Trần Tiến Cung
Trần Tiến Cung | |
---|---|
Chức vụ | |
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo | |
Nhiệm kỳ | 1995 – 2000 |
Tổng cục trưởng | Đặng Vũ Chính |
Tiền nhiệm | Lê Hải Anh |
Kế nhiệm | Lê Hoài Thanh |
Cục trưởng Cục 11 | |
Nhiệm kỳ | 1982 – 1995 |
Thông tin cá nhân | |
Quốc tịch | Việt Nam |
Sinh | 1929 Nghĩa Hòa, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi |
Mất | (92 tuổi) Hải Châu, Đà Nẵng |
Dân tộc | Kinh |
Tôn giáo | Không |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Binh nghiệp | |
Thuộc | Quân đội nhân dân Việt Nam |
Phục vụ | Tổng cục Tình báo |
Năm tại ngũ | 1946 – 2000 |
Cấp bậc | |
Tặng thưởng | Huân chương Quân công hạng Ba Huân chương Chiến công hạng Nhì Huân chương Kháng chiến hạng Nhì Huân chương Kháng chiến hạng Nhất Huân chương Giải phóng hạng Ba Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất Huy chương Quân kỳ quyết thắng |
Trần Tiến Cung (1929 – 28 tháng 2 năm 2021) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, nguyên Cục trưởng Cục 11, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng.[1]
Cuộc đời
[sửa | sửa mã nguồn]Trần Tiến Cung, bí danh Trần Phong,[2] sinh năm 1929 tại thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.[3] Ông tham gia công tác thanh niên tại địa phương từ năm 1945, và một năm sau thì chính thức nhập ngũ, trở thành Tiểu đội trưởng Tiểu đội Lương Ngọc Quyến, tham gia chiến đấu tại Khánh Hòa. Từ năm 1947, ông trải qua nhiều vị trí như Trung đội trưởng Tiểu đoàn 123 thuộc Trung đoàn 126, Đại đội trưởng Đại đội Trinh sát thuộc Trung đoàn 210, Quân khu 5 và Trưởng ban Trinh sát Trung đoàn 108.[4]
Sau năm 1954
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1955, ông tập kết ra Bắc, trở thành Trưởng ban 2 (Quân báo) và sau đó là Trợ lý tác chiến của Sư đoàn 324 đóng ở Nghệ An.[5] Năm 1958, ông được phong hàm Đại úy. Năm 1960, ông được điều về công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, với chức vụ Phó trưởng phòng Điều tra – Thẩm cứu chuyên thụ lý những vụ án lớn, án trọng điểm, rồi trở thành thư ký riêng cho Viện trưởng Hoàng Quốc Việt.[6] Giữa năm 1965, tình hình chiến trường miền Nam diễn ra căng thẳng, ông được điều trở lại miền Nam, làm Cụm trưởng Cụm Tình báo miền Trung H32-B54, cơ quan chỉ huy đóng tại Gò Nổi, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sau đó, ông lần lượt trở thành Chuyên viên Trạm Quân báo 342 và Trưởng phòng 73 của Cục Nghiên cứu thuộc Bộ Tổng Tham mưu.[7]
Sau năm 1975
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1977, ông được Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng gọi đến trao nhiệm vụ mới, chuẩn bị “tiền trạm” cho cuộc chiến chống lại chế độ Pol Pot. Lúc bấy giờ, ông mang hàm Trung tá.[8] Tháng 5 năm 1978, Tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn thay mặt Bộ Quốc phòng ký quyết định thành lập Đoàn 578 do Trần Tiến Cung làm đoàn trưởng. Đây là ban chỉ huy bên cạnh Ủy ban khởi nghĩa đông bắc Campuchia để cố vấn về mặt quân sự, chính trị, đồng thời cung cấp lương thực thực phẩm cho Campuchia.[9] Sau khi Chiến tranh biên giới Tây Nam kết thức, ông được cử làm Trưởng đoàn Tình báo Việt Nam sang Học viện Tình báo Liên Xô để học tập, nghiên cứu. Tháng 10 năm 1982, ông trở về nước và trở thành Cục trưởng Cục 11 thuộc Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng. Năm 1994, ông được thăng hàm Thiếu tướng và một năm sau, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng.[10]
Sau khi về hưu
[sửa | sửa mã nguồn]Sau khi về hưu vào tháng 6 năm 2000, ông trở thành Ủy viên Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố Đà Nẵng.[11][12] Khoảng năm 2008, sức khỏe ông yếu dần do căn bệnh gai đôi và vôi hóa khớp gối.[13] Năm 2011, cuốn hồi ký "Quê hương và đồng đội" của được ra mắt.[14][15] Ngày 28 tháng 2 năm 2021, ông qua đời tại nhà riêng, thọ 92 tuổi.[16][17]
Khen thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]- Huân chương Hữu nghị hạng Nhất do Quốc vương Campuchia trao tặng.[18]
- Huân chương Quân công hạng Ba.
- Huân chương Chiến công hạng Nhì, Ba.
- Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì.
- Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.
- Huân chương Giải phóng hạng Ba.
- Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba.
- Huy chương Quân kỳ Quyết thắng.
- Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
Lịch sử thụ phong quân hàm
[sửa | sửa mã nguồn]Năm thụ phong | 1958 | – | – | – | – | 1994 |
---|---|---|---|---|---|---|
Quân hàm | ||||||
Cấp bậc | Đại úy | Thiếu tá | Trung tá | Thượng tá | Đại tá | Thiếu tướng |
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]Trần Tiến Cung có hai người vợ. Người vợ đầu tiên là bà Nguyễn Thị Thủy Tiên, qua đời vì bệnh ung thư vào năm 1967. Bà sinh cho ông ba người con trai, đến lúc bà mất thì hai người con trai lớn sinh đôi được 10 tuổi và con trai út thì chỉ mới 3 tuổi.[6] Hai năm sau khi vợ mất, ông cưới bà Nguyễn Thị Phán, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.[5]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Hồng Sơn (27 tháng 12 năm 2008). “Thiếu tướng Trần Tiến Cung và Cụm tình báo miền Trung (phần 4-Đột nhập)”. Báo điện tử Quân đội nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
- ^ Nguyễn Sỹ Long (9 tháng 6 năm 2011). “Những điệp viên chân đất”. Báo điện tử Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
- ^ Lê Văn Thơm (19 tháng 3 năm 2021). “CCB, Thiếu tướng Trần Tiến Cung: Ông Bụt giữa đời thường”. Cựu Chiến Binh Việt Nam. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
- ^ Trần Tiến Cung (2011). Quê hương và đồng đội: hồi ký. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 102. OCLC 778203359. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2021.
- ^ a b Trọng Huy (27 tháng 1 năm 2014). “Điều giản dị của vị tướng già”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2021.
- ^ a b Hồng Sơn (25 tháng 12 năm 2008). “Thiếu tướng Trần Tiến Cung và Cụm tình báo miền Trung (Phần 1): Điểm tựa của những người thầm lặng”. Báo điện tử Quân đội nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
- ^ “Đồng chí Thiếu tướng Trần Tiến Cung từ trần”. Báo Quân đội nhân dân. 28 tháng 2 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2021.
- ^ Hồng Sơn (4 tháng 1 năm 2016). “Campuchia - chuyện chưa kể về Ủy ban khởi nghĩa Đông bắc”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
- ^ Hồng Sơn (5 tháng 1 năm 2016). “Ủy ban khởi nghĩa bí mật”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
- ^ “Lời giới thiệu Quê hương và Đồng đội”. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
- ^ Nguyễn Sỹ Long (1 tháng 3 năm 2021). “Ân tình của vị tướng tình báo”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2021.
- ^ Bảo Chương (22 tháng 9 năm 2005). “Mỹ cung cấp thêm 93 bộ hồ sơ về hài cốt quân nhân VN”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
- ^ Hồng Sơn (28 tháng 12 năm 2008). “Thiếu tướng Trần Tiến Cung và Cụm tình báo miền Trung (Kỳ 5): Đội tàu 128 và "Những người tôi thương nhớ"”. Báo điện tử Quân đội Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
- ^ Đ.Nga (9 tháng 5 năm 2011). “Đà Nẵng: Giới thiệu hồi ký của Thiếu tướng Trần Tiến Cung và Đại tá, Anh hùng LLVT Lê Hải Lý”. Báo Công an TP Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
- ^ PV (7 tháng 5 năm 2011). “Giới thiệu hai cuốn hồi ký: Quê hương và đồng đội; Người con đất Quảng kiên trung”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
- ^ Lê Văn Thơm (4 tháng 3 năm 2021). “Ngời sáng đức độ, tài năng, trọn tình trọn nghĩa với Nhân dân”. Báo điện tử Quân khu 5. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
- ^ “Thiếu tướng Trần Tiến Cung từ trần”. Báo Công an Nhân dân điện tử. 1 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
- ^ Hồng Sơn (27 tháng 2 năm 2014). “Quốc vương Cam-pu-chia tặng thưởng Huân chương Hữu nghị cho Thiếu tướng Trần Tiến Cung”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
- Huân chương Quân công
- Huân chương Chiến công
- Huân chương Kháng chiến
- Huân chương Giải phóng
- Huân chương Chiến sĩ vẻ vang
- Huy chương Quân kỳ Quyết thắng
- Sinh năm 1929
- Mất năm 2021
- Người Quảng Ngãi
- Sống tại Đà Nẵng
- Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
- Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam đã mất
- Huân chương Quân công hạng Ba
- Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì
- Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất
- Huân chương Giải phóng hạng Ba
- Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất
- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt Nam