Bước tới nội dung

Cục Kỹ thuật (Quân đội nhân dân Việt Nam)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cục Kỹ thuật là cơ quan bảo đảm kỹ thuật ở cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng (và tương đương) chịu sự chỉ huy trực tiếp toòa diện, thuộc quyền của Đảng ủy hoặc Bộ Tư lệnh cấp mình, chịu sự chỉ đạo của Tổng cục Kỹ thuật về nghiệp vụ, đồng thời là cơ quan nghiệp vụ cấp trên của Phòng (ban) kỹ thuật ngành dọc cấp dưới trực thuộc. Được tổ chức từ năm 1974 trên cơ sở tách Cục hậu cần thành hai cơ quan là Cục Hậu cần và Cục Kỹ thuật.[1][2][3][4][5][6]

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cục Kỹ thuật có chức năng giúp Đảng ủy và Bộ Tư lệnh hoặc thủ trưởng cấp mình quản lý công tác bảo đảm kỹ thuật, đồng thời là cơ quan nghiệp vụ cấp trên của Phòng (ban) kỹ thuật đơn vị cấp dưới trực thuộc. Hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng ủy, sự chỉ đạo, hướng dẫn của Thủ trưởng cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng cục Kỹ thuật.

Nhiệm vụ chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức Đảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2006 thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội. Tổ chức Đảng bộ như sau:

  • Đảng bộ Quân khu, Quân đoàn và tương đương là cao nhất.
  • Đảng bộ Cục Kỹ thuật thuộc Đảng bộ Quân khu, Quân đoàn và tương đương
  • Đảng bộ các đơn vị trực thuộc Cục Kỹ thuật (tương đương cấp Tiểu đoàn và Trung đoàn)
  • Chi bộ các cơ quan đơn vị trực thuộc các đơn vị cơ sở (tương đương cấp Đại đội)

Ban Thường vụ của Cục Kỹ thuật gồmː

  • Bí thư Đảng ủy Cục Kỹ thuậtː Thường là Chính ủy Cục Kỹ thuật đảm nhiệm
  • Phó Bí thư Đảng ủy Cục Kỹ thuậtː Thường là Chủ nhiệm Kỹ thuật đảm nhiệm.
  • Ủy viên Thường vụ Cục Kỹ thuậtː Thường là các Phó Chủ nhiệm Kỹ thuật còn lại.

Tổ chức chính quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh đạo chỉ huy

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chủ nhiệm Kỹ thuậtː 01 người. Trần quân hàm Đại tá
  • Chính ủyː 01 người. Trần quân hàm Đại tá
  • Phó Chủ nhiệm Kỹ thuậtː từ 2-3 người. Trần quân hàm Đại tá.

Các cơ quan chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Phòng Tham mưu
  2. Phòng Chính trị
  3. Phòng Hậu cần
  4. Phòng Kỹ thuật
  5. Phòng Xe - Máy
  6. Phòng Quân khí
  7. Ban Tài chính
  8. Ban Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
  9. Các Phòng đặc chủng theo ngành

Các đơn vị cơ sở

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Xưởng sửa chữa tổng hợp
  2. Tiểu đoàn sửa chữa tổng hợp
  3. Các Kho Xe - Máy
  4. Các Kho Quân khí

Hệ thống cơ quan kỹ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tổng cục Kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng
  • Cục Kỹ thuật thuộc các Quân khu, Quân chủng, Tổng cục, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Quân đoàn, Binh chủng và tương đương.
  • Phòng Kỹ thuật thuộc các Sư đoàn, Lữ đoàn, Vùng Cảnh sát biển, Bộ CHQS tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Bộ CHBP tỉnh, thành phố trực thuộc TW và tương đương.
  • Ban Kỹ thuật thuộc các Trung đoàn, Ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã và tương đương.

Tổ chức cụ thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Cục Kỹ thuật thuộc Quân khu

[sửa | sửa mã nguồn]

Cục Kỹ thuật thuộc Quân chủng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cục Kỹ thuật thuộc Tổng cục

[sửa | sửa mã nguồn]

Cục Kỹ thuật thuộc Quân đoàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Cục Kỹ thuật thuộc Binh chủng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam năm 2004, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Việt Nam. Trang 289.
  2. ^ Điều lệ công tác kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam
  3. ^ “Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân trước yêu cầu xây dựng Quân chủng hiện đại”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2019.
  4. ^ “Cục Kỹ thuật 40 năm xây dựng và phát triển”.
  5. ^ “Cục Kỹ thuật Quân khu 1 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng Nhất”.
  6. ^ “Bắt kịp yêu cầu mới, xây dựng ngành kỹ thuật chính quy, vững mạnh”.