niệm ngày truyền thống”. Báo Quân đội nhân dân.
- ^ a b Ngọc Hân (14 tháng 7 năm 2021). “Tổng cục II luôn là lực lượng trọng yếu, đặc biệt tin cậy của Đảng, Nhà nước”. Báo Quân đội nhân dân.
- ^ Tùng Lâm (2 tháng 7 năm 2017). “Cục 11 (Tổng Cục II - Bộ Quốc phòng) đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì”. Báo Quân đội nhân dân.